Đường sắt “Lý Cường” từ Vân Nam nối Hà Nội-Sàigon-Cửu Long bao trùm VN mở ra “Vành đai và con đường” Đông Nam Á

14 Tháng Mười 20247:31 SA(Xem: 976)

VĂN HÓA ONLINE - HOT NEWS - THỨ HAI 14 OCT 2024


KẾT QUẢ CHUYẾN ĐI VN CỦA THỦ TƯỚNG TQ LÝ CƯỜNG 12/10/2024


Đường sắt “Lý Cường” từ Vân Nam nối Hà Nội-Sàigon-Cửu Long bao trùm VN mở ra “Vành đai và con đường” Đông Nam Á


image003Ảnh trên: Ngay khi bước xuống phi trường Nội Bài-Hà Nội tối 12/10/2024, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã đến gặp Tổng Bí thư Tô Lâm tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng. Getty images. Ảnh giữa: Đường sắt Bắc-Nam hiện tại sau tính toán chỉ chở hàng hóa sau khi có đường sắt tốc độ cao. Ảnh: VNR. Ảnh dưới: Mô hình minh họa xe lửa đường sắt tốc độ 350 km/giờ (chính yếu là đường sắt xuyên thẳng Việt để giảm khoảng cách địa lý).

image006

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

14/10/2024 (tổng hợp)


TÓM TẮT:


Dự án hệ thống đường sắt ký kết giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ mở ra hệ thống “an ninh kinh tế quốc phòng” thế kỷ 21 “vùng xám” ở Đông Nam Á. Con đường vận chuyển này có thể dài đến hàng chục nghìn km.


Các tuyến đường sắt do Trung Quốc xây dựng bao trùm từ tỉnh biên giới Trung – Việt (Vân Nam) nối Hà Nội – Sàigon – đồng bằng Cửu Long trong chiến lược “Vành đai và con đường” bao trùm toàn cõi VN.


Phó chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina), Vương Tiểu Quân trình bày quá trình PowerChina hoạt động tại Việt Nam từ năm 2000 tới nay trong lĩnh vực năng lượng với tổng trị giá các hợp đồng hơn 9 tỉ USD, với các dự án thủy điện Lai Châu, Sơn La, Trung tâm nhiệt điện duyên hải Vĩnh Tân, hơn 23 dự án điện mặt trời, điện gió...


Ông khẳng định PowerChina mong muốn và sẵn sàng tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam trong phát triển lĩnh vực đường sắt, đường sắt đô thị và năng lượng mới, điện gió (nhất là tại miền Bắc). 


Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực và nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ, trong đó có Tập đoàn PowerChina tham gia nghiên cứu, hợp tác, các dự án đường sắt đã được lãnh đạo hai nước nhất trí thúc đẩy, cũng như các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.


Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 57 thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.


Tuyến Sài Gon – Cần Thơ.


CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT:


image007Cửa khẩu Lạng Sơn.


- Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) – Lạng Sơn,


- Lào Cai - Hải Phòng - Hà Nội,


- Đồng Đăng - Hạ Long - Hà Nội,


- Móng Cái (tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Quảng Ninh kéo dài),


- Sàigon - Cần Thơ (đồng bằng Cửu Long).


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Lý Cường gặp Tô Lâm


image009Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu chuyến đi đầu tiên đến Hà Nội kể từ khi nhậm chức từ tháng 3/2023. Getty Images. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào tối 12/10/2024 tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng ở Hà Nội.


Tối 12/10/2024, chuyên cơ chở Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài tại thủ đô Hà Nội. Ra đón đoàn tại sân bay quốc tế Nội Bài có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.


Tháp tùng Thủ tướng Lý Cường có: Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào; Thứ trưởng phụ trách Bộ Ngoại giao Mã Triều Húc; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tôn Vệ Đông; Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ; Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế Trung Quốc La Chiếu Huy; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Lưu Tô Xã; Chánh văn phòng Thủ tướng Khang Húc Bình.


Chuyến thăm của ông Lý Cường diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/10/2024, đánh dấu lần đầu tiên sau 11 năm một thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc thăm Việt Nam. (theo BBC 12/10/2024)


image011Nhà ga Hà Nội.


image013image015Đường sắt Bắc-Nam hiện tại sau tính toán chỉ chở hàng sau khi có đường sắt tốc độ cao - Ảnh: VNR


image017Mô hình minh họa xe lửa đường sắt tốc độ 350 km/giờ (chính yếu là đường sắt thẳng xuyên Việt để giảm khoảng cách địa lý).


*


Thủ tướng đề nghị Trung Quốc cấp vốn ưu đãi, chuyển giao công nghệ cho 3 tuyến đường sắt


DUY LINH

https://tuoitre.vn/thu-tuong-de-nghi-trung-quoc-cap-von-uu-dai-chuyen-giao-cong-nghe-cho-3-tuyen-duong-sat-20241013171343094.htm


Tại hội đàm, hai Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc đã nêu ra đề xuất hợp tác thời gian tới, đồng thời thẳng thắn về vấn đề trên biển.


image019Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt tay nhau trước hội đàm - Ảnh: HẢI NGUYỄN.


Ngày 13/10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tiến hành hội đàm tại trụ sở Chính phủ.


Đề nghị chuyển giao công nghệ ở 3 tuyến đường sắt kết nối các tỉnh phía Bắc với Trung Quốc


Theo đó, hai thủ tướng nhất trí triển khai hiệu quả các nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai nước. Đồng thời, hai bên thống nhất các phương hướng, biện pháp góp phần triển khai hiệu quả định hướng "6 hơn" xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.


Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên đẩy nhanh hoàn tất thủ tục để sớm mở Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh.


Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện để Việt Nam thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu trong năm 2024 và thành lập các Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Thành Đô (Tứ Xuyên), Nam Kinh (Giang Tô) trong thời gian tới.


Hai bên, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cần nâng cao hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu, thúc đẩy nâng cấp "kết nối mềm" về hải quan thông minh. Ngoài ra cần tích cực phối hợp nghiên cứu, đề xuất các mô hình mới để triển khai hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.


Về kết nối giao thông, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp triển khai hiệu quả các văn kiện về hợp tác đường sắt đã ký kết, hợp tác phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại.


Đồng thời đề nghị Trung Quốc cung cấp vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực để triển khai ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối các địa phương phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc, gồm:


- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng,


- Lạng Sơn - Hà Nội,


- Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.


Trung Quốc sẵn sàng đi sâu hợp tác thực chất với Việt Nam


Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đề nghị hai bên tăng cường kết nối chiến lược, nhất là về cơ sở hạ tầng giao thông; thúc đẩy hợp tác về kinh tế - thương mại, đầu tư, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, nông nghiệp, hợp tác duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.


Cũng tại hội đàm, hai thủ tướng cùng tuyên bố vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) từ ngày 15-10-2024 sau một năm vận hành thí điểm.

image021

XEM THÊM:


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11877/dua-thac-ban-gioc-vn-duc-thien-tq-vao-van-hanh-thi-diem-chuyen-gi-day-


https://www.nhatbaovanhoa.com/a3274/chua-thay-cong-bo-noi-dung-hiep-uoc-cua-bien-song-bac-luan-va-thac-ban-gioc


https://www.nhatbaovanhoa.com/a3182/thac-ban-gioc-vinh-bac-viet-hoang-sa-truong-sa-huong-ve-dai-cuc


https://www.nhatbaovanhoa.com/a596/w-dc-23-9-2008-nha-bao-ly-kien-truc-phong-van-dai-su-le-cong-phung-ve-bien-gioi-tren-bo-viet-trung-hai-gioi-vinh-bac-bo-va-hoang


Không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng tin cậy chính trị Việt - Trung


Về vấn đề trên biển, hai bên đã trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn tại hội đàm. Theo đó, hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện nghiêm nhận thức chung cấp cao, "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc".


Đồng thời kiểm soát thỏa đáng bất đồng, tích cực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được phù hợp với Thỏa thuận về các nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. (theo DUY LINH)


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11492/bac-kinh-31-10-2022-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc


https://www.nhatbaovanhoa.com/a1731/ket-qua-chuyen-di-su-cua-le-hong-anh-bien-viet-nam-bien-trung-quoc


**


Việt - Trung trao 10 văn kiện: Tăng kết nối đường sắt, nghiên cứu khu kinh tế biên giới


DUY LINH

https://tuoitre.vn/viet-trung-trao-10-van-kien-tang-ket-noi-duong-sat-nghien-cuu-khu-kinh-te-bien-gioi-20241013124655621.htm


Trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc, lãnh đạo các bộ, ngành hai bên đã trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng, trong đó có đường sắt.


image023Hai Thủ tướng chứng kiến trao bản ghi nhớ về phương án kỹ thuật kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) - Ảnh: ĐOÀN BẮC


Trưa 13-10, ngay sau cuộc hội đàm tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành hai bên.


Các văn kiện hợp tác được trao trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng gồm:


1. Bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc về phương án kỹ thuật kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc).


2. Biên bản làm việc giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc về việc khảo sát hiện trường nghiên cứu tính khả thi dự án viện trợ lập Quy hoạch các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hài Phòng.


3. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc về việc cùng thúc đẩy dự án sửa chữa, bảo trì Cung Hữu nghị Việt - Trung.


image025Hai Thủ tướng chứng kiến trao bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về hợp tác chuỗi cung ứng nông sản bền vững và nghiên cứu mô hình xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Ảnh: ĐOÀN BẮC.


4. Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc về tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong khuôn khổ Sáng kiến Phát triển toàn cầu.


5. Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về tăng cường hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững.


6. Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về việc thành lập Nhóm công tác nghiên cứu về mô hình xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.


7. Kế hoạch hành động giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc về thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên của Hải quan Việt Nam và Chương trình Quản lý tín nhiệm doanh nghiệp của Hải quan Trung Quốc.


image027Bản ghi nhớ về triển khai thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Trung Quốc - Ảnh: ĐOÀN BẮC


8. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Thông Tấn xã Việt Nam và Đài phát thanh truyền hình Trung ương Trung Quốc.


9. Bản ghi nhớ hợp tác toàn diện giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.


10. Bản ghi nhớ giữa Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) với Công ty UnionPay International về việc triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam - Trung Quốc.


Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 14-10, theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông đến Việt Nam trên cương vị mới.


***


Chính phủ VN đang chỉ đạo 3 dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc

image029

NGỌC AN

https://tuoitre.vn/chinh-phu-dang-chi-dao-3-du-an-duong-sat-ket-noi-voi-trung-quoc-2024062517434017.htm


 Việt Nam muốn hợp tác với Trung Quốc về đào tạo nguồn nhân lực, chỉ huy, kiểm soát, thiết kế để triển khai các dự án đường sắt và chuyển giao công nghệ.


image030Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn trao đổi cơ hội hợp tác - Ảnh: ĐOÀN BẮC


Chiều 25-6 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến công tác Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lâu Tề Lương, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).


Nhấn mạnh Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh kết nối giao thông, trong đó có kết nối đường sắt, Thủ tướng nêu rõ Trung Quốc có thế mạnh về phát triển đường sắt, nên Việt Nam mong muốn trao đổi cơ hội hợp tác.


Triển khai ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Việt Nam - Trung Quốc


Trong đó, Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam thiết kế, thi công, chuyển giao công nghệ, phát triển các dự án đường sắt:


- từ Vân Nam qua Lào Cai đi Hải Phòng,


- tuyến Lạng Sơn đi Hà Nội,


- tuyến Đông Hưng đi Móng Cái, về Hải Phòng.


Ba tuyến đường sắt này dài hơn 700km, có vai trò quan trọng cùng với đẩy mạnh phát triển đường sắt đô thị.


Ông Lâu Tề Lương cũng nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy hợp tác với các nước, như tại CRSC đang hợp tác với Singapore, Indonesia, một số nước châu Phi...


Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cũng cho biết phát triển hệ thống đường sắt là chiến lược lớn nhất của Việt Nam.


Trong đó có hệ thống đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao dài hơn 1.500km triển khai trong giai đoạn 2026 - 2027, nên rất cần có những hợp tác để triển khai cụ thể. Đặc biệt với đường sắt tốc độ cao thì hệ thống thông tin tín hiệu là hết sức quan trọng, quyết định sự an toàn.


Cùng đó, Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo xây dựng các hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM. Điều này tạo dư địa lớn để hai bên hợp tác do Trung Quốc có công nghệ tốt, giá thành hợp lý.


Vấn đề đặt ra là hai bên cần xây dựng các cơ chế hỗ trợ để phát triển dự án đường sắt ở Việt Nam.


Trước mắt, ông Thắng nói Chính phủ đang chỉ đạo ba dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc, hy vọng giữa năm 2025, hai bên có thể triển khai dự án đầu tiên Lào Cai - Hải Phòng. 


image033Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào dự án đường sắt của Việt Nam - Ảnh: ĐOÀN BẮC


Hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ 


CRSC là doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Trung Quốc (SASAC), là nhà cung cấp hệ thống điều khiển vận tải đường sắt lớn nhất thế giới. Tập đoàn đóng vai trò là cơ quan quản lý có thẩm quyền của Trung Quốc về tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm các hệ thống kiểm soát vận tải đường sắt.


Tập đoàn hoạt động tại hơn 20 quốc gia và khu vực, bao gồm dự án Jakarta - Bandung HSR ở Indonesia, đường sắt Hungary - Serbia và đường sắt Trung Quốc - Lào. Doanh thu năm 2023 đạt hơn 37 tỉ NDT và lợi nhuận tương ứng đạt 4,7 tỉ NDT. NGỌC AN


****


Tập đoàn xe lửa hàng đầu Trung Quốc muốn làm đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM


NGỌC AN

https://tuoitre.vn/tap-doan-xe-lua-hang-dau-trung-quoc-muon-lam-duong-sat-do-thi-tai-ha-noi-va-tp-hcm-20240624202830207.htm


Hai tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực đường sắt và xây dựng điện đều có đề xuất muốn tham gia các dự án đường sắt đô thị, đường sắt kết nối hai nước Việt Nam - Trung Quốc và năng lượng mới.


image035Thủ tướng tiếp ông Tôn Vinh Khôn, chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên (CRRC) - Ảnh: ĐOÀN BẮC


Chiều 24-6, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tôn Vinh Khôn, chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên (CRRC) và ông Vương Tiểu Quân, phó chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina).


Tiếp ông Tôn Vinh Khôn, Thủ tướng cho rằng Việt Nam và Trung Quốc cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác, kết nối hai nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực đường sắt. Đây cũng là lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.


Xây dựng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn


Theo Thủ tướng, Việt Nam hiện có trên 2.000km đường sắt với hơn 300 nhà ga nhưng khai thác chưa thật sự hiệu quả. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, vận tải đường sắt có nhiều lợi thế so với các loại hình khác như về giá thành, phù hợp với một số mặt hàng.


Với việc Việt Nam - Trung Quốc ký kết tuyên bố chung, bao gồm việc thúc đẩy kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc


Theo đó, ông đề nghị CRRC nghiên cứu hợp tác với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam về sản xuất, chuyển giao công nghệ chế tạo đầu máy, toa xe, đào tạo nhân lực, hỗ trợ về nguồn vốn. 


Đề nghị làm điện gió tại miền Bắc


Tại cuộc tiếp lãnh đạo Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina), Thủ tướng đề nghị tập đoàn phát huy những kết quả hợp tác tại Việt Nam, tiếp tục đầu tư, mở rộng hơn lĩnh vực hoạt động trong ngành công nghiệp đường sắt và năng lượng tái tạo...


Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực và nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ, trong đó có Tập đoàn PowerChina tham gia nghiên cứu, hợp tác, các dự án đường sắt đã được lãnh đạo hai nước nhất trí thúc đẩy, cũng như các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.


Phó chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina), Vương Tiểu Quân trình bày quá trình PowerChina hoạt động tại Việt Nam từ năm 2000 tới nay trong lĩnh vực năng lượng với tổng trị giá các hợp đồng hơn 9 tỉ USD, với các dự án thủy điện Lai Châu, Sơn La, Trung tâm nhiệt điện duyên hải Vĩnh Tân, hơn 23 dự án điện mặt trời, điện gió...


Ông khẳng định PowerChina mong muốn và sẵn sàng tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam trong phát triển lĩnh vực đường sắt, đường sắt đô thị và năng lượng mới, điện gió (nhất là tại miền Bắc). NGỌC AN


*****


Bộ Giao thông vận tải đề xuất làm đường sắt tốc độ cao 350 km/h


TUẤN PHÙNG

https://tuoitre.vn/bo-giao-thong-van-tai-de-xuat-lam-duong-sat-toc-do-cao-350-km-h-2024032617353883.htm


Phương án được Bộ Giao thông vận tải đề xuất là làm tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tốc độ thiết kế 350 km/h, vận tải hành khách và hàng hóa khi có nhu cầu. Tuyến đường sắt hiện hữu sẽ chỉ vận tải hàng hóa.


image037Đường sắt Bắc - Nam hiện tại được tính toán chỉ chở hàng sau khi có đường sắt tốc độ cao - Ảnh: VNR


Phương án trên được Bộ Giao thông vận tải báo cáo trong phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia. Cuộc họp diễn ra vào sáng 26-3 do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì.


Tại cuộc họp, Bộ Giao thông vận tải đề xuất đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tốc độ thiết kế là 350 km/h, vận tải hành khách và hàng hóa khi có nhu cầu. Tuyến đường sắt hiện hữu sẽ chỉ vận tải hàng hóa.


Bộ Giao thông vận tải cho biết đã phối hợp Tổng cục Thống kê đánh giá tác động của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến nền kinh tế. Tính toán cho thấy đầu tư dự án này có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm trong giai đoạn 2025 - 2037.


Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy, các dự án đường sắt quan trọng quốc gia có quy mô lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, đi qua nhiều địa phương, công tác chuẩn bị đầu tư mất nhiều thời gian.TUẤN PHÙNG


******


Đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải hiện đại, mở thêm đoạn TP.HCM - Cần Thơ


NGỌC AN

https://tuoitre.vn/duong-sat-cao-toc-bac-nam-phai-hien-dai-mo-them-doan-tp-hcm-can-tho-20240220105819765.htm


Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 57 thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.


image039Nghiên cứu hoàn thiện đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để trình Chính phủ - Ảnh minh họa


Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm yếu tố hiện đại, đồng bộ, bền vững; gắn với phát triển đồng bộ cả 5 phương thức giao thông gồm: hàng không, đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa trong dài hạn.


Đáng chú ý, đề án nhấn mạnh việc nghiên cứu mở rộng phạm vi thêm đoạn tuyến TP.HCM - Cần Thơ.


Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến chuyên gia rộng rãi để lựa chọn phương án phù hợp nhất (so sánh phương án đồng thời vận tải hành khách và vận tải hàng hóa; phương án chỉ vận tải hành khách). 


Ngoài ra, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan khẩn trương làm việc với phía Trung Quốc để thống nhất biên bản ghi nhớ, phương án hỗ trợ, hợp tác đầu tư về ba tuyến đường sắt:


- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng,


- Hà Nội - Đồng Đăng, Hạ Long


- Móng Cái (tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Quảng Ninh kéo dài).


Sớm đầu tư các tuyến kết hợp vận tải hàng hóa và hành khách (chủ yếu là hành khách):


- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng,


- Hà Nội - Đồng Đăng,


- Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng,


- tuyến Cần Thơ - TP.HCM.


Trước mắt cần tập trung đầu tư các tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (phấn đấu khởi công trong năm 2025), nghiên cứu phương án sử dụng vốn vay ưu đãi nước ngoài (xác định rõ: lãi suất vay ưu đãi, giá trị vay và thời gian vay) và phương án phát hành trái phiếu để đầu tư.


Sớm khởi động lại để triển khai đầu tư hoàn thành tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân theo đúng kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị. NGỌC AN


+++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Việt Nam có quyền lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương?


BBC 14/10/2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1jd205n7plo


Báo cáo thường niên Chỉ số Quyền lực châu Á 2024 do Viện Lowy, viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của Úc, vừa công bố vào tháng 9/2024 cho thấy Việt Nam đứng thứ 12 trong tổng số 27 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.


Theo đó, sức mạnh tổng thể của Việt Nam đã tăng 1,2 điểm so với năm 2023, tạo ra ảnh hưởng trong khu vực nhiều hơn so với dự kiến.


Trong số 27 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả Mỹ, Nga, Úc, New Zealand, thì Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia hạng trung.


Thước đo chỉ số quyền lực này dựa trên tám tiêu chí: năng lực kinh tế, năng lực quân sự, khả năng phục hồi, nguồn lực tương lai, quan hệ kinh tế, mạng lưới quốc phòng, ảnh hưởng ngoại giao và ảnh hưởng văn hóa.


Sự cải thiện lớn nhất của Việt Nam vào năm 2024 là ảnh hưởng ngoại giao và ảnh hưởng văn hóa, song thước đo về mạng lưới quốc phòng sụt giảm.


So với quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp dưới Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, và đứng trên Philippines, Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Đông Timor.

image041

Từ Sydney, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Viện Lowy, trưởng dự án Chỉ số quyền lực châu Á Susannah Patton nói với BBC News Tiếng Việt bảng xếp hạng này nhằm so sánh sức mạnh toàn diện của các quốc gia dựa trên một loạt yếu tố, như mức độ tự cường và sự ảnh hưởng, xem các nước sử dụng sức mạnh, tài nguyên mà họ có ra sao...


Nhắc đến Việt Nam, bà Patton cho rằng vì là một trong những nước hoạt động ngoại giao tích cực nhất ở khu vực trong năm qua, khía cạnh mà Việt Nam đạt kết quả tốt nhất là ảnh hưởng ngoại giao.


“Tôi nghĩ điều này phản ánh chiến lược ngoại giao với nhiều đối tác của Việt Nam. Năm ngoái, Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực đón cả hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc,” bà nói.


Tháng 9/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội theo lời mời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dịp này, Mỹ và Việt Nam đã ký kết xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.


Ba tháng sau, khi Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, Việt Nam đã nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai với Trung Quốc.


Tính đến cuối tháng 8/2024, khi ngành ngoại giao Việt Nam kỷ niệm 79 năm thành lập, chính phủ Việt Nam cho biết đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trên thế giới, có quan hệ kinh tế với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ; đã ký 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới.


Bên cạnh ngoại giao, nhà nghiên cứu Susannah Patton cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam đã cải thiện điểm số về quan hệ kinh tế, đang trở thành một quốc gia có nền kinh tế kết nối, có thể liên kết giữa Mỹ và Trung Quốc.


Nhưng bà cũng lưu ý rằng có một khía cạnh mà Việt Nam bị thụt lùi là mạng lưới quốc phòng, tiêu chí được đánh giá dựa trên các loại hình tập trận quân sự chung, cũng như các cuộc đối thoại quốc phòng giữa các quốc gia.


“Điều này không có nghĩa là Việt Nam tham gia tập trận hay đối thoại ít hơn, mà lí do là vì các nước trong khu vực, đặc biệt là những quốc gia trong mạng lưới đồng minh với Mỹ đang thực hiện nhiều hoạt động chung hơn so với trước đây," chuyên gia này phân tích.


“Và tình trạng không liên minh của Việt Nam cùng với việc nước này khá thận trọng trong hợp tác quân sự đối với các quốc gia khác có nghĩa là Việt Nam vẫn nằm ngoài mạng lưới đó.”


Trong bối cảnh các tranh chấp trên Biển Đông leo thang trong thời gian gần đây, bà Patton nêu dẫn chứng một quốc gia trong khu vực là Philippines đã nâng cao mạng lưới quốc phòng và ảnh hưởng ngoại giao.


Nhà nghiên cứu này cho biết chiến lược minh bạch cùng với cách tiếp cận mạnh mẽ của Philippines trong việc bảo vệ các yêu sách chống lại Trung Quốc đã ảnh hưởng đến vị thế của Philippines trong khu vực, vì họ đang hợp tác với nhiều quốc gia như Nhật Bản, Úc và đặc biệt là Mỹ.


Còn Việt Nam chọn cách tiếp cận im lặng, nhưng chuyên gia từ Viện Lowy cho rằng Hà Nội cũng nỗ lực để xây dựng khả năng răn đe quân sự và có tham vọng chiến lược thể hiện thông qua chiến dịch âm thầm bồi đắp đảo được ghi nhận trong năm qua.


Chính phủ Việt Nam cũng kiên trì với chính sách quốc phòng “bốn không”, gồm: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.


Việt Nam ảnh hưởng từ Mỹ hay Trung Quốc nhiều hơn?


Báo cáo Chỉ số quyền lực châu Á của Viện Lowy cũng thể hiện mạng lưới các đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam.


Nhà nghiên cứu Susannah Patton cho biết xét về tổng quát, Mỹ và Trung Quốc là hai siêu cường đang cạnh tranh khá sát sao và cũng là hai nước có ảnh hưởng nhiều nhất đến Việt Nam.


“So với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam có phần khác biệt ở chỗ mức độ tham gia kinh tế với Mỹ và Trung Quốc cân bằng hơn,” Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Viện Lowy nhận định.


“Riêng đối với Trung Quốc, Việt Nam thiết lập một mức độ đối thoại an ninh mà nhiều nước khác trong khu vực không có. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Việt Nam khá cân bằng với hai đối tác này.”


Nga cũng là một nước có ảnh hưởng nhiều tới Việt Nam trước đây, song nước này đang bị phân tán bởi cuộc chiến ở Ukraine.

image043

Còn về phía những nước mà Việt Nam tạo có ảnh hưởng, nhiều dữ liệu của Lowy cho thấy mức độ tham gia của Việt Nam với Lào và Campuchia, liên quan đến cả ngoại giao và quốc phòng.


“Tôi nghĩ nhiều người sẽ ngạc nhiên, đặc biệt là những người bên ngoài khu vực có thể không hoàn toàn hiểu hết những nỗ lực mà Việt Nam đã dành cho việc tương tác với các nước láng giềng Lào và Campuchia, trong quan hệ song phương với từng nước và đôi khi trong khuôn khổ tam giác ba nước,” bà nói.


Xét đến các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, nhà nghiên cứu Patton nhận định Việt Nam còn cách khá xa Singapore và Indonesia, song khá gần với Thái Lan và Malaysia.


Bà Patton cho rằng trong tương lai không xa, Việt Nam có thể vượt qua Malaysia và cả Thái Lan.


“Điều này sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam, cũng như loại hình đối tác mà nước này thiết lập với các các quốc gia khác, hay mức độ hoạt động ngoại giao của Hà Nội...”


Bên cạnh đó, thứ hạng cũng phụ thuộc vào cách tiếp cận của Thái Lan và Malaysia, vì tính chất của một chỉ số tương đối có thể thay đổi khi một quốc gia gặp khó khăn hoặc mắc sai lầm, lúc đó các nước khác sẽ vươn lên,” bà lý giải.


Mỹ-Trung so kè, Ấn Độ trỗi dậy


Trong bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực châu Á năm nay, Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất, theo sau là Trung Quốc.


Washington dẫn trước Bắc Kinh về sáu trong tám chỉ số, trong đó năng lực quốc phòng, ảnh hưởng văn hóa và khả năng kinh tế. Ngược lại, Trung Quốc có mối quan hệ ngoại giao và thương mại mạnh hơn trên khắp châu Á.


“Theo các chỉ số của chúng tôi, Mỹ vẫn có quyền lực hơn Trung Quốc khoảng 10%. Và sau đó có một khoảng cách rất lớn giữa hai nước này so với Nhật Bản và Ấn Độ, những cường quốc tiếp theo,” nhà nghiên cứu Susannah Paton nói với BBC.


Tuy vậy, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách về năng lực quân sự so với Mỹ, khi họ đổ tiền vào việc mở rộng lực lượng vũ trang.


Báo cáo năm nay cho thấy lần đầu tiên Trung Quốc đang ở vị thế cao hơn Mỹ xét về khả năng nhanh chóng triển khai quân đội ở châu Á trong một thời gian dài trong trường hợp xảy ra xung đột.


Nhưng sức mạnh tổng thể của Bắc Kinh trong khu vực đang bắt đầu chững lại trong bối cảnh dân số cả nước giảm.


Trong khi đó, Ấn Độ đã vượt qua Nhật Bản một cách sát sao để trở thành quốc gia mạnh thứ ba trong bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực châu Á năm 2024.


“Điểm mạnh lớn nhất của Ấn Độ ở châu Á là các nguồn lực sẵn có của nước này như dân số, diện tích và nền kinh tế khổng lồ. Hiện Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới về sức mua tương đương,” báo cáo nêu.


Về phía Nhật Bản, dù giữ được nhiều thế mạnh, vị thế kinh tế của nước này trong khu vực đã giảm, với một trong những nguyên nhân là lợi thế công nghệ của họ đã "sụt giảm mạnh do sự cạnh tranh từ các trung tâm sản xuất tiên tiến khác ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan".


Tuy nhiên, Viện Lowy đánh giá cao xu hướng chuyển đổi của Nhật Bản từ một cường quốc kinh tế và văn hóa thành một cường quốc năng nổ tham gia vào các hoạt động về quốc phòng và an ninh với các nước khác.


image045Mỹ và Trung Quốc là hai nước đứng đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực châu Á 2024


Năm 2024 cũng chứng kiến việc Úc vượt qua Nga để trở thành nước đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng. Úc được đánh giá tốt nhất về năng lực quốc phòng nhưng không đạt điểm cao về các nguồn lực trong tương lai.


Ở vị trí thứ 6, Nga tăng điểm về quân sự nhưng giảm thứ bậc về năng lực kinh tế, khả năng phục hồi, mối quan hệ kinh tế, mạng lưới quốc phòng và ảnh hưởng văn hóa.


Theo báo cáo này, Nga đã suy giảm mạnh về ảnh hưởng khi cuộc chiến ở Ukraine làm suy yếu sự tập trung và nguồn lực ở khu vực.


“Nga là một đối tác quan trọng đối với Việt Nam trong quá khứ, nhưng ảnh hưởng của Nga ở châu Á thực sự đã giảm trong năm nay khi sức mạnh tổng thể của họ bị phân tán bởi cuộc xâm lược Ukraine và không thể dành sự chú ý ngoại giao cho châu Á như trước, mặc dù Tổng thống Putin đã đến thăm ba quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, trong năm nay,” Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Viện Lowy lý giải.


Tháng 6/2024, Việt Nam là quốc gia xa xôi nhất mà Tổng thống Nga Vladimir Putin công du sau cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022. Ngay trước chuyến thăm Việt Nam, ông Putin đã đến Triều Tiên và trước đó một tháng là Trung Quốc.


Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là quốc gia được xếp hạng cao nhất. Tuy diện tích không lớn nhưng đảo quốc này giàu có và có mạng lưới kết nối chặt chẽ với thế giới.


Vì vậy, mặc dù không bằng Indonesia về khả năng phục hồi quốc gia, song Singapore có thể dành nhiều nguồn lực hơn cho năng lực quân sự và hội nhập sâu hơn với khu vực thông qua các mạng lưới quốc phòng, các dự án văn hóa và các liên kết thương mại-đầu tư.