Moskva, Maxtcova, Moscow trọng thương, chìm xuống, mang theo bí mật

18 Tháng Tư 20229:15 SA(Xem: 4543)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 18 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Moskva, Maxtcova, Moscow trọng thương, chìm xuống, mang theo bí mật

LÝ KIẾN TRUC portrai  OK- QUẢNG ĐỨC GIA NGHĨA 2019

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

18/4/2022


Biến cố Moskva


image001Ảnh trên: Tên lửa hành trình Neptune, ảnh dưới Soái hạm Moskva nhìn từ trên cao.


*


Moskva là tên mới của một chiến hạm tác chiến Nga có nhiệm vụ của một Tuần dương Hạm, tên nguyên thủy của nó là Slava hạ thủy năm 1979. Slava được thiết kế vào năm 1976 tại Xưởng đóng tàu 445 của Nhà máy đóng tàu 61 Kommunara ở Mykolaiv.


Tháng Tư năm 2000, Moskva trở thành Soái hạm của Hạm đội Nga ở Biển Đen (Black Sea). Soái hạm Moskva là mục tiêu không thể nào thoát khỏi con mắt của vệ tinh và tình báo hải quân của Ukraine và NATO.


Được đưa vào hoạt động trở lại với tên gọi Moskva vào tháng 4 năm 2000, nó thay thế Tuần dương hạm lớp Kynda, Đô đốc Golovko làm soái hạm của Hạm đội BIển Đen của Nga.


Tháng 8 năm 2008, để hỗ trợ cuộc xâm lược của Nga vào Gruzia (Georgia), Moskva đã được triển khai để bảo vệ Biển Đen. Trong một cuộc giao tranh ngắn trên mặt biển, Hải quân Georgia đã bắn trúng một tên lửa vào Moskva trước khi bị áp đảo. Vết thương đầu tiên của Moskva dù không nặng nhưng báo hiệu một tương lai u ám.


Cuối tháng 8 năm 2013, Moskva được triển khai đến Biển Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) để đối phó với việc các tàu chiến Mỹ xây dựng dọc theo bờ biển của Syria. Trong cuộc khủng hoảng Krym 2014, Moskva chịu trách nhiệm phong tỏa hạm đội Ukraina ở hồ lớn Donuzlav.  


image003Vị trí Biển Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) và Biển Đen (Black Sea).


image004Vị trí hồ lớn Donuzlav ở bán đảo Crimea thông ra Biển Đen (Black Sea).


Tháng 2 năm 2022, Moskva rời cảng Sevastopol để liên hoàn hỏa lực với cuộc tấn công của Bộ binh Nga vào lãnh thổ Ukraine, đặc biệt ở chiến trường biển Odesa. Hành trình của con tàu được theo dõi rất kỹ.


Ngày 13/4/2022, trong lúc đang ở phía Nam ngoài khơi thành phố cảng Odesa-Biển Đen, Moskva bị nổ hầm chứa đạn rồi lật nghiêng. Cùng ngày 13/4/2022, Tổng thống Ukriane-Zelensky tuyên bố Moskva đã bị tên lửa Neptune bắn trúng ở Biển Đen. Dường như bệ phóng của tên lửa Neptune được dấu rất kỹ ở nội địa tỉnh Odesa cách Biển Đen khoảng 70 dặm. (1)


Tuần dương hạm Mosvka cũng là kho tên lửa di động trên biển.


Theo Newsweek, (Mia Jankowicz) ngày 14/4/2022, “Tuần dương hạm Moskva của hải quân Nga được đưa vào hoạt động lần đầu vào năm 1983, được cho là đang nằm ở Biển Đen ngoài khơi cảng Odesa vào thời điểm xảy ra vụ nổ”. (2)


Theo Bộ Quốc phòng Nga, Soái hạm Moskva vẫn "duy trì được sức nổi""vũ khí trang bị tên lửa chính không bị hư hại". Nhà chức trách Nga xác nhận thủy thủ đoàn trên tàu đã được sơ tán sang các tàu khác trong khu vực. RIA Novosti dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết Nga đang tiến hành kéo chiến hạm này về cảng Sevastopol trong khi nguyên nhân vụ cháy tàu Moskva đang được điều tra”.


Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, Moskva, soái hạm tên lửa dẫn đường của hạm đội Biển Đen-Nga bị chìm hôm thứ Năm 14/4/2022 sau một vụ nổ trên tàu.


Một ngày sau sự kiện Moskva bị nổ cháy ở Biển Đen, ngày 14/4/2022, Moskva được hải quân Nga kéo về quân cảng Sevastopol trong mưa bão, và cuối cùng, nó đã “được” chìm xuống đáy đại dương.


Một bức ảnh rất quan trọng cho thấy hành trình của Moskva; nếu đúng vào thời điểm hôm 07/4/2022, vệ tinh chụp được Moskva ở cảng Sevastopol, Soái hạm quan trọng của Hạm đội Biển Đen Nga được theo dõi rất kỹ đường đi nước bước cuộc hành quân của nó.


image005Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy dường như Moskva ở cảng Sevastopol ngày 07/4/2022. Nếu đúng vào thời điểm vệ tinh chụp được Moskva ở cảng Sevastopol, Moskva đã được theo dõi rất kỹ đường đi nước bước về cuộc hành quân của nó ở ngoài Biển Đen. Nguồn: Newsweek.


Vị trí Soái hạm Moskva được vệ tinh chụp ngày 12/4/2022 ở ngoài khơi thành phố cảng Odesa-Biển Đen. Khoảng cách từ thành phố cảng Odesa tới quân cảng Sevastopol-Crimea khoảng 303 miles đường hàng không; khoảng 1031km đường bộ, (khoảng cách này VHO chưa kiểm chứng chính xác).


Bệ phóng Neptune cho rằng nó được dấu kỹ trên đất Tp. Odesa bắn tới vị trí con tàu Moskva ở Biển Đen, khoảng cách này chưa được thông tin. Rất khó.


Nếu biết được khoảng cách từ Odesa tới Moskva, có thể suy ra đúng là Moskva đã bị trúng đạn từ vị trí trên đất liền tương đối gần phù hợp với đường bay dài sát hại của Neptune


Tuy nhiên, một giả thuyết đưa ra, vẫn chưa thể biết đúng là tên lửa Neptune đã chọc thủng Moskva, hoặc loại vũ khí nào đó từ tầu ngầm dưới lòng đại dương bắn lên hay từ tia laser nào đó từ trên vũ trụ bắn xuống? Lỗ thủng của Moskva sẽ giải thích.


Truyền thông nhà nước Nga thông báo Moskva bị chìm hôm thứ Năm 14/4/2022 sau một vụ nổ trên tàu, không nói loại vũ khí nào đã diệt Moskva và không nói về vết thương.


Theo Forbes/Dân Việt, đây không phải là lần đầu tiên các tàu chiến Nga bị hư hại ở Ukraine. Cuối tháng 3, một tàu tuần tra Nga bị trúng tên lửa chống tăng ở thành phố Mariupol.


So với các tên lửa chống tăng, tên lửa chống hạm Neptune uy lực và tinh vi hơn nhiều. Đối với các lực lượng Nga, đây là vũ khí rất nguy hiểm, tác giả David Axe nhận định trên tạp chí Forbes.


Trước khi cuộc xung đột nổ ra, Ukraine được cho là sở hữu một tổ hợp tên lửa Neptune và có kế hoạch chế tạo thêm vào mùa xuân năm nay.


Để đánh trúng mục tiêu, quân đội Ukraine cũng phải sử dụng nhiều phương tiện trinh sát khác nhau để cung cấp dữ liệu thời gian thực cho tổ hợp tên lửa. Đây là điều không dễ dàng, nhưng hoàn toàn có thể, theo tác giả David Axe. (3)


image006Tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine trong một lần phóng th nghiệm.


image007Soái hạm “Thánh Tích Moskva”, niềm tự hào của hải quân Nga và Hạm đội Biển Đen. Ảnh chụp Moskva được nhìn thấy neo đậu tại cảng Sevastopol bán đảo Crimea ngày 11/9/2008. Nguồn Newsweek.


**


Theo các nhà hải quân, Tuần dương hạm là chiến hạm ngoài nhiệm vụ hành quân tuần tra, hành quân tác chiến, truy tầm chống ngầm, phóng ngư lôi, nó còn có nhiệm vụ nã trọng pháo yểm trợ cho bộ binh hành quân tác chiến trên đất liền. Chi viện hỏa lực lớn của chiến hạm góp phần không nhỏ cho bộ binh, tương tự như uy lực của đại bác trên pháo tháp xe tăng mở đường cho bộ binh tùng thiết tấn công. 


Tầm đại pháo trên chiến hạm từ 127mm, 155mm đến 400mm có thể bắn xa với độ chính xác khoảng 50km, bao phủ diện tích lớn trong nội địa và hỏa tiễn hành trình có thể bắn xa hàng trăm km.  (Thiết giáp hạm Yamato-Nhật bản nổi tiếng trong Thế chiến II Thái bình Dương trang bị chín khẩu đại pháo 460mm-18,1inches. Yamato bị các chiến đấu cơ Mỹ đánh chìm vào tháng 4 năm 1945).


Thành phố cảng Odesa nhìn ra Biển Đen, mục tiêu của Moskva đang yểm trợ cho liên quân bộ chiến Nga-Donetsk-Luhansk đang bao vây. Odesa dẫn đến quân cảng Sevastopol khá gần. Vị trí chiến lược của bán đảo Crimea đặc biệt về hải quân như một tiền đồn khổng lồ của Nga (chiếm từ năm 2014) khống chế Biển Đen. Crimea hầu như trực tiếp nằm dưới mạng lưới bảo vệ của Hạm đội Biển Đen Nga, trong đó có tuần dương hạm Moskva.


Liệu biến cố Moskva có làm thay đổi cục diện chiến trường miền Đông, Đông-Nam Ukraine trong lúc liên quân Nga-Donetsk-Luhansk đang tiến vũ bão vào thàng phố cảng Marupol nhìn ra biển Azov.


(Chú thích thêm: Trong thời kỳ Vietnam War, quân cảng Cam Ranh đã được phó Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đến tận nơi quan sát, Đại tướng tư lệnh mặt trận Vietnam War-William Westmoreland cho xây dựng Cam Ranh trở thành một quân hải-không cảng lớn nhất miền trung-nam Việt Nam có trách nhiệm quân sự từ trong nội địa cho đến ngoài Biển Đông. Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ từ ngoài khơi miền Trung Biển Đông thường bắn đại pháo yểm trợ cho quân bộ ở vùng I và vùng II chiến thuật VNCH. Sau năm 1975, Cam Ranh là quân cảng đón đủ loại chiến hạm quốc tế đến bảo trì, nghỉ ngơi …, VHO gọi cảng Cam Ranh Camranh Grand Hotel.)


(Chú thích thêm: Kể từ tháng 8 năm 1945, Thế chiến II kết thúc, đặc biệt ở Thái Bình Dương các trận hải chiến lừng danh to lớn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản được viết vào chiến sử hải quân thế giới; riêng trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 tuy ở cấp độ địa phương (vùng biển tranh chấp), nhưng được đánh giá là trận kết liễu chương hải chiến dành cho các chiến hạm thời Đệ nhị Thế chiến do Mỹ sản xuất, qua bàn tay chỉ huy của các tư lệnh và hạm trưởng hải quân VNCH đối đầu với 6 khinh tốc hạm do Trung cộng sản xuất loại Kronstadt mang các số hiệu 271, 274, 281, 282, 389, 391.


Về mặt quân sự, thiệt hại ở trận hải chiến Hoàng Sa bất phân thắng bại đối với lực lượng hải quân hai bên, nhưng về mặt chiến lược BIỂN, trận Hoàng Sa là mục tiêu cần phải thanh toán nằm trong trong kế hoạch dài hạn về chủ quyền biển-đảo, về quyết sách chiếm lĩnh các vùng xám và các vị trí quan yếu thống thuộc trong đường chữ U (lưỡi bò 9 đoạn) của Trung Nam Hải; và cũng từ thời điểm này, các nhà thiết kế ở Bắc Kinh bắt đầu thực hiện chương trình hiện đại hóa hải quân, liên tục chế tạo ra lớp chiến hạm thế hệ mới, mẫu hạm mới, tàu ngầm mới, không quân mới, vũ khí mới, công binh hải quân mới … cung ứng cho lực lượng hải quân của họ để phục vụ cho đại chiến dịch vươn ra đại dương Xanh, trước mắt là việc xây dựng bồi đắp 7 đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự ở vùng biển Trường Sa, sau khi biến Hoàng Sa trở thành thủ phủ chính trị và căn cứ quân sự lớn hàng thứ hai sau căn cứ Hải Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là nơi đặt các bệ phóng tên lửa hành trình diệt hạm.


Trận hải chiến ở vùng biển Hoàng Sa Tây diễn ra giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và hải quân Trung cộng diễn ra ngày 19/1/1974 sau một năm Hoa Kỳ quyết định kết thúc Vietnam War bằng Hiệp định đình chiến Paris ngày 27/1/1973, nhưng trận Hoàng Sa đã tạo xúc động lớn trong cuộc chiến Việt Nam. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa không giành được thắng lợi để cho Trung cộng thừa thắng chiếm nốt nhóm Lưỡi Liềm (quần đảo Hoàng Sa Tây) làm mốc khởi đầu cho bộ máy xâm lược độc chiếm Biển Đông, đối với Bắc Kinh - Biển Đông là sân sau của họ).


Thảm họa Moskva mở màn mặt trận Biển


Chưa có trận hải chiến giữa chiến hạm và chiến hạm ở Biển Đen


Sự kiện Moskva bị trọng thương ở Biển Đen rồi được cho chìm xuống đáy ở cảng Sevastopol-Crimea ngày 14/4/2022 không do từ cuộc đấu pháo giữa chiến hạm Nga và chiến hạm Ukraine. Nhưng thảm họa Moskva trở thành bài học điển hình cho các nhà chiến lược hải quân đầu tư vào các cuộc hải chiến nổ ra trên BIỂN.


(Chú thích thêm: trong một bài viết trước đây vào năm 2010 đăng ở BBC tiếng Việt, chúng tôi đã dạm ý đề cập đến các tư lệnh chiến trường trên bộ ở hậu bán thế kỷ 20 sẽ nhường chỗ cho các tư lệnh chiến trường trên biển và lòng biển)


Việt Nam trong cơn sóng gió mới


Rất có thể, không xa, thảm họa Moskva ở Biển Đen (Black Sea) là màn mở đầu nổi sóng cuộc chiến hải quân giữa Ukraine-NATO và Nga.


Soái hạm Moskva, báo chí Mỹ gọi sách mé là Thánh Tích Moskva đã chìm xuống biển mang theo những di vật. Tuy nhiên, thảm họa Moskva đã phát sinh ra nhiều tác nhân mới.


Mới nhất là nếu như đúng như lời thông báo của Tổng thống Zelensky, Ukraine đã bắn hai quả tên lửa hành trình Neptune vào Moskva. Trận địa hải chiến mở màn. Có thể quả tên lửa đầu tiên đã trượt mục tiêu, quả thứ hai trúng đích, trúng vào hầm chứa đạn của Moskva, nó đã gây ra nổ và cháy.


Địa hải chiến là trận thử lửa giữa tên lửa đất đối hạm. Sau khi tình báo vệ tinh xác định được tọa độ mục tiêu chiến hạm bất động hay di động trên biển, tên lửa hành trình được vệ tinh dẫn đường phóng đi, với tốc độ cực cao nó rất nhanh tìm thấy mục tiêu.


(Chú thích thêm: Trong chiến tranh Việt Nam, không quân VNCH rất sợ tên lửa cầm tay SA-7 do Nga xô chế tạo, nó được cá nhân người lính bắn đi từ mặt đất, SA-7 như một làn khói xanh lè bay chớp nhoáng “hút” vào ống lửa phản lực của máy bay. Không một máy bay nào và phi hành đoàn sống sót. Hiện nay ở chiến trường Ukrain, NATO đã cung cấp cho binh sĩ Urkaine hỏa tiễn Stinger vác trên vai “khắc tinh” của máy bay và xe tăng).


Thế nhưng, chiến hạm Moskva không có ống khói ống lửa, Neptune hút vào đâu?


Những nhà thiết kế Tuần dương hạm Moskva thừa biết rằng, với một chiến hạm không thuộc thế hệ tàng hình, với một khối sắt nặng 12, 490 tấn, dài 186,4 mét, khối sắt - không vòm lá chắn bảo vệ - đó là khối nam châm khổng lồ “hút” đường bay tên lửa hành trình. Tên lửa xuyên thủng lườn chiến hạm, hoặc sàn tàu chui vào khoang trong.


Nếu đúng là Neptune diệt được tuần dương hạm Moskva, nó chứng tỏ cho Nga biết - sự yếu kém của thế hệ hải quân cũ hạ thủy năm 1979 không có khả năng bảo vệ tự thân.


Moscow không thể công nhận Neptune đã “chọc” thủng. Có vẻ vội vã, Moscow đã cho “chôn” ngay những mảnh đạn xé nát thân thể Moskva xuống đáy biển.


Cùng một ý nghĩa. Moskva chìm xuống biển để đánh dấu thế hệ chiến hạm hạ thủy thập niên 80 tới lúc đi vào lòng biển.


Một lý giải khác có thể không công nhận Neptune đơn giản đánh vào Moskva, một kỹ năng chiến tranh bí mật nào đó đã bắn thủng vỏ chiến hạm. Tất nhiên, giả thuyết không loại trừ khả năng tiềm tàng của NATO.


image008Hỏa tiễn Stinger vác trên vai của Mỹ, “khắc tinh” của máy bay và xe tăng trang bị cho binh sĩ Ukraine vừa rẻ tiền vừa tiện lợi vừa dễ dàng sử dụng y như SA-7 trong Vietnam War trước 1975.


image009Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa khách quý Ai Cập thăm Soái hạm Moskva năm 2014, niềm tự hào của Hải quân Nga Soviet. Nguồn: Sputnik/CNN.


image010image011Tư lệnh hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Yevmenov gặp thủy thủ và sĩ quan của Tuần dương hạm Moskva tại Sevastopol ngày 16/4/2022(Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga).


Ngày thứ ba tại căn cứ hải quân Sevastopol, “Thánh Tích Moskva” dường như được thủy táng. Mạc Tư Khoa biểu lộ nhiều ý nghĩa can đảm, và không ngần ngại công bố hình ảnh vị Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Nga Nikolay Yevmenov đến thăm hỏi thủy thủ và sĩ quan đã chiến đấu giữ lại sinh mạng con tàu “Thánh Tích”.


Reuters đưa tin, Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/4 đăng một đoạn video dài 26 giây cho thấy, Tư lệnh hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Yevmenov, đã đến Sevastopol thăm các thành viên thủy thủ đoàn của Tuần dương hạm Moskva.


Những hình ảnh của đoạn video tạo cảm giác Hải quân Nga không thất trận ở Biển Đen.


Mạc Tư Khoa đã dành vinh dự cho các thủy thủ và sĩ quan sống sót ra “trình diện” quốc gia. Đối với Nga, họ là những “chiến sĩ hồng quân thế hệ mới” của Putin, họ là những người lính đầu tiên tham dự trận chiến trên biển, những chứng nhân của trận địa hải chiến ở Biển Đen.


Biển Đen sẽ là mặt trận thứ hai sau mặt trận trên bộ Ukraine. Tất cả các phe lâm chiến đều ngấm ngầm chuẩn bị cho cuộc chiến mới - cuộc chiến trên biển cả.


Hắc Hải là sân sau của Nga Soviet.


image012Hắc Hải, sân sau của Nga Soviet.


image013Vị trí Soái hạm Moskva được vệ tinh chụp ngày 12/4/2022 ở ngoài khơi thành phố cảng Odesa-Biển Đen. Khoảng cách từ thành phố cảng Odesa đến quân cảng Sevastopol-Crimea khoảng 303 miles đường hàng không; khoảng 1031km đường bộ, (khoảng cách này chưa kiểm chứng chính xác).   Khoảng cách từ Odesa tới vị trí con tàu Moskva ở Biển Đen chưa được thông tin rộng rãi.


Bức ảnh cực kỳ quan trọng trên đây cho thấy con mắt tình báo vệ tinh đã chấm được tọa độ của Soái hạm Moskva ở Biển Đen ngoài khơi thành phố Odesa. Biển Đen là sân sau của Russia.


Tuy nhiên, không thể không liên tưởng tới việc Moskva “tử thương” ở Biển Đen không những là biểu tượng sụp đổ huyền thoại sức mạnh hải quân Nga, mà trận địa hải chiến ở Biển Đen đã gây “choáng váng” cho Hạm đội Nam Hải, Bắc Hải của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông.


Riêng đối với hải quân Việt Nam, các tư lệnh và hạm trưởng của các chiến hạm như HQ 015, HQ 016, Hộ vệ hạm lớp Gepard trang bị tên lửa chống hạm, 6 tầu ngầm “hố đen” Kilo 636 trị giá mấy tỷ đôla, v,v… có nên cần phải xét lại khả năng tác chiến và phòng thủ của các con tàu được mua từ Nga. Vũ khí Nga có dịp so sánh với thế giới. Có lần, ông Nguyễn Chí Vịnh, thượng tướng Thứ trưởng Quốc phòng VN trả lời phỏng vấn báo chí trong nước nói rằng, cứ gì phải mua vũ khí Mỹ, chỗ nào rẻ thì mua.


(Chú thích thêm: Trong hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng năm 2017, Tổng thống Donald Trump từng lên tiếng kêu gọi Việt Nam nên mua vũ khí của Mỹ sau khi Quốc Hội Mỹ gác bỏ lệnh bán vũ khí sát thương cho các chế độ độc tài; Thượng Nghị sĩ McCain đã vận động việc này ở Hà Nội và nhận bản danh sách mua vũ khí của Việt Nam).


Thượng Nghị sĩ John McCain: cầu nối Mỹ-Việt


image014Trong số các chiến hạm của hải quân Việt Nam, được coi là hiện đại mua từ Nga gồm có HQ 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung thuộc Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân. Nguyên Đại tá Đỗ Minh Thái, Tham mưu trưởng Hải quân Vùng 4 (Trường Sa) nay là hải quân Đề đốc ở vùng 1. Phó tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân hiện nay là Hải quân Đại tá Nguyễn Văn Ngân.


image015Tàu ngầm “Hố đen Kilo 636 Hà Nội” mua từ Nga.


image016Tầu ngầm nguyên tử USS Michigan đang thả neo tại một quân cảng ở Nam Hàn.


XEM THÊM:


Tàu ngầm nguyên tử Mỹ đã hiện diện ở biển Đông từ 1 năm nay


image017Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt binh danh dự Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngay trước khi lên boong tàu khu trục hạm Xining 117 của Trung Quốc để kỷ niệm 70 năm ngày thành lập PLA vào ngày 23 tháng 4 năm 2019, ngoài khơi quân cảng Thanh Đảo. (Nguồn: SCMP)


image018Chiến hạm Yuzhao Trung Quốc (LSD-998) lớp 071, được các tàu tuần tra trang bị tên lửa lớp Houbei (lớp 022) hộ tống. (Nguồn: Wikimedia Commons)


“Thánh tích” Moskva


*


Hãng thông tấn Tass đưa tin “vào thời điểm tháng 2 năm 2020, nhà thờ Chính thống giáo Nga vào thông báo rằng “Thánh tích đã được giao cho Tư lệnh hạm đội Biển Đen lúc bấy giờ, Phó Đô đốc Igor Osipov hiện diện tại Bộ tư lệnh của hạm đội để sẵn sàng giao cho con tàu "trong thời gian ngắn".


Theo Reuters, Moskva ban đầu được gọi là "Slava" hoặc "Glory", nhưng sau đổi tên thành Moskva vào năm 1995. Moskva có hơn 500 thủy thủ, được trang bị 16 tên lửa hành trình chống hạm Vulkan với tầm bắn ít nhất 440 dặm, tên lửa đất đối không, hỏa tiễn SAM, súng cối chống tàu ngầm và ngư lôi.


Moskva âm hưởng của nó từa tựa như Matxcova - theo cách gọi của những sinh viên Việt-Hà Nội đi du học ở thủ đô Nga Soviet, tiếng Việt ta dịch là Mạc Tư Khoa. Sau vụ Moskva bị nổ và cháy ở Biển Đen, trên một số báo chí Mỹ lan man danh từ “thánh tích Moskva” khi viết về Tuần dương Hạm Moskva.


Ngày 13/4/2022, Tổng thống Ukriane-Zelensky tuyên bố Moskva đã bị tên lửa Neptune bắn trọng thương ở Biển Đen, truyền thông phương Tây gọi Soái hạm Moskva là con tàu thánh tích với những di vật đã chìm xuống đáy biển.


Tờ Newsweek đưa tin, Moskva được coi như một thánh tích hải quân Nga. Không rõ liệu di vật - một mảnh của "thánh giá" - có ở trên tàu khi Moskva bị chìm hay không.”


Đúng là kết quả của một biến cố hải quân lần đầu của Hạm đội Nga ở Biển Đen, “Thánh tích Moskva” sau khi được lai dẫn về cảng Sevastopol đã “được” cho chìm xuống đáy biển. Nó mang theo những vết thủng ở lườn tàu, sàn tàu và những mảnh đạn đã diệt nó vung vãi rải rác.


Rồi đây, ai sẽ lặn xuống đáy đại dương khám phá những mảnh đạn bí mật tàn phá Thánh Tích?


Soái hạm Moskva, như một biểu tượng hải quân Nga ở Biển Đen - không phải là cuộc đối đầu pháo hạm giữa chiến hạm và chiến hạm, nhưng thảm họa đã rơi vào mục tiêu Moskva. Dưới góc độ cuộc đọ sức trên biển, dù Moskva hay Matxcova hay Moscow đi nữa - đã bị đánh chìm. Khó thể bào chữa cho dấu hiệu thất bại của hải quân Nga.


Từ thảm họa Moskva, các nhà chiến lược hải quân trên thế giới sẽ lung lay với “cuộc hành quân của chiến hạm tác chiến ở vùng biển cận bờ và chiến hạm tác chiến ngoài biển sâu”; kỹ thuật địa hải chiến vừa diễn ra ở Biển Đen mở ra chương mới - nghệ thuật tác chiến trên mặt biển.


Các tranh chấp và hoạt cảnh hành quân thi thố sức mạnh hải quân giữa Mỹ-đồng minh với lực lượng hải quân Trung cộng đang diễn ra quyết liệt ở Biển Đông và Hoa Đông, không thể không ghi nhận kết quả của tên lửa hành trình vệ tinh dẫn đường Neptune.


Có lần, hải quân Bắc Kinh, từ căn cứ Thanh Đảo đã cho bắn thử hỏa tiễn chống hạm vào Biển Đông. Cự ly từ Thanh Đảo đến Biển Đông rất xa.


**


Moskva gợi lên âm thanh ca khúc “Chiều Matxcova” - với tiếng hát của danh ca Yên Hà dặt dìu làn gió rì rào bao trìu mến trong chiều vắng thanh bình. Tài tử Sean Connery vai Jame Bond - điệp viên 007 trong phim “From Russia with Love” với nụ hôn cháy bỏng làm say mê hàng triệu khán giả. Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao CsVN Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Người Việt Nước ngoài, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền tại Nga, nói tiếng Nga như gió; nhân vật một thời gây sóng gió trong Cộng đồng VN tự do hải ngoại, nguyên trưởng đoàn HQ-571, dẫn đầu phái đoàn người Mỹ gốc Việt và người Việt trong nước, cách đây đúng 8 năm, đi gieo cơn bão tâm tư “Nối Vòng Tay Lớn hòa giải hòa hợp dân tộc” trên đảo Trường Sa, cơn bão loãng dần với thời gian rồi lụi tàn trong đại dương bóng tối. 


https://www.youtube.com/watch?v=ar6AjMrhukI 


https://www.youtube.com/watch?v=EeXAojTEkvg


Các bài vở tin tức về Biển Đông xuất hiện trên Google images


Lý Kiến Trúc

California 17/4/2022


THAM KHẢO:

(1), (2), (3) - Wikipedia, Nesweek, Đăng Nguyễn/Forbes/Dân Việt

22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông