Khách trú Vương Nghị đã mò đến cửa nhà hàng xóm của Nữ Hoàng

03 Tháng Sáu 20229:15 SA(Xem: 4434)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ TU 08 JUNE 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


GIẤC MỘNG MỞ MANG BỜ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM CỦA BẮC KINH


Khách trú Vương Nghị đã mò đến cửa nhà hàng xóm của Nữ Hoàng

image001image002

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

08/6/2022

Kỳ 1 (bổ túc)


Khách trú hay Cắc chú?


*


Năm 34 sau Công nguyên, nước Tầu sai Tô Định qua đất Giao Chỉ làm Thái thú. Một Lạc tướng Việt tên là Thi Sách nổi dậy chống lại chính sách cai trị bạo ngược tham tàn của bọn quan lại Tầu, hạch tội Tô Định. Thật là một cái dịp hay cho quan thái thú, bèn – giết ngay Thi Sách. (1)


Thi Sách là con trai của một Lạc tướng ở đất Chu Diên (Phong Châu) – Đất và Người Phong Châu là giòng giống tinh hoa thuộc họ Hồng Bàng. Thi Sách là chồng của bà Trưng Trắc, thủ lĩnh đất Lĩnh Nam – có em gái là Trưng Nhị (sử Tầu viết Trưng Trắc là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh). Giết Thi Sách, thâm mưu của Tô Định là giết mầm nổi loạn của bộ tộc Hồng Bàng chống lại Tầu. (2)


Về kinh mạch địa lý, mảnh đất nhỏ cuối tận phương Nam kết tụ nguyên khí đất trời minh châu hào kiệt. Hành vi thâm hiểm của Tô Định là mở đường cho những bọn khách trú sau này xua quân xuống miền Nam – xâm lược, thôn tính và đồng hóa văn minh văn hóa nước Việt từ thời thượng cổ cho đến hàng ngàn năm sau.


Tô Định là khách trú đầu tiên của Tầu sang đất Việt áp đặt chủ nghĩa nô lệ, ấp ủ tham vọng mở mang bờ cõi về phương Nam. Nhưng Mã Viện kế tiếp mới là viên khách trú dùng bạo lực cưỡng gian văn hóa Lạc Việt là văn hóa Trung Quốc đã đi sâu xa vào đời sống xã hội con Lạc cháu Hồng.


Năm 203, Hán Hiến Đế sai Sĩ Nhiếp (3) sang làm Thái thú khách trú đất Giao Chỉ cùng với Thứ sử Trương Tân; khách trú Trương Tân đổi tên Giao Chỉ thành Giao Châu.


Năm 468, nhà Tống sai khách trú Đàn Hòa Chi làm Thứ sử Giao Châu.


Năm 545, nhà Lương sai khách trú Dương Siêu làm Thứ sử Giao Châu.


Năm 621, nhà Đường, đời Cao Tổ sai khách trú Khâu Hòa làm Đại tổng quản Giao Châu.


Năm 679, nhà Đường, đời Đường Cao Tông đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.


Năm 791, nhà Đường, đời Đường Đức Tông sai khách trú Cao Chính Bình làm Đô hộ sử Giao Châu.


Năm 866, Nhà Đường, đời Đường Ý Tông phong cho khách trú Cao Biền làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ; kế tục là Cao Tầm gọi Cao Biền bằng chú. (*)


Năm 1945 tháng ba, cờ Nhật phất phới từ Nam Quan đến mũi Cà Mau; tháng tám, khách trú Lư Hán kéo 200.000 quân vào Bắc Việt với danh nghĩa giải giới quân Nhật.


Năm 1954, khách trú Vi Quốc Thanh cùng với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ.


Năm 2015, tháng 11, khách trú lừng danh Tập Cận Bình và vợ là Bành Lệ Viện lần đầu tiên đến Hà Nội theo lời mời của Tbt đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng.


Trở lại chuyện năm xưa, đầu thế kỷ 17, nước Việt đàng Trong cũng có một vị khách trú dị thường đến với nước Chân Lạp – bằng một cuộc hôn phối tình sử ngoại giao chính trị sau đời Huyền Trân Công Chúa năm 1306, đúng ra là một với kế hoạch mỹ nhân tuyệt hảo.


Năm 1620, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên (1563-1635) là chúa Nguyễn đời thứ hai ở Đàng Trong, dân Nam Việt thường gọi là chúa Bụt hay Phật chúa; nhân có lời cầu hôn của Chey Chetta II phải lòng thầm yêu đậm nhớ công chúa nước Việt. Tương truyền Công Chúa Ngọc Vạn có nước da bánh mật ngăm ngăm, mắt to đen lay láy, rất hợp với nhãn quan người Chân Lạp.


Chúa Sãi thuận gả Công Chúa Ngọc Vạn (4) cho Chey Chetta II, Chúa Sãi đã có ý dòm ngó vùng đất phì nhiêu, lập kế phên dậu phiên trấn Châu Đốc An Giang.


Ngoài ra, Chúa Sãi còn hai lần giúp cho con rể đẩy lui quân Xiêm (Thái lan) sang xâm lược Chân Lạp.


Năm 1623, Chúa Sãi yêu cầu Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá những vùng đất hoang vu. Vua Chey Chetta II thuận cho Chúa Sãi lập ra trạm Pray Kor (vùng Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế và cho mở thêm một dinh điền ở Mô Xoài. Vào thời điểm đó cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn. (5)


Năm 1671, một số người Tầu gốc Minh Hương đời nhà Minh bên Tầu – tỵ nạn nhà Mãn Thanh, gióng buồm đen xuôi về tận cùng miền đất-biển phương nam - tắp vào bờ đất Mang Khảm (sau gọi là Phương Thành Hà Tiên) – thời bấy giờ gọi là xứ Đàng Trong. Đầu lãnh số người Tầu gốc Minh Hương này là Mạc Cửu, họ hè nhau khai hoang lập ấp sinh cơ lập nghiệp ở đây. (5)


Mạc Cửu là vị khách trú lừng lẫy ở đất Đàng Trong – trước cả trăm năm thời tướng quân Gia Long (1777–1802) đánh nhau với quân Tây Sơn Nguyễn Huệ.


Do người Hoa du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, nhiều thời kỳ khác nhau, nên người Nam Việt thường gọi người Tầu là khách trú, gọi trại đi là cắc chú, hoặc người Tầu, hoặc Tầu Ô.


Mạc Cửu gốc là một nhà buôn, nhưng vốn có óc tổ chức, Mạc Cửu chiêu tập dân xiêu tán người Hoa, Việt, mở phố xá, xây thành lũy, đẩy mạnh khai hoang lập ra bảy thôn trải dài ven biển từ Kompongsom (Chân Lạp) về tận Cà Mau”.


Năm 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau, Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác. Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm, Long Kỳ, Cần Bột, Hương Úc, Sài Mạt, Lình Quỳnh và Phú Quốc (đảo Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Cảng Khẩu (còn gọi là Mán Khảm, Kan Kao, Căn Khẩu, Căn Kháo, Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).


Được lòng dân chúng, chẳng bao lâu danh tiếng Mạc Cửu vang lừng, giầu có và nghiễm nhiên trở thành một tiểu vương hùng cứ vùng trời biển cả mảnh đất cuối cùng ở phương nam. Tất không có gì lạ, vì đó là bản chất cát cứ vương quyền của lịch sử người Tầu đã ăn sâu từ hàng ngàn năm trước.


Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn – Bến Nghé Saigon đã hình thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh, Chợ Lớn.


Năm 1708, Mạc Cửu đầu phục Chúa Nguyễn Phúc Chu và dâng toàn bộ đất đai mà ông khẩn hoang lập ấp cho Chúa Nguyễn. Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật đến Huế xin thần phục triều đình.


Chúa Nguyễn Phúc Chu (hay Nguyễn Hiển Tông, là vị chúa Nguyễn thứ sáu ở Đàng Trong) ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc Hầu. Từ lúc này, Mạc Cửu lo xây dựng dinh ngũ và đóng binh tại Phương Thành (Hà Tiên), dân cư càng qui tụ đông đúc.


Năm 1711, dù oai vệ lừng danh bốn bể phương Nam, nhưng biết không thể qua mắt triều đình nhà Nguyễn, Tổng binh trấn Hà Tiên Cửu Ngọc Hầu Mạc Cửu đến cửa khuyết tạ ơn.


 


Năm 1735, Mạc Cửu mất, thọ 80 tuổi.


Theo Sổ tay hành hương đất Phương Nam, Mạc Cửu được Vua Gia Long truy phong Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị Công. Trong tờ sắc, phong cho Mạc Cửu thụy là Võ Nghị, do vua Minh Mạng phê ngày 24 tháng 9 năm Nhâm Ngọ 1822 ghi rõ: Tặng Hà Tiên trấn Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Võ Nghị Công Kinh Sự.


Một sự kiện lịch sử chấm dứt giấc mộng bá vương tan theo mây khói của ba thế hệ khách trú nổi dòng họ Mạc là Mạc Thiên Tứ, Mạc Tử Sanh và Mạc Tử Hoàn.


Năm 1757, vua Chân Lạp nhường Châu Đốc cho Chúa Nguyễn. Lãnh thổ Châu Đốc nguyên là đất thuộc nước Chân Lạp, gọi là Tầm Phong Long (Kompong Long), chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu (Sa Đéc).


Triều đình nhà Nguyễn đã khôn khéo biến khách trú họ Mạc trở thành đại công thần của triều đình do công trạng mở mang bờ cõi phương nam nước Việt. (3)


Dù là đại công thần, vị khách trú Mạc Cửu và con cháu vẫn giữ nguyên họ gốc mà không cải sang họ Việt.


**


Năm 1955-1963, thời chính phủ Ngô Đình Diệm; bộ máy chính quyền có lúc phải nhượng bộ do những áp lực nặng nề về kinh tế và tập thể cộng đồng người Hoa ở Saigon.


Vào cuối tháng 7/1957, người Hoa được chính phủ cho quyền ghi danh cửa hàng bằng tên của bà con người Hoa sinh tại Việt Nam, hoặc nhập tịch Việt Nam theo thủ tục đơn giản. Hiệu trưởng các trường học chỉ cần là người Hoa sinh tại Việt Nam, tiếng Hoa được sử dụng lại trong trường học trừ các môn lịch sử, địa lý và văn học.


Chợ Lớn trở thành một trung tâm thương mại hàng đầu ở thủ đô Saigon, có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế của quốc gia. Thủ lĩnh các bang hội trong Chợ Lớn thường núp bóng thương gia. Tuyệt đại bộ phận lượng thóc gạo lưu thông ở miền Nam VN gần như nằm trong tay các đại thương gia người Hoa hoặc người Việt gốc Hoa.


Chợ Lớn gần như là nơi đầu não quy tụ các vị khách trú và cũng là nơi ẩn náu an toàn của mạng lưới gián điệp.


Cuộc trốn chạy nhóm tướng tá “phản loạn” của anh em họ Ngô về nhà một bang chủ trong Chợ Lớn, cho thấy ảnh hưởng của người Hoa như thế nào đối với sân khấu chính trị VNCH.


Năm 1965; trong một bản tường trình gửi Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng) Nguyễn Cao Kỳ (Chính phủ của dân nghèo) có đoạn: "Họ (những con buôn người Hoa) chi phối giá cả từ trên xuống dưới. Vàng chẳng hạn, cứ mỗi tối họ điện thoại sang Hồng Kông để nắm giá rồi sáng hôm sau, họ thông báo giá vàng trong ngày cho tất cả những đầu mối ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh miền Tây. Phân bón cũng vậy, qua tin mật báo của cảm tình viên Tổng đoàn, trong 6 kho ở bến Chương Dương, bến Hàm Tử, bến Bình Đông hiện vẫn còn trên dưới 50 nghìn tấn nhưng trên thị trường, họ ra lệnh cho các đại lý chỉ bán nhỏ giọt vì họ nắm được thông tin là phân sẽ lên giá…" (2)


Lục tỉnh Nam Bộ thường “khoe” có các ông hội đồng, các ông đại điền chủ, các ông trí thức khoa bảng quan lại, gia sản có trong tay hàng trăm hàng ngàn mẫu ruộng cò bay thẳng cánh chó chạy cong đuôi, dưới trướng là hàng ngàn tá điền ngày đêm mưa nắng cong lưng cày bừa trồng ra lúa gạo, (tiêu biểu như Công tử Bạc Liêu, Pierre Nguyễn Hữu Hào dòng họ đại phú hộ Lê Phát Đạt, tục gọi là Huyện Sỹ, Bùi Thanh Chiêu, v,v… ; nhưng cuối cùng các nhà đại điền chủ đều thua ông thương gia gốc Tầu.


Lúa gạo đều lọt vào tay khách trú thương lái – đầy đầy ắp trên những ghe bàu tấp nập đổ về Chợ Lớn, rồi từ Chợ Lớn lại đổ ra bến cảng nhà Rồng phân phối đi khắp nơi.


Ngày 14 tháng 3 năm 1966, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ cho lập pháp trường cát tại đầu đường Hàm Nghi trước chợ Bến Thành để xử bắn Tạ Vinh, một Hoa thương Chợ Lớn về tội danh "lũng đoạn nền kinh tế, đầu cơ tích trữ, chuyển ngân bất hợp pháp và hối lộ".


(Chuyện kể từ một sĩ quan thân cận tướng Kỳ rằng, trước ngày bắn Tạ Vinh, vợ của ông đại thương gia này đã mang đến tư dinh ông Kỳ ở trong phi trường Tân Sơn Nhất một bao bố tiền VNCH để xin cứu chồng, nhưng ông Kỳ gạt ngang và bảo rằng mang về nhà nuôi con ăn học cho đàng hoàng.)


Ông thủ tướng râu kẽm thua trí kinh bang tế thế đem bắn một Tạ Vinh cho thỏa lòng căm giận, nhưng không thể bắn hết vô số cái đầu Tạ Vinh mọc lên ở Cho Lon. Khi Saigon bỏ chạy tháng Tư đen 1975, cộng sản vào tiếp thu, cao tay hơn ông Kỳ một bậc – tạo ra cái cớ nạn Hoa kiều lột mỗi người 12 cây vàng rồi tống khứ lên ghe cho về Tầu, nhưng xem ra cái đích cuối cùng của các chế độ ở Việt Nam đều thua bộ kinh tế chú thương lái ba tầu.


Sử gia Trần Văn Sơn viết trong sách Việt Sử Toàn Thư trang 16 như sau: “Chúng ta cũng có nhiều tính xấu như các dân tộc khác: người dân trung lưu và hạ lưu hay nông nổi, háo danh, thích phô trương, mê cờ bạc, tin ma quỷ, sùng việc cúng bái, không nhiệt tín tôn giáo nào cả, ham kiện cáo, tinh vặt (khôn vặt) và quỷ quyệt.”


(hết Kỳ 1 – xem tiếp Kỳ 2)

Lý Kiến Trúc

Califonia 08/6/2022



THAM KHẢO:


(1) Sách Việt Sử Tân Biên của sử gia Trần Văn Sơn viết về các chết của Thi Sách cho rằng ông bị thích khách của Tô Định ám sát. Sách Việt Sử Toàn Thư của sử gia Trần Văn Sơn (tr. 20-21) viết: “Sách xưa chép ở đất phía Nam đất Giao Chỉ, cuối đời Chu nước Việt Thường đã có phen thông sứ với Chu Thành Vương và có cống một con bạch trĩ …” Mối quan hệ giữa người Giao Chỉ và Việt Thường thế nào đến nay vẫn chưa được rõ rệt, chỉ biết rằng khi Việt Thường xuất hiện thì tên Giao Chỉ không còn nữa…”


Sách Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư (Tập I – tr. 139) viết: “Hùng Vương đặt tướng văn là Lạc Hầu, tướng vũ là Lạc tướng (lạc tướng sau biến sai ra hùng tướng), con trai của Vua gọi là Quan lang, con gái của Vua gọi là Mỵ nương, quan lại gọi là Bố chính.”


image003Bản đồ Lĩnh Nam Giao Chỉ thời Hai Bà Trưng (theo wikipedia).


(*)


image004Lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Đường. (wikipedia). Sách An Nam chí lược, Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký toàn thư chép: Nam-Giao đời xưa, nhà Chu gọi là Việt-Thường, nhà Tần gọi là Tượng-Quận, nhà Hán đặt làm ba quận: Giao-Châu, Cửu-Chân và Nhật-Nam. Nhà Đường lại cải Giao-Châu làm An-nam phủ, quận Cửu-Chân làm Ái-Châu, quận Nhật-Nam làm Hoan-Châu, tức là La-Thành, Thanh-Hóa và Nghệ-An ngày nay vậy.


(2) Lĩnh Nam Chích Quái.


(3) Việt Điện U Linh Tập, tr. 41.


(4) Trên Văn Hóa Online có đăng một bài của tác giả nêu nghi vấn Công Chúa Ngọc Vạn hoặc Nguyễn Phúc Thị Ngọc Vạn là Bà Đen Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc. Tục truyền Công Chúa Ngọc Vạn có nước da bánh mật ngăm đen, rất hợp nhãn quan người Chân Lạp. Tương truyền khi vua Chey Chetta II (ở ngôi 1618-1628), Hoàng Hậu Ngọc Vạn tước hiệu Brhat Mae Samdach Brhat Bhagavati Amara Deva Thida đã di hành về núi Sam thiền tu trên đỉnh. Bệ đá chỗ bà ngồi dường như lưng bà giáp hướng tây tức đất nước Chân Lạp, mặt hướng về đông-bắc-nam ý tưởng nhớ đến cửa khuyết Vua cha và nước Nam. Truyền khẩu khi vào Miếu viếng lễ Linh tượng Bà Đen ở Miếu Bà Chúa Xứ dưới chân núi Sam – không cho ai chụp hình tượng Bà, ý không muốn cho ai thấy rõ nước da ngăm đen.


(5) wikipedia



image005Bệ đá Bà Chúa Xứ ngự (nghi là Công Chúa Ngọc Vạn) trên đỉnh núi Sam. Ảnh Lý Kiến Trúc 2014.


image006Linh tượng Bà Chúa Xứ Châu Đốc (nghi vấn là hình ảnh Công Chúa Ngọc Vạn) dưới chân núi Sam. Ảnh Lý Kiến Trúc 2014.


image007Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc về đêm dưới chân núi Sam. Ảnh Lý Kiến Trúc 2014.


Năm 1819 vua Gia Long cho lệnh đào kênh dưới chân núi Sam gọi là kênh Vĩnh Tế Thoại Ngọc Hầu, phân chia rạch ròi biên giới Việt-Miên. Năm 1849, ông Đoàn Minh Huyên thưở tu hành ban đầu đã dựng mái am lá Tây An dưới chân núi Sam, sau ngài sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương "học Phật - tu Nhân", tức là noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, thực hành giáo lý "Tứ ân: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảoÂn đồng bào nhân loại. Người dân vùng Nam Bộ xưng tụng ngài là Phật Thầy Tây An. Bửu Sơn Kỳ Hương là tiền thân của đạo Hòa Hảo sau này.


image008Kênh Vĩnh Tế Thoại Ngọc Hầu dưới chân núi Sam – xa xa phía bên kia là đất Miên. Ảnh Lý Kiến Trúc 2014.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 2107)
Hoàng Triều Cương Thổ “vỡ bờ” – Kỳ 2
01 Tháng Tám 2023(Xem: 2005)
04 Tháng Bảy 2023(Xem: 2326)