Ông Tô Lâm đến Bắc Kinh 19/8/2024

20 Tháng Tám 20247:41 SA(Xem: 927)

VĂN HÓA ONLINE - NEWS 1 - THỨ BA 20 AUG 2024


Ông Tô Lâm đến Bắc Kinh 19/8/2024


(19/8/1945 Cách mạng Mùa Thu hay cướp chính quyền – Hà Nội 1945)


Trung Nam Hải bắn 21 phát đại bác, ông Tập mở tiệc trà ‘mừng’ ông Tô Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng CsVN


19/08/2024


Ông Tô Lâm (Hưng Yên Bắc Việt 10/7/1957 …) – một trong bốn người từ trước tới nay được phong quân hàm cao nhất: Đại tướng Công an. Ba Đại tướng kia là Đại tướng Mai Chí Thọ (1922-2007), Đại tướng đầu tiên của Công an VN; Đại tướng Lê Hồng Anh (1949) và Đại tướng Trần Đại Quang (1956-2018).


Ông Tô Lâm nắm chức Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016-2024. Lãnh vực quan trọng nhất mà ông nắm trong nội bộ là Tổng cục An ninh. Ngày 22/5/2024, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ngày 03/8/2024, ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.


Sáng 18/8/2024, Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng CsVN Tô Lâm và Đệ nhất Phu nhân Ngô Phương Ly cùng phái đoàn bay đến thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, dâng hoa dâng hương viếng mộ nhà cách mạng Phạm Hồng Thái (1895-1924) – 100 năm sau vẫn còn bất tử với “Tiếng bom Sa Diện” chống bọn thực dân Pháp.


image003Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Tô Lâm (giữa) và phu nhân Ngô Phương Ly (áo dài tím hoa cà) đến Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 18/08/2024. AP - Deng Hua.


Ngày 19 tháng 6 năm 1924, Nhà cách mạng Phạm Hồng Thái đã đặt bom ám sát viên Toàn quyền thực dân Đông Dương Martial Henri Merlin khi ông này đến thăm Quảng Châu. Viên toàn quyền thoát chết, chỉ bị thương nhẹ. Phạm Hồng Thái sau đó đã nhảy xuống sông Châu Giang rồi kiệt sức mà chết. Ông được người Trung Quốc an táng tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương ở Quảng Châu.


Theo giới quan sát, việc ông Tô Lâm trịnh trọng đến dâng hương hoa Nhà Cách Mạng Phạm Hồng Thái mang ý nghĩa “người Việt Nam chống thực dân chống cả đế quốc”.


Hành động đầu tiên của ông Tô trên đất Tầu có lẽ được lòng ông Tập.


image005Sáng 18/8/2024, trên đất Tầu, Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng phái đoàn tưởng niệm trước ngôi mộ Nhà Cách Mạng Phạm Hồng Thái tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương Tp Quảng Châu. Ảnh: Minh Nhật.


image007Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng CsVN Tô Lâm dâng hoa tưởng niệm Nhà Cách Mạng Phạm Hồng Thái tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương Tp Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông ngày 18/8/2024. Ảnh TTXVN.


Ngày 19/8/2024, Ông Tô Lâm bay đến thủ đô Bắc Kinh hội kiến Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng Cs Trung Quốc Tập Cận Bình.


Trung Nam Hải đã bắn 21 phát đại bác chào đón ông Tô Lâm, nguyên thủ số 1 đảng Cs Việt Nam.


image009image011Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm duyệt hàng quân danh dự, Đại lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh, 19/08/2024. via REUTERS - Andres Martinez Casares


Sau khi hai ông Tập - Tô chứng kiến lễ ký kết văn kiện hợp tác giữa các Bộ ngành địa phương 2 nước, ông Tập đã mở tiệc trà mời “người đồng chí, người em phương Nam” – tương tự như buổi tiệc trà đón cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm xưa.


image013Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dùng tiệc trà. Nguồn VOV.VN


Văn kiện liên quan tới vấn đề Biển Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả.


Quan hệ ‘vượt qua địa chính trị’


Trong buổi hội đàm hôm 19/8, theo Tân Hoa Xã, ông Tập nói với ông Lâm rằng ông mong muốn thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và tình bạn cá nhân với ông Lâm để cùng nhau dẫn dắt sự phát triển to lớn trong việc xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam.


Vẫn theo hãng tin của Trung Quốc, ông Tập lưu ý rằng Bắc Kinh coi Hà Nội là “ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng và ủng hộ Việt Nam duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa” cũng như thúc đẩy hơn nữa việc “cải cách” và “hiện đại hóa” ý thức hệ mà hai nước Cộng sản láng giềng này đang chia sẻ.


Đáp lại, theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, ông Lâm khẳng định rằng Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược với Trung Quốc.


Việt Nam và Trung Quốc nhất trí xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai khi ông Tập tới thăm Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, mà truyền thông Việt Nam coi là “một dấu mốc lịch sử mới” đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Trước đó chỉ hơn 3 tháng, Việt Nam đón tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hà Nội và nâng tầm quan hệ với Washington lên cao nhất để trở thành các đối tác chiến lược toàn diện của nhau.


Việt Nam và Trung Quốc, dù gắn kết chặt chẽ về ý thức hệ và cùng do Đảng Cộng sản cầm quyền, lại thường xuyên có những xung đột về lãnh hải trên Biển Đông và đã từng có một cuộc chiến ngắn ngủi năm 1979 khi Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc của Việt Nam.


Để cân bằng sự ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc, Việt Nam đã duy trì quan hệ với các cường quốc khác như Mỹ, Nhật Bản và Úc. Ông Lâm được kỳ vọng sẽ tiếp nối người tiền nhiệm, ông Trọng, trong việc thúc đẩy chiến lược cân bằng ngoại giao “cây tre”.


Nhận định về việc này nhân chuyến thăm của ông Lâm tới Trung Quốc, tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 19/8 nói rằng “mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, với tư cách là ‘đồng chí và anh em’ vượt qua địa chính trị.” Bài xã luận của tờ báo chuyên đưa ra quan điểm của Trung Quốc về chính sách đối ngoại cho rằng một số phương tiện truyền thông phương Tây “thường thích quan sát sự phát triển của quan hệ Trung-Việt thông qua lăng kính cạnh tranh giữa các cường quốc hoặc địa chính trị, thường đưa ra những kết luận phiến diện và hẹp hòi.”


“Loại quan hệ này (giữa Trung Quốc và Việt Nam) sẽ tiếp tục tiến triển trong sự phát triển, không sợ khiêu khích, và có thể đối mặt trực diện với những thách thức,” Hoàn cầu Thời báo viết.


Trong hội đàm với ông Lâm, ông Tập kêu gọi nỗ lực chung để “duy trì Năm nguyên tắc chung sống hòa bình và các chuẩn mực cơ bản khác chi phối quan hệ quốc tế, thúc đẩy một thế giới đa cực bình đẳng và có trật tự,” theo Tân Hoa Xã.


Ghi nhận từ phía Việt Nam, Tuổi Trẻ cho biết ông Lâm và ông Tập trao đổi “chân thành, thẳng thắn, nhất trí thực hiện tốt các nhận thức chung cấp cao đã đạt được, nỗ lực kiểm soát và giải quyết tốt hơn các bất đồng.”


Theo Tân Hoa Xã, ông Tập nói rằng Trung Quốc muốn mở rộng sự hợp tác giữa Sáng kiến Vành đai và Con đường và chiến lược Hai hành lang Một vành đai kinh tế, đẩy nhanh “kết nối cứng” của cơ sở hạ tầng đường sắt, đường cao tốc và cảng, cũng như tăng cường “kết nối mềm” của hải quan thông minh và cùng với Việt Nam xây dựng chuỗi công nghiệp và cung ứng an toàn, ổn định.


Các văn bản khác được ký kết hôm 19/8/2024 bao gồm hợp tác giữa các ngân hàng trung ương, truyền thông, y tế và kiểm dịch đối với dừa tươi, cá sấu và sầu riêng đông lạnh.


Hai nước sẽ ra tuyên bố chung về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược, theo Tân Hoa Xã. (theo TTO & VOA)