Kyiv-Moscow hưu chiến; Hành lang Nhân đạo là hành lang gì?

05 Tháng Ba 20227:45 SA(Xem: 4696)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ BẨY 05 MAR 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Kyiv-Moscow hưu chiến; Hành lang Nhân đạo là hành lang gì?

image002

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

05/3/2022


image003Trận liệt Ukraine minh họa.


Khác và giống phần nào hình thái chiến tranh Việt Nam (tính từ năm Mỹ đổ quân vào Nam Việt từ năm 1965-1973), Kyiv và Moscow đã thỏa thuận hưu chiến.


Thời gian hưu chiến ở Vietnam War áp dụng cho quân đội 4 bên: Mỹ - Saigon, Hà Nội và Mặt trận Giải phóng miền Nam. Hưu chiến thực hiện trong 3 ngày Tết. Tết là truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt, là niềm mơ ước hòa bình và không có cảnh bắn giết nhau.


Hưu chiến nổi tiếng nhất ở nam Việt Nam là Tết Nguyên Đán năm Mậu Thân 1968. Cái Tết bi thảm tang tóc bậc nhất của cái gọi là hưu chiến đối với quân dân miền nam Việt Nam.


Lợi dụng triệt để thời gian “vàng” hưu chiến, Việt Cộng đã mở tổng công kích vào hầu hết 63 tỉnh thành, thị xã Nam Việt, trọng điểm là Huế và Saigon (thủ đô chính phủ Việt Nam Cộng Hòa). Ở thành phố cổ kính Huế, Việt Cộng đã làm chủ 25 ngày đêm, họ đã chôn sống hàng ngàn đồng bào vô tội vì “tội” theo “ngụy”.


Kyiv và Moscow hưu chiến


image004Hai phái đoàn đàm phán Nga (bên phải) và Ukraine bắt tay nhau trên bàn hội nghị tổ chức ở vùng Brest, Belarus ngày 03/3/2022 - Ảnh: REUTERS. Chú ý: phóng viên nhiếp ảnh tài ba của Reuters đã chụp được những dòng chữ của các thành viên Nga có thể là nghị trình đàm phán.


Lúc 21h58 ngày 3/3/2022, Kyiv và Moscow đã nối lại vòng đàm phán thứ 2, địa điểm là vùng Brest, Belarus, giáp giới Ba Lan.


Vòng đàm phán thứ 2 diễn ra sau vòng đàm phán đầu tiên hôm 28/2/2022 có ba ngày. (Quá nhanh so với các cuộc nối lại hội đàm bốn bên ở Paris 1969-1973, có khi cù cưa kéo dài hàng tháng).    


Kyiv là bên đầu tiên đưa ra đề nghị ngừng bắn ngay tức khắc, hưu chiến, và lập hành lang nhân đạo cho dân chúng rời thoát khỏi các vùng lửa đạn giao tranh.


Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN hôm 1/3/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Trước đó, Tổng thống Zelensky cho rằng một lệnh ngừng bắn hoàn toàn là điều kiện cần để tổ chức các cuộc đàm phán chính thức giữa Nga và Ukraine.


Từ một hầm chỉ huy tối mật ở Kiev, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc điện đàm với Tổng thống Joe Biden đã thúc giục ông Biden cần phải ngăn chặn quân Nga càng sớm càng tốt.


Ngoại trưởng Nga, ông Sergei Lavrov lưu ý để thực hiện hưu chiến và mở hành lang nhân đạo là phải được thực hiện ba điều kiện của Tổng thống Nga Putin đưa ra ngày 28/2/2022.


XEM THÊM: Trục tiến quân của xe tăng, lính dù, tên lửa Nga: “Sẵn sàng tiến vào Kiev nhưng chờ kết quả đàm phán


Ngày 05/3/2022, Bộ Quốc phòng Nga thông cáo: "Hôm nay, ngày 5/3/2022, lúc 10h sáng giờ Moscow, phía Nga tuyên bố ngừng bắn và mở các hành lang nhân đạo để dân thường thoát ra khỏi Mariupol và Volnovakha".


Vì sao sau cuộc hội đàm ở Brest, Belarus ngày 03/3/2022 có hai ngày, Moscow lại đồng ý về một thời gian hưu chiến và thực hiện ý tưởng “hành lang nhân đạo” trong lúc Moscow đang ở thế thượng phong?


Diễn tiến quân sự của Nga


image005Ngày 28/2/2022, hình ảnh của Maxar Technologies từ vệ tinh cho thấy đoàn xe bọc thép, xe tăng, pháo binh và xe vận tải tiếp liệu của quân Nga đang tiến về Kyiv, cách trung tâm thủ đô 25 km (17 dặm) kéo dài khoảng 65 km (40 dặm). (AP). Khoảng cách địa hình trung bình từ Minsk (thủ đô Belarus) tới Kiev (thủ đô Ukraine) = 526km. Khoảng cách từ ranh giới Belarus tới thủ đô Kyiv khoảng trăm cây số. Lằn ranh đỏ là đường ranh giới Belarus và Ukraine.


“Vừa đánh trống vừa la làng”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố sẽ tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine là: - một: Ukraine không gây ra mối đe dọa an ninh cho Nga; hai: ngược lại, Nga sẽ đảm bảo an ninh cho Ukraine và Âu châu; ba: đồng ý thiết lập hành lang nhân đạo.


Đối với ý đồ chiến lược của Moscow, giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine là tận dụng hưu chiến (có lẽ Putin học thuộc lòng bài học hưu chiến ở Việt Nam) tiếp tục tạo ra thêm các khủng hoảng quân sự đối với Kyiv.


Thứ nhất, lợi dụng áp lực quân sự kết hợp với hỏa lực vũ khí hùng hậu tối tân của Nga gần như áp đảo quân đội Ukraine; lợi dụng triệt để thời gian hưu chiến các tư lệnh Nga ở chiến trường miền Đông, Đông-Nam và nam Ukraine đồng loạt mở trận tổng công kích vào các thành phố lớn và các căn cứ quân sự của Ukraine.


image006Mũi tên đỏ là các hướng tấn công của quân Nga vào các thành phố lớn của Ukraine.


Cho đến ngày hôm nay, 05/3/2022, quân Nga đã làm chủ được các thành phố lớn chỉ sau Kyiv là Kharkov, Mariupol, Odessa và Kherson thành phố có 290 nghìn dân nằm sát cạnh bán đảo Crimea.


Chiến dịch quân sự toàn diện của ông chủ điện Cẩm Linh diễn ra có vẻ như rất đúng với lời tuyên bố của Putin là “Chiến dịch quân sự tại Ukraine diễn ra đúng kế hoạch”.


Đúng ở chỗ nào? Và kế hoặch nào?


Đúng ở chỗ khi giờ khắc hai bên ngồi vào bàn hình chữ nhật nối lại vòng 2 đàm phán ngày 03/3/2022 thì các tư lệnh mặt trận của Moscow đã phát động hàng đoàn xe tăng, bộ binh tùng thiết, pháo binh, không quân tổng công kích vào các thành phố lớn, các căn cứ quân sự quan trọng ở miền Đông, Đông-Nam và miền Nam của Ukraine.


(Giống như khi Henry Kissinger và Lê Đức Thọ nối lại vòng đàm phán ở Paris thì Hà Nội và MTGP đã huy động hàng chục sư đoàn mở một lúc ba trận tổng công kích vào thị trấn An Lộc Bình Long, thị xã Kontum và thị xã Quảng Trị vào mùa hè 1972).


Sự thật, xe tăng Nga, bộ binh tùng thiết và xe vận tải tiếp liệu đã xuất hiện trên đường phố Kherson, vào ngày 01/3/2022.


image007Đoàn xe vận tải tiếp liệu Nga đã xuất hiện trên đường phố Kherson, vào ngày 01/3/2022.


Kế hoặch tối quan trọng về mặt chiến lược của Putin là lệnh cho các tư lệnh sau khi chiếm lĩnh được các thành phố, các căn cứ quân sự, bán quân sự, phải thiết lập ngay hệ thống phòng thủ tại chỗ và tổ chức cho quân đội (tức là Ủy ban Quân quản) phải duy trì sự hiện diện quân sự vĩnh viễn ở các nơi mà họ đã chiếm đoạt được.


Điều đó có nghĩa là các vùng đất mênh mông giàu có của Ukraine ở miền Đông, miền Đông-Nam và miền Nam sẽ thuộc về Moscow hoặc là thuộc về các nhà nước tự trị chống lưng phía sau là Moscow.


Ý đồ chính trị của Moscow và Kyiv


Trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Harold Meyerson và nhà báo Ryan Cooper đối với ông Anatol Lieven, chuyên gia nghiên cứu về Nga và châu Âu tại Viện Quincy, Statecraf, ông Lieven nhận xét:


“Moscow chiếm các khu vực nói tiếng Nga của đất nước Ukraine ở miền Đông và miền Nam và sau đó, về cơ bản, Nga sẽ đề nghị thống nhất Ukraine trên cơ sở chủ nghĩa liên bang - nói cách khác, đề xuất thỏa thuận Minsk 3 cho Donbas trở thành hình thức một nhà nước liên minh, trong đó các khu vực thân Nga sẽ có quyền kiểm soát trên thực tế đối với các nhà nước liên minh trong quốc gia Ukraine, kèm theo đó là thiết lập vùng phi quân sự đi đôi với tình trạng trung lập cho Ukraine.


Bây giờ - và tôi nghĩ vẫn còn quá sớm để nói chắc chắn - sau bài phát biểu của Putin, Moscow muốn thay thế chính phủ hiện nay ở Kyiv bằng một chính phủ thân Nga.


Nhưng cuối cùng, số phận chính trị của Ukraine sẽ được quyết định bởi các lãnh thổ mà quân đội Nga chiếm đóng trong nội địa Ukraine. (1)


Hành lang nhân đạo là hành lang gì?


Hai khu vực trong thỏa thuận ngừng bắn - hưu chiến để thiết lập hành lang nhân đạo là Mariupol và Volnovakha.


Phụ tá tổng thống Ukraine Mikhail Podolyak cho biết khoảng 200.000 người đang cố gắng thoát khỏi Mariupol, trong khi "20.000 người cũng muốn rời khỏi thành phố Volnovakha ở vùng Donetsk". (theo SOHA 05/3/2022).


Moscow và Kyiv thỏa thuận mở ra các hành lang nhân đạo không hoàn toàn mang ý nghĩa nhân đạo.


Thời gian thi hành các hành lang nhân đạo cho dân chúng “di tản” hoặc tìm đường tị nạn qua các nước láng giềng cũng là thời gian “vàng”, “hoãn binh” cho hai đội quân Kyiv và Moscow tái cấu trúc.


Các tư lệnh mặt trận sẽ tái bày binh bố trận, phù hợp và sẵn sàng đối đầu với kẻ thù ở tư thế mới.


Phía Nga, nỗ lực duy trì vĩnh viễn quân đội của họ ở các vùng đất đã chiếm được, thiết kế chính quyền cho các nhà nước tự trị, và quan trọng nhất, theo dõi phản ứng tiếp theo của NATO và tự vệ trước các cuộc trừng phạt kinh tế của Mỹ.


Phía Ukraine, nỗ lực cải tiến sức chiến đấu của quân đội, huấn luyện và trang bị các chủng loại vũ khí tối tân do phương Tây (NATO) viện trợ, chủ yếu từ Đức và Tây Ban Nha; đồng thời đánh động lương tâm quốc tế về hành vi xâm lược dã man của Putin là tội ác của nhân loại ở thế kỷ 21.


Lý Kiến Trúc

California 05/3/2022


(1)    https://prospect.org/world/worse-than-a-crime-its-a-blunder-russia-ukraine-lieven-interview/

22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông