Ream: “mũi giáo đâm hông” Indo-Pacific?

24 Tháng Sáu 20222:32 SA(Xem: 4377)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 24 JUNE 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Ream: “mũi giáo đâm hông” Indo-Pacific?


image001THẾ & LỰC MỸ - HOA Ở BIỂN ĐÔNG NAM Á: Vị trí các căn cứ quân sự ở Vịnh Thái Lan và Biển Đông; lằn đen nhỏ: không gian bao trùm ảnh hưởng quân sự và sự hiện diện thường trực quân lực hai bên; Changi và Kaohsiung. VĂN HÓA ONLINE  minh họa 08/6/2022.

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

24/6/2022

Kỳ 2


Ở Shangri-la, hai đại cường Mỹ-Hoa hình như muốn tránh không nhắc tới sự kiện Ream-vịnh Thái Lan; nhưng mỗi bên có cách khác nhau, Washington, D.C., dường như “tảng lờ”, trong lúc Beijing tung hô “châu á của người châu á” để cho người anh em bày biện công khai.


Trong lúc thế giới phương Tây đang lùng bùng với khói súng Ukraine, Mỹ và đồng minh quy tụ 13 quốc gia Biển (Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Nam Hàn và Ấn Độ, và 7 nước trong khối Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Philippines và Việt Nam làm việc lớn: IPEF.


Đùng một thời điểm, Bắc Kinh tung ra hai quả đấm ngoại giao – một ở các quốc đảo nam Thái bình Dương và hai ở Ream-Cam Bốt, căn cứ hải quân có vị trí chiến lược nhìn bao trùm vịnh Thái Lan.


Ream có làm thay đổi cục diện ở Đông Nam Á hay không? Ream không phải là vùng xám như bấy lâu nay Trung Quốc gặm nhấm dần. Ream là một mũi giáo phục kích Indo-Pacific.


Ba sự kiện lớn ở Châu Á-Thái bình Dương: ngày 23/5/2022 ở Toyko, ngày 8/6/2022 ở Sihanoukville và ngày 11/6/2022 ở Singapore. Tất cả đều ở Biển, vì Biển.


image006Ngày 23/5/2022 (từ trái): Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida, Thủ tướng Ấn Narendra Modi đồng chủ tọa diễn đàn “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương vì Thịnh vượng” tại Tokyo. REUTERS.


image008Ngày 8/6/2022, Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh Wang Wentian cắt băng lễ khởi động xây dựng các cơ sở mới tại căn cứ Ream, bao gồm xưởng bảo dưỡng tàu, hai cầu tàu, bến tàu, đường trượt và nạo vét cảng biển cho việc neo đậu của những con tàu lớn. © AFP 2022 / Pann Bony.


image010Ngày 11/6/2022, (trái) Bộ tưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngồi dự tiệc vui – đối diện với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc do Thủ tướng Lý Hiển Long khoản đãi, nhân Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế lần thứ 19 (19th International Institute for Strategic Studies Shangri-la Dialogue) tổ chức 3 ngày ở Singapore. AP


Tại sao lại là Ream và vịnh Thái Lan?


Các chuyên gia về BIỂN cho rằng Vịnh Thái Lan (320,000 km²) và Vịnh Bắc Bộ (126.250 km²) cũng là một phần của biển South China Sea – Việt Nam gọi là Biển Đông (3, 5 triệu km²).


Xét về diện tích và vị trí vùng bán đảo Đông Dương, có chuyên gia cho rằng Vịnh Thái Lan và Vịnh Bắc Bộ là nội thủy của Biển Đông. Có thể lắm. Nhưng cho rằng hai vùng biển nhỏ này là nội thủy của Trung Quốc thì không.


Nếu địa lý Việt Nam dính liền với Biển Đông thì Cam Bốt dính liền với vịnh Thái Lan.


Việt Nam có các quân hải cảng quan trọng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu; Cam Bốt chỉ có một hải cảng lớn nhất nước: Ream-Sihanoukville, rất nổi tiếng thời kỳ chiến tranh Việt Nam.


Thế nhưng, vừa qua, quốc gia Cam Bốt dứt khoát không được đứng vào hàng ngũ IPEF cùng với Mynamar và Lào.


Nhiều nhận định cho rằng Cam Bốt đã đứng vào phe Trung Quốc, đối thủ số 1 hiện nay của Hoa Kỳ.


Sự kiện hải quân Trung Quốc hiện diện ở Ream không đồng nghĩa là vịnh Thái Lan không nằm trong “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng” (IPEF). Cho rằng vịnh Thái Lan vốn được bỏ quên lâu nay, vì nó không nằm trong trục hoành Indo-Pacific. Không hẳn như vậy.


Tọa độ nóng giao nhau của trục hoành Indo-Pacific là Biển Đông. Dính tới phần cực nam của Biển Đông là vịnh Thái Lan. Có thể thêm chăng: Indo vịnh Thái Lan Ream – Biển Đông – Pacific.


IPEF đã xác định Cam Bốt (thuộc phe xã hội cộng sản) không phải là đồng minh và bạn hàng tốt, trong lúc nước lớn láng giềng của Cam Bốt là Việt Nam (thuộc phe xã hội cộng sản) – cựu thù ngang cân sức của Mỹ trên chiến trường Vietnam War – trở thành bạn hàng “tốt” nhập vào hệ thống tư bản IPEF.


(Xin nhắc lại chuyện “đấu hót” tự phát của ông thủ tướng Cs VN Phạm Minh Chính đại diện cho đảng CsVN đến hội ở Hoa Thịnh Đốn – “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì” – có vẻ do dự khi nhập vào 4 trụ cột IPEF. (1)


Dù bị loại khỏi IPEF, Cam Bốt, đồng chí chí cốt của Việt Nam tỏ ra rất bình tĩnh, dứt khoát hiệp thông với Bắc Kinh bằng một hành động hôm 8/6/2022 – Bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt Tea Bank cùng với Đại sứ Trung Quốc Wang Wentian tại Nam Vang cắt băng khai mạc lễ động thổ khởi công xây dựng căn cứ hải quân Ream, căn cứ hải quân lớn nhất của Hoàng gia Cam Bốt.


Ream là một khu đất diện tích khoảng 190 mẫu Anh, nằm trên bán đảo tỉnh lỵ Krong Preah Sihanoukville, phía tây-nam Cam Bốt.


Ream là một hải cảng ví như cái bao lơn khổng lồ lý tưởng quan sát thông thoáng vịnh Thái Lan (Thailand Gulf).


Từ Ream đến Singapore, nếu đi đường bộ sẽ cách khoảng 2,463km; nếu đi đường biển hoặc đường bay cách khoảng 1037km.


Ream nhìn qua bên kia vịnh Thái Lan là cái đuôi đất Thái Lan và Malaysia, cuối đuôi đất là Singapore và căn cứ hải không quân Changi.


Căn cứ hải quân ở Ream chỉ cách căn cứ Changi của Singapore non ngàn cây số. Rất gần so với phạm vi hỏa lực của vũ khí tên lửa hiện nay.


Từ xưa, eo biển Malacca là hải lộ duy nhất từ Ấn độ Dương đi tới Trường Sa-Biển Đông. Malacca trở nên một hải lộ có tính chiến lược cao từ khi nổ ra cuộc tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời eo Malacca cũng là hải lộ hẹp nhất trong biểu đồ chiến lược Indo-Pacific; ngoài ra Malacca cũng là con đường hàng hải tiếp liệu của Bắc Kinh, qua đó ước tính khoảng 80% lượng nhiên liệu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua.


Không chỉ Mỹ bảo vệ và làm chủ an ninh Malacca, Trung Quốc buộc cũng phải bảo vệ những đoàn tàu chở dầu của họ băng qua eo biển này.


Bắt tay được với Phnom Pênh, Bắc Kinh đã tạo được sự hiện diện thường trực lực lượng hải quân của họ ở Ream – PLAN sẽ nối liền hỏa lực từ căn cứ Chữ Thập (1 trong7 đảo nhân tạo/căn cứ quân sự ở Trường Sa) tới Ream – PLAN là mũi giáo phục kích từ vịnh Thái Lan tiến ra đâm ngang hông Changi, một tọa độ quân sự của INDO-PACIFIC.


Từ tháng Giêng năm 1974, hải quân Trung cộng đã chiếm đoạt vùng biển-đảo Hoàng Sa; năm 1988 – 2013, khống chế Trường Sa, liên tục xây dựng 7 đảo nhân tạo/căn cứ quân sự, và nay thêm Ream.


Ream sẽ trở thành một căn cứ hải quân lớn của Trung Quốc ở mạn sườn cuối nam Biển Đông, trong lúc mạn bắc Biển Đông chỉ huy từ bộ tư lệnh Hải Nam áp lực bãi cạn Scarborough và eo biển Luzon-Kaohsiung.


(Nhắc lại, ngày 8/3/2009, Mỹ đã phái Thám thính hạm USNS Impeccable đi thám sát địa hình lòng biển cách phía nam đảo Hải Nam khoảng 110 km, nhưng với vài tiểu đỉnh dân quân Hải Nam (đặc công biển) đã liều lĩnh cản mũi, lái tiểu đỉnh như muốn đâm vào Impeccable khiến thám thính hạm phải rút lui).


(Chú thích thêm: Căn cứ tàu ngầm và chiến hạm thuộc hạm đội Nam Hải (hạm đội đánh cướp Hoàng Sa năm 1974) là một đại đơn vị nỗ lực chính hướng về phương nam thực hiện học thuyết “phòng thủ viễn dương”; theo đó, “Phòng thủ viễn dương ngày nay không dính dáng gì đến bất cứ giới hạn nào về địa lý hoặc ranh giới, nói cách khác, sẽ không có ranh giới cho tầm xa của hải quân TQ”). (2)

image012

Vịnh Thái Lan giáp Thái Lan, Cam Bốt và rìa Tây Nam của Việt Nam.


Phong phanh tin Trung Quốc có lần đề nghị với Thái Lan cho thầu cắt giải đất mỏng hẹp (bề ngang độ khoảng 50km), đào vét làm thành con kênh (Kra Canal) thông biển từ Ấn Độ Dương qua vịnh Thái Lan. Nếu hoàn thành, Kra Canal sẽ trở thành hải lộ thay thế cho eo Malacca thông qua Biển Đông, rút ngắn hải trình từ eo Malacca băng qua Biển Đông tới cửa biển Luzon – Kaohsiung.


Vấn đề không chỉ ở thời gian hải trình mà vịnh Thái Lan sẽ trở thành “cái ao nhà” của Trung Quốc.   


Nếu Bangkok Ok cho Trung Quốc khai thác Kra Canal, nó sẽ cô lập hoàn toàn Singapore và căn cứ Changi; Kra trở thành hải lộ độc quyền của Ream tự tung tự tác; nhưng hình như Bangkok từ chối đề nghị của Bắc Kinh, (những tin tức này không được kiểm chứng chính xác).


image014Bản đồ The Washington Post – từ căn cứ tàu ngầm và chiến hạm của hạm đội Nam Hải, hải quân Trung cộng (chấm đỏ) gần như khống chế vùng biển-đảo Hoàng Sa, Trường Sa (7 đảo nhân tạo), và nay là Ream. Từ Ream nhìn qua bên kia vịnh Thái Lan là cái đuôi đất Thái Lan và Malaysia, cuối đuôi đất là Singapore-căn cứ Changi; (chấm xanh) mạng lưới an ninh quân sự của Mỹ. (chú thích của VHO).


image016Khoảng cách đường bay căn cứ hỏa lực Chữ Thập do Trung cộng bồi đắp tới Ream khoảng 1345km. Đường bay ngang qua Vũng Tàu, Biên Hòa và Saigon. (chú thích VHO)


image018Từ Ream tới Singapore - đường bộ: 2,463km – đường biển + bay: 1037km.

Hàng xóm gần nhất của Ream là đảo Phú Quốc Việt Nam - chỉ cách khoảng 30km. Nếu đi đường bộ từ Sihanoukville-Ream qua tỉnh Hà Tiên mất khoảng 3 tiếng rưỡi (150km).


image020Từ Ream tới Hà Tiên chỉ cách khoảng 150km, cách Phú Quốc khoảng 30km. Google map.


image022Vịnh Thái Lan giáp Thái Lan, Cam Bốt và rìa Tây Nam của Việt Nam. Trung Quốc hình như có đề nghị với Thái Lan cắt giải đất mỏng hẹp (độ khoảng 50km) đào vét làm thành con kênh (Kra Canal) thông biển Ấn Độ Dương qua vịnh Thái Lan. (chú thích của VHO).  


Địa lý bán đảo Đông Dương ban cho hải cảng Ream ở thành phố cảng Sihanoukville-Cam Bốt nhìn thẳng ra vịnh Thái Lan, tương tự như hải cảng Cam Ranh ở tp. cảng Nha Trang-Việt Nam nhìn thẳng ra Biển Đông.


Đồng điệu với quan điểm của Việt Nam công bố sách trắng 4 Không; trong Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN 2019, Campuchia cũng đã ban hành Sách trắng Quốc phòng mới nhất của mình, trong đó đề cập đến việc nâng cấp Căn cứ Hải quân Ream, sách nêu rõ rằng “việc hiện đại hóa này không đe dọa bất kỳ quốc gia cụ thể nào trong khu vực, trong khi Campuchia không cho phép bất kỳ quân đội nước ngoài nào dựa trên lãnh thổ có chủ quyền của nó”.


Tuy nhiên, từ năm ngoái, nhiều nghi ngờ cho rằng Nam Vang trong mối “quan hệ đối tác bền chặt chiến lược” với Trung Quốc, Nam Vang đã thực hiện chính sách “3 Có”: “1/ Liên minh quân sự với Trung Quốc, 2/ cho Trung Quốc đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, và 3/ đứng hẳn về phe Trung Quốc”.


Nghe đồn rằng trong cuộc họp kín của bộ ba Đông Dương ở trụ sở Trung ương đảng CsVn hôm 26/9/2021, cụ Trọng nói với HunSen: “nếu chủ tịch Tập muốn Ream thì chú phải thuận thiên thôi”; (ý nói nước muốn thì nước nhỏ phải chịu trong vòng xoáy quĩ đạo).

image024

Tháng 7 năm 2019, tờ Wall Street Journal đưa tin Hải quân Trung Quốc đã bí mật đảm bảo độc quyền tiếp cận khoảng một phần ba căn cứ trong vòng 30 năm, mang lại cho Bắc Kinh có một căn cứ ở phía cực nam biển South China Sea”.


Tháng 9 năm 2020, hai tòa nhà (có lẽ là head quarter) trong căn cứ Ream Naval Base do Mỹ hợp tác với Nam Vang đã bị Nam Vang ra lệnh phá bỏ.


Hành động này ví như mũi giáo xé toạc bang giao Mỹ-Cam Bốt thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950. Phnom Pênh gần như muốn “đuổi khéo” người Mỹ ra khỏi Ream.


(chú thích thêm: nhớ lại ngày 28/4/1975, vừa mới nhậm chức thủ tướng, ông Vũ Văn Mẫu nhân danh Thủ tướng Chính phủ của Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố: “Yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ”.


Ream là nơi diễn ra cuộc tập trận hải quân và huấn luyện chung giữa Cam Bốt và Mỹ trong khuôn khổ chiến dịch CARAT. Năm 2016, khoảng 150 Thủy thủ và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và 200 thủy thủ Hoàng gia Campuchia đã tham gia CARAT. (3)


Tháng 10 năm 2020, Phó Đô đốc Cam Bốt Vann Bunlieng cho biết công việc nạo vét đang được tiến hành xung quanh căn cứ nhằm tiếp nhận những tàu lớn hơn, thuộc dự án do Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ hỗ trợ.  


Ngày 1/6/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Wendy Sherman đến thủ đô Phnom Penh gặp 2 giờ đồng hồ với Thủ tướng Hun Sen. Bà Sherman muốn làm rõ việc phá hủy 2 tòa nhà do Mỹ tài trợ tại căn cứ này mà không có thông báo hay giải thích trước.


Hun Sen, gạt bỏ những lo ngại từ Mỹ đưa ra, các hoạt động ngoại giao và đồng tiền cụ thể từ Bắc Kinh đã đưa quốc gia ven biển Thái Lan này xích lại gần Trung Quốc, nước cho đến nay vẫn là nhà đầu tư lớn nhất ở Campuchia.


image026Ngày 1/6/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đến Phnom Penh gặp 2 giờ đồng hồ với Thủ tướng Hun Sen. CHỤP MÀN HÌNH FACEBOOK SAMDECH HUN SEN. Nguồn TNO


Ngày 2/6/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt Tea Banh nói rằng Trung Quốc đang hỗ trợ Campuchia phát triển căn cứ hải quân Ream vô điều kiện (?)


Phát ngôn viên của chính phủ Cam Bốt giải thích việc mở rộng căn cứ Hải quân Ream là “sự hợp tác giữa Trung Quốc và Campuchia”. Nam Vang nói Trung Quốc chỉ có sử dụng một phần thôi và bác bỏ các thông tin đây là một căn cứ độc quyền của Trung Quốc.


Các lời giải thích của Cam Bốt khó thuyết phục về chính trị và quân sự, vấn đề quan trọng ở chỗ – Ream đã thực sự có sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc – dù chỉ là một phần. 


Ngày 11/6/2021, Mỹ đề nghị cho tùy viên quân sự Mỹ Marcus Ferrara được tiếp cận căn cứ hải quân Ream nhưng bị từ chối.


image028Ảnh: Tùy viên quân sự Mỹ Marcus Ferrara (thứ ba từ trái) bị các sĩ quan và lính hải quân Ream bao vây không cho làm nhiệm vụ.


image030Cầu cảng căn cứ hải quân Ream. Nguồn ảnh: KHMER TIMES


Ngày 08/06/2022, chỉ sau 15 ngày diễn ra sự kiện lịch sử IPEF, Đại sứ Trung Quốc Wang Wentian, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh và các tướng lãnh Cam Bốt hăm hở cắt băng động thổ trên một khu đất tròn như cái vũng biển, chính thức khởi công xây dựng căn cứ hải quân Ream Naval Base ở thành phố cảng Sihanoukville, tây nam Cam Bốt bên bờ vịnh Thái Lan


Trong diễn văn đọc ở lễ động thổ, Đại sứ Trung Quốc tại Cam Bốt Wang Wentian cho biết: “Là một trụ cột vững chắc của quan hệ đối tác bền chặt, hợp tác quân sự Trung Quốc Campuchia là vì lợi ích cơ bản của hai quốc gia và hai dân tộc chúng ta”.


Nếu Cam Ranh-Việt Nam được coi là vị trí quân cảng trung tâm quan sát Biển Đông thì Ream-Sihanoukville là vị trí quân cảng trung tâm quan sát vịnh Thái Lan.


Không những Ream trở thành con mắt của Bắc Kinh dòm ngó sâu ngược vào lục địa Cam Bốt, Thái Lan, Myanmar và Lào, mà sẽ không bỏ lỡ cơ hội đầu tư lớn vào vùng Biển béo bở – vịnh Thái Lan, một vùng biển hòa bình rộng 320.000km2 – chưa có tranh chấp chủ quyền biển-đảo, tiềm tàng dầu khí và Cá.


image032Đại sứ Trung Quốc Wang Wentian tại Nam Vang và Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh hăm hở động thổ trên một khu đất tròn như cái vũng biển khởi công xây dựng căn cứ hải quân Ream Naval Base ở thành phố cảng Sihanoukville, tây nam Cam Bốt 08/6/2022. AP


image034Một lính thủy thủ Cam Bốt đang ngồi trên xe dodge nhìn ra vịnh căn cứ Ream Naval Base. Nhấn mạnh mối quan hệ nồng ấm Campuchia - Trung Quốc, Tea Banh đã đăng những bức ảnh trên mạng xã hội về việc ông ta đang ngâm mình dưới biển với Đại sứ Wang Wentian gần căn cứ”. REUTERS/Samrang Pring/File Photo


Nhận định về sự hiện diện của Trung Quốc ở Ream, báo chí phương Tây bình luậnCam Bốt thu được chút lợi nhuận khi có sự hiện diện của quân đội Trung Quốc”. (4)


Khó thể biết được Nam Vang thu được chút lợi nhuận là bao nhiêu đôla, hoặc đổi chác với Bắc Kinh những gì qua việc “đuổi khéo” căn cứ hải quân Mỹ ra khỏi Ream, “mời” hải quân Trung Quốc thay ngôi đổi chủ trấn thủ lưu đồn, tệ ra cũng phải cỡ tiền tỷ.


Stephanie Arzathe, phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, cho biết Mỹ và các nước trong khu vực "bày tỏ lo ngại về sự thiếu minh bạch về ý định, bản chất và phạm vi của dự án này" và vai trò của Trung Quốc trong việc xây dựng dự án.


Bộ trưởng Cam Bốt Bani nói “hài hước” tại buổi lễ có hàng trăm người tham dự, bao gồm cả các nhà ngoại giao nước ngoài. - "Đừng quá lo lắng, căn cứ Ream rất nhỏ... Nó sẽ không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ ai ở bất cứ đâu".


Sự hài hước lẫn châm biếm của Cam Bốt đối với Mỹ qua tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Tea Bank: “Chúng tôi có kế hoạch di chuyển sang một địa điểm mới để gia tăng năng lực của căn cứ hải quân của chúng tôi. Mỹ muốn giúp chúng tôi sửa chữa căn cứ hải quân Ream. Vì sao họ định làm vậy, chúng tôi vẫn chưa biết”.


Ông Tea Banh bác bỏ lo ngại rằng Campuchia sẽ để Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên đất của mình, nói rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể sử dụng các cơ sở tại căn cứ hải quân Ream, trong khi Campuchia sẵn sàng chấp nhận hỗ trợ quân sự từ bất kỳ ai. (5)


Có thật như vậy không? Có thật là vì Mỹ-Cam Bốt 70 năm qua không có “niềm tin” lẫn nhau!


Ông Tea Bank còn nhắc lại hiến pháp Campuchia không cho phép các quốc gia bên ngoài xây căn cứ quân sự ở Campuchia.


Có chắc rằng hiến pháp của nhà nước cộng sản là bất di bất dịch? Ream đã bày tỏ mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại của Cam Bốt.


Một viên chức cao của Cam Bốt nói: “căn cứ Ream rất nhỏ... Nó sẽ không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ ai ở bất cứ đâu". Rước hổ vào nhà, cái hang của con hổ đâu cần phải là một khu rừng!


image036Tàu hải quân Cam Bốt tại căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville. Chụp màn hình Fresh News. Nguồn TNO.


image038Chiến hạm hộ vệ 547 Linyi, hạm đội Bắc Hải hiện diện ở hải cảng Ream hôm 07/6/2022 (?) https://vn.sputniknews.com/20220608/trung-quoc-dang-xay-dung-campuchia-hai-huoc-nguoi-my-duoc-khuyen-cao-khong-nen-lo-lang--15548388.html


Cá, dầu khí vịnh Thái Lan và vùng biển quốc tế


image040Vịnh Thái Lan giáp Thái Lan, Cam Bốt và rìa Tây Nam của Việt Nam.


Viễn ảnh lo âu về vịnh Thái Lan – không bao lâu trở thành cái vũng nước đục ngầu.


Hai nguồn lợi to lớn ở vịnh Thái Lan là Dầu khí và Cá. Diện tích vịnh Thái Lan khoảng 320,000 km2 (tương đương với diện tích nước VN).


Theo luật biển UNLOS 1982 ngoài EEZ của các vùng biển Thái Lan, Malaysia, Cam Bốt và Việt Nam là 200 hải lý, vùng biển quốc tế ở vịnh Thái Lan chưa định hình chính xác. Nó sẽ trở thành mối quan ngại trong quyền tự do đi lại và vô hại của Mỹ và đồng minh.


Một cuộc tranh luận về vùng biển quốc tế, eo biển quốc tế vừa xẩy ra giữa Đài Loan và Trung Quốc.


Ngày 13/6/2022, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng nước này “có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với eo biển Đài Loan”.


Ngày 14/6/2022, Bộ Ngoại giao Đài Loan nói rằng eo biển Đài Loan là một tuyến đường thủy quốc tế và chính phủ Đài Loan hỗ trợ các tàu chiến của Mỹ quá cảnh qua đó, bác bỏ các tuyên bố từ Trung Quốc nhằm thực thi chủ quyền đối với tuyến đường chiến lược này, theo Reuters.


Với dân số Trung Quốc 1 tỷ tư và hơn 600 triệu dân 10 nước ASEAN, Cá ở Biển Đông và vịnh Thái Lan là nguồn thực phẩm tươi sống hàng ngày của hơn 2 tỷ người.


Những đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc sẽ vượt đại dương đến đánh bắt cá ở vịnh Thái Lan bất kể các hiệp định nào mà Bắc Kinh biện luận rằng đã không còn phù hợp với tình hình mới của thế giới – thế giới của người châu á.


Các vụ đánh bắt Cá quy mô bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến quốc tế và các nhà khoa học Biển báo động, thế nhưng người ta mải quên đi con Cá, miếng ăn hàng ngày mà chỉ đánh động về an ninh và chiến lược đối đầu.


Viện nghiên cứu chiến lược độc lập phi lợi nhuận của Australia “Future Directions International” đã công bố một báo cáo phân tích vào hôm thứ Ba (13/10), chỉ ra rằng các tàu đánh cá viễn dương của Trung Quốc thường đi lang thang trong các vùng xám bên lề pháp luật, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển trên thế giới, và là thủ phạm lớn nhất của nạn “đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định” (gọi tắt là đánh bắt IUU) trên thế giới.


Đồng thời, ĐCSTQ những năm gần đây đã thành lập đội “dân quân hàng hải”, trở thành “lực lượng hàng hải thứ 3” ngoài hải quân và lực lượng tuần duyên bảo vệ bờ biển đại lục. Vụ bãi Ba Đầu (Whitsun Reef thuộc cụm Sinh Tồn) ngày 24/3/2021 là một ví dụ cụ thể và việc Trung Quốc khai thác thủy sản đi đôi với quyền chủ quyền lãnh hải. (6)


image042Tàu cá “khủng” của Trung cộng thả xuồng cho ngư dân vào trong bãi Ba Đầu khai thác hải sản và áp đặt quyền chủ quyền. Hình chụp năm 2008. Ảnh tài liệu của Mai Thanh Hải/nguồn TNO.


Báo cáo chỉ ra rằng, kể từ những năm 1980, lãnh hải của Trung Quốc đã bị đánh bắt quá mức. Người ta ước tính một cách thận trọng rằng ít nhất 30% nguồn cá ở vùng biển Trung Quốc đã hoàn toàn sụp đổ, và 20% nguồn cá khác cũng đã bị sử dụng quá mức. Kể từ đó, nghề đánh bắt cá ven biển vươn xa đại dương xa hàng ngàn dặm.


Trung Quốc đã tổ chức đội tàu đánh cá viễn dương lớn nhất thế giới, ước tính có khoảng 1.600 – 3.400 tàu. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 6/2020 bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Hải ngoại (ODI) có trụ sở tại London, quy mô của hạm đội viễn dương Trung Quốc có thể lên tới 16.966 tàu, lớn hơn từ 5 đến 8 lần so với ước tính ban đầu. (Theo Trần Đình / Epoch Times).


Ngày 29/4/2022, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong 3 tháng tại Biển Đông, trong đó có vùng biển của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:


“Lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, được khẳng định rõ trong những năm qua. 


Theo đó, một phần phạm vi của lệnh cấm đánh bắt cá đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000”. (7)


image044Tàu cá Việt ở huyện đảo cảng Lý Sơn-Quảng Ngãi. Theo tờ LĐO, Lý Sơn có hơn 550 tàu cá, 7 tàu vận tải hàng hóa, 6 tàu khách cùng nhiều phương tiện tàu thuyền công suất nhỏ.


image046Đội tàu cá hùng hậu của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh nguồn nhandan.vn


image048Khoảng 1.300 tàu cá ở tỉnh Quảng Đông sẽ đánh bắt ở Biển Đông từ ngày 16/8/2021. (Ảnh chụp màn hình/Chinanews)


Các nhà kinh tế cho rằng hầu hết dầu thô của Thái Lan là từ các mỏ ngoài khơi ở vịnh Thái Lan.


Các tập đoàn dầu khí quốc tế không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, khai thác nguồn mỏ dầu khí ở vịnh Thái Lan trong đó có Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).


Dự kiến các khu vực dầu khí nước ngoài ​​sẽ thống trị thị trường thượng nguồn dầu khí ở vịnh Thái Lan do được trang bị giàn khoan tối tân, kỹ thuật mới, đi thăm dò, khai thác mỏ giếng ngầm dưới đáy biển.


Khi Cam Bốt và Trung Quốc hoàn thiện căn cứ Ream, AI CẤM giàn khoan nước sâu hạng nặng HQ-571 của Trung Quốc sẽ kéo từ Hải Nam về vịnh Thái Lan để thăm dò khai thác. (8,9,10)


Từ DOC tới COC; Tầm nhìn Mỹ và Hoa ở Châu Á Thái bình Dương


Ngày 04/11/2002, tại Phnom Penh thủ đô xứ Chùa Tháp, Bắc Kinh đã dẫn đạo 10 nước ASEAN mở hội nghị Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).


Ngày 30/03/2017, các giới chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc vừa đưa ra dự thảo khung đầu tiên cho Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong một cuộc họp ở Seam Reap, Cam Bốt. Nội dung bản dự thảo COC giữ kín.


Ngày 29/04/2017, Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN diễn ra tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên, các bên đều đồng ý là COC phải được soạn thảo dựa trên bản tuyên bố DOC, nhưng không thay thế hoàn toàn DOC.


Tháng 5/2017, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khung về một Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông. Tuy nhiên, chưa một chi tiết nào được công bố [chính thức]; các quan chức Trung Quốc bày tỏ lạc quan về tiến trình mà ASEAN và Trung Quốc đã đạt được, các nhà quan sát đã bày tỏ hoài nghi về tiến trình thực chất hướng tới một bản COC có ý nghĩa.


Tháng 8/2017, tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) ở Singapore, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được dự thảo văn bản đơn nhất về COC, hướng tới hội nghị đàm phán thực chất, hiệu quả COC.


Ngày 07/6/2021, tại thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, Bắc Kinh chủ tọa một hội nghị tiếp nối bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để hoàn tất văn bản dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử hiệu lực COC. Các bên cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, và duy trì Quy trình COC một cách linh hoạt và thực dụng (COC process in a flexible and pragmatic manner). (11)


image050Officials from China and the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) countries attend the 19th Senior Officials' Meeting on the Implementation of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) in Chongqing, southwest China, June 7, 2021. Photo: Xinhua. Các quan chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) VÀ Trung Quốc tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ 19 về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, ngày 7 tháng 6 năm 2021. Ảnh: Xinhua.


Ngày 12-13 tháng 5 năm 2022, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hoa Kỳ đã họp Hội nghị đặc biệt lần đầu tiên được tổ chức tại Washington, DC, tuyên bố và thông cáo về việc Thúc đẩy hợp tác biển – trích nguyên văn dưới đây: 


  • Chúng tôi ghi nhận Nghị quyết A/RES/75/239 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc nhấn mạnh trong phần mở đầu, tính chất phổ quát và thống nhất của UNCLOS 1982 và tái khẳng định rằng Công ước xác định khung pháp lý cho việc tiến hành tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, cũng như tầm quan trọng chiến lược của Công ước là cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực biển và sự toàn vẹn của Công ước cần được duy trì.
  • Chúng tôi cam kết đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực biển thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Chúng tôi dự định thiết lập các mối quan hệ mới cũng như thúc đẩy hợp tác và điều phối giữa các cơ quan hữu quan của hai bên, trong đó bao gồm các cơ quan thực thi luật pháp biển, nhằm phối hợp nâng cao nhận thức về lĩnh vực biển, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh biển và ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) thông qua chia sẻ thông tin, thực tiễn tốt và chuyên môn, cũng như hỗ trợ kỹ thuật, qua đó bổ trợ và không chồng chéo với các cơ chế hiện có. Chúng tôi cũng cam kết tiếp tục nỗ lực bảo vệ, phục hồi, và quản lý bền vững môi trường biển.
  • Chúng tôi quyết tâm duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực và bảo đảm an toàn và an ninh hàng hải, cũng như tự do hàng hải và hàng không và các quyền sử dụng hợp pháp các vùng biển như đã khẳng định trong UNCLOS 1982 và thương mại trên biển hợp pháp và không bị cản trở cũng như không quân sự hóa và tự kiềm chế tiến hành các hoạt động.
  • Chúng tôi công nhận các lợi ích của việc xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp thiết thực có thể giảm căng thẳng, nguy cơ tai nạn, hiểu lầm và tính toán sai lầm. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin và phòng ngừa nhằm nâng cao lòng tin và sự tin cậy về năng lực giữa các bên. Chúng tôi tái khẳng định hơn nữa sự cần thiết theo đuổi giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến của luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
  • Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai đầy đủ và hiệu quả toàn bộ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) 2002. Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho việc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Chúng tôi hoan nghênh các tiến triển hướng tới sớm đạt được COC hiệu lực, hiệu Một đồng minh lớn của Hoa Kỳ ở Châu Á là Nhật Bản hòa điệu với Mỹ, nói rằng họ ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông (Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thông qua năm 2019), cũng như vai trò và nỗ lực của ASEAN trong thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. (BBC 23/6/2022).

Trong lúc đó, tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 23/6/2022 tại Hà Nội, phóng viên của một tờ báo


(không nêu tên) đã hỏi liên quan tới việc truyền thông Nhật Bản gần đây đưa tin Trung Quốc có ý định đưa Biển Đông thành vùng nội thủy, người phát ngôn khẳng định lập trường của Việt Nam đã được thể hiện rõ ràng và đầy đủ trong Công hàm gửi tới Liên Hợp Quốc ngày 30/3/2020.


Bà Hằng nói: "Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. (theo Kông Anh VOV Live)


Trong bài diễn văn dài 3 tiếng đồng hồ đọc trước đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2017, tổng bí thư Tập Cận Bình công bố cuộc trở lại hợp lý của Trung Quốc ở vị trí trung tâm của thế giới và hứa hẹn sẽ “đóng góp lớn hơn nữa cho nhân loại”. Ông ta nói rõ rằng, vào năm 2035, Trung Quốc sẽ “trở thành một quốc gia có sức mạnh dân tộc toàn diện và ảnh hưởng quốc tế hàng đầu”. Vào giữa thế kỷ này, quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) được kỳ vọng sẽ là một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Theo ông Tập, khi đạt được những mục tiêu này, “Đất nước Trung Quốc sẽ vượt lên trong số các quốc gia của thế giới với tư thế cao cả”. (13)


Trước sau như một, quốc sách “châu á của người châu á”, với chiến thuật ngoại giao đi đôi với bạo lực mềm (tiền tài trợ + hải quân + dân quân biển + tàu cá + công nghệ, v.v…), tập đoàn phản động Bắc Kinh đã thực hiện từng bước kế sách “phòng thủ từ xa” đã vươn từ Hoàng Sa (1/1974) tới Trường Sa (2013), tới Tứ Sa, tới các quốc đảo nam Thái bình Dương (26/5/2022) và mới đây (8/6/2022) Ream-Sihanoukville.


(Chú thích thêm về Tứ Sa): “Bắc Kinh tự ý nối 28 điểm ở Hoàng Sa là để đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý xung quanh và củng cố yêu sách "Tứ Sa". Về bản chất, yêu sách này nói rõ thêm yêu sách của Trung Quốc tự vẽ đường 9 đoạn chiếm từ 80-90% diện tích Biển Đông. Yêu sách "Tứ Sa" mà Trung Quốc đưa ra gồm "Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa". Riêng "Quần đảo Trung Sa" là bãi Macclesfield với các thực thể chìm hoàn toàn dưới nước”.


Nhìn lại suốt 20 năm qua (2002-2022), điểm qua ý đồ thâm sâu của Trung Quốc qua các hội nghị DOC – COC – Bắc Bắc Kinh thật “khéo” mời ông Mỹ ra khỏi vùng biển mà Mỹ hùng hồn tuyên bố đã hiện diện hải quân ở đây hơn 70 năm qua.


Cú đấm nặng ký và thâm sâu hơn cả là Hun Sen đã thậm tệ cho phá hủy Ream Naval Base do Mỹ tài trợ xây dựng 7 năm qua, lại còn thô bạo cản đường tùy viên quân sự Marcus Ferrara tiếp cận Ream, và hân hoan mời Đại sứ Trung Quốc Wang Wentian động thổ xây dựng Ream trở thành tiền đồn ở vịnh Thái Lan cho hải quân Trung Quốc “trấn thủ lưu đồn”.


Nhà báo Sokvy Rim tờ The Diplomat viết trên tờ The Diplomat hôm 10 tháng 6, 2022 nhận xét “Chúng ta cần xem xét các mối quan hệ hiện tại của Campuchia với các nước láng giềng, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam”; “Mối quan hệ của Campuchia với các nước láng giềng được đặc trưng bởi sự hợp tác và hiểu biết”; “Campuchia với tư cách là chủ tịch ASEAN đã cố gắng thúc đẩy tính trung lập của khối bằng cách can dự với tất cả các siêu cường, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc”;


“Trong Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN, Campuchia đã ban hành Sách trắng Quốc phòng mới nhất của mình, trong đó đề cập đến việc nâng cấp Căn cứ Hải quân Ream, nêu rõ rằng “việc hiện đại hóa này không đe dọa bất kỳ quốc gia cụ thể nào trong khu vực, trong khi Campuchia không cho phép bất kỳ quân đội nước ngoài nào dựa trên lãnh thổ có chủ quyền của nó”;


“Bài báo cũng nhấn mạnh tính trung lập và độc lập của Campuchia. Cách tiếp cận nhằm giảm bớt áp lực và các biện pháp trừng phạt gần đây của Washington đối với Phnom Penh vì mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. Ý niệm đằng sau cách tiếp cận của Campuchia đối với Washington là niềm tin rằng Campuchia không thể chỉ dựa vào Trung Quốc. Sự hỗ trợ kinh tế từ Hoa Kỳ và các nước phương Tây vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Campuchia”. (14)


Nhận định của tờ The Diplomat cho thấy chính sách ngoại giao thiếu khôn ngoan của nước lớn sẽ đẩy các nước nhỏ về phía bên kia; các nước nhỏ dù nằm dưới sự quản trị của chế độ độc tài, nhưng hầu hết người dân đều mong muốn có nhiều cơ hội tốt hơn mang đến sự thịnh vượng cho họ.


Ngoại trưởng Antony J. Blinken phát biểu tại đại học Universitas Indonesia Jakarta, Indonesia hôm 14/12/2021, xin trích một số đoạn phản ảnh chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ hiện nay, đặc biệt, quan niệm và cung cách ngoại giao của ông Blinken: (15)


“Chúng tôi không chỉ lắng nghe các nhà lãnh đạo. Tại các Đại sứ quán và Lãnh sự quán của chúng tôi trên toàn khu vực, các nhà ngoại giao của chúng tôi đều đang chăm chú lắng nghe, thu nhận mọi quan điểm của người dân từ mọi tầng lớp xã hội – sinh viên, các nhà hoạt động, các học giả, doanh nhân, v.v...; “Người dân và các chính phủ trong khu vực này đều mong muốn có nhiều cơ hội tốt hơn cho mọi người dân”; “Tháng trước Tổng thống Biden đã nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng cả hai bên đều có trách nhiệm sâu sắc trong việc đảm bảo rằng sự cạnh tranh giữa hai quốc gia không biến thành xung đột”.


Người châu á phân vân tự hỏi, vai trò trung tâm ở Châu Á Thái Bình Dương bây giờ thuộc về Bắc Kinh hay Hoa Thịnh Đốn – và ai sẽ là “bên thắng cuộc” trong cuộc chiến Biển ở vịnh Thái Lan, Biển Đông, Hoa Đông và nam Thái bình Dương?


Lý Kiến Trúc

California 24/6/2022


THAM KHẢO:


(1)  https://www.nhatbaovanhoa.com/a11253/ipef-quad-va-nato-phuong-dong

(2)  https://tuoitre.vn/can-cu-tau-ngam-tren-dao-hai-nam-257987.htm

(3)  https://nationalinterest.org/blog/reboot/does-chinese-navy-want-base-cambodia-186984

(4)  https://thediplomat.com/2022/06/cambodia-has-little-to-gain-from-hosting-a-chinese-military-presence/

(5)  https://www.reuters.com/world/china-hails-iron-clad-cambodia-ties-work-begins-naval-base-2022-06-08/

(6)  https://www.nhatbaovanhoa.com/a10610/bai-ba-dau-thuoc-viet-nam-trung-quoc-hay-philippines-

(7)  https://baochinhphu.vn/viet-nam-len-tieng-ve-viec-trung-quoc-ban-hanh-lenh-cam-danh-bat-ca-o-bien-dong-102220430083323276.htm

(8)  https://www.nhatbaovanhoa.com/a1230/su-that-ve-viec-gian-khoan-trung-quoc-tien-sau-hon-vao-bien-viet-nam

(9)  https://www.nhatbaovanhoa.com/a1230/su-that-ve-viec-gian-khoan-trung-quoc-tien-sau-hon-vao-bien-viet-nam

(10)https://jpt.spe.org/offshore-production-gulf-thailand

(11) https://www.globaltimes.cn/page/202106/1225642.shtml).

(12) https://www.nhatbaovanhoa.com/a11251/hoi-nghi-asean-hoa-ky-2022-tuyen-bo-tam-nhin-chung-va-phat-bieu-cua-tt-joe-biden

(13) https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/dai-hoi-xix-dang-cong-san-trung-quoc-tu-tuong-ve-chu-nghia-xa-hoi-dac-sac-trung-quoc-trong-thoi-dai-moi-458492.html

(14) https://thediplomat.com/2022/06/cambodia-has-little-to-gain-from-hosting-a-chinese-military-presence/

(15) https://vn.usembassy.gov/vi/ngoai-truong-blinken-indo-pacific/

02 Tháng Mười 2022(Xem: 3611)
NIÊN BIỂU HOÀNG PHÁP ĐẠO PHẬT THỜI NAY
06 Tháng Tám 2022(Xem: 3623)
TRUNG CỘNG MỞ CHIẾN DỊCH TỔNG CÔNG KÍCH MÙA HÈ ĐỢT 2