Động binh phong tỏa Ukraine: Điện Cẩm Linh nói gì? Trung Nam Hải, Tòa Bạch Ốc, Kiev nói gì?

18 Tháng Hai 20228:41 SA(Xem: 4613)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 18 FEB 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Động binh phong tỏa Ukraine: Điện Cẩm Linh nói gì? Trung Nam Hải, Tòa Bạch Ốc, Kiev nói gì?


Bài học Gruzia (Georgia)


VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA

Lý Kiến Trúc

18/2/2022


*


Bối cảnh

image003

Thế giới đang chờ đợi ngày 20/2/2022, ngày chủ tịch Trung Nam Hải Tập Cận Bình long trọng khai mạc Thế vận Hội mùa Đông; ngày mà các chiến lược gia phương Tây “Ngờ” rằng quân Nga sau hai tháng động binh “tập trận với hàng trăm ngàn binh sĩ, hành ngàn xe tăng, đại pháo và tên lửa” áp sát biên giới Ukraine, Nga sẽ “xâm lược” Ukraine, tuy diễn biến quân sự - chính trị sẽ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.


Mô tả về cái rất đáng “Ngờ” này, Moscow cáo buộc Mỹ gây ra sự cuồng loạn (Russian officials accuse the U.S. of stoking “hysteria.”


Tình hình hiện nay có nhiều vấn đề đặt ra cho Kiev.


Vấn đề dân quân thân Nga tự trị vùng Donbass và bán đảo Crimea. Vấn đề Kyiv đứng trước lời chào đón nồng nhiệt gia nhập khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) và mạng lưới an ninh của NATO sẽ chĩa tên lửa hành trình vào Moscow từ đất Ukraine sát nách. Vấn đề là tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy “tiến thoái lưỡng nan” trong việc quyết định chính sách đối ngoại của “trái độn” Ukraine đã nhiều năm chịu áp lực của phương Tây và Điện Cẩm Linh. Vấn đề là nhà lãnh đạo Zelenskyy vẫn còn lưỡng lự về khả năng “có hay không” nổ ra cuộc xâm lược của Nga đối với đất nước của ông, dù ông biết rất rõ quân lực của Ukraine tuy nhận được vũ khí tối tân của phương Tây cũng không thể nào đối đầu với Nga, nhưng thâm tâm Zelenskyy vẫn nung nấu Kiev phải đòi lại vùng đất Dobass và bán đảo Crimea bị Nga sát nhập từ năm 2014, nơi có quân cảng chiến lược Sevastopol và hạm đội Biển Đen của Nga đang hiện diện.


Ukraine là một quốc quốc gia rộng lớn nhất trong số 14 nước thuộc Liên Bang Liên Xô Viết cũ, diện tích 603.628 km², tuyên bố độc lập ngày 24 tháng 8 năm 1991, gần 44 triệu dân trong số đó hơn 17% người Nga, đa số người dân theo Chính Thống Giáo (Ukrainian Orthodox), lịch sử văn minh văn hóa dân tộc Ukraine có nhiều điểm chung về ngôn ngữ, phong tục, tôn giáo đặc biệt đối với dân tộc Nga và Belarus, tuy nhiên về quan điểm chính trị, dân chúng Ukraine âm ỉ phe ủng hộ EU và phe ủng hộ Moscow. Nga là nước láng giềng lớn nhất của Ukraine có đường biên giới kéo dài từ cực Bắc đến cực Đông Nam của Ukraine gần 2500 km.  


Tại vòng 2 của cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine diễn ra tháng 4/2019 tại Kiev, Tổng thống thứ 5 của Ukraine, ông Petro Poroshenko được xem là thân Nga đã thua đậm trước Volodymyr Zelensky có vẻ hướng về EU hơn.


Ngày 20/12/2021, quyền Tổng Công tố viên Ukraine Oleksiy Symonenko đã ký thông báo ông Poroshenko vào diện nghi phạm tham nhũng trong vụ cung cấp than từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Tòa án quận Pechersky của Kiev đã bắt giam ông Poroshenko. Tổng thống Nga Putin mở rộng vòng tay cho Pechersky tỵ nạn.


Ngược về quá khứ gần, ngày 8 tháng 12 năm 2013, những người biểu tình ủng hộ EU đã giật đổ tượng đài Lenin ở Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, dùng búa đập phá tượng đã có từ năm 1946 và trương cờ Liên minh châu Âu trên bệ tượng.


Ngược về quá khứ xa xăm, năm 1240, tướng Bạt Đô (cháu Thành Cát Tư Hãn) trên đường lui quân về thảo nguyên Mông Cổ đã tiến đánh và chinh phục thành phố Kiev. Đế quốc Mông Cổ đã thống trị Rus-Kiev hơn 100 năm.


Năm 2014 Ukraine nổ ra cuộc chiến dân quân tự trị thân Nga ở Donbass. Thỏa thuận ngừng bắn Minsk I dưới cái dù Normandy (Nga, Ukraine, Pháp, Đức) được ký vào tháng 9/2014, 6 tháng sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea; tới tháng 2/2015, Minsk II đã đưa ra một công thức để tái hợp nhất các khu vực ly khai vào Ukraine bằng cách trao cho Moscow một số tiếng nói về chính trị Kiev.


Tháng 1/2022, hơn 100.000 ngàn quân Nga dưới danh nghĩa tập trận đã động binh bao vây gần như toàn biên giới Ukraine.


image005image007Khu vực Donbas và bán đảo Crimea. Nga đã ủng hộ một cuộc nổi dậy vũ trang đẫm máu ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine kể từ năm 2014. Khoảng 14.000 người - bao gồm nhiều thường dân - đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. Đồ họa: Washington Post.


image009Chiến hạm Hạm đội Biển Đen của Nga ở quân cảng Sevastopol bán đảo Crimea.


**


Các bên nói gì?


Moscow

image011Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin (AP Photo/Patrick Semansky). Ảnh có tính minh họa.


Ngày 13/2/2022, hãng thông tấn Nga TASS đưa tin - Điện Cẩm Linh lập luận rằng họ có quyền di chuyển quân đội trong lãnh thổ của mình. Phát ngôn nhân Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Không nên làm bất cứ cho ai lo lắng và không gây ra mối đe dọa bất kỳ nào cho ai”. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm khơi mào một cuộc xung đột quân sự mới ở khu vực Donbass đều có thể "hủy diệt" Ukraine. Ông Lavrov nói: "Quân đội hiểu tác hại của bất kỳ hành động nào làm nổ ra một cuộc xung đột nóng. Tôi rất hy vọng rằng họ sẽ không bị các chính trị gia thúc giục, những người kích động phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ".


Trước nguy cơ chiến tranh ngày càng lớn, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một cuộc điện đàm đáng chú ý vào thứ Bảy khi cả thế giới căng thẳng theo dõi và lo lắng rằng một cuộc xâm lược Ukraine có thể bắt đầu trong vài ngày tới. Trước khi nói chuyện với Biden, ông Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã gặp ông tại Moscow hồi đầu tuần để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất giữa Nga và phương Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Một bản tóm tắt của Điện Kremlin về cuộc điện đàm cho thấy rằng có rất ít tiến bộ trong việc hạ nhiệt căng thẳng.


Trong một dấu hiệu cho thấy các quan chức Mỹ đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, Mỹ đã công bố kế hoạch sơ tán đại sứ quán của mình ở thủ đô Kiev, và Anh cùng với các quốc gia châu Âu khác kêu gọi công dân rời Ukraine. Nga đã bố trí hàng loạt hơn 100.000 quân gần biên giới Ukraine và đã gửi quân đến tập trận ở nước láng giềng Belarus, nhưng phủ nhận rằng họ có ý định tiến hành một cuộc tấn công xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, thời điểm của bất kỳ hành động quân sự nào có thể xảy ra của Nga vẫn là một câu hỏi quan trọng.


Tổng thống Putin phàn nàn trong cuộc điện đàm với Tt Biden rằng Hoa Kỳ và NATO đã không đáp ứng thỏa đáng yêu cầu của Nga về việc cấm Ukraine gia nhập liên minh quân sự và NATO phải rút lực lượng khỏi Đông Âu. Tòa Bạch Ốc cho biết cuộc điện đàm được theo dõi chặt chẽ giữa Biden và Putin bắt đầu lúc 11:04 sáng EST. Biden thực hiện cuộc gọi từ Trại David. (theo AP 13/2/2022).


Đòi hỏi của Nga là NATO không bao giờ thu nạp Ukraine làm thành viên và giữ nguyên hiện trạng Donbass và Crimea.


Beijing

image013Chủ tịch Tập Cận Bình nâng ly cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Bắc Kinh ngày 04/2/2022. Reuters.


Ngày 16/2/2022, tờ South China Morning Post đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi một giải pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng Ukraine trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào.


Trước đó, ngày 04/2/2022, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Bắc Kinh. Điện Cẩm Linh (Kremlin) phát thông cáo cho biết hai nguyên thủ kêu gọi NATO ngừng “đông tiến” và hãy từ bỏ cách tiếp cận theo hướng “chiến tranh lạnh” trong các vấn đề quốc tế.


Ông Tập “đã ca ngợi hành động của Pháp và Đức trong khuôn khổ định dạng lại bộ tứ Normandy và nhắc lại sự ủng hộ hoàn toàn của ông đối với việc thực hiện Nghị định thư Minsk”.


Bộ tứ Normandy là các cuộc đàm phán giữa Nga, Đức, Pháp và Ukraine được tổ chức vào năm 2014 nhằm mục đích tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho xung đột ở Donbass và bán đảo Crimea. Minsk II ký kết sau khi sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và gần như vùng đất Donbass đã thuộc Moscow quản trị.


Washington D.C.,

image015Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với báo giới ở White House hôm 17/2/2022.


Ngày 17/2/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói có "mọi dấu hiệu" là Nga đang có kế hoạch tiến vào Ukraine, bao gồm cả các dấu hiệu về việc Moscow đang chuẩn bị một hoạt động "đổ vấy" để biện minh cho hành động quân sự.


Trước đó trong cùng ngày 17/2/2022, Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga ở bên trong Ukraine đã bắn nhau qua lại đường chiến tuyến phân chia hai bên. Các quan chức phương Tây mô tả vụ này có thể là cái cớ do Moscow tạo ra để xâm lược.


"Bằng chứng trên thực tế cho thấy là Nga đang tiến tới một cuộc xâm lược hiển hiện. Đây là một thời điểm quan trọng", Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield nói với các phóng viên.


Hòa nhịp với Tòa Bạch ốc, Ngoại trưởng Anh Liz Truss hôm 17/2 cảnh báo là Nga có thể kéo dài căng thẳng trên biên giới Ukraine trong nhiều tháng, thử thách quyết tâm của phương Tây và sự kiên cường của Ukraine nhằm đạt được những nhượng bộ an ninh và chọc tức liên minh phương Tây.


Bà nói không có bằng chứng cho thấy có một sự rút quân nào từ Nga dù Nga tuyên bố như vậy.


“Chúng ta chớ bị lùa vào cảm giác sai lầm về an ninh bởi việc Nga tuyên bố một số binh sĩ đã trở về căn cứ, trong khi trên thực tế việc tập trung quân của Nga không có dấu hiệu giảm sút,” bà nhấn mạnh. “Hiện không có bằng cớ nào cho thấy Nga rút quân khỏi vùng biên giới gần Ukraine,” bà nói thêm.


Nga phủ nhận chuyện có kế hoạch xâm lược nước láng giềng và tuần này cho biết họ rút một phần trong số hơn 100.000 quân mà họ đã tập trung gần biên giới. Washington nói rằng Nga không rút quân mà trên thực tế còn điều thêm lực lượng đến.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại trụ sở NATO ở Brussels: "Chúng tôi thấy họ đưa đến thêm máy bay chiến đấu và máy bay trợ chiến. Chúng tôi thấy họ nâng cao khả năng sẵn sàng ở Biển Đen. Chúng tôi thậm chí còn thấy họ dự trữ thêm máu cấp cứu".


Bên cạnh những lo ngại về xâm chiếm, các đồng minh NATO không để xảy ra sơ sót. Họ đang chuẩn bị điều động thêm xe tăng và máy bay đến đông Ấu để gia tăng sự tự tin cho các thành viên NATO ở Trung Âu và vùng Baltic. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 16/2 nói: “Chúng ta chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất.” (theo VOA 18/2/2022)


Một ngày sau khi Matxcơva thông báo rút bớt quân ra khỏi khu vực biên giới chung với Ukraina, Hoa Kỳ cũng như Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) không tin Nga xuống thang. Ngày 16/02/2022, White House khẳng định Nga đã không rút mà trái lại còn tăng thêm 7000 quân ở cửa ngõ của Ukraina.


Wasington đã điều thêm 3000 quân đến Ba Lan một trong 30 thành viên của NATO.


Kiev

image017Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. AP


image019Hình ảnh trên cho thấy Tổng thống Volodymyr Zelensky như là một chiến sĩ vệ quốc Ukraine. Ảnh dưới: Zelensky ra chiến trường ủy lạo tinh thần binh sĩ ở mặt trận biên giới hôm 6/12/2021. EPA.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tỏ ra bình tĩnh khi quan sát cuộc tập trận quân sự hôm thứ Bảy gần bán đảo Crimea, bán đảo mà Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014. Ông nói: “Chúng tôi không sợ hãi, chúng tôi không hoảng sợ, tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát”.


Tổng thống Volodymyr Zelensky nói Ukraine sẵn sàng "đánh tới người cuối cùng" nếu xung đột với Nga nổ ra, khi căng thẳng song phương gia tăng.


"Ukraine có muốn chiến tranh không? Không. Chúng ta có sẵn sàng cho chiến tranh không? Chắc chắn là có", Tổng thống Volodymyr Zelensky nói trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 20/4/2021, đề cập đến khả năng nổ ra giao tranh với nước láng giềng Nga.


"Nguyên tắc của chúng tôi rất đơn giản: Ukraine không gây chiến trước, nhưng luôn đánh tới người cuối cùng", Tổng thống Zelensky tuyên bố. (theo VNEpress 22/4/2021)


Zelensky từng nói: “Thề lấy lại Donbass). Đài Ukraine FM ở Kiev phát đi lời kêu gọi: We will never surrender control over Donbass (Ukraine FM: Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát đối với Donbass)


Thế nhưng, cục diện Ukraine đã có những diễn biến bất ngờ từ hai phía phương Tây (NATO) và Mạc Tư Khoa.


White House cho biết Tổng thống Joe Biden đã nói chuyện với Tổng thống Volodymyr Zelenskyy về tinh hình Nga gia tăng quân tập trận gây áp lực ở vùng biên giới Nga-Ukraine.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy yêu cầu cho bằng chứng về các cảnh báo xâm lược mới của các lực lượng Nga bao vây Ukraine từ ba phía, theo tin tình báo từ Mỹ.


Ông Zelenskyy từ chối cảnh báo mạnh mẽ về một cuộc xâm lược của Nga có thể xảy ra trong vòng vài ngày, nói rằng ông vẫn chưa thấy bằng chứng thuyết phục ngay cả khi Mỹ cảnh báo hôm Chủ Nhật về việc nhiều quân đội Nga đang áp sát biên giới Ukraine và một số hãng hàng không đã hủy hoặc chuyển hướng các chuyến bay đến đó.


Các câu hỏi lẩn quẩn đối với Zelenskyy ưu tư về các cuộc tập trận và sự hiện diện lực lượng lớn của Nga ở biên giới sẽ kéo dài thêm nữa cũng như kế hoạch xâm lược Ukraine có khả năng xẩy ra không từ những cảnh báo cứng rắn của các quan chức Mỹ, trong lúc ông vẫn huấn dụ người dân Ukraine bình tĩnh. (theo Bloomber News)


Zelenskyy “tiến thoái lưỡng nan” trước ý định gia nhập vào khối NATO hay quyết định đúng nhất về “trái độn trung lập” sinh tử của Ukraine trong tình hình hiện nay.


image021Quân đội Nga tập trận ở biên giới Nga-Ukraine ở cả Belarus (thủ đô là Minsk) bao vây Kiev ngày 13/2/2022. Khoảng hơn 200 nghìn quân Ukraine tác chiến và gần 1 triệu quân trừ bị.


image023image025Ảnh vệ tinh chụp khu vực được cho là trại dã chiến Nga sát biên giới Ukraine và xe tăng Nga ở biên giới Belarus và Ukraine. Ảnh vệ tinh công bố ngày 1/11/2021. Ảnh: Maxar.


image027Ảnh vệ tinh một bãi tập kết xe tăng Nga.


image029Bảnh so sánh quân lực Ukraine và Nga Xô.


Bài học Georgia


Nhìn lại việc "ôm mộng" gia nhập NATO của Georgia (Gruzia) bị Nga giáng đòn choáng váng.


image031Bản đồ Nga, Gruzia (Geogia) và khu tự trị Nam - Bc Ossetia Abkhazia.


Thời điểm Geogia tấn công Nam Ossetia


14 năm trước, đúng ngày khai mạc Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh, Nga đã điều quân tới khu tự trị nam Ossetia để giải quyết mối bất hòa với một quốc gia từng thuộc Liên bang Xô viết nhưng muốn “ôm mộng” gia nhập NATO.


Ngày 8.8.2008, quân đội Gruzia (tiếng Anh: Georgia) với hàng trăm xe tăng, pháo hạng nặng do Mỹ, NATO và Israel hỗ trợ đã bất ngờ tấn công khu tự trị Nam Ossetia chỉ có diện tích 7,4 km2 (29 mi2.


Tổng thống Nga lúc đó là Dmitry Medvedev, và Thủ tướng Nga lúc đó là Vladimir Putin đã điều 2 đơn vị thiết giáp với 20.000 quân, 500 xe tăng thuộc Tập đoàn quân số 58 rầm rập tiến về Nam Ossetia-Georgia. Chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, 2 đơn vị này đã bao vây Tskhinvali thủ phủ của nam Ossetia và tất nhiên, Gruzia đầu hàng sau cuộc chiến 5 ngày.


Tổng thống Medvedev nói: “Mục tiêu của chúng tôi chỉ là đánh bật quân đội Gruzia khỏi Nam Ossetia, lập lại trật tự, chặn đứng bạo lực chứ không phải nghiền nát Gruzia”.


Mọi chuyện bắt đầu sau khi Gruzia tách khỏi Liên Xô vào năm 1991, 2 vùng lãnh thổ Nam Ossetia và Abkhazia tuyên bố tách khỏi nước này để trở thành các quốc gia độc lập dưới sự hỗ trợ của Nga. Gruzia không chấp nhận điều này và luôn khẳng định Nam Ossetia, Abkhazia thuộc chủ quyền của Gruzia tức Georgia.


Năm 1992, Nga, Gruzia và Nam Ossetia đạt thỏa thuận giúp các bên ngừng xung đột. Theo đó, Nam Ossetia được trao quyền tự trị với sự giám sát của 3 lực lượng gìn giữ hòa bình trên lãnh thổ.


Năm 2004, Mikhail Saakashvili – một người có quan điểm thân phương Tây, chống Nga – đắc cử Tổng thống Gruzia và tuyên bố giành lại Nam Ossetia, Abkhazia bằng mọi giá. Ông Saakashvili đã nỗ lực hiện đại hóa quân đội Gruzia để thực hiện lời hứa của mình.


Năm 2008, tận dụng cơ hội khi Tổng thống Mỹ George W.Bush (Bush con) để ngỏ khả năng giúp Gruzia gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU), ông Saakashvili quyết tâm giành lại Nam Ossetia bằng vũ lực để chứng tỏ tiềm lực quân sự quốc gia.


Bất chấp những lời cảnh báo từ Moscow, từ giữa năm 2008, Gruzia liên tục tăng quân tới sát Nam Ossetia. Ngày 1.8.2008, quân đội Gruzia và lực lượng quân sự Nam Ossetia nổ ra xung đột. Người dân Nam Ossetia nhanh chóng sơ tán sang lãnh thổ Nga. Moscow cảnh báo sẽ can thiệp quân sự nếu người Nga và lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Nam Ossetia bị tấn công.


image033Chiến sự ác liệt khi Gruzia tấn công Nam Ossetia. Reuters


Theo History, ngày 7.8.2008, Tổng thống Saakashvili có bài phát biểu trước toàn dân Gruzia, thề giành lại Nam Ossetia và Abkhazia. Rạng sáng ngày 8.8.2008, quân đội Gruzia ồ ạt tiến vào bao vây Tskhinvali – thủ phủ Nam Ossetia. Tới trưa cùng ngày, quân đội và các lực lượng đặc nhiệm Gruzia đã chiếm được hầu hết vị trí trọng yếu ở Tskhinvali. Tuy nhiên, cầu Gupta – tuyến huyết mạch trọng yếu kết nối Nga với Tskhinvali - lại chưa bị chiếm đóng.


Ngay trong lúc quân đội Gruzia giành thế thắng trên chiến trường, Tổng thống Nga lúc đó là Dmitry Medvedev đã triệu tập cuộc họp khẩn của Hội đồng An ninh Liên bang Nga. Vladimir Putin - người khi đó đang giữ chức Thủ tướng Nga - được cho là người quyết định đưa quân đội Nga dứt điểm mặt trận nam Ossetia. (theo Dân Việt).


Lịch sử nam Ossetia có tái hiện lại không trong bối cảnh Ukraine-Donbass hiện nay, nhưng bài học nam Ossetia hẳn nhức nhối đối với Tổng thống Volodymyr Zelenskyy.


Không có gì là không thể! (1)


Lý Kiến Trúc

California 18/2/2022

(1) Tựa sách của cựu đại sứ Ted Osius
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1265)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông