Đằng trước cuộc điện đàm: David Hurley và Balikatan

13 Tháng Tư 20238:10 SA(Xem: 2474)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ NĂM APRIL 13, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Đằng trước cuộc điện đàm: David Hurley Balikatan


image001(Ảnh trên) Bộ ba nguyên tử kim cương: Tổng Thống Joe Biden (giữa) cùng ông Anthony Albanese (trái), thủ tướng Úc, và ông Rishi Sunak (phải), thủ tướng Anh. Nguồn: Leon Neal/Getty Images. (Ảnh dưới) Toàn quyền Úc David Hurley và Tbt Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội ngày 04/4/2023.

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

13/4/2023

Kỳ 2


Tiếp theo bài “Đằng sau cuộc điện đàm giữa Tt Biden và Tbt Trọng” 08/4/2023


Toàn quyền Úc David Hurley tới Hà Nội làm gì?


Ngày 03/4/2023, Toàn quyền Úc, ông David Hurley từ thủ đô Canberra tới Việt Nam. Chiều 04/4/2023, Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Hurley ở trụ sở Trung ương đảng trên đường Nguyễn Cảnh Chân, quận Ba Đình, Hà Nội.


Toàn quyền Australia – nguyên Đại tướng David John Hurley gia nhập Quân đội Hoàng gia Úc vào tháng 1/1972; thời gian này, mặc dù ông chưa cầm quân đánh nhau trực tiếp với VC nhưng hẳn ông có theo dõi quân đội Úc tham chiến ở VN. Trận Đất Đỏ Long Tân tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu năm 1966 là bãi chiến trường nổi tiếng của quân đội Úc. Cao điểm Úc tham chiến ở Việt Nam khoảng 60.000 quân nhân.


Hàng năm, Úc vẫn thường tổ chức buổi lễ tưởng niệm những binh sĩ Úc hy sinh ở chiến trường Vietnam War. Ngày 01/7/2019, ông David Hurley tuyên thệ nhậm chức Toàn quyền thứ 27 của Australia.


Ông Hurley và phu nhân Linda Hurley đến Hà Nội cùng với đoàn tham mưu gồm: Phó Trợ lý Toàn quyền Jeffrey Barnes; Trưởng phòng Hợp tác chiến lược Timothy Grainger; Đại úy Carlo Oreas, Sỹ quan Trợ lý đặc biệt; bà Lynnette Mace, Chánh Văn phòng; bà Jane Righton - Stapley, Trợ lý điều hành cao cấp...


Những thông tin trọng tâm về cuộc họp giữa ông Hurley với ông Trọng không được phổ biến, ngoài chuyện quan hệ ngoại giao hai chiều Việt-Úc được giới báo chí trong nước loan tải. 


Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi giữa ông Hurley và chủ tịch nước CsVN Võ Văn Thưởng đã để lại ‘dấu ấn gay gắt’ qua lời phát biểu của ông Thưởng rằng “đề nghị phía Úc hãy xử lý những người chống phá” Việt Nam từ nước ngoài!!!


Đáng buồn cho Đại tướng David Hurley đến Hà Nội để phải ‘lắng nghe’ những lời ‘vu vơ’ về những người chống phá VN từ nước ngoài không? Tôi e rằng không. Ông toàn quyền đại diện cho nước Úc mênh mông ở nam Thái Bình Dương đến vì chuyện ‘đại sự’. Những người chống phá đó là những người nào? Hay ông Thưởng ý ‘xỏ xiên’ đại tướng Hurley là người từ nước ngoài. Có thể lắm chứ.


(thêm: Tập thể cộng đồng Úc-Việt đại đa số 99% là thuyền nhân, hàng ức vạn thuyền nhân đã làm thức ăn cho cá, trong máu của cá có máu người Việt, số may mắn sống sót đến được miền đất của vị nữ vương hiền hậu sau những năm tháng dài mòn mỏi ở trại tị nạn, một số ngán ngẩm chế độ cộng sản cũng chọn Úc làm quê hương, tập thể cộng đồng Úc-Việt từ mấy chục năm qua kiên trì tranh đấu cầu nguyện cho một Việt Nam tự do dân chủ và an lành là chuyện logic.)


Bây giờ toàn quyền Úc là đại tướng David Hurley, trông ông đại tướng đứng chắp tay trước một cô lính VC ở Hà Nội thì có thể nhìn thấy nhân dáng của một người Úc phúc hậu.

image006

Trước khi hội đàm với ông Trọng vào chiều 04/4/2023, ông Hurley đã được ‘dàn chào’ rất kỹ bởi ba nhân vật trong tứ trụ triều đình đảng CsVN: chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ và thủ tướng Phạm Minh Chính.


Xem ra trận ‘dàn chào’ bên ngoài nặng phần tâm lý. Ông Hurley cuốc đất trồng cây tưới nước hòa bình rất ư là thắm thiết tình Úc-Việt ở Cục Gìn giữ hoà bình Việt Nam.


(thêm và nhắc: Cục này không phải là ‘đại cục’.)


Úc là quốc gia trong bộ ba kim cương AUKUS – hạm đội nguyên tử hiện đại nhất tốn nhiều tiền nhất của thế giới phương Tây – là mũi tiến công hàng đầu của chiến lược INDO-PACIFIC.


Riêng chương trình tàu ngầm nguyên tử của Úc sẽ tiêu tốn khoảng 368 tỷ AUD (260 tỷ USD) trong 30 năm, bao gồm cả việc mua các tàu ngầm lớp Virginia, trung bình lên tới 12 tỷ USD một năm.


Trong các bài viết trước chúng tôi đã viết thế giới đa cực ngày nay là thế giới của BIỂN. Rốt cục Biển cũng phải phân chia lại ranh giới cho … minh bạch như trên lục địa, như Ukraine mà thôi. Trước khi chia, các phe phải đánh nhau tơi bời cái đã. Vì vậy, chúng tôi đã đề nghị thêm vào đường dây chiến lược quốc tế Indo-Pacific cái tọa độ biển hung hiểm là INDO-BIỂN ĐÔNG-PACIFIC.


Biển Đông đang đứng đằng trước trước con đường: chiến tranh hay hòa bình.


Không có gì ngạc nhiên khi phương Tây cho ra đời AUKUS, (viết tắt từ tên ba nước Australia, United Kingdom và United States).


image008Tổng Thống Joe Biden (giữa) cùng ông Anthony Albanese (trái), thủ tướng Úc, và ông Rishi Sunak (phải), thủ tướng Anh. Nguồn: Leon Neal/Getty Images.


Phân đội tầu ngầm nguyên tử Úc sắp tới sẽ ‘vùng vẫy’ ở Biển Đông – địa bàn Biển Đông khá gần với căn cứ Darwin ở cực bắc Úc.

image010

Phân đội tầu ngầm nguyên tử Anh quốc sẽ hoạt động ở vùng khác. Anh đã cho HMS Elizabeth đi chu du khảo sát khắp Tây, Nam Thái Bình Dương và cả Biển Đông từ hôm 05/7/2021.


image012Đường hành quân của HMS Elizabeth


Nói tới Biển Đông không thể không nhắc tới Việt Nam, nước có 51 điểm đóng quân hỏa lực dàn trải rộng khắp vùng biển Trường Sa và hạm đội tầu ngầm 6 chiếc Kilo 636. Đấy là chưa kể đến 7 đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực khổng lồ của Trung cộng ở Trường Sa và chốt ‘tử thủ’ ở quần đảo Hoàng Sa.


Nhiều hoài nghi cho rằng an ninh Biển Đông hiện đang phủ bóng trong tay Việt-Trung, tất nhiên không phải là hoàn toàn, nhưng thực sự Hoa Kỳ đã tốn nhiều công-của đối phó với cái gọi là đường lưỡi bò hơn hai thập niên qua.


Cứ một chuyến hải hành “hành quân tuần tra” tốn cả triệu đô. Cứ một cuộc hành quân hỗn hợp với nhóm tác chiến Mẫu hạm tốn hàng trăm triệu. Chi phí quân sự và quốc phòng lớn không thể tưởng tượng nổi.


Nhiều phân tích gia cho rằng đó là cuộc “cạnh tranh chiến lược Mỹ-Hoa” bắt đầu từ năm 2013 khi họ Tập lên ngôi Trung Nam Hải.


Úc là đồng minh bất khả phân ly của Hoa Kỳ ở nam Thái Bình Dương, Ông David Hurley đến Việt Nam không ngoài chuyện ‘cạnh tranh chiến lược’ và địa chính trị. Biển Đông Việt Nam là một –biển South China Sea là hai – Biển Tây Philippines là ba – và Biển Nam Đài Loan là bốn.


Úc đã tới thăm Manila và mới đây đã cử quân tham gia chiến dịch Balikatan.


image014Chiều 04/4/2023, tại Trụ sở Trung ương đảng CsVN, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông David Hurley, Toàn quyền Australia. Thông tin cuộc hội đàm giữ kín. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN.


image016Trụ sở Trung ương đảng CsVN trên đường Nguyễn Cảnh Chân, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Net.


Dọn đường cho ông Hurley đến Việt Nam – điểm chốt trung tâm của ASEAN. Giải quyết được cái chốt tiền tiêu cứng đầu này là có thể khai thông được con đường thông thủy đến Biển Tây Philippines, băng qua eo bể Ba Sĩ tiến lên Nam và Đông-Bắc Đài Loan.


Bên cạnh Việt Nam, ngày 21/2/2023, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles đã đến Manila hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Cartilo Galvez Jr.


image018Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Cartilo Galvez Jr. họp báo tại thành phố Quezon hôm 22/2/2023, AFP


Ngày 20/3/2023, ông Richard Marles nói rằng: “Địa lý của chúng ta – chúng ta có các tuyến đường thương mại dài kết nối chúng ta với thế giới”; “Các tuyến thương mại đến Nhật Bản và Nam Hàn, đối tác thương mại song phương lớn thứ ba và thứ tư của Úc, cũng đòi hỏi phải đi qua Biển Đông.” (theo Rebecca Zhu/Epoche Times tiếng Việt).


Ông Marles nói rõ rằng: “Úc không đưa ra bất kỳ cam kết nào với Hoa Kỳ trong trường hợp xảy ra xung đột về Đài Loan để đổi lấy việc tiếp cận các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của nước này”; “Tuyệt đối không”. Và tôi không thể rõ ràng hơn thế.” (ông nói với ABC Insider).


Ông Marles cho biết mặc dù những tàu ngầm này có khả năng hoạt động trong chiến tranh, nhưng mục đích chính là bảo vệ sự ổn định trong khu vực. Để bảo vệ sự ổn định trong khu vực, để bảo vệ thương thuyền của Úc băng ngang qua con đường thông thủy quốc tế đầy trắc trở, tầu ngầm nguyên tử của Úc phải hiện diện ở Biển Đông.


image019Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles nói trong một cuộc họp báo ở trước USS Asheville, tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Los Angeles trong chuyến tham quan HMAS Stirling ở Perth, Úc, hôm 16/03/2023. (Ảnh: AAP Image/Richard Wainwright)


https://www.epochtimesviet.com/bo-truong-quoc-phong-uc-khong-co-cam-ket-tro-giup-hoa-ky-neu-xung-dot-ve-dai-loan-no-ra_368602.html


Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Úc có thể sẽ được Toàn quyền David Hurley lập lại khi gặp ông Nguyễn Phú Trọng ngày 04/4/2023.


Nhìn về Philippines và Đài Loan


Một cuộc họp 2+2 giữa Hoa Kỳ và Philippines ở Washington rộng đường cho Tàu ngầm nguyên tử Úc đi vào Biển Đông.  


Các căn cứ hải không quân Mỹ trải dài trên đất nước Philippines từ Bắc xuống Nam theo thỏa thuận EDCA tạo vùng đệm an toàn cho vùng Biển Tây Philippines.   


Ngày 11/4/2023, tại Washington DC., bốn giới chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu của Mỹ và Philippines đã đồng thuận về một lộ trình hoàn tất cung cấp hỗ trợ quốc phòng của Mỹ dành cho Philippines trong vòng 5 đến 10 năm tới.


image021Từ trái: Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo, Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong cuộc họp 2+2 tại Washington ngày 11/04/2023. AP


“Một tuyên bố chung có nội dung "việc áp dụng Lộ trình Hỗ trợ Lĩnh vực An ninh (Security Sector Assistance Roadmap) trong các tháng tới sẽ định hướng các khoản đầu tư hiện đại hóa và thông báo việc giao các nền tảng ưu tiên trong vòng 5 đến 10 năm tới."


“Ngoại trưởng Philippines, Enrique Manalo, phát biểu trong cuộc họp báo là hai bên đã "tăng cường" cam kết hiện đại hóa liên minh Philippines-Hoa Kỳ, nhận ra rằng "sự hợp tác của chúng ta sẽ cần đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc gìn giữ một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế;


Các chuyên gia cho rằng Mỹ xem Philippines là một địa điểm tiềm năng cho các hệ thống roket, tên lửa và pháo nhằm chống lại một cuộc xâm lược đổ bộ của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan.” (theoBBC).


Cuộc ‘phong tỏa mô hình’ của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan trong ba ngày 08-10/4/2023 cho thấy ý đồ chiến lược của Bắc Kinh – không chỉ nhắm vào Đài Loan mà còn ‘phong tỏa’ con đường thủy eo bể Đài Loan mong manh biên giới vươn tới Okinawa và Nhật Bản.


Bắc Kinh tin rằng hỏa lực của nhóm tấn công Mẫu hạm Liêu Ninh có thể “phá vỡ hệ thống phòng thủ của Đài Loan ở phía đông”. Phía đông là hướng về các dãy đảo phía tây nam của Nhật Bản.


Theo VOA/Reuters hôm 12/4/2023, “Ông Bonji Ohara, thành viên cao cấp tại Sáng hội Hòa bình Sasakawa và là cựu tùy viên quân sự tại Tòa đại sứ Nhật Bản ở Trung Quốc, cho biết, việc Trung Quốc tập trung vào các vùng biển phía đông Đài Loan đặc biệt đáng lo ngại đối với Nhật Bản.


“Các hòn đảo phía tây nam của Nhật Bản có thể nằm trong khu vực phong tỏa,” ông Ohara nói.


“Câu hỏi làm thế nào để phá vỡ nó một lần nữa được đặt ra với Nhật Bản. Việc này cũng nhắc nhở Nhật Bản rằng việc phong tỏa có thể cắt đứt các tuyến đường biển vận chuyển dầu thô và thực phẩm đến Nhật, điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Nhật Bản.”


image023Các phía đông tây nam bắc hòn đảo Đài Loan.


image025Nguồn họa đồ: Marine Regions/ Truyền thông Trung Quốc. Bản đồ minh họa chỉ vị trí các khu vực hải quân Trung Quốc bao vây phong tỏa quanh đảo Đài Loan từ ngày 04/7-8/2022.


image027Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc cất cánh từ Mẫu hạm Liêu Ninh tại Hoàng Hải, ngoài khơi bờ biển phía đông Trung Quốc.


Balikatan vai kề vai


Ngày 11/4/2-23, trong lúc bốn nhà ngoại giao và Quốc phòng Mỹ-Phị họp ở Washington thì ở Quezon, ngoại ô Manila, Philippines, liên quân Mỹ-Úc-Phi đã thực hiện cuộc diễn tập chiến dịch Balikatan với hàng chục ngàn binh sĩ và tập dợt các khí tài quân sự.


Theo hãng tin AFP, khoảng 18.000 binh lính (12.200 lính Mỹ, 5.400 lính Philippines và 100 lính Úc), tức là gấp đôi con số năm ngoái, sẽ tham gia đợt tập trận thường niên mang tên Balikatan (Kề vai sát cánh), trong đó lần đầu tiên có cả các cuộc thao dượt bắn đạn thật trên vùng Biển Đông.


Theo quan chức quân sự Mỹ và Philippines, các tàu chiến, máy bay chiến đấu cũng như tên lửa Patriot, hệ thống pháo phản lực HIMARS và tên lửa dẫn hướng chống tăng Javelin của Mỹ cũng sẽ sớm xuất hiện.


Quân đội hai nước cũng sẽ thực hiện bài tập đáp trực thăng quân sự lên một đảo của Philippines ngoài khơi đảo Luzon, cách Đài Loan khoảng 300 km. Trong khuôn khổ đợt tập trận kéo dài hai tuần, quân đội Mỹ sẽ sử dụng hệ thống tên lửa Patriot, được xem là một trong những hệ thống phòng không hiệu quả nhất thế giới hiện nay.


Đợt tập trận Balikatan diễn ra đúng một ngày sau khi hải không quân Trung Quốc kết thúc ba ngày tập trận mô phỏng ‘phong tỏa và tấn công” các cứ điểm Đài Loan.


Từ Balikatan xuống Ream


Nói tới Balikatan ở địa đầu giới tuyến Philippines không quên nhắc tới REAM ở địa đầu giới tuyến Singapore, Việt Nam và Cam Bốt.


Việt Nam tuy quan trọng thật, nhưng chính sách đu dây kiếm tiền thế giới của Hà Nội không ít làm Bắc Kinh phiền hà.


Có một câu đối thoại trở thành ngụ ngôn của con vẹt: “Anh không theo tôi là chống tôi; chúng tôi không muốn chống anh và cũng không muốn chống ai vì … chúng tôi còn yếu nghèo và chán chiến tranh lắm rồi.” (thêm: 50 năm rồi ta vẫn còn nghèo, chỉ có giai cấp đại gia đại gian là giầu sụ).


Trong các bài phân tích trước đây trên VHO, chúng tôi đã nhận định vị trí của Philippines đối với South China Sea còn quan trọng hơn Việt Nam. Thế nhưng vì sao Việt Nam ưa làm khó dễ nhiều bạn hàng quá vậy?


Điều đó khiến ta nhìn lại Ream, cái chốt hiểm hóc bên hông Changi-Singapore hiện do hải quân Trung cộng chiếm ngự ở Sihanoukville-Cam Bốt – đồng minh láng giềng của Việt Nam.


Trung cộng đã chơi trội Hoa Kỳ một nước cờ ở Cam Bốt – hất cẳng Mỹ ra khỏi Nam Vang, thỏa hiệp và chi tiền đậm cho Nam Vang – xây dựng căn cứ hải quân Ream vào ngày 08/6/2022.


REAM là mũi giáo đâm hông Changi và Natuna.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11310/ream-mui-giao-dam-hong-indo-pacific-


Nếu Changi-Singapore, Malaysia, Natuna-Indonesia là đầu cầu từ cửa bể Malacca-Singapore chạy lên tới nam Trường Sa thì cửa bể Luzon-Cao Hùng (Gaosyóng) là phòng tuyến đầu cầu bảo vệ vùng biển mạn phía nam Đài Loan.


Balikatan với sự tham dự khiêm nhường của Úc là chuyện chẳng đặng đừng.


image029Vị trí các căn cứ quân sự ở Vịnh Thái Lan và Biển Đông; lằn đen nhỏ: không gian bao trùm ảnh hưởng quân sự và sự hiện diện thường trực quân lực hai bên; Changi và Kaohsiung. Bản đồ VĂN HÓA ONLINE minh họa ngày 08/6/2022.


Lý Kiến Trúc

California 13/4/2023
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1257)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1666)