Hải quân Mỹ-Hoa ‘dàn trận’, Marcos ‘thức trắng đêm’

19 Tháng Giêng 20234:05 CH(Xem: 3454)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A – THỨ NĂM JAN 19, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


“Mặt trận biển Đông lôi qua biển Tây”?


Hải quân Mỹ-Hoa ‘dàn trận’, Marcos ‘thức trắng đêm’


Marcos Jr biện giải: “Philippines đang ở tuyến đầu, tôi không làm việc cho Beijing, tôi không làm việc cho Washington, D.C., Tôi làm việc cho Philippines”

image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

19/1/2023


Kỳ 1


image005(trái) Marcos Jr phát biểu hôm thứ Tư 18/1/2023 tại cuộc đối thoại của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở thị trấn Davos của Thụy Sĩ. AP; (góc phải) Tổng thống Marcos Jr và Chủ tịch tập Cận Bình nghiêm chỉnh chào Quốc ca hai nước tại Bắc Kinh hôm 04/1/2023. BEIJING/MANILA. Reuters.


Ngày 18/1/2023, nhà báo JIM GOMEZ/AP viết, Marcos phát biểu hôm thứ Tư tại một cuộc đối thoại của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở thị trấn Davos của Thụy Sĩ, nơi ông được hỏi về nhiệm kỳ tổng thống mới 7 tháng tuổi, chiến lược kinh tế và những lo lắng chính về an ninh, bao gồm cả xung đột lãnh thổ ngày càng căng thẳng ở Biển Đông.


“Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết các tranh chấp kéo dài ở Biển Đông liên quan đến Trung Quốc, Philippines và các quốc gia ven biển khác đã khiến ông “thức trắng đêm” và cảnh báo rằng bất kỳ cuộc đối đầu lớn nào ở châu Á, tương tự như cuộc chiến ở Ukraine, sẽ là thảm họa đối với thế giới.”


Trả lời một câu hỏi từ Chủ tịch diễn đàn Borge Brende, ông Marcos nói: “Cuộc tranh luận “khiến bạn thao thức vào ban đêm, khiến bạn thao thức vào ban ngày, khiến bạn thao thức hầu hết thời gian… Nó rất năng động, nó liên tục thay đổi nên bạn phải chú ý đến nó.”


Tình hình biển Tây Philippines trở nên căng thẳng sau chuyến đi Bắc Kinh của Tổng Tống Marcos gặp Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 04/1/2023.


Hạm đội Mẫu hạm Sơn Đông đã “hành quân dàn trận” bắn đạn thật ở một vùng biển không được rõ nhưng nghi là ở vùng biển Tây Philippines được cho là “đối đầu” với hạm đội hải quân tác chiến của Mẫu hạm Nimitz”.


Chiến tranh sẽ nổ ra ở biển Tây Philippines? Hay chiến tranh đã kéo từ biển Đông Việt Nam qua biển Tây Philippines?


Điều lo âu này được Marcos đã có những lời kêu gọi chính phủ Philippines hành động nhiều hơn để bảo vệ lãnh hải của mình, nhưng nói thêm rằng giải pháp quân sự cho các cuộc xung đột không phải là một lựa chọn. Ông Marcos nói: “Không ai muốn tham chiến. Chúng tôi không. Trung Quốc không. Hoa Kỳ không.” (AP)


Có chắc là không ai muốn tham chiến không? Nhưng nếu Trung Quốc muốn tham chiến để bảo vệ cái gọi là “lợi ích số 1” của Trung Quốc thì sao?


Giới quan sát nhận thấy rằng, mức độ “tranh hùng tranh bá quân sự” giữa hai lực lượng hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc đang diễn ra cao độ ở biển South China Sea.


Hải quân Trung Quốc nay đã được sự hỗ trợ hỏa lực trực tiếp từ 7 hòn đảo nhân tạo/căn cứ quân sự và Hải quân Hoa Kỳ với sự tiếp trợ hỏa lực của đồng minh đặc biệt là Nhật Bản.


Thời gian qua, sau nhiều lần đi qua đi lại giữa Hà Nội và Bắc Kinh, Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết các thỏa ước Nguyên tắc về BIỂN. Một nền “hòa bình kín đáo” giữa hai quốc gia “đất liền đất biển liền biển” sẽ kéo “chiến trường” mà bấy lâu nay người ta lo sợ sẽ bùng nổ ở biển Đông Việt Nam hoặc ở Trường Sa sang nơi khác. Nay thì đến lượt Manila.


Bộ chính trị Việt Nam hẳn nhìn ra chuyện “lửa gần nước xa” trong các cuộc giao lưu thân thiện với Trung Quốc, và Việt Nam đã có chiến lược mới trong công cuộc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.


XEM THÊM (1)


Nhắc lại, ngày 09/4/2015, khi Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng đang có mặt ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa)”.

Trả lời câu hỏi về các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Quốc tế ở Mỹ công bố, cho thấy Trung Quốc đang bồi đắp và xây dựng ở bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef), Hoa Xuân Oánh nói: “việc xây dựng đó hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc và hợp pháp”.


7 đảo nhân tạo khởi công từ tháng 5/2014 nay gần như đã hoàn tất, các căn cứ hỏa lực này không những phục vụ cho nhu cầu “phòng thủ quân sự” mà còn có khả năng “tấn công” chứng tỏ các yêu sách đường lãnh thổ 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vẽ ra từ năm 1949.


Bối cảnh chính trị và quân sự hiện nay đối với Manila khác hẳn với Việt Nam trước đây hoặc sẽ rơi vào vòng xoáy của Bắc Kinh. Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc “giao lưu” với kẻ thù phương Bắc.


Ví dụ như biến cố bãi ngầm Tư Chính (Vanguard Bank) lọt vào lưỡi bò số 6, Việt Nam đã khôn khéo xoa dịu được Trung Quốc, còn bãi cạn Scarborought Shoal lọt vào đường số 2.


Manila – Tổng thống Marcos Jr “thức trắng đêm” sau khi đi Bắc Kinh về. Ông đang đứng trên bờ vực “khủng hoảng” dưới áp lực của Bắc Kinh; phát biểu tại Diễn đàn Davos hôm 18/1/2023, ông nói: Chúng tôi không có yêu sách mâu thuẫn với Trung Quốc. Những gì chúng tôi có là Trung Quốc đưa ra yêu sách trên lãnh thổ của chúng tôi.  


Thật ra, ai cũng thấy chuyến đi Bắc Kinh của ông Marcos hôm mùng 4/1/2023 không mang theo được thế và lực gì, dường như ông đã thú nhận như vậy, những gì ông nhận được là – yêu sách của Bắc Kinh đối với các hải đảo và có thể là ở các cuộc nghị đàm khai thác dầu khí sắp tới nếu có giữa Manila và Beijing. Thế và lực hiện trong tay Tập Cận Bình, và có thể – liên quan đến các yêu sách tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines, ví dụ như đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, vân vân …


Marcos thú nhận: “Khi tôi nói chuyện với Chủ tịch Tập, tôi đã mở đầu cuộc thảo luận của chúng ta bằng cách nói rằng “hôm nay chúng ta sẽ không quyết định ở đây các vấn đề giữa Philippines và Trung Quốc về lãnh thổ.Ông biện giải: “Tôi không làm việc cho Bắc Kinh, tôi không làm việc cho Washington, D.C., Tôi làm việc cho Philippines.


Dù Manila-Marcos cố gắng biện giải, “chúng ta sẽ không quyết định ở đây”, nhưng ở đây sẽ quyết định khác. Những gì ông Marcos muốn không có nghĩa là đồng sàng với ông Tập muốn.


Họ Tập đang muốn những gì ở Manila và biển Tây Philippines? Ông Marcos chắc chắn hiểu điều đó hơn ai hết.


Ông Marcos đang ở thế yếu, rất yếu, và Hạm đội Nimitz phải kéo vào “chống lưng” cho Marcos. Philippines là tuyến đầu cực bắc liên quan tới cuộc tranh chấp giữa tự do và độc bá thu hồi lãnh thổ dữ dội ở eo biển Đài Loan.


Ngày 12/1/2023, Hạm đội tác chiến của Mẫu hạm lớp Nimitz gồm Tuần dương hạm USS Bunker Hill, các Khu trục hạm USS Decatur, USS Chung Hoon, USS Wayne E Meyer, phi đoàn CVW 17 đã và đang thực hiện cuộc “hành quân dàn trận” (không biết có bắn đạn thật không) ở BIỂN (biển Tây Philippines (?);


Ngày 16/1/2023, tờ South China Morning Post đưa tin PLA Trung Quốc thông báo trên WeChat rằng nhóm tác chiến Mẫu hạm Sơn Đông “hành quân dàn trận” bắn đạn thật ở BIỂN (biển Tây Philippines (?).


image006Các thành viên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines tham gia cuộc tập trận quanh đảo Pag-Asa (Thị Tứ) biển Tây Philippines trong một bức ảnh được công bố vào ngày 25 tháng 4 năm 2021. Tài liệu của Cảnh sát biển Philippines qua AFP.


image007Tàu Hải cảnh của Trung Quốc áp lực quanh các tàu đánh cá của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough Shoal. Ảnh chụp ngày 5 tháng 4 năm 2017. Reuters.

 

image008Bãi cạn Scarborought rơi vào đoạn số 2; bãi ngầm Tư Chính rơi vào đoạn số 6. Minh họa của VHO.


image010Bản đồ minh họa: Vị trí bãi cạn Scarborought Shoal. Văn Hóa Online Map.


Lý Kiến Trúc

California 19/1/2023


(1) XEM THÊM:


Từ kịch bản Trường Sa tới biến hóa vô lường ở biển Tây Philippines?

“Xôi đậu Da beo” ở Trường Sa

Tòa Tối cao Philippines; Hồ sơ Khảo sát JMSU và viễn ảnh Macclesfield Bank

Viễn ảnh Scarborought


(2) XEM THÊM:


Tranh chấp quân sự từ Biển Đông VN sẽ lôi qua Biển Tây Philippines?


Biển Đông sắp đánh nhau to? Đánh ở đâu? Ai đánh ai?


14 Tháng Tư 20157:06 CH(Xem: 20868)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 15 APRIL 2015

'Không để xảy ra xung đột vì biển đảo'


image012Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter đến Nhật trước khi đến Nam Hàn.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mở đầu chuyến thăm châu Á hôm 8/4/2015 với kêu gọi không để tranh chấp biển đảo biến thành xung đột vũ trang.
Ông Ashton Carter phát biểu tại Nhật Bản sau khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani.

Ông nói Mỹ ưu tiên ổn định tại châu Á – Thái Bình Dương.

Theo ông, Mỹ muốn bảo đảm “không để xảy ra thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực và không để tranh chấp lãnh thổ, đã kéo dài, bị quân sự hóa”.

Ông nói Mỹ lo ngại vì việc san lấp và bồi đắp của Trung Quốc ở Biển Đông và khả năng có khía cạnh quân sự trong việc xây dựng này.

Trung Quốc đã tiến hành bơm cát xây đắp các đảo nhân tạo, rồi sau đó đổ bê tông kiên cố ở các dãy đảo nhỏ tranh chấp.

Các chuyên gia quốc phòng nói chiến dịch này có thể tạo thành “Trường Thành cát” giúp Trung Quốc kiểm soát Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại: “Mặc dù chúng tôi không có lập trường trong mọi tranh chấp lãnh thổ, chúng tôi kiên quyết phản đối việc quân sự hóa tranh chấp.”

Trong tháng Tư, Mỹ và Philippines sẽ tham dự cuộc tập trận hàng năm gần quần đảo Trường Sa.

Đây sẽ là cuộc tập trận quy mô nhất kể từ khi hai nước tái tục hoạt động chung năm 2000.

Khi được hỏi liệu cuộc tập trận hùng hậu có phải để phản ứng Trung Quốc, ông Carter nói Washington và Manila có lợi ích chung trong vùng.
Ông Carter cũng hoan nghênh việc điều chỉnh lần đầu tiên kể từ 1997 đối với thỏa thuận hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật.

“Việc này sẽ giúp Nhật Bản, và cả liên minh chúng tôi, có nhiều khả năng hơn để cung cấp an ninh trong khu vực,” ông Carter tuyên bố.
Dự kiến Mỹ và Nhật sẽ công bố điều chỉnh vào cuối tháng Tư trước khi Thủ tướng Shinzo Abe gặp Tổng thống Barack Obama ngày 28/4 ở Washington./ (theoBBC 08/4/2015)

Bộ trưởng Hải quân Mỹ thăm Đà Nẵng


image014Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Ray Mabus đã đến Việt Nam 3 lần trong cương vị Bộ trưởng Hải quân.



Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ vừa đến thăm Đà Nẵng, nơi các thủy thủ Mỹ đang tham gia giao lưu với hải quân Viêt Nam, và gọi hoạt động này là cơ hội để hai bên 'xây dựng lòng tin'.

Thủy thủ Hải quân Hoa Kỳ trên các chiếm hạm USS Fort Worth, tàu khu trục tên lửa USS Fitzgerald và các nhân viên từ Biên đội tàu khu trục số 7, đang tham gia đợt Hoạt động Giao lưu Hải quân thường niên lần thứ 6 (NEA) tại Việt Nam năm 2015, theo thông tin từ tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Thông cáo dẫn lời ông Ray Mabus phát biểu trong chuyến thăm ngày 9/4/2015 nói các hoạt động giao lưu giữa hải quân hai nước đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố quan hệ và tăng cường các hoạt động hợp tác trên biển.

“Như một phần của lực lượng hải quân tiền phương, các thủy thủ của tàu Fort Worth và Fitzgerald nên tự hào về sự khác biệt họ đang tạo ra thông qua các hoạt động trao đổi giống như Hoạt động Giao lưu Hải quân Việt Nam,” Bộ trưởng Mabus phát biểu.

“Chính nhờ các hoạt động giao lưu trực tiếp mà chúng ta có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Việt Nam”.

'Xây dựng lòng tin'

“Cơ hội để tàu Fort Worth và Fitzgerald cùng giao lưu với Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ giúp xây dựng lòng tin và đảm bảo liên lạc an toàn khi tàu của chúng gặp nhau trên biển.”Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Ray Marbus

Trong bài phát biểu của mình, ông Mabus đã nhấn mạnh ý nghĩa của chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3).

Ông cũng cho rằng chuyến thăm này là cơ hội để hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES) vào cuối tuần này.

“Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7,” ông Mabus cho biết.

“Cơ hội để tàu Fort Worth và Fitzgerald cùng giao lưu với Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ giúp xây dựng lòng tin và đảm bảo liên lạc an toàn khi tàu của chúng gặp nhau trên biển.”

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius và Tổng lãnh sự Rena Bitter cũng đi cùng Bộ trưởng Hải quân Mỹ đến Đà Nẵng, thông cáo nói.

“Tôi hết sức tự hào về chặng đường mà hải quân hai nước đã đạt được kể từ năm 2003 khi chúng ta tổ chức chuyến thăm Thiện chí và Hữu nghị đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ đến Việt Nam", ông Osius được dẫn lời nói.

"Chúng ta phải có tầm nhìn tốt, làm việc tích cực, và trên hết là xây dựng lòng tin để đưa chúng ta đến được thành công như hiện nay."

"Nếu chúng ta học được điều gì đó trong suốt 20 năm qua thì đó chính là không có điều gì là không thể,” Đại sứ Osius phát biểu."

Hoạt động Giao lưu Hải quân Việt Nam bắt đầu từ năm 2010 và tập trung vào các sự kiện phi tác chiến và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải.

Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".

"Diễn ra nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, các hoạt động này được thực hiện nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin trong lĩnh vực hàng hải và phát triển quan hệ giữa nhân dân và hải quân hai nước", tòa đại sứ Hoa Kỳ nói trong thông cáo. (BBC 10/4/2015)
03 Tháng Sáu 2022(Xem: 4435)
GIẤC MỘNG MỞ MANG BỜ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM CỦA BẮC KINH
18 Tháng Năm 2022(Xem: 4700)
BÊN LỀ THƯỢNG ĐỈNH W, D.C. 2022
01 Tháng Năm 2022(Xem: 4712)
06 Tháng Tư 2022(Xem: 4520)
31 Tháng Ba 2022(Xem: 4735)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ VÀ NATO? (Kỳ 4/phần 2)
27 Tháng Ba 2022(Xem: 4768)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ VÀ NATO? (Kỳ 4/phần 2)
14 Tháng Ba 2022(Xem: 5220)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ-NATO (Kỳ 3)
08 Tháng Ba 2022(Xem: 5275)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ & NATO (Kỳ 2)