Hoàng Sa 2024: TQ ‘đuổi’ Chiến hạm Mỹ. Hải quân Mỹ tiếp tục hoạt động ở nơi yêu sách hàng hải quá mức

11 Tháng Năm 20244:07 CH(Xem: 2748)

VĂN HÓA ONLINE - CHỦ ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM - THỨ BẨY 11 MAY 2024


Hoàng Sa 2024: TQ ‘đuổi’ Chiến hạm Mỹ. Hải quân Mỹ tiếp tục hoạt động ở nơi yêu sách hàng hải quá mức


VĂN HÓA ONLINE

11/5/2024

(*) Tựa của VHO

Dưới đây là bài viết của:

BBC 11/5/2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cl5klp0q78wo


Bộ tư lệnh Chiến khu Nam Bộ của quân đội Trung Quốc tuyên bố đã "giám sát chặt chẽ và xua đuổi" tàu khu trục Mỹ USS Halsey khi chiến hạm này đi vào lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa hôm 10/5/2024.


"Toàn bộ hoạt động của chúng tôi đều diễn ra an toàn, chuyên nghiệp và tuân thủ quy định quốc tế. Những chiến dịch này nhằm thể hiện lực lượng Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, bất kể những nơi có yêu sách hàng hải quá mức và bất kể các sự kiện hiện tại," hải quân Mỹ tuyên bố.


Trung Quốc nói đã 'đuổi' tàu khu trục Mỹ áp sát Hoàng Sa


image019Khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Halsey (DDG 97) đang 'thực thi các hoạt động thường lệ' trên Biển Đông hôm 10/5/2024. NAVY


Bộ tư lệnh Chiến khu Nam Bộ của quân đội Trung Quốc tuyên bố đã "giám sát chặt chẽ và xua đuổi" tàu khu trục Mỹ USS Halsey khi chiến hạm này đi vào lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa hôm 10/5.


Trung Quốc nói động thái của Mỹ "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc", Reuters đưa tin.


"Đây là bằng chứng thép cho thấy tham vọng của Mỹ nhằm độc chiếm quyền đi lại và quân sự hóa Biển Đông", phía Trung Quốc khẳng định, đồng thời cho biết thêm quân đội nước này sẽ luôn cảnh giác cao độ và bảo vệ an ninh quốc gia.


Hải quân Mỹ ra thông cáo rằng tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Halsey đã "thực thi quyền tự do đi lại phù hợp với luật pháp quốc tế" ở Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa.


Thông cáo cho biết tàu USS Halsey đã rời khỏi khu vực sau hoạt động trên và tiếp tục đi vào Biển Đông.


"Toàn bộ hoạt động của chúng tôi đều diễn ra an toàn, chuyên nghiệp và tuân thủ quy định quốc tế. Những chiến dịch này nhằm thể hiện lực lượng Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, bất kể những nơi có yêu sách hàng hải quá mức và bất kể các sự kiện hiện tại," hải quân Mỹ tuyên bố.


Mỹ lên án yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông


Tranh chấp mới nhất giữa Trung Quốc và Mỹ xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, khi đồng minh của Mỹ là Philippines bị lôi kéo vào một tranh chấp ngoại giao gay gắt với Bắc Kinh về chủ quyền trên vùng biển.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền những vùng rộng lớn ở Biển Đông, bao gồm các vùng mà Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền. Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 ra phán quyết rằng yêu sách của Bắc Kinh không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.


Mỹ thường xuyên triển khai chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông để thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.


Hải quân Mỹ tuyên bố thách thức các yêu sách hàng hải quá mức trên khắp thế giới bất kể danh tính của bên yêu sách.


“Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Cả ba bên đều vi phạm luật pháp quốc tế khi ra yêu sách các tàu quân sự hoặc tàu chiến đều phải xin phép hoặc thông báo trước khi 'đi qua vô hại' trên vùng lãnh hải,” thông cáo của Hải Quân Mỹ viết.


Mỹ cũng thách thức tuyên bố năm 1996 của Trung Quốc về đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa.


Quần đảo Hoàng Sa được Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng lại đang nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc, bên đã dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974.


Bắc Kinh đã thành lập "thành phố Tam Sa", đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm, từ tháng 7/2012.


“Dù bên nào tuyên bố chủ quyền đối với các đảo này thì việc vẽ các đường cơ sở thẳng xung quanh toàn bộ quần đảo Hoàng Sa là bất hợp pháp,” thông cáo của Hải quân Mỹ nêu.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974?

image021

https://www.nhatbaovanhoa.com/a3498/74-hay-77-chien-si-vnch-tu-tran-hoang-sa-1-1974-


Hải chiến bất phân thắng bại sao lại bỏ Hoàng Sa?

image023

https://www.nhatbaovanhoa.com/a4321/hai-chien-bat-phan-thang-bai-sao-lai-bo-hoang-sa-


40 năm Hải chiến Hoàng Sa; Lệnh khai hỏa

image025

https://www.nhatbaovanhoa.com/a6949/40-nam-hai-chien-hoang-sa-lenh-khai-hoa


50 năm Bắc Kinh ngoặm Hoàng Sa liệu có nhả ra?

image027

https://www.nhatbaovanhoa.com/a12150/50-nam-bac-kinh-ngoam-hoang-sa-lieu-co-nha-ra-


Chủ đề đặc biệt: Trận Gạc Ma 1988

image029

https://www.nhatbaovanhoa.com/a3735/chu-de-dac-biet-tran-gac-ma-1988


Việt Nam, Trung Cộng: Ai nổ súng trước trong trận Gạc Ma 1988?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a5348/viet-nam-trung-cong-ai-no-sung-truoc-trong-tran-gac-ma-1988-


Vụ mất Gạc Ma 1988: Tôi biết người ra lệnh “không bắn”

image031

https://www.nhatbaovanhoa.com/a7873/vu-mat-gac-ma-1988-toi-biet-nguoi-ra-lenh-khong-ban-


Tài liệu của Lê Duẩn và Lê Đức Anh

image035

https://www.nhatbaovanhoa.com/a9977/tai-lieu-cua-le-duan-va-le-duc-anh


Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông

image037
https://www.nhatbaovanhoa.com/a1063/le-duan-be-lu-phan-dong-bac-kinh-xam-luoc-tu-bien-dong