Vài nhận xét khi xem video 42 giây do Ngũ giác Đài công bố

17 Tháng Ba 20237:47 SA(Xem: 2511)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ SÁU MAR 17, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Vài nhận xét khi xem video 42 giây do Ngũ giác Đài công bố

image003

Bộ trưởng Quốc phòng Austin, Tướng Milley họp báo công bố video 42 giây


By The Associated Press

Published: Mar. 16, 2023 at 3:20 AM PDT|Updated: 15 minutes ago


https://www.wvlt.tv/2023/03/16/us-military-releases-footage-encounter-between-russian-fighter-jet-american-drone/


image005(Trái sang phải) Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Tướng Mark Milley, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Celeste Wallander tham dự một cuộc họp tại Lầu Năm Góc, thủ đô Washington D.C, ngày 15/3/2023. Ảnh: REUTERS


image007Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Tướng Mark Milley cho biết đã xóa tất cả thông tin nhạy cảm khỏi máy bay không người lái MQ-9 Reaper. Nguồn: CNN, BỘ QUỐC PHÒNG, GOOGLE EARTH, BỘ QUỐC PHÒNG NGA, VGTRK, HÌNH ẢNH GETTY.


“Ngũ giác Đài hôm thứ Năm ngày 16/3/2023 đã công bố đoạn phim mà họ cho là một máy bay Nga đổ nhiên liệu lên một máy bay không người lái giám sát của Không quân Hoa Kỳ và cắt cánh quạt của máy bay không người lái trong không phận quốc tế trên Biển Đen;


“Ngũ giác Đài cho biết đoạn video dài 42 giây cho thấy một chiếc Su-27 của Nga tiếp cận phía sau máy bay không người lái MQ-9 và bắt đầu xả nhiên liệu khi nó đi qua. Việc đổ nhiên liệu dường như nhằm mục đích làm mù các thiết bị quang học của nó và đuổi nó ra khỏi khu vực;


“Ở cách tiếp cận thứ hai, chính chiếc máy bay phản lực đó hoặc một máy bay chiến đấu khác của Nga đang theo dõi chiếc MQ-9 đã va vào cánh quạt của máy bay không người lái, làm hỏng một cánh, theo quân đội Mỹ;


Quân đội Hoa Kỳ cho biết họ đã thả MQ-9 Reaper xuống biển sau điều mà họ mô tả là máy bay chiến đấu của Nga thực hiện một cuộc đánh chặn không an toàn đối với máy bay không người lái;


“Đoạn video do Lầu Năm Góc công bố không cho thấy các sự kiện trước hoặc sau cuộc đối đầu đổ nhiên liệu rõ ràng;


“Nga nói các máy bay chiến đấu của họ đã không tấn công máy bay không người lái và tuyên bố chiếc máy bay không người lái đã bị rơi sau khi thực hiện một thao tác sắc bén trên biển;


Vấn đề thu hồi mảnh vỡ


“Khi được hỏi hôm thứ Năm rằng liệu Nga có cố gắng thu hồi các mảnh vỡ của máy bay không người lái hay không, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng quyết định tùy thuộc vào quân đội;


“Ông nói: “Nếu họ cho rằng cần phải làm như vậy ở Biển Đen vì lợi ích và an ninh của chúng tôi, thì họ sẽ làm”. Nikolai Patrushev, thư ký Hội đồng An ninh Nga, cho biết hôm thứ Tư rằng Moscow sẽ cố gắng thu hồi các mảnh vỡ của máy bay không người lái;


“Một máy bay không người lái giám sát của Hoa Kỳ đã chạm trán với các máy bay chiến đấu của Nga và bị rơi gần Bán đảo Crimean. (Bộ Tư lệnh Châu Âu Hoa Kỳ qua CNN) Các quan chức Mỹ đã bày tỏ sự tin tưởng rằng sẽ không còn gì có giá trị quân sự từ máy bay không người lái ngay cả khi Nga tìm cách lấy được mảnh vỡ;


“Mặc dù các nỗ lực đánh chặn không phải là hiếm, nhưng vụ việc xảy ra trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine đã làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể đưa Hoa Kỳ và Nga đến gần hơn một cuộc xung đột trực tiếp;


“Moscow đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về các chuyến bay tình báo của Hoa Kỳ gần bán đảo Crimea, nơi Nga chiếm giữ từ Ukraine vào năm 2014 và sáp nhập bất hợp pháp;


“Các nhà lãnh đạo quốc phòng và quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ và Nga đã phát biểu hôm thứ Tư về cuộc chạm trán trên Biển Đen, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của nó;


“Các cuộc gọi giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Nga, là cuộc điện đàm đầu tiên kể từ tháng 10;


“Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong báo cáo về cuộc gọi với Austin rằng Shoigu cáo buộc Hoa Kỳ kích động vụ việc bằng cách phớt lờ các hạn chế về chuyến bay mà Điện Kremlin đã áp đặt vì các hoạt động quân sự của họ ở Ukraine;


“Điện Kremlin lập luận rằng bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine và chia sẻ thông tin tình báo với Kiev, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã thực sự tham gia vào cuộc chiến, hiện đã bước sang tháng thứ 13.


  • VÀI NHẬN XÉT:


Mô tả hai cú thao tác tác chiến của chiến cơ Nga theo đoạn phim công bố cho thấy:


1/ Chiến cơ SU-27 Nga bất ngờ từ đằng sau MQ-9 lao tới bay chặn đầu chiếc MQ-9 rồi đổ, xả, hoặc phun nhiên liệu trước mắt, mũi MQ-9;


2/ Chiến cơ 2 hoặc cũng là chiếc SU-27 trước, bay ngược trở lại phía sau MQ-9, áp sát cánh quạt phía sau đuôi MQ-9 rồi tìm cách va vào cánh quạt khiến một cánh bị gẫy;


3/ Thao tác tác chiến của SU-27 cho thấy khả năng tác chiến chống trinh sát cơ MQ-9 của các phi công Nga đã được tập dợt rất kỹ khi thực hiện phi vụ có một không hai;


4/ Phải công nhận phi công Nga rất lành nghề và tỏ ra rất bình tĩnh khi tạo ra sự cố trên không trung;


5/ Cú va chạm cánh quạt MQ-9 không được mô tả là đã tóe lửa hay tạo ra xầy xước (thương tích) cho chiếc SU-27 và nhân thân viên phi công;


6/ Cú xả nhiên nhiên liệu – va đập gẫy cánh quạt chiếc MQ-9 diễn ra trên không trung vùng Biển Đen gần bán đảo Crimea, nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt giữa quân Nga và quân Ukraine.


7/ Bán đảo Crimea và Biển Đen theo VHO đang và sẽ trở thành trung tâm chiến sự.


8/ Trước đây, ngày 13/4/2022, Tổng thống Ukriane-Zelensky tuyên bố Soái hạm Moskva đã bị tên lửa Neptune bắn trúng, phát nổ và chìm dưới Biển Đen.


9/ Với hai thao tác ‘tác chiến phá hoại’ liên tiếp nhau – chiếc MQ-9 bị‘mù mắt’, gẫy cánh quạt – dù các phi công ảo của quân đội Mỹ điều khiển từ trung tâm hành quân xa đã cho nó rơi xuống biển, tự động chiếc MQ-9 khi mất thăng bằng, không còn kiểm soát được hành trình phi vụ cũng phải rơi xuống biển.


10/ Các dữ kiện tình báo của MQ-9 thu thập được (mục tiêu là hạm đội Biển Đen của Nga) đã truyền từng giây phút về trung tâm hành quân. Nếu MQ-9 có ‘hộp đen’ nó cũng quá nhỏ hoặc đã tự hủy khi MQ-9 vỡ tan nát chìm dưới Biển Đen sâu từ 1200-1500 mét.


(Xem bản đồ phía dưới).


Tuy nhiên, chú ý bản tin của By The Associated Press


Published: Mar. 16, 2023 at 3:20 AM PDT|Updated: 15 minutes ago.


AP ngày 16/3/2023 có câu:


Đoạn video do NGũ giác Đài công bố không cho thấy các sự kiện trước hoặc sau cuộc đối đầu đổ nhiên liệu rõ ràng”;


Bản tin của RFI ngày 17/3/2023 viết:


Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình: 


Trong đoạn video khoảng 40 giây đã được ráp nối lại, do Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu cung cấp, người ta thấy một chiến đấu cơ Sukhoi 27 của Nga bay đến từ phía sau một chiếc drone Reaper không vũ trang. Ban đầu, máy bay Nga tìm cách rưới lên chiếc drone này một chất lỏng mà quân đội Mỹ cho là nhiên liệu.


Theo các hình ảnh mà chiếc drone của Mỹ ghi được, thiết bị bay này có vẻ đã tránh được cú đầu tiên của chiến đấu cơ Nga. Nhưng cú thứ hai có vẻ đạt kết quả hơn, vì phi cơ Nga bay sát drone của Mỹ hơn. Sau đó, theo quân đội Mỹ, các hình ảnh bị mất trong khoảng 60 giây, rồi người ta thấy cánh quạt của drone vẫn quay, nhưng thiết bị này đã bị hư hại nặng. Vụ va chạm không được nhìn thấy.


Bản tin của BBC ngày 16/3/2023 viết:


Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba trong cuộc phỏng vấn với BBC. Ngoại trưởng Ukraine nói với phóng viên James Landale của BBC rằng những sự cố như chiếc drone của Mỹ rơi trên Biển Đen là điều không thể tránh khỏi cho đến khi nào Nga rời khỏi Crimea.


Mô tả đây là một "sự cố thường xảy ra", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói: "Chừng nào Nga còn kiểm soát Crimea, những sự cố kiểu này sẽ không thể tránh khỏi và Biển Đen sẽ không phải là nơi an toàn.”


Dưới đây là một số hình ảnh trích cắt từ video được cho là ‘tài nghệ tác chiến lão luyện” của phi công Nga lái chiếc SU-27, đã rưới nhiên liệu rồi ‘va đập’ vào cánh quạt phía sau đuôi chiếc MQ-9 Reaper mà không bị tóe lửa hay thương tích.


image009MQ-9 đang thực hiện phi vụ trinh sát trên Biển Đen; từ phía sau chiến cơ của Nga lao tới …


image011Chiến cơ Nga SU-27 từ phía sau lao tới như cơn bão; chiếc MQ-9 Reaper có cánh quạt phía sau đuôi … Hình ảnh chiếc MQ-9 này không thể nhầm lẫn với các loại UAV khác.


image013SU-27 xả, rưới, đổ, hay phun nhiên liệu (dầu) trước mũi MQ-9 cố tình làm mù mắt nó… Kỹ thuật này được Nga ‘sáng tạo độc đáo’ trên chiếc chiến cơ SU-27. Kỹ thuật tác chiến kiểu này của Nga trên không trung khiến ta nhớ lại kiểu tác chiến trên mặt biển của Trung Quốc bắn tia laser làm mù mắt thủy thủ và ra đa hải cảnh Philippines ở gần Bãi Cỏ Mây hôm 12/3/2023.


image015Chiến cơ Nga bay trước mũi MQ-9 phun dầu cố tình làm mù mắt nó.


image017Chiến cơ Nga xả, rưới, đổ, hoặc phun nhiên liệu (dầu) cố tình làm mù mắt MQ-9 Reaper.


image019Chiếc MQ-9 Reaper khi bị SU-27 va đập gẫy mất một cánh quạt, bộ phận tuộc bin cánh quạt phía sau đuôi dường như đã bị hỏng phun khói đen và ngừng quay.


image021Biển Đen, bán đảo Crimea và khu vực chiến cơ SU-27 Nga ‘tác chiến phá hoại’ chiếc MQ-9 Reaper rơi xuống gần bán đảo Crimea. Nguồn AP.


Xem video dưới đây:


https://www.wvlt.tv/2023/03/16/us-military-releases-footage-encounter-between-russian-fighter-jet-american-drone/


Mô tả chiếc MQ-9 Reaper


Một chiếc MQ-9 Reaper bay qua Trường huấn luyện và Thử nghiệm Nevada, ngày 14 tháng 1 năm 2020. Phi hành đoàn MQ-9 cung cấp khả năng trinh sát và tấn công, được cung ứng cho các chỉ huy chiến đấu và các đối tác liên minh trên khắp thế giới. (Ảnh của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ do Phi công Cấp 1 William Rio Rosado chụp)

image023

Chiếc MQ-9 Reaper cánh quạt đẩy lực bay ở phía sau. Có các loại máy bay không người lái khác được thiết kế cánh quạt ở phía đầu nhưng không phải là loại MQ-9 Reaper bị chiến cơ Nga phá hoại ở trên không trung Biển Đen hôm thứ Ba 14/3/2023.


PHOTO BY: Airman 1st Class William Rosado. VIRIN: 200114-F-HP405-9947. FULL SIZE: 2.39 MB. Additional Details: CAMERA NIKON D810. LENS 70.0-200.0 mm f/2.8 APERTURE 22


Hình ảnh UAV dưới đây có cánh quạt ở đằng mũi - không phải là chiếc MQ-9 Reaper rơi ở Biển Đen.

image025

Lý Kiến Trúc

California 17/3/2023
03 Tháng Sáu 2022(Xem: 4435)
GIẤC MỘNG MỞ MANG BỜ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM CỦA BẮC KINH
18 Tháng Năm 2022(Xem: 4700)
BÊN LỀ THƯỢNG ĐỈNH W, D.C. 2022
01 Tháng Năm 2022(Xem: 4711)
06 Tháng Tư 2022(Xem: 4520)
31 Tháng Ba 2022(Xem: 4734)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ VÀ NATO? (Kỳ 4/phần 2)
27 Tháng Ba 2022(Xem: 4767)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ VÀ NATO? (Kỳ 4/phần 2)
14 Tháng Ba 2022(Xem: 5220)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ-NATO (Kỳ 3)
08 Tháng Ba 2022(Xem: 5274)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ & NATO (Kỳ 2)