VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG B - THỨ NĂM 20 JUNE 2024
Putin, Tổng tư lệnh đoàn quân xâm lược Ukraine đến Bắc Hàn và Việt Nam thu hoặch những gì?
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA ONLINE
20/6/2024 (Kỳ 1)
Trước khi đến Việt Nam-Hà Nội, sáng thứ Tư, ngày 19 tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bay đến sân bay Bình Nhưỡng Bắc Hàn. Chủ tịch đảng Cs Bắc Hàn Kim Jong Un ra tận cầu thang máy bay đón ông Putin.
Uncredited, ASSOCIATED PRESS. Bức ảnh này do chính phủ Bắc Hàn cung cấp vào thứ Tư, ngày 19 tháng 6 năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin, ở giữa bên trái, và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, ở giữa bên phải, trò chuyện trên thảm đỏ khi Putin đến Sân bay quốc tế Bình Nhưỡng ở Bình Nhưỡng, Bắc Hàn, vào sáng thứ Tư, ngày 19 tháng 6. Nội dung của hình ảnh này được cung cấp và không thể xác minh độc lập. Hình mờ tiếng Hàn trên hình ảnh do nguồn cung cấp có nội dung: "KCNA" là chữ viết tắt của Cơ quan thông tấn trung ương Bắc Hàn. (Cơ quan thông tấn trung ương Bắc Hàn/Korea News Service qua AP)
*
Trên nguyên tắc ngoại giao giữa đảng và đảng, theo lời mời của Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng, chuyên cơ Russia-One Il-96-300PU chở Tổng Thống, Chủ tịch đảng Nga Xô Vladirmir Putin đáp xuống sân bay Nội Bài - Hà Nội vào lúc 1 giờ 40 (khuya giờ VN) ngày 20 tháng 6, 2024.
Chuyên cơ Il-96-300PU chở Tổng thống Putin và đoàn tháp tùng phi trường Nội Bài Hà Nội rạng sáng 20/6/2024. Đoàn quân danh dự giữa đêm khuya đang diễn hành ra tận cầu thang bảo vệ máy bay và đón ông Putin. Ảnh trích từ Video: Lộc Chung / VN EXPRESS
Với dáng dấp cử chỉ lịch sự phong nhã, Tổng thống Vladirmir Putin ngay phút đầu tiên vừa bước ra cửa máy bay ông đã bắt tay cám ơn một nữ tiếp viên hàng không Nga. Ảnh trích từ AP Video
Sau đó, ông Putin nhanh nhẹn bước xuống cầu thang. Ảnh trích từ AP Video
VN-EXPRESS 20/6/2024 loan tin:
“Rạng sáng 20/6, Tổng thống Vladimir Putin đến sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Chuyên cơ Il-96-300PU chở Tổng thống Putin và đoàn tháp tùng hạ cánh xuống Hà Nội lúc 1h45 khi nhiệt độ ngoài trời khoảng 28 độ C, không mưa. Vài phút sau, trong bộ vest đen, sơ mi trắng, cà vạt tím, ông Putin bước ra cửa máy bay, bắt tay nữ tiếp viên Nga và di chuyển nhanh xuống xe thang.
“Đoàn tháp tùng Tổng thống Putin gồm Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov; Phó thủ tướng Nga Chernyshenko Dmitry Nikolaevich; Bộ trưởng Tư pháp Konstantin Chuichenko; Bộ trưởng Công thương Anton Alikhanov; Bộ trưởng Giao thông Roman Starovoit; Bộ trưởng Năng lượng Sergei Tsivilev và nhiều quan chức khác.
“Đón đoàn tại sân bay Nội Bài có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó thủ tướng Trần Hồng Hà; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Chủ tịch TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi cùng lãnh đạo Bộ Ngoại giao.”. (BBC loan tin có Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng)
Tổng thống Putin bước từ chuyên cơ xuống. Ảnh: Ngọc Thành
“Mỉm cười bắt tay từng thành viên trong đoàn đến đón, Tổng thống Putin sau đó cùng đoàn tháp tùng lên xe về khách sạn Metropole trên phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm. Đi đầu là môtô và ôtô dẫn đoàn của cảnh sát giao thông Việt Nam, tiếp ngay sau là xe chở Tổng thống cùng hàng chục xe chở đoàn tháp tùng.
“Sau khoảng 40 phút di chuyển qua các tuyến đường Võ Nguyên Giáp - cầu Nhật Tân - Võ Chí Công - vành đai 2 - Đào Tấn - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Hai Bà Trưng, đến 2h35 đoàn xe về đến khách sạn Metropole.
Chú ý: Dẫn đầu phái đoàn ra đón ông Putin là ông Lê Hoài Trung (phẩm hàm đảng cao hơn cả Bộ trưởng Ngoại giao); Trong danh sách phái đoàn Nga không thấy có tên một tướng lãnh nào; Mặc dầu đến Hà Nội vào giờ khuya khoắt, nhưng Hà Nội đã cử hành nghi thức trọng thể đón ông Putin; Quan sát trang phục, cử chỉ và nét mặt ông Putin tỏ ra hào hoa phong nhã và lộ vẻ vui.
TT Putin bắt tay Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung. Ảnh: Ngọc Thành
“Dự kiến trưa nay, Tổng thống Putin dự lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, hội đàm với Chủ tịch nước Tô Lâm. Ông sau đó hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Buổi chiều, ông Putin vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi có cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ông sẽ cùng Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt - Nga và cựu sinh viên từng học ở Nga, sau đó dự tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước. Đoàn Nga sẽ rời Việt Nam vào tối cùng ngày.
“Ông Putin từng đến Việt Nam 4 lần, trong đó 3 lần tại khuôn khổ chuyến thăm chính thức và cấp nhà nước vào các năm 2001, 2006, 2013. Lần còn lại vào năm 2017, khi ông đến Đà Nẵng dự APEC do Việt Nam đăng cai.
“Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko cho biết trong chuyến thăm lần này, hai bên dự kiến thông qua Tuyên bố chung và ký một gói văn kiện hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học, tư pháp, quy chế hải quan, y tế, năng lượng.”.
Chú ý: Theo bản tin đầu tiên của VN EXPRESS, nghị trình và nội dung nghị hội với Hà Nội, không thấy có chương trình gặp Bộ trưởng Quốc phòng VN (tướng lãnh quân đội) mà chỉ gặp nguyên Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Tbt Nguyễn Phú Trọng là người ông Putin hội kiến cuối cùng. Ông Putin trước khi làm Tổng thống Nga xuất thân từ KGB (tiếng Nga: Комитет государственной безопасности (КГБ), chuyển tự Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti là cơ quan tình báo mật vụ, phản gián và là cơ quan an ninh tối cao của Liên Xô từ năm 1954. Ngày 5 tháng 7 năm 1978, KGB được chuyển đổi từ một cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thành cơ quan hành chính nhà nước trung ương Liên Xô với các quyền hạn của một ủy ban nhà nước và được đổi tên thành Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (Комитет государственной безопасности СССР), tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến hệ thống và cấu trúc của các cơ quan an ninh nhà nước. Cho tới năm 1991 khi Liên Xô tan rã, KGB tách thành Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) và Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga (SVR). (1) (theo wikipedia)
“Việt Nam và Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950. Sau khi Liên Xô tan rã cuối năm 1991, Nga được công nhận là quốc gia kế tục. Tháng 6/1994, Việt - Nga ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga. Hai nước xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2012.
“Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nga đang có gần 200 dự án tại Việt Nam với tổng mức đầu tư gần một tỷ USD, đứng thứ 28 trong tổng số 145 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đầu tư sang Nga 18 dự án có tổng trị giá 1,63 tỷ USD trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, chế biến và chế tạo.
“Năm 2023, Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Khoảng 5.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước này. Cộng đồng người Việt Nam tại Nga có khoảng 60.000 người. (VN EXPRESS Phạm Dự - Ngọc Thành)
**
Báo Nhân Dân loan tin
Thứ năm, ngày 20/06/2024 - 19:02
NDO - Chiều 20/6, sau Lễ đón cấp Nhà nước, tại Phủ Chủ tịch Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi, đối thoại chính trị ở tất cả các cấp, đặc biệt cấp cao và cấp cao nhất, qua tất cả các kênh Đảng, Nhà nước (Chính phủ), Quốc hội.
Ông Chủ tịch nước Tô Lâm mặc vest đen sơ mi trắng cà vạt tím y hệt ông Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin trao đổi trước buổi hội đàm. Ảnh báo Nhân Dân,
Quang cảnh buổi hội đàm giữa Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch.
“Triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, Việt Nam coi Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Chủ tịch nước Tô Lâm.
Lý Kiến Trúc
California 20/6/2024
(Xem tiếp Kỳ 2)
XEM THÊM:
Chiến hạm Nga cập bến Havana; Nga-Belarus tập trận vũ khí nguyên tử; VN ủng hộ CuBa
Putin đến Bắc Hàn tìm kiếm đồng minh. Mỹ cảnh cáo VN chớ nên dọn bãi cho Putin
Đại sứ Bắc Kinh, Hoa Thịnh Đốn đến thăm, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ ‘chọn phe’? Nhưng …
(1) Minh họa cho việc này là hoạt động của KGB trong việc bắt bớ Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn, một nhà văn Liên Xô và người đoạt giải Nobel văn học. Vào mùa hè năm 1973, KGB đã bắt giữ một trong những trợ lý của nhà văn Solzhenitsyn, Elizaveta Denisovna Voronyanskaya và trong quá trình thẩm vấn đã buộc cô phải phải tiết lộ vị trí một bản sao bản thảo tác phẩm Quần đảo Gulag của Solzhenitsyn. Sau khi trở về nhà, cô đã treo cổ tự tử. Khi biết chuyện đã xảy ra, Solzhenitsyn đã ra lệnh xuất bản Quần đảo Gulag ở phương Tây. Báo chí Liên Xô đã phát động một chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ, cáo buộc nhà văn này đã vu khống nhà nước và xã hội Liên Xô. KGB đã cố gắng thông qua vợ cũ của Solzhenitsyn để thuyết phục nhà văn từ bỏ việc xuất bản "Quần đảo Gulag" ở nước ngoài để đổi lấy lời hứa hỗ trợ xuất bản chính thức câu chuyện "Khu ung thư" của ông ở Liên Xô, nhưng không thành công, và tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Paris vào tháng 12 năm 1973. Vào tháng 1 năm 1974 Solzhenitsyn bị bắt, bị buộc tội phản bội tổ quốc, tước quyền công dân Liên Xô và trục xuất khỏi Liên Xô. Andropov là người khởi xướng việc trục xuất nhà văn, ý kiến của ông đã trở thành quyết định trong việc lựa chọn biện pháp "trấn áp các hoạt động chống Liên Xô" của Solzhenitsyn tại cuộc họp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.
Sau khi trục xuất nhà văn ra khỏi đất nước, KGB và Andropov đích thân tiếp tục chiến dịch làm mất uy tín của Solzhenitsyn và như Andropov đã nói, "vạch trần việc bọn phản động phương Tây sử dụng tích cực những kẻ nổi loạn như vậy để phá hoại ý thức hệ chống lại các nước thuộc cộng đồng xã hội chủ nghĩa".