Ream: Bắc Kinh trấn thủ lưu đồn; Vịnh Thái Lan: Cá ở vùng biển quốc tế; Shangri-La: Mỹ-Việt Ok COC

13 Tháng Sáu 20229:11 SA(Xem: 4770)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 13 JUNE 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


CAM BỐT ĐỒNG MINH HAY KẺ THÙ?


Ream: Bắc Kinh trấn thủ lưu đồn; Vịnh Thái Lan: Cá ở vùng biển quốc tế; Shangri-La: Mỹ-Việt Ok COC


image001(trên) bức ảnh độc đáo thứ nhất: Ông lãnh đạo Hun Sen đang “đờ đẫn lom lom” cười chúm chím nhìn “đệ nhất tuyệt sắc giai nhân cánh hồng Trung Quốc” Bành Lệ Viện trong lúc chủ tịch TQ Tập Cận Bình nghiêm trang trước ống kính truyền thông báo chí tại đại Lễ Đường Bắc Kinh hồi tháng 8/2019, trong dịp Trung Quốc tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường. Getty Images. (dưới) bức ảnh độc đáo thứ hai: Ông tướng đại cường “trợn mắt vung tay” trước ông tướng tiểu quốc “ngẩn tò te ngây như khúc gỗ” bên lền khai mạc Diễn đàn Đối thoại Shangri-La Singapore ngày 10/6/2022. REUTERS - CAROLINE CHIA.

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

13/6/2022

Kỳ 1


*


Vị trí Cam Bốt đã được xác định ở hội nghị quốc tế ASEAN-Mỹ tại Tokyo ngày 23/5/2022, cùng với Mynamar và Lào – dứt khoát không được đứng vào hàng ngũ IPEF.


Sự kiện quốc tế này hẳn xác định Cam Bốt không phải đồng minh và bạn hàng của Mỹ. Việt Nam – đối thủ ngang cân sức trên chiến trường Vietnam War – một bạn hàng mới toanh – kể cũng lạ.


Xin nhắc lại – “Công bố của TT Biden đã khẳng định vai trò lãnh đạo Châu Á qua Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương vì sự Thịnh vượng (INDO-PACIFIC ECONOMIC FRAMWORK FOR PROSPIRITY-IPEF) bao gồm 13 quốc gia: Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Nam Hàn và Ấn Độ, và 7 nước trong khối Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Philippines và Việt Nam”.


Sự hấp dẫn lớn đặc biệt đối với các nước ASEAN là đòn bẫy của IPEF, được các quốc gia chủ chốt đề ra chi phí cho kế hoạch là ít nhất 50 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng và đầu tư trong 5 năm tới.


image006(từ trái): Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida, Thủ tướng Ấn Narendra Modi đồng chủ tọa diễn đàn “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương vì sự Thịnh vượng” hôm thứ Hai 23/5/2022 tại Tokyo. REUTERS.


Ngày 08/06/2022, chỉ cách IPEF 15 ngày sau, Đại sứ Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh và các tướng lãnh Cam Bốt hăm hở động thổ trên một khu đất tròn như cái vũng biển, cử hành lễ động thổ xây dựng căn cứ hải quân Ream Naval Base ở gần thành phố cảng Sihanoukville, tây nam Cam Bốt.


Ream-tp. cảng Sihanoukville-Cam Bốt tương tự như Cam Ranh-tp. cảng Nha Trang-Việt Nam.


Cam Ranh nhìn thông thoáng thẳng ra Biển Đông, nhưng nằm trong sách trắng 4 không; Ream cũng nhìn thẳng thông thoáng ra vịnh Thái Lan, nhưng không có không nào.


Văn Hóa Online từ các năm trước đã gọi Cam Ranh là Camranh Hotel. Trong tình thế hiện nay, chính sách hàng đầu của Mỹ và đồng minh trong Indo-Pacific, Quad, Aukus đang gấp rút tiến hành; Ream khó lòng trở thành Ream Hotel ở vịnh Thái Lan.


Vịnh Thái Lan sẽ, đã và đang trở thành cái vũng nước đục ngầu.


image008Đại sứ Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh, các tướng lãnh Cam Bốt hăm hở động thổ trên một khu đất tròn như cái vũng biển, cử hành lễ động thổ xây dựng căn cứ hải quân Ream Naval Base ở gần thành phố cảng Sihanoukville, tây nam Cam Bốt ngày 08/6/2022. (AP)


Cách đây không lâu, 26/9/2021, Tổng bí thứ đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng cùng với Chủ tịch đảng nhân dân Campuchia Hun Sen vả Chủ tịch đảng nhân dân cách mạng Lào Thongloun Sisoulith họp với nhau tại trụ sở trung ương đảng-Hà Nội.


Họ có bàn với nhau về Ream không? Ream có là phó bản của Cam Ranh trong chính sách đối ngoại của Cam Bốt không?


Không thể phủ nhận chính sách đối ngoại của Cam Bốt và Lào không liên quan với an ninh quốc phòng Việt Nam.

image010

Không ai có thể biết rõ nội dung chi tiết cuộc họp chủ tọa bởi ông Trọng. Tất nhiên có nhiều điều đáng “ngờ”, “nghi vấn” xưa nay sau bức màn sắt. Từ nhiều năm qua Cam Bốt và Lào vốn là đồng chí chí cốt với Việt Nam – nước lớn và mạnh nhất Đông Dương. Từ trong chiến tranh Đông Dương hậu bán thế kỷ 20, chính sách quốc phòng của Việt Nam, Cam Bốt, Lào tỏ ra rất ăn khớp nhịp nhàng với nhau trong bối cảnh Đông Nam Á – Biển Đông và nay, – vịnh Thái Lan.


image012Hải đồ minh họa vị trí Cam Ranh-Biển Đông và Ream-vịnh Thái Lan.


image014Chính sách 4 không của Việt Nam: Chiến hạm Trịnh Hòa (Jheng He) đến cảng Tiên Sa Đà Nẵng từ ngày 18-22/11/2008 và đến cảng Sài Gòn từ ngày 23//25/4/2012. Ảnh tài liệu.


image016Chính sách 4 không của Việt Nam: các Thượng nghị sĩ John McCain, Christopher Coons và John Barrasso đã đến thăm Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS John S. McCain (DDG 56) tại cảng Cam Ranh ngày 02/6/2017. Ảnh tài liệu.


image018Quân hải cảng Cam Ranh đẹp và quyến rũ dị thường. Ảnh LKT 2016.


**


Trước sau như một, quốc sách “tằm ăn dâu”, trong đó chiến thuật ngoại giao được sử dụng như một vũ khí “mềm” của Bắc Kinh ở Đông Nam Á, đặc biệt ở Việt Nam – Biển Đông và Cam Bốt – vịnh Thái Lan, hai vùng địa chính trị đất và biển có vị trí chiến lược lâu dài đối với Trung Quốc.


Ngày 04/11/2002, Bắc Kinh đã dẫn đạo 10 nước ASEAN mở hội nghị Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ở Nam Vang thủ đô xứ Chùa Tháp.


 


Nhận định về “sự biến” ở Nam Vang, Trung Quốc và các nước ASEAN đồng ký năm 2002 bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó cam kết tuân thủ các nguyên tắc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.


 


Từ năm 2013, khi Tập Cận Bình lên ngôi bá chủ Trung Quốc, song song với nền ngoại giao ve vuốt và viện trợ, họ Tập đã chỉ thị cho bộ hải quân Trung Quốc khai phá các bãi ngầm ở dưới mực nước biển rất thấp, cho nạo vét, bồi đắp thành 7 đảo nhân tạo nổi cộm lên ở trung tâm khu vực quần đảo Trường Sa – chỉ cách bờ biển Vũng Tàu Việt Nam khoảng 5, 6 trăm cây số. Các đảo nhân tạo này theo thời gian được kiến tạo thành các căn cứ quân sự khổng lồ có sân bay dã chiến cho chiến cơ và hải cảng sâu cho chiến hạm.


Ngày 30/03/2017, các giới chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc vừa đưa ra dự thảo khung đầu tiên cho Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong một cuộc họp ở Seam Reap, Cam Bốt. Nội dung của bản dự thảo COC vẫn giữ kín.


 


Ngày 29/04/2017, Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN diễn ra vào, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Các bên đều đồng ý là COC phải được soạn thảo dựa trên bản tuyên bố DOC, nhưng không thay thế hoàn toàn DOC.


Tháng 5 năm 2017, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khung về một Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông vốn đã được chờ đón từ lâu. Tuy nhiên, chưa một chi tiết nào được công bố [chính thức]; các quan chức Trung Quốc bày tỏ lạc quan về tiến trình mà ASEAN và Trung Quốc đã đạt được, các nhà quan sát đã bày tỏ hoài nghi về tiến trình thực chất hướng tới một bản COC có ý nghĩa.


Tháng 8/2017, tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) ở Singapore, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được dự thảo văn bản đơn nhất về COC, hướng tới hội nghị đàm phán thực chất COC có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý.


Ngày 07/6/2021, tại thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, Bắc Kinh chủ tọa một hội nghị tiếp nối bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để hoàn tất văn bản dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử hiệu lực COC. Các bên cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, và duy trì Quy trình COC một cách linh hoạt và thực dụng (COC process in a flexible and pragmatic manner)


https://www.globaltimes.cn/page/202106/1225642.shtml).


image020Officials from China and the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) countries attend the 19th Senior Officials' Meeting on the Implementation of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) in Chongqing, southwest China, June 7, 2021. Photo: Xinhua. Các quan chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) VÀ Trung Quốc tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ 19 về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, ngày 7 tháng 6 năm 2021. Ảnh: Xinhua.


Cuộc chiến đại dương giờ đến lượt Cam Bốt và vịnh Thái Lan.


Ngày 8/6/2022, Đại sứ Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh Cam Bốt, hăm hở động thổ cử hành lễ xây dựng căn cứ hải quân Ream Naval Base thuộc thành phố cảng Sihanoukville.


Nhìn lại suốt 20 năm qua (2002-2022), điểm qua ý đồ thâm sâu của Trung Quốc qua các hội nghị  DOC - COC và 7 căn cứ ở giữa biển South Chian Sea, Bắc Kinh tìm đủ mọi cách – vừa sử dụng ngoại giao chính trị đến biện pháp quân sự “đuổi khéo” ông Mỹ ra khỏi vùng biển mà Mỹ tuyên bố là đã hiện diện hải quân ở đây hơn 70 năm qua.


Cú đấm nặng ký và cao hơn cả sự “khôn khéo” của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, Hun Sen còn “mời” hải quân Bắc Kinh vào “trấn thủ lưu đồn” quân hải cảng Ream.


Báo chí phương Tây đã bào chữa và đặt vấn đề “Cam Bốt thu được chút lợi nhuận khi có sự hiện diện của quân đội Trung Quốc”.


https://thediplomat.com/2022/06/cambodia-has-little-to-gain-from-hosting-a-chinese-military-presence/


Lý Kiến Trúc

California 13/6/2022

(xem tiếp Kỳ 2)
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16743)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18565)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24215)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22481)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16763)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 23935)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19714)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19474)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17779)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18389)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila
24 Tháng Ba 2015(Xem: 16113)
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22654)
Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông. Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B... Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)
19 Tháng Ba 2015(Xem: 16088)
"Việt đánh đẹp trận HD-981, lại cho Cam Ranh tiếp dầu Nga "xỏ" Mỹ? Trả thù Ucraina Nga giúp Tàu? Mỹ giúp Phi lại gần Việt? Không có gì là không thể... chơi nhau tới bến!" BBC: "Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest.org hồi cuối tháng Hai 2015.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 19439)
Ngày 16/03/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng Tài Thường trực La Haye một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Vụ kiện của Philippines là vụ kiện đầu tiên đối với Trung Quốc về các lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông. Vụ kiện này đã được chính phủ nhiều nước hoan nghênh, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ, xem đây là một giải pháp pháp lý bền vững cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 19000)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sau một tuần giải phẫu nhiếp hộ tuyến tại một bệnh viện lớn ở Sàigon đã xuất viện hơn nửa tháng nay. Hiện nay sức khỏe của Ngài đã bình phục. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện. Mọi liên lạc bên ngoài với HT Quảng Độ thường xuyên vẫn bị phong tỏa.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 17562)
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 24234)
NV: Theo lời kể của thầy Thích Nhuận Thư, trụ trì của chùa, và là người đứng ra tổ chức chuyến hành hương cho các Phật tử: “Tối thứ Bảy, lúc 9 giờ tối, tôi ra ngoài mừng sinh nhật của một đệ tử. Toàn bộ vé máy bay và hộ chiếu của những Phật tử tham gia chuyến hành hương đều được tôi đặt trên bàn bên trong phòng. Trước khi đi, tôi khóa cửa phòng, và có để máy sưởi ở mức rất nhỏ. Tôi không khóa cửa chính của chùa.”
08 Tháng Ba 2015(Xem: 20256)
Đại sứ Osius chia sẻ với cử tọa rằng, một trong những người truyền đạt kinh nghiệm cho ông, đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sau khi bình thường hóa Pete Peterson, đã nói rằng “Nothing is impossible” (Không có gì là không thể.) “Nothing is impossible” được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, không chỉ bởi Đại sứ Mỹ mà còn bởi những khán giả ngồi bên dưới. "Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực."Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình"... "Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang sẽ đi Mỹ".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16847)
BBC: Kẻ tấn công đã hô lớn: "Nam Hàn và Bắc Hàn phải được thống nhất!" trước khi xông vào ông đại sứ. Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng nhiều người miền Nam tin rằng hiện diện quân sự của Mỹ tại Nam Hàn cản trở quá trình thống nhất hai miền.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 24875)
Phan Nhật Nam: "Chúng ta (Những Người Lính VNCH) và thế hệ kế tục (KHG Dương Nguyệt Ánh) không có liên hệ về vật chất. tinh thần nào trong vụ án gọi là “vu cáo/mạ lỵ” giữa cá nhân HDT/ĐN/SGN và nhân sự Báo NV". Dương Nguyệt Ánh: "Việc ông (PNN) viết một bức thư ngỏ và cho phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn không phải là lối cư xử của một người thân hay đồng chí. Trái lại, nó cho thấy lời ông viết trong thơ và việc ông làm không hề đi đôi với nhau". Trần Diệu Chân: "Đây là chiến thắng của sự thật, của công lý và là chiến thắng chung cho những nạn nhân bị chụp mũ là thân cộng hay bị cáo buộc là cộng sản, cũng như bị vu khống về nhân cách khiến thanh danh họ bị xúc phạm, đời sống của họ bị tác hại".