Chiến sự: Nga đang giúp cho NATO phá hủy binh lực cổ lỗ sĩ của Kiev? “Bức tường Bá Linh 2” cho giải pháp Ukraine?

25 Tháng Hai 20221:50 CH(Xem: 5229)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 25 FEB 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chiến sự: Nga đang giúp cho NATO phá hủy binh lực cổ lỗ sĩ của Kiev? “Bức tường Bá Linh 2” cho giải pháp Ukraine?

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

25/2/2022


image001Một bản tin ngắn khá lôi cuốn của đài VOA hôm 24/2/2022, VHO trích:


“Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 25/2/2022 rằng Nga sẵn sàng tổ chức hội đàm cấp cao với Ukraine, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin.


Theo CCTV, ông Putin nói với ông Tập: “Hoa Kỳ và NATO từ lâu đã làm ngơ những quan ngại chính đáng về an ninh của Nga, liên tục từ chối cam kết và tiếp tục đẩy mạnh triển khai quân sự về phía đông, thách thức lợi ích chiến lược căn bản của Nga”.


Song ông Putin cũng nói thêm rằng: "Nga sẵn sàng tiến hành các cuộc hội đàm cấp cao với Ukraine". (Reuters)


Trong khi đó, ngay ngày đầu tiên 24/2/2022. Putin phát động cuộc tấn công tổng lực vào quân đội chính phủ Kiev trên toàn lãnh thổ Ukraine với kết quả như ý.


Tuyên bố trước quốc dân Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden cho biết:


-          Vladimir Putin đã lên kế hoạch cho việc này trong nhiều tháng, đã chuyển hơn 175.000 quân, thiết bị quân sự vào các vị trí dọc biên giới Ukraine.


-          Đơn phương tạo ra hai nước cộng hòa mới trên lãnh thổ Ukraine có chủ quyền.


-          Trong khoảnh khắc, các cuộc tấn công tên lửa bắt đầu rơi xuống các thành phố lịch sử trên khắp Ukraine; sau đó là các cuộc không kích, tiếp theo là xe tăng và quân đội xông vào. (1)


Liên quan đến NATO:


-          Các cường quốc sẽ không can thiệp quân sự để bảo vệ Ukraine.


-          Lực lượng của chúng tôi không đến châu Âu để chiến đấu ở Ukraine mà để bảo vệ các Đồng minh NATO của chúng tôi và trấn an các Đồng minh đó ở phía đông.


-          Hoa Kỳ sẽ bảo vệ từng tấc đất của NATO bằng toàn bộ sức mạnh của Hoa Kỳ.


-          Các lực lượng sẵn sàng cao của NATO triển khai để bảo vệ Đồng minh NATO trên các ranh giới phía đông của NATO (gồm Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, và Romania). (1)


Về phía Ukraine:


- Tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo Ukraine chịu nhiều thiệt hại, trong đó nhiều máy bay và thiết giáp Nga bị phá hủy.


- Trong thông báo mới nhất, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết 137 người thiệt mạng và 316 người bị thương trong ngày giao tranh đầu tiên.


image006Quân Nga bao vây và các hướng tấn công Ukraine.


Kết quả chiến sự trận đánh đầu tiên của Putin, theo tin TNO:


-          “Tổng thống Ukraine cho biết đã có 137 người thiệt mạng và quân đội nước này đã mất nhiều xe thiết giáp, máy bay”


-          RIA dẫn lại thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã phá hủy 74 cơ sở hạ tầng quân sự trên mặt đất ở Ukraine, bao gồm 11 sân bay.


-          Quân đội Nga còn cho biết các lực lượng ly khai do Moscow hậu thuẫn ở miền đông Ukraine tiến quânkiểm soát một số khu vực lâu nay vẫn thuộc quản lý của chính quyền Kiev.


-          Nga tuyên bố đã vô hiệu hóa 83 mục tiêu trên bộ trong ngày đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine.


Quan trọng nhất, Nga đã chiếm Chernobyl, một căn cứ nguyên tử quan trong của Kiev ở sát biến giới Belarus (đồng minh của Nga), khống chế Odessa, quân cảng Mariupol và chiếm đảo Zmiinyi ở Biển Đen, ngoài khơi Bán đảo Crimea.


image008Phía Ukraine cho biết Nga đã kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. AFP


image010Chấm đỏ: các vị trí chiến lược của Ukraine: Chernobyl, Mariupol, Odessa, và đảo Zmiinyl.


Chiến sự ở Ukraine cho thấy về quân sự, Nga đã tiêu hủy rất lớn các mục tiêu quân sự, các lực lượng quân sự chủ lực của Chính phủ Kiev; về mặt lãnh thổ, quân Nga đã kiểm soát một số khu vực lâu nay vẫn thuộc quản lý của chính quyền Kiev (vùng Donbass tự do không thuộc quyền quản trị của Donetsk và Luhansk).


Có thể chăng, Nga đã đánh giùm cho NATO các mục tiêu quân sự trên đất Ukraine và thiêu hủy giùm các khí cụ quân sự cổ lỗ sĩ của Kiev; mặt khác, Moscow đã ép Kiev tới chân tường là hoặc “buộc” phải gia nhập NATO để được bảo vệ từng tấc đất; ngược lại, nếu không nhập vào NATO thì mọi chuyện sẽ… tính sau.


image012Radar và các thiết bị khác bị quân Nga tàn phá được nhìn thấy ở một căn cứ quân sự của Ukraine bên ngoài thành phố cảng Mariupol, Ukraine hôm thứ Năm, 24/2/2022. AP Photo/Sergei Grits.


image014Cây cầu từ đất Nga bắc ngang qua eo biển Kerch thuộc bán đảo Crimea. Cây cầu này được Nga xây dựng sau khi sát nhập Crimes vào Nga năm 2015, nó có nhiệm vụ kiểm soát tàu bè qua lại Biển Đen và Biển Azov.


image016Cây cầu bắc từ đất Nga bắc ngang qua eo biển Kerch.


Đặc biệt, về chính trị, một tiếng vọng bất ngờ từ phương Đông cho biết: “Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 25/2/2022 rằng Nga sẵn sàng tổ chức hội đàm cấp cao với Ukraine”.


Moscow đã mở đường cho Kiev, Putin có vẻ như đáp ứng lời khẩn khoản của Volodymyr Zelenskyy “lời cầu xin nhiệt thành vì hòa bình, người dân Ukraine và chính phủ Ukraine mong muốn hòa bình”, Zelenskyy nói trong một bài phát biểu qua đêm đầy xúc động, ông nói bằng tiếng Nga trong lời kêu gọi trực tiếp tới các công dân Nga. (theo AP 24/2/2022).


Putin và Zelenskyy sẽ thỏa hiệp với nhau những gì cho giải pháp toàn bộ về Ukraine, trong đó bao gồm hai nhà nước cộng hòa Donetsk-Luhansk ở Donbass, và áp lực địa chính trị-quân sự của NATO đối với Kiev trong bối cảnh an ninh Đông Âu hiện nay.


Và cuối cùng, Putin và Biden sẽ gặp nhau để thỏa hiệp những gì về Đông Âu?


Phân chia lại lãnh thổ (vẽ lại biên giới đông-tây) của Ukraine? Viễn ảnh về “bức tường Bá Linh” thứ hai ở Ukraine không có gì là không thể.


image018Thủ đô Kiev và các căn cứ quân sự, thành phố quan trọng của Uktaine bị Nga tấn công. Lằn ranh đỏ là minh họa “phỏng đoán” của VHO về giải pháp quốc tế chia quốc gia Ukraine thành 2 nước Đông-Tây.


“Bức tường Bá Linh” 2 có thể bắt đầu từ Chernobyl dọc theo sông Danube chảy xuyên qua lãnh thổ Ukraine tới thành phố Odessa, cửa sông đổ ra Biển Đen. Quốc gia Ukraine nằm ở Đông Âu có tổng diện tích 233.062 dặm vuông. Bờ biển của Ukraine dài 1.729 dặm dọc theo Biển Đen và Biển Azov. Minh họa của VHO dựa theo bản đồ trận liệt 2022 của Ukraine Nationnal Security & Defence Coucil Ukraine Navy.


image019Sông Danube bắt nguồn từ Đức chảy qua quốc gia cuối cùng là Ukraine đổ ra Biển Đen. Ảnh wikipedia.


Lý Kiến Trúc
California 25/2/2022


Toàn bộ diễn văn của tT Joe Biden.
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21348)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14806)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13496)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20411)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16581)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 12983)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13478)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14010)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14565)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15186)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16954)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14477)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15353)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14334)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20441)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16647)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18600)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16522)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.