South China Sea biến động vô lường. Phan Văn Giang ‘đi Mỹ về Tầu’. Chiến hạm Mỹ-Tầu lũ lượt hội quân ở Cam Ranh. Hạm đội Nga-Tầu tập trận, làm gì, ở đâu?

18 Tháng Chín 20248:36 SA(Xem: 913)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-SOUTH CHINA SEA - THỨ TƯ 18 SEP 2024


South China Sea biến động vô lường.  Phan Văn Giang ‘đi Mỹ về Tầu’. Chiến hạm Mỹ-Tầu lũ lượt hội quân ở Cam Ranh. Hạm đội Nga-Tầu tập trận, làm gì, ở đâu?

image001image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

18/9/2024 (Kỳ 1)


*


Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9 đến nay, mặt trận vùng biển South China Sea sục sôi sức tỏa nhiệt của các chiến hạm Mỹ, Tầu (Trung cộng), lũ lượt kéo đến Cam Ranh và Hạm đội Nga cũng hội quân tập trận với hải quân Tầu. 


Tất cả các hoạt động hải quân trên mặt biển (và dưới lòng biển) của ba cường quốc Mỹ, Tầu, Nga, có nên xem là các giải pháp quân sự cuối cùng để giải quyết ‘chiến trường South China Sea’ hay không – mà ba cường quốc đang quyết chí tranh giành ưu thế quyền và lợi; đặc biệt chính phủ Tổng thống Joe Biden đang ở những ngày tháng cuối của nhiệm kỳ, phải tung hết nỗ lực chứng tỏ sự hiện diện của Mỹ – quốc gia Thái Bình Dương hơn 70 năm qua ở South China Sea và nam Thái Bình Dương.


Các cuộc tập trận, hành quân, xâm lược xám của hải quân của Tầu và nay thêm sự hiện diện của hải quân Nga ở viễn đông, đã nói lên cuộc tranh chấp của ba cường quốc Mỹ - Tầu - Nga không còn tính cục bộ mà vượt lên hàng quốc tế. 


Tuy nhiên, South China Sea và nam Thái Bình Dương có hay sẽ trở nên Vùng Biển Quốc Tế hay không? Đó là câu chuyện nhức nhối hôm nay về Biển.


Bên cạnh đó, hai quốc gia Việt Nam và Philippines đắc địa ở khu vực Biển Đông, Biển Tây đều dấy lên mối lo ngại về an ninh và chủ quyền lãnh thổ mà họ thụ đắc.


Về phía Việt Nam, Hà Nội chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến đi (đặc biệt về tính thời gian) thu xếp cho Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang ‘đi Mỹ về Tầu’ như một con thoi thể hiện chính sách quốc phòng ‘cây tre’ của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Tướng Phan Văn Giang sau khi ký kết bản “Tuyên bố tầm nhìn chung mới” ở Ngũ giác Đài với tướng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, ông đã bay ngay về Bắc Kinh ‘hội ý’ với tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc ở Diễn đàn Quốc phòng Hương Sơn. Tại đây, Tướng Giang đã bộc lộ sự mong muốn, nguyện vọng về một châu Á - Thái Bình Dương ngày càng phát triển phồn vinh và ổn định “trong đó hợp tác an ninh đóng vai trò quan trọng.” (theo tường thuật của VOV 13/9/2024).


Thật sự, người viết bài này chưa có điều kiện hiểu rõ hơn về nội dung bản “Tuyên bố tầm nhìn chung mới” giữa Việt Nam - Hoa Kỳ và “hợp tác an ninh đóng vai trò quan trọng” của Việt Nam đối với quốc gia nào. (Mỹ, Tầu, Nga, Philippines?)


Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý trong suốt thời gian liên tục từ năm 1975, 1983, 1988, 2013, 2014… cho đến nay, hàng ngàn binh sĩ Việt Nam vẫn bám trụ vững chắc trên 21 đảo, 33 điểm đóng quân trên các thực thể lớn nhỏ ở khu vực vùng biển Trường Sa rộng khoảng 200.000 km2 và 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính, mà Việt Nam tuyên bố xác lập chủ quyền lãnh thổ.


Đó là chưa kể đến sự hiện diện của Trung cộng đóng quân trên 7 đảo nhân tạo thực chất là các căn cứ hỏa lực bao trùm an ninh trung tâm vùng biển Trường Sa, đặc biệt nhất là căn cứ đá Vành Khăn (Mischief Reef) chiếm đoạt của Philippines chỉ cách Palawan về phía tây có 240 km (130 hải lý).


Không có khả năng nào có thể buộc Trung cộng và Việt Nam rút các đơn vị quân đội của họ rời khỏi các thực thể mà họ đã chiếm giữ bấy lâu nay.


Ngược lại, về phía Philippines, Điện Malacanang-Manila tỏ thái độ cương quyết gần như sẵn sàng đối đầu với hải quân của Trung cộng ‘núp bóng’ dưới lớp áo hải cảnh lực lượng bảo vệ bờ biển trong bất cứ tình huống nào, mà Manila cho là Trung cộng đã xâm phạm (xâm lược) chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của họ nằm trong vùng EEZ. Ví dụ như bãi cạn Scarborough cách Vịnh Subic-Manila 123 hải lý (198 km) và đảo lớn Luzon 137 hải lý (220 km) về phía tây; bãi cạn Second Thomas Shoal (VN gọi là bãi Cỏ Mây – cái gai chướng mắt của căn cứ hỏa lực/đảo nhân tạo Vành Khăn chỉ cách có 23,5 hải lý, và bãi cạn Sabina, nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 140 km về phía tây.


Những khoảng cách địa lý địa hình của các thực thể nói trên đều nằm trong tầm bắn đại bác và tên lửa tầm trung bình của các bên, đủ nói lên cuộc tranh chấp ở mức độ quyết liệt, dù cho đến nay, vẫn chưa có cuộc tấn công súng đạn nào gây tử thương cho binh lính và bắn phá các thực thể.


Một yếu tố chính trị quan trọng phát ra quan điểm của hai đại cường Mỹ - Tầu trong cuộc tranh giành ảnh hưởng an ninh, quân sự, kinh tế đối với vùng biển South China Sea. Một bên – Trung cộng đòi áp dụng chính sách đàm phán song phương với các nước liên quan đến vùng biển; ngược lại, Hoa Kỳ và phương Tây coi vùng biển South China Sea là vùng biển quốc tế, do đó, các cuộc đàm phán phải có quốc tế (Mỹ đứng đầu) tham dự.


Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định Hà Nội và Manila và ngay nước chủ nhà đều tìm cách giải quyết các tranh chấp của họ theo luật pháp quốc tế, điều mà Bắc Kinh không tuân thủ.


Luật pháp quốc tế - một thuật ngữ vể Biển hiện nay đối với vùng biển South China Sea thật ra vẫn còn trong màn mờ ảo.


Song, có nhiều chuyên gia ở phương Tây vẫn chưa thấu đáo ý đồ sâu xa của Bắc Kinh: – bước một thống trị hoàn toàn vùng biển South China Sea (bao gồm Biển Đông Việt Nam và Biển Tây Philippines), – bước hai vươn ra biển lớn nam Thái Bình Dương.


XEM THÊM:   


Bãi cạn Sabina & Scarborough: Tuần tra Philippine và Hải cảnh Trung Quốc đối đầu


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12482/bai-can-sabina-scarborough-tuan-tra-philippine-va-hai-canh-trung-quoc-doi-dau


Bãi Scarborough; bãi Cỏ Mây: "Canh bạc Philippines - China"


https://www.nhatbaovanhoa.com/a4189/bai-scarborough-bai-co-may-canh-bac-philippines-china-


Bãi Cỏ Mây: Hành xử như một tên côn đồ, lính hải cảnh Trung Quốc dùng dao, búa, gậy, rìu tấn công thủy thủ và thuyền Philippines


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12402/bai-co-may-hanh-xu-nhu-mot-ten-con-do-linh-hai-canh-trung-quoc-dung-dao-bua-gay-riu-tan-cong-thuy-thu-va-thuyen-philippines


Manila nên canh phòng tọa độ quyết tử Ajungin


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12343/manila-nen-canh-phong-toa-do-quyet-tu-ajungin


Trung Quốc công bố tập trận hải không quân chung với Nga


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12517/trung-quoc-cong-bo-tap-tran-hai-khong-quan-chung-voi-nga


image006Bổn báo Lý Kiến Trúc (Văn Hóa Online) đang ngồi trên vận tải hạm HQ-571 đi quan sát quần đảo Trường Sa vào tháng 4 năm 2014. Ảnh tài liệu.


image008Bổn báo Lý Kiến Trúc đứng giơ tay đo chiều cao của bia đá đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa xác lập chủ quyền liên tục của VN ở vùng biển Trường Sa từ năm 1956 cho đến nay. 


**


TÓM LƯỢC CÁC DIỄN BIẾN QUÂN SỰ GẦN ĐÂY


(Xem tiếp số báo tới)


Lý Kiến Trúc


California 18/9/2024