TT Biden lập danh sách vi phạm Nhân quyền không thấy tên Việt Nam

11 Tháng Mười Hai 20217:16 SA(Xem: 5669)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ BẨY 11 DEC 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


TT Biden lập danh sách vi phạm Nhân quyền không thấy tên Việt Nam


Mạng Lưới Nhân Quyền VN họp báo công bố Giải Nhân Quyền 2019


https://www.nhatbaovanhoa.com/a9505/mang-luoi-nhan-quyen-vn-hop-bao-cong-bo-giai-nhan-quyen-2019


Ts Nguyễn Đình Thắng: "Công thức kết nghĩa gieo mầm Dân chủ hóa VN"


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6074/ts-nguyen-dinh-thang-cong-thuc-ket-nghia-gieo-mam-dan-chu-hoa-vn-


image002Tổng thống Mỹ Biden phát biểu trong Thượng đỉnh vì Dân chủ, 9/12/2021.


11/12/2021


Trọng Thành


Hôm 10/12/2021, nhân ngày Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, chính quyền Hoa Kỳ công bố một loạt danh sách các giới chức, tổ chức thuộc 8 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Miến Điện, bị trừng phạt do các xâm phạm nhân quyền. Tham gia trừng phạt cùng Mỹ có Anh và Canada.


AFP cho biết cụ thể người đứng đầu khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc), Erken Tuniyaz, và người tiền nhiệm Shohrat Zakir, bị bộ Tài Chính Hoa Kỳ trừng phạt vì trách nhiệm trong việc giam cầm « hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và nhiều người dân thuộc các sắc tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi » tại Tân Cương. 


Công ty Trung Quốc SenseTime, chuyên về các kỹ thuật nhận dạng gương mặt, có thể được sử dụng để kiểm soát đám đông, cũng là đối tượng trừng phạt. Theo bộ Tài Chính Mỹ, công nghệ của công ty SenseTime đã được chính quyền Tân Cương sử dụng để kiểm soát cư dân tại khu tự trị. Công ty SenseTime đang chuẩn bị lên sàn chứng khoán tại Hồng Kông ngày 17/12, với hy vọng huy động được 682 triệu euro. 


Về loạt trừng phạt hôm qua, bộ Tài Chính Mỹ ra thông cáo khẳng định: « Hành động của chúng tôi hôm nay, với sự phối hợp của Anh và Canada, gửi đi một thông điệp, theo đó các nền dân chủ trên thế giới sẽ hành động chống lại những người sử dụng quyền lực Nhà nước để đàn áp ».


Các trừng phạt nói trên của Washington nằm trong khuôn khổ « luật Magnitsky ». Luật mang tên của luật sư Nga Sergueil Magnitsky, biểu tượng của cuộc tranh đấu vì nhân quyền, chống lại các hành động lạm quyền của quan chức nhà nước, qua đời trong nhà tù Nga năm 2009.


Ngoài Trung Quốc, các trừng phạt của Mỹ cũng nhắm vào công ty phim hoạt hình nổi tiếng của Bắc Triều Tiên SEK. Theo bộ Tài Chính Hoa Kỳ, công ty này đã « sử dụng các tổ chức bình phong để lách các trừng phạt quốc tế nhắm vào chính quyền Bình Nhưỡng, lừa dối các định chế tài chính quốc tế ». Bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Triều Tiên Ri Yong Gil cũng nằm trong danh sách trừng phạt. Đây là loạt trừng phạt mới đầu tiên đối với Bắc Triều Tiên của chính quyền Biden.


Đại học Nga European Institute Justo bị trừng phạt vì bảo trợ cho hàng trăm công nhân Bắc Triều Tiên sang Nga với tư cách « sinh viên ». Bộ Tài Chính Mỹ cho biết những người lao động này đã mang lại nhiều ngoại tệ để chính quyền Bắc Triều Tiên sử dụng phát triển các chương trình « bất hợp pháp » chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo.


Về Miến Điện, Washington cũng trừng phạt bốn lãnh đạo vùng và ba tổ chức liên quan đến bộ Quốc Phòng, do « tham gia vào các cuộc tấn công của tập đoàn quân sự chống lại nền dân chủ và đàn áp tàn bạo » những người phản kháng.


Loạt trừng phạt được đưa ra vào ngày thứ hai, tức ngày cuối cùng Thượng Đỉnh vì Dân Chủ trực tuyến do Hoa Kỳ tổ chức, với khách mời từ hơn 100 quốc gia. (RFI)


image005Người biểu tình kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 bên ngoài nhà hát TCL Chinese Theatre ở Hollywood, Los Angeles, Mỹ, nhân Ngày Nhân quyền Thế giới, 10/12/2021. AP - Damian Dovarganes


Mỹ cấm vận thêm công ty, cá nhân từ Trung Quốc, Myanmar, Bắc Hàn


Đông A


11/12/2021


Reuters đưa tin chính quyền Tổng thống Je Biden ngày 10.12 đã áp đặt lệnh cấm vận lên nhiều cá nhân và thực thể Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên và Bangladesh. Anh và Canada cũng áp lệnh trừng phạt lên các tở chức liên quan đến quân đội Myanmar.


Trong số các tổ chức nằm trong danh sách cấm vận của Bộ Tài chính Mỹ có công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime, bị cáo buộc liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Tin dữ này xuất hiện ngay giữa lúc SenseTime chuẩn bị IPO tại Hồng Kông với kế hoạch thu hút đến 767 triệu USD đầu tư. Lệnh cấm vận đồng nghĩa với việc nhà đầu tư Mỹ không được bỏ tiền vào công ty này.


Đối với Myanmar, Bộ Tài chính Mỹ áp đặt các biện pháp cấm vận đối với 2 tổ chức quân sự Myanmar và một tổ chức cung cấp nguồn lực cho quân đội nước này, cùng bốn lãnh đạo địa phương.


Đợt cấm vận này đánh dấu lần đầu tiên chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Biden áp lệnh trừng phạt lên tổ chức và cá nhân từ Triều Tiên


Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10.12 cũng cấm 12 người đi đến Mỹ, bao gồm các quan chức ở Trung Quốc, Belarus và Sri Lanka.


Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã gọi các động thái của Mỹ là hành vi "can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc" và "vi phạm nghiêm trọng các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế".


Phái bộ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc, đại sứ quán Myanmar và Bangladesh ở Washington chưa đưa ra bình luận về vấn đề này. (TNO)


Thượng đỉnh vì Dân chủ: TT Biden muốn quy tụ hàng trăm nước để chống lại chế độ chuyên chế


09/12/2021 Reuters


image007Tổng thống Mỹ Biden phát biểu trong Thượng đỉnh vì Dân chủ, 9/12/2021.


Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tập hợp hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới hôm thứ Ba 7/12/2021 trong "Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ" diễn ra qua mạng nhằm chống lại chế độ chuyên chế - và đã không mời Nga và Trung Quốc một cách có chủ ý.


Trong bài phát biểu khai mạc, ông Biden nói rằng tự do toàn cầu đang bị đe dọa bởi những kẻ chuyên quyền đang tìm cách bành trướng quyền lực, xuất khẩu sự ảnh hưởng và biện minh cho sự đàn áp.


Tổng thống Mỹ không nêu đích danh bất kỳ quốc gia nào, nhưng các cường quốc có chế độ chuyên chế là Trung Quốc và Nga đều vắng mặt trong danh sách khách mời.


Các quan chức Mỹ đã hứa hẹn về một năm hành động sẽ tiếp nối vào hội nghị kéo dài hai ngày của 111 nhà lãnh đạo thế giới.


Bạch Ốc cho biết họ đang làm việc với Quốc hội để cung cấp 424,4 triệu đô la cho một sáng kiến mới nhằm thúc đẩy nền dân chủ trên toàn thế giới, bao gồm hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông tin tức độc lập.


Sự kiện tuần này diễn ra đúng lúc có những câu hỏi về sức mạnh của nền dân chủ Mỹ. Tổng thống thuộc đảng Dân chủ đang chật vật để chương trình nghị sự của mình được thông qua tại một Quốc hội bị phân cực và sau khi ông Trump thuộc đảng Cộng hòa phản đối kết quả bầu cử năm 2020, dẫn đến việc những người ủng hộ ông Trump tấn công vào Điện Capitol, là tòa nhà của quốc hội, vào ngày 6/1.


Một danh sách khách mời được công bố hồi tháng trước cho thấy hội nghị có sự tham gia của cả những quốc gia có lãnh đạo bị các nhóm nhân quyền cáo buộc là có khuynh hướng độc tài, như Philippines, Ba Lan và Brazil.


Danh sách cũng có tên Đài Loan, khiến Trung Quốc tức giận, Bắc Kinh coi hòn đảo có chế độ dân chủ là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.


Ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Washington đã công bố các lệnh trừng phạt các quan chức ở Iran, Syria và Uganda mà họ cáo buộc rằng các nhân vật đó đàn áp người dân, Washington cũng trừng phạt những người mà họ cáo buộc là có liên quan đến tham nhũng và các băng nhóm tội phạm ở Kosovo và Trung Mỹ.


Các quan chức Hoa Kỳ hy vọng sẽ giành được sự ủng hộ trong các cuộc họp dành cho các sáng kiến toàn cầu như sử dụng công nghệ để tăng cường quyền riêng tư hoặc vượt qua kiểm duyệt. Họ cũng hy vọng các quốc gia đưa ra các cam kết công khai, cụ thể để cải thiện nền dân chủ của họ trước khi diễn ra một hội nghị thượng đỉnh nữa vào cuối năm 2022, khi đó các đại biểu sẽ có mặt trực tiếp. (VOA/Reuters)


Mỹ-Úc tẩy chay Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh vì nhân quyền


07/12/2021


image009Tòa Bạch Ốc tuyên bố hôm thứ Hai, 06/12/2021, không cử đại diện ngoại giao đến tham dự Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2022, vì các vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền của chính quyền Tập Cận Bình.


Từ Washington, thông tín viên RFI Guillaume Naudin tường trình : 


« Việc tẩy chay đã được nhen nhóm từ nhiều tuần nay, và cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến giữa Joe Biden và Tập Cận Bình không đủ để làm giảm căng thẳng giữa hai nước. Như vậy, các quan chức Hoa Kỳ sẽ ngồi ở nhà để cổ vũ các vận động viên Mỹ tham gia Thế Vận Hội. Dĩ nhiên, các nhân viên ngoại giao Mỹ vẫn có mặt để bảo đảm an toàn cho phái đoàn Hoa Kỳ.


Về phía chính quyền Mỹ, thật khó để làm như không có chuyện gì xảy ra, trong khi nhân quyền thường xuyên bị chà đạp tại Trung Quốc, nhất là ở Tân Cương. Riêng trong trường hợp này, người phát ngôn của Nhà Trắng thậm chí còn sử dụng từ « diệt chủng » nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ. Các tổ chức phi chính phủ khẳng định có hơn một triệu người thuộc cộng đồng thiểu số Hồi Giáo này đang bị giam giữ tại các khu trại.


Trước đó, Trung Quốc đã cảnh báo rằng, họ sẽ thực hiện các biện pháp « đáp trả » nếu Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc tẩy chay như vậy, Bắc Kinh gọi đây chỉ là hành động « khoác lác ».


Ủy ban Olympic Quốc tế vui mừng vì quyết định của Hoa Kỳ chỉ giới hạn ở trong khuôn khổ chính trị, các vận động viên Mỹ vẫn có thể tham gia thi đấu. Trước kia, Ủy ban Olympic Hoa Kỳ đã phản đối việc tẩy chay hoàn toàn và giải thích rằng các lần tẩy chay Thế Vận Hội, ở Matxcơva vào năm 1980, và ở Los Angeles vào năm 1984, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, đã cho thấy việc sử dụng những sự kiện thể thao như thế này vào mục đích chính trị là một sai lầm. » 


Theo Reuters, cũng trong ngày hôm qua, vài giờ sau tuyên bố của Bạch Ốc, phó thủ tướng New Zealand cho biết sẽ không cử đại diện ngoại giao ở cấp bộ trưởng tới Thế Vận Hội mùa đông ở Bắc Kinh, viện dẫn lý do dịch Covid-19, và khẳng định rằng động thái này không liên quan đến quyết định của Hoa Kỳ. 


Về phía Nhật Bản, thủ tướng Fumio Kishida hôm nay cho biết Tokyo chưa đưa ra quyết định, vì cần phải đánh giá lợi ích quốc gia và cân nhắc đến tầm quan trọng của Thế Vận Hội trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản. 


Nikkei Asia nhắc lại rằng, năm 1980, giữa lúc chiến tranh lạnh vẫn căng thẳng, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã tẩy chay hoàn toàn Thế Vận Hội mùa đông ở Matxcơva, tức là không có cả vận động viên đến tham dự. Khi đó, chính quyền của tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã phản đối cuộc xâm lược của Liên Xô vào Afghanistan một năm trước đó. (RFI)

02 Tháng Chín 2015(Xem: 20018)
"Kết liễu" Giáo hội Mẹ ở hải ngoại, tội đồ này thuộc về những ai?
31 Tháng Tám 2015(Xem: 17608)
* Tóm tắt bối cảnh lịch sử ra đời GHPGVNTN. * Những quỷ kế hãm hại các Thầy và đưa GHPGVNTN vào bế tắc. * Tình thế ứng xử "lúng túng" hiện nay của GHPGVNTN. * 15 năm Bồ Tát cô đơn giữa bốn bức tường Thanh Minh Thiền Viện.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 26232)
- Thầy ban rằng: "Con thuyền Giáo hội đang trong cơn phong ba bão táp, những ai không muốn gánh vác con thuyền trong giai đoạn này thì cứ bước sang thuyền khác. Chỉ xin để lại những người còn lại quyết sống chết với con thuyền, chứ đừng nhẫn tâm tìm cách nhận chìm con thuyền đã từng một thời đưa quí vị lên đỉnh vinh quang..." - Đệ tử chúng con xin phụ họa: "Hiện nay, giới quan sát cho rằng GHPGVNTN đang có dấu hiệu "suy tàn" theo áp lực của thời thế. Chúng con không tin như vậy. Đức Đệ ngũ Tăng thống tuổi hạc đã cao, tuy Ngài vẫn kiên cường dẫn thuyền chở đạo vượt qua khổ ải, vẫn giương buồm từ bi chuyển hóa nhất thống nền Việt Phật ngàn năm văn hiến; nhưng bóng tối không tha, bọn tài công tìm mọi cách bẻ lái con thuyền vào vòng xoáy triệt tiêu. May thay, nhờ lượng hải hà của Đức Thế Tôn che chở, nhờ đức Bi Trí Dũng của vị Thuyền trưởng tối cao thề đứng thẳng hai chân, con thuyền Giáo hội tuy rạn vỡ, rách nát, vẫn đưa tứ chúng về nơi bến bờ an lạc."
26 Tháng Tám 2015(Xem: 20555)
- "Tháng 8 Năm 1995 HT Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh bị "tòa án nhân dân" TPHCM kết án tù và lưu đầy quản chế. Kể từ đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước phát động lời kêu gọi Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam." - Loạt bài chia làm 3 kỳ.
23 Tháng Tám 2015(Xem: 17460)
"Đây là loại mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quyết định của Bộ Quốc Phòng Việt Nam và hiện đang được lực lượng hải quan lập biên bản tạm giữ và phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ mục đích nhập vào Việt Nam."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 20687)
* Trận đấu Võ Văn Ái-Ỷ Lan / Giác Đẳng-Ngọc Hân, ai thắng ai? * được quyền kiểm soát sự minh bạch của chương mục Giáo hội, ngoài cô Ngọc Hân ?! * Nếu tài chánh bất minh, VHĐ sẽ nhờ luật pháp Hoa Kỳ can thiệp. Viện Hóa Đạo đã ra Thông Tư số 34, ngày 21.7.2015 gởi đến Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, yêu cầu Thượng Tọa phải minh bạch hóa những việc sau : - công bố hồ sơ đăng bạ Pháp Lý VPII/VHĐ. - công bố việc đăng ký sở hửu chủ Chùa Phật Quang. - công bố rõ ràng tài chánh trong việc vận động mua Chùa Phật Quang. - công bố việc cứu trợ Philippines (đã hai năm qua). - công bố cuộc cứu trợ Nepal gần đây.
18 Tháng Tám 2015(Xem: 20207)
- TRÍCH: "Chương mục « Văn Phòng II Viện Hóa Đạo - GHPGVNTN » không được ghi tên Thượng tọa và Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Tổng thủ qũy Văn Phòng II VHĐ, hoặc Sư Bà Thích Nữ Tịnh Thường, Tổng thủ qũy Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, mà là Thượng Tọa và cô Ngọc Hân." - "Viện Hóa Đạo cũng biết rằng việc đăng ký sở hữu chủ chùa Phật Quang theo lời yêu cầu của TT Giác Đẳng và đã được Giáo hôi trong nước chuẩn y, gồm 3 chức danh : Đức Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và Chủ Tịch VPII VHĐ, nhưng Thượng Tọa chỉ đăng ký tên Thượng Tọa mà thôi."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 20203)
Ảnh bên: trích từ "Tiếng nói lương tri"
13 Tháng Tám 2015(Xem: 18207)
(trích) Thông Tư ngày 21-7-2015: (theo PTTPGQUỐC TẾ) Kính xin Thượng tọa báo trình cho Viện Hóa Đạo biết về việc quản trị Chùa Phật Quang như thế nào: - Ai giữ chức vụ Trú trì?- Hội Đồng Quản Trị gồm những ai? - Hội Đồng Điều Hành gồm những ai? - Ban thường trực, nếu có? - Ban nghi lễ, nếu có? - Số tiền Phật Tử cúng dường? - Số tiền Phật Tử cho mượn ngắn hạn? - Số tiền Phật tử cho mượn dài hạn? và ...
11 Tháng Tám 2015(Xem: 19456)
Trích Quyết Định, trang 2: "Dù không còn giữ các nhiệm vụ nói trên, nhưng yêu cầu Thượng tọa làm Báo cáo chi tiết về tài chánh trong việc tạo mãi chùa Phật Quang, giấy tờ chứng minh sở hữu chùa Phật Quang, và chi tiết tài chánh chi thu trong việc cứu trợ Phi Luật Tân và Nepal, đúng theo yêu sách đề qua Thông Tư Viện Hóa Đạo gởi Thượng tọa Quyền Chủ TịchVăn Phòng II Viện Hóa Đạo ngày 21.7.2015". Nghĩa là những sự việc xẩy ra trong thời gian Thượng tọa đảm trách nhiệm vụ Giáo hội giao phó, nhưng chưa hề được báo cáo hay phúc trình về trong nước một lần nào."
10 Tháng Tám 2015(Xem: 20247)
Sàigon 05/08/2015 - HT Quảng Độ:“Chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. - “Đây là sức mạnh đòn bầy mà Hoa Kỳ giúp Việt Nam bước lên đường cải cách. Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản. Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này”.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 21387)
"Với văn kiện thứ nhất, là Thông Tư, Viện Hoá Đạo cũng yêu cầu trong vòng 2 tuần lễ mà Thượng toạ Giác Đẳng không gửi Báo cáo tài chánh về, thì Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ra Thông cáo báo chí công bố cho đồng bào Phật tử được biết sự minh bạch của Giáo hội trong việc chi thu tài chánh đến từ đạo tâm đóng góp, hậu thuẫn của đồng bào Phật tử trong và ngoài nước." XEM THÊM: Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế Paris: Báo cáo tổng số tiền mua Chùa Phật Quang Chùa Phật Quang: (657) 464-9335, (281) 216-3588, (310) 951-8863.
03 Tháng Tám 2015(Xem: 17993)
"Thứ trưởng Giao thông Malaysia Abdul Aziz Kaprawi vừa xác nhận với AFP rằng mảnh vỡ máy bay trôi dạt vào đảo Reunion ở Ấn Độ Dương đúng là của máy bay Boeing 777, qua đó gần như đã đặt dấu chấm hết cho số phận của chuyến bay MH370 thuộc Malaysia Airlines." "Nhạc ngu dốt"-"Nhạc bố láo" chơi xỏ Chủ tịch. Những thông báo "nẩy lửa" của Đại sứ Ted Osius tại nhà hàng Zen-Bolsa.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 19815)
(VOA) - Ông Phan Tất Thành: "Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi. Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi; ... - "Nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả." (BBC) - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: "Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo." - “Rằng hay thì thật là hay – Nhưng tay đạo diễn phim này là ai?” (Nhại Kiều)
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17853)
- Đại sứ Osius: “Mỹ không can thiệp vào thể chế chính trị Việt Nam”. - Đô đốc Paul Zukunft Tư lệnh duyên hải Mỹ sẽ đến thăm VN. - Làm việc chung với tướng Nguyễn Chí Vịnh về việc Việt Nam cử quân y và công binh gìn giữ hòa bình. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã tiếp tôi trong một cuộc gặp trước phiên khai mạc Hội thảo LHQ về Triển khai Lực lượng Tham gia Gìn giữ Hoà bình diễn ra trong tuần này. (Xem tiếp. Dự kiến các hoạt động nêu trên sẽ lần lượt được triển khai trong năm 2016, chậm nhất cuối năm 2016 đơn vị công binh Việt Nam sẽ lên đường." (Ảnh trích từ facebook Đại sứ).
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15933)
Khai mạc vũ đài biển Đông - "Phát biểu nhân Diễn đàn An ninh Aspen, tổ chức ở tiểu bang Colorado (Hoa Kỳ) hôm 24/07/2015, Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc « chủ yếu đang làm ra chủ quyền giả tạo » tại vùng Biển Đông, bằng cách bồi đắp đảo nhân tạo trên những rạn san hô, và bãi cạn." - Trong khi đó cánh chuyên gia quân sự và hàng hải Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post ngày 15/5 rằng, kể cả Mỹ điều máy bay và tàu chiến tiến vào 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng (bất hợp pháp), Trung Quốc sẽ vẫn không dừng tay."
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 17745)
"Hai Thủ tướng Việt - Thái cùng chứng kiến Lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác, gồm: Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động; Thỏa thuận về tuyển dụng lao động; Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Long An (Việt Nam) và tỉnh Trat (Thái Lan); Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan). Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ nước này thực hiện các hoạt động chống phá nước kia." (Xem bản đồ Việt - Thái trang trong).
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 17043)
Ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định, Trung Quốc không có một sách lược dài hạn trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù trước mắt Hoa Kỳ khó có thể chặn đứng dã tâm bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng về lâu dài Mỹ đã có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 19667)
- "Hãng thông tấn DPA của Đức hôm qua (20/7) nói rằng chính phủ Việt Nam đã bác bỏ tin Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh qua đời ở Paris (Pháp) cuối tuần qua. DPA dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sức khỏe của ông Thanh vẫn “ổn định” sau cuộc phẫu thuật tại bệnh viện Georges Pompidou European ở Paris." - Ảnh bên: Tướng Thường Vạn Toàn tặng bình quý cho Tướng Phùng Gia Thanh trong buổi hội đàm biên giới Việt – Trung kéo dài từ ngày 15/5 cho tới ngày 18/5 tại tỉnh Lào Cai của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc.