Hànội mùa thu hoạch; Saigon thành phố buồn; Manila chọn Mỹ

02 Tháng Tám 20217:12 CH(Xem: 5891)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ BA 03 AUG 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


HMS QUEEN ELIZABETH & BIỂN ĐÔNG BIỂN TÂY


Hànội mùa thu hoạch; Saigon thành phố buồn; Manila chọn Mỹ

image001

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

02/8/2021


image002Ảnh trên: đường bay của Bộ trưởng Hoa Kỳ Lloyd James Austin từ Hà Nội băng ngang qua Biển Đông tới thủ đô Manila. Ảnh dưới: Đường hành quân của nhóm tác chiến Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth. Ảnh tài liệu.


I. Từ Biển Đông Việt Nam tới Biển Tây Phi Luật Tân và HMS Elizabeth


Ngày 29/7/2021, sau khi hoàn tất nhiệm vụ ở Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lập tức bay ngang qua biển South China Sea đến thủ đô Manila-Philippines. Từ trên không, chắc ông nhìn thấy tường tận đảo lớn Hải Nam của Trung cộng, quần đào Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân.


image003Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd James Austin lần đầu tiên đến Việt Nam tiếp xúc với Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Xuân Phúc tại phủ chủ tịch Hà Nội sáng 29/7/2021. Nguồn ảnh TTXVN


Cùng ngày 29/07/2021, tại phủ tổng thống Malacanang Palace, theo hãng tin Reuters dẫn lời bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana, kết quả của cuộc hội đàm giữa đại diện của tòa Bạch Ốc về quốc phòng và Manila, Tổng thống Rodrigo Duterte đã quyết định tiếp tục duy trì một thỏa thuận quân sự quy định sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines.


image004Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd James Austin lần đầu tiên đến Manila cụng tay chào xã giao với Tổng thống Rodrigo Duterte (quốc phục trắng) tại phủ tổng thống Malacanang Palace, Manila Philippines ngày 29/07/2021. Nguồn ảnh: Robinson Ninal/Malacanang Presidential Photographers Division/Handout via REUTERS.


Sự kiện Austin-Duterte là thắng lợi quan trọng trong chuyến đi làm việc ở Đông Nam Á của Bộ trưởng Austin với ba quốc gia Singapore, Việt Nam, Philippines.


Bộ trưởng Austin hiệp ước với Tt Duterte đã duy trì được hàng ngàn quân Mỹ và các căn cứ quân sự thường trực hiện diện ở đảo quốc Philippines, đặc biệt căn cứ hải quân Subic trong vịnh Manila là căn cứ xuất phát và hậu cần của hải quân Mỹ bao vùng Biển Tây Philippines lan rộng ra vùng Biển Quốc Tế.


Thỏa thuận Austin-Duterte mang một ý nghĩa chiến lược mới trong chuỗi hành lang quân sự Indo-Pacific, nó mang một ý nghĩa tích cực trong bối cảnh “so găng” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở vùng biển South China Sea.


Thỏa thuận này là chỉ dấu quan trọng cho thấy thái độ chính trị của Manila đã đứng (hoặc nghiêng) về phía Hoa Kỳ sau một thời gian khá dài chủ động chơi chán chê với ả Bắc Kinh, vốn được thế giới mẹnh danh là “tên cướp biển lớn nhất thế kỷ 21”.


Trong quá khứ, đã có nhiều giới chức của Mỹ từng nói, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ tới cùng Hiệp ước phòng thủ Mỹ-Philippines 1951. Tổng thống Duterte đã có lần hỏi “thách” một giới chức Hoa Kỳ rằng nếu Trung Quốc đánh chúng tôi quí vị có “bênh” không.


Song, thỏa thuận về quân sự giữa Austin-Duterte lại không có bóng dáng ở Việt Nam.


Thậm chí, nó bộc lộ chính sách đối ngoại mờ mờ ảo ảo của Hoa Kỳ đối với vị trí yếu huyệt của Việt Nam ở Đông Nam Á liên quan tới con đường tơ lụa và vùng biển South China Sea 3,5 triệu km2, đặc biệt các hòn đảo ở Trường Sa của Việt Nam và Philippines có vị trí quân sự chồng lấn với 7 đảo nhân tạo của Trung cộng bồi đắp từ năm 2013.


Nhiều giới quan sát theo dõi chính sách cốt lõi của VN trong cuộc tranh chấp hiện nay ở vùng biển South China Sea, trong đó có các hội nghị giữa ASEAN + Trung Quốc về COC.


Cũng đã nhiều lần, Hoa Kỳ tuyên bố không can dự vào các tranh chấp biển đảo ở Trường Sa, kết quả Tòa thường trực La Haye đã ra phán quyết chung cuộc PCA ngày 12/7/2016 kết luận về tất cả các đảo đá ở South China Sea không phải là đảo theo nghĩa đã có một cộng đồng dân cư sinh sống lâu đời.


image005Đường hành quân của Khu trục hạm USS Lassen (số 6 trên hải đồ) ngày 25/10/2015 áp sát 12 hải lý đảo Thị Tứ (Philippines) và căn cứ đảo nhân tạo Su Bi do Trung cộng bồi đắp dụng lên.


Một cách bóng bẩy nói về Hoa Thịnh Đốn, Bộ trưởng Austin nói: "Một trong những mục tiêu chính yếu của chúng tôi là bảo đảm cho các đồng minh và đối tác của chúng tôi có được sự tự do và không gian để kiến tạo tương lai của chính họ". (theo RFI 29/7/2021).


Xin lưu ý về hai chữ “không gian”:


Sáng 07/4/2021, tại Hà Nội, báo VietnamNet trong bài tường thuật Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink chia sẻ với báo giới ngày ông kết thúc nhiệm kỳ có đoạn: “Bầu trời là giới hạn cho mối quan hệ đối tác Việt Nam - Mỹ”


Câu nói của Đại sứ Daniel Kritenbrink: “Bầu trời là giới hạn” mang ý nghĩa gì?

Để có được sự tự do và không gian để kiến tạo tương lai của chính họ, tại Singapore, trước khi đến Hà Nội gặp Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang, ông Austin tuyên bố: “Hoa Kỳ không yêu cầu Việt Nam phải chọn đứng về nước nào”. (theo hãng tin Reuters).

Không yêu cầu phải chọn có nghĩa là để cho Việt Nam tự chọn đứng hay không đứng về phe nào.


Việt Nam đứng về phe nào?


Xin nhắc lại chuyện đứng hay không đứng về phe nào. Hôm 25/11/2019, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Chí Vịnh, công bố Sách trắng Quốc phòng VN.


Điểm mới của Sách trắng lần thứ hai này bổ túc thêm khoản thứ tư thay vì ba khoản như trước đây. Các khoản này xem có vẻ làm “lóe” mắt các nhà phân tích chính trị.


Chính sách quốc phòng VN chuyển từ ‘3 không’ thành ‘4 không’


Ông Vịnh cho biết Sách trắng lần này chính sách "ba không" giờ đây chuyển thành "bốn không" là:


- Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự;


- không liên kết với nước này để chống nước kia;


- không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác;


- không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.


Khi cho rằng VN không buộc phải chọn bên nào, không đứng hay nghiêng về phe nào (phe Trung cộng - phe Hoa Kỳ), nhiều người cho rằng nó hàm nghĩa với chính sách “Trung lập”, hoặc “Độc lập” trong mối quan hệ quốc tế nói chung của VN; tuy nhiên, cũng có lập luận trong mối quan hệ với Nước có núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển, người liền người như môi với răng. Một khi môi hở thì răng phải lạnh! Quả là một nan đề. 


Có chăng, dựa vào bốn không, Việt Nam đã không quên “đại cục”, VN luôn cổ vũ mưu tìm hòa bình, tìm cách kéo xung đột bùng nổ chiến tranh ở South China Sea đi chỗ khác chơi. COC là một minh chứng trong các biện pháp hòa bình.


Tưởng cũng xin nhắc lại bản lĩnh của Tổng thống Duterte, ông chủ Biển Tây Philippines; khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đặt chân đến Sigapore ngày 26/7/2021 cùng một lúc với HMS Queen Elizabeth đến cảng Changi, ông Duterte đã lên tiếng cảnh báo (ngầm ngăn chận chiến tranh):


Xin trích câu trong bài nói chuyện trên đài truyền hình quốc gia Philippines: “It will be a massacre if I go and fight a war now,” “We are not yet a competent and able enemy of the other side”. Duterte said.  ( By Jim Gomez / The Diplomat July 27, 2021). Tạm dịch: “Đó sẽ là một thảm sát nếu tôi dự vào một cuộc chiến bây giờ; chúng tôi chưa đủ năng lực để đối phó với kẻ thù ở phía bên kia”.


Trước đây có những người (kể cả báo chí) phản đối Duterte, ngày càng lớn tiếng chỉ trích cách xử lý các vấn đề của ông Duterte ở biển South China Sea, gồm cả việc ông từ chối đối đầu với Trung Quốc yêu sách lãnh thổ ở biển South China Sea. Duterte cho biết ông không muốn gây hấn với Trung Quốc, vì giải pháp quân sự không phải là lựa chọn của một Philippines yếu hơn. (theo The Diplomat 27/7/2021).


Trong thời điểm nóng hổi “Đường hành quân của HMS Queen Elizabeth” băng qua Biển Đông, mức độ nguy hiểm va chạm nổ ra xung đột Anh - Mỹ - Trung cộng khó lường được hậu quả.


Manila và Việt Nam đã có chung một trọng điểm? Giải pháp quân sự không phải là giải pháp tốt nhất trong suy tính của các nhà quân sự cường quốc đối với các quốc gia ven biển, nhất là đối với Việt Nam và Phi Luật Tân.


Tưởng cũng xin nhắc lại tuyên bố của nguyên Chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang nói ở diễn đàn Singapore Lecture 38 hôm 30/8/2016: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.”.


Nội dung phát biểu của Ct Trần Đại Quang tại Singapore Lecture 38


Song song với việc Hoa Kỳ đang đầu tư cực lớn vào việc bảo vệ đảo quốc Đài Loan, hai cường quốc Anh - Mỹ bày binh bố trận cho “Đường hành quân của HMS Queen Elizabeth”.


Sau khi tập trận với hải quân Ấn Độ ở vịnh Bengal, HMS Elizabeth ghé bến Changi Singapore tập trận ở mũi Malacca sẵn sàng tiến vào Biển Đông. Nó có thể tập trận với hải quân đồng minh ở South China Sea.


Không thể không có áp lực HMS Queen Elizabeth khi Ngoại trưởng Dominic Raab và Bộ trưởng Quốc phòng Ăng Lê Ben Waalace đến Hà Nội. Chiến thuật “đồ mắc dịch” Covid-19 ở Việt Nam tung ra. Đại chiến dịch khổng lồ của chính phủ Việt Nam quét trắng phạm vi địa bàn cả nước. Có tin nạn lây lan của Covid-19 “vỡ trận”. Nó có thể lan tới chiến hạm nếu neo đậu gần vịnh duyên hải VN bất kỳ chỗ nào.


Những dấu hỏi vì Covd-19 hay vì lý do nào khác, hoặc vì bất đồng trong các cuộc hội đàm giữa Dominic Raab, Ben Wallace với Hà Nội, HMS Queen Elizabeth im hơi lặng tiếng một thời gian không thấy nói năng gì đến Cam Ranh hay Đà Nẵng.


Tính đến giờ phút hôm nay, vẫn chưa thể biết được đường hành quân của HMS Elizabeth đi về đâu, tới đâu và làm gì.


Hôm nay, đài BBC chạy tít: Biển Đông: Có khả năng tàu chiến Anh ghé thăm Việt Nam?


Một nhóm tàu chiến của Anh đang hiện diện ở châu Á và ghé thăm các vùng biển ở khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á từ hạ tuần tháng 7/2021, một số nhà quan sát an ninh khu vực bình luận với BBC về khả năng nhóm tàu này trên đường trở về có thể ghé thăm Việt Nam hay không.


image006HMS Queen Elizabeth có trọng tải 67.000 tấn là hàng không mẫu hạm hiện đại bậc nhất hiện nay của Anh. Ảnh không ghi rõ nó đang hiện diện ở đâu.


Hôm thứ Hai, 02/8 từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện Đông Nam Á (Iseas, Singapore) và thành viên nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược IISS có trụ sở tại London, nói với BBC News Tiếng Việt:


"Đây là nhóm tàu hải quân Anh - do tàu sân bay HMS Nữ hoàng Elizabet dẫn đầu, trong lịch trình của nhóm tàu, họ đã tới Singapore và Nhật Bản, có thể trên đường ở Nhật Bản trở về, nếu có sự thoả thuận lúc đó, sẽ ghé Việt Nam”.


Một cách rõ ràng, từ Changi Sigapore, nó không cần băng qua Biển Đông, nó đã rẽ sang hải lộ khác để tới Nam Hàn và Nhật Bản.


Nhiệt độ tác chiến ở trung tâm cơn bão chính trị và quân sự Biển Đông Việt nam, Biển Tây Philippines đã di dời. Dĩ nhiên, đường hành quân của HMS Queen Elizabeth phải chuyển hướng theo phương án G/INDO-PACIFIC.


Các cuộc hội đàm giữa Raab, Wallace với Hà Nội nếu có dính líu tới HMS Queen Elizabeth chìm vào khoảng lặng.


image007HMS Queen Elizabeth đã thay đổi hải trình, nó không băng qua biển South China Sea để qua Cao Hùng tiến đến Nam Hàn và Nhật Bản. Hải đồ của VHO minh họa hôm 26/7/2021.


II. Hà Nội mùa thu hoặch


image008Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng chính phủ VN ra lệnh thi hành triệt để Chỉ thị 16. Ảnh nguồn Vietnamnet 31/7/2021.


Sàigon - Hà Nội vắng như chùa Bà Đanh? Vì Giãn cách? Vì Phong tỏa? Vì Giới nghiêm? Vì Thiết quân luật? Hay vì gì khác? Vì việc lạ thường độc đáo này chỉ có ở Việt Nam.


Hà Nội đã bắt đầu chớm thu, vào thu, gió thu phảng phất.


Hà Nội mùa thu xưa nay vốn thổn thức với những bản tình ca diễm lệ: “Thu quyến rũ”, “Hà Nội mùa thu”, “Thu ca”, “Tiếc thu”, “Nhớ mùa thu Hà Nội”, “Không còn mùa Thu”, “Có phải em mùa thu Hà Nội”, “Mùa thu lá bay” … với những tiếng hát Lệ Thu, Khánh Hà, Vĩnh Trinh, Khánh Ly, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Ánh Tuyết, Lệ Quyên, Như Quỳnh, Phi Nhung, Kim Anh, … đi vào lòng người - ở lại.


Thế nhưng, sao lại là Hà Nội mùa thu hoặch? Chắc chắn đây không phải là ca khúc, dù là một ca khúc ngao ngán.


Nếu bạn từ Singapore qua Việt Nam, qua cửa sổ Boeing từ trên không gian nhìn xuống, bạn sẽ thấy hai thành phố lớn nhất của Việt Nam: Saigon và Hà Nội, một màu cảnh quan u ám. Thành phố buồn. Nhớ không em. Buồn tênh như thành phố chết.


Con quỉ Covid-19 hoành hành cả nước. Con quỉ này đã được ngài chủ tịch nước khẩn thiết báo động gọi nó là giặc, ngài tuyên bố: “Chống dịch như chống giặc”. Mọi người phải hiểu dịch là giặc, giặc là dịch. Bọn giặc đúng là “đồ mắc dịch”.


“Đồ mắc dịch” đã và đang tràn vào nhà. Kinh khủng. Vậy mà có người vẫn thắc mắc - dịch thì rõ rồi, còn giặc là giặc nào? Giặc chủng loại nào? Giặc nó là người hay là ma, ma chính trị, ma đế quốc, ma bá quyền, ma chiến hạm, ma mẫu hạm, ma lính kín phục trong đêm tối? 


Ngày 31/07/2021, chống giặc dịch, Thủ tướng VN Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thêm 14 ngày với 19 tỉnh đang thực hiện; tuyệt đối không để người dân rời nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021. Để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”, "Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách, trừ những người được chính quyền cho phép", Thủ tướng lưu ý. (theo Vietnamnet 31/7/2021).


Thủ tướng yêu cầu 19 tỉnh thành phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày


Không bỏ lỡ cơ hội cứu dân cứu nước, Nhà nước chính phủ Việt Nam đã huy động một chiến dịch khổng lồ: cấm tụ tập từ 2 người, khẩn trương làm sạch sẽ cả nước. phun thuốc trừ “sâu dịch”.


Đặc biệt nghiêm trọng tại Saigon và Hà Nội, nơi bọn dịch giặc sẽ kéo tới, ta phải chủ động trong mọi tình huống, ta sẽ biến HẠI thành LỢI. Lợi hàng tỷ đôla.


Ta có nhiều cái LỢI lắm. Trước hết về số người chết ít nhất. Đó là cái lợi mà ta đã bảo vệ mạng sống của dân. Việt Nam vượt NGƯỠNG thấp nhất so với số nạn nhân tử vì dịch ở các quốc gia trên thế giới. So với số nạn nhân ở nước ven biển láng giềng như Philippines, đã báo cáo hơn 1,5 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có 27.224 ca tử vong.


Tuy nhiên, phát biểu đột xuất của bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long trong cuộc họp ngày 30/07/2021,“Biến thể Delta phá hủy mọi thành tích chống dịch” của Việt Nam. Trước đợt tái bùng phát dịch Covid-19, với số ca nhiễm mới hàng ngày liên tục tăng do biến thể Delta, và số tử vong vượt mốc 1.000 người, bộ Y Tế Việt Nam kêu gọi các bệnh viện tư tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19. (theo RFI 31/7/2021)


Do vậy, mới có chỉ thị 16, thêm 14 ngày với 19 tỉnh đang thực hiện; tuyệt đối không để người dân rời nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021. Để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”.


Cái LỢI nữa trong mùa thu hoạch lần này là đánh giá, xử lý các chuyến công vụ của Ngoại trưởng Ăng Lê Dominic Raab, Bộ trưởng Quốc phòng Ăng Lê Ben Wallace, và nhất là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd James Austin đến Việt Nam.


Những thành quả đạt được:


Về việc Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Việt Nam trong công tác xử lý hậu quả chất độc da cam/dioxin, đặc biệt là Dự án khắc phục hậu quả dioxin tại Sân bay Biên Hòa;


image009(nhắc lại trước đây) Ngày 01/6/2015, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (L) thời TT Barrack Obama lần đầu tiên đến Việt Nam và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh ký Bản Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung Về Quan Hệ Quốc Phòng trong một buổi lễ tại Bộ Quốc phòng Hà Nội. Đứng sau Carter là Đại sứ David Shear và tân Đại sứ Ted Osius, bên cạnh là tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ông Ashton Carter loan báo Washington sẽ giúp Việt Nam số tiền 18 triệu dollars để cảnh sát biển của Việt Nam mua tầu tuần tra cao tốc. AFP


image010Ngày 17/10/2018, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis nói chuyện với đại diện phía Việt Nam tại Sân bay Biên Hòa. Tại Sân bay Biên Hòa, Bộ trưởng James Mattis và các thành viên trong đoàn đã lưu lại hơn 1 giờ đồng hồ ở phía đầu sân bay nơi được xác định là khu vực có mức độ ô nhiễm chất độc hóa học Dioxin cao nhất - để nghe và thảo luận với đại diện phía Việt Nam về mức độ ô nhiễm chất độc hóa học dioxin tại đây. Dự án xử lý triệt để dioxin tại sân bay Biên Hòa có tổng kinh phí hơn 390 triệu USD, được thực hiện trong khoảng 10 năm. Trong đó, giai đoạn 1 với kinh phí 183 triệu USD từ nguồn viện trợ không hoàn lại. KHAM/AFP/GETTY IMAGES


image011Ngày 10/6/2021, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết, Chuẩn tướng Jennifer Short và Chuẩn tướng Alan Litster thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hôm 9/6/2021 đã tới thăm tàu tuần duyên CSB 8021 gặp gỡ các thủy thủ và Sĩ quan chỉ huy tàu Đặng Lê Sơn. Ảnh trên: CSB 8021 lớp Halminton là tàu thứ hai Mỹ viện trợ từ cảng Honolulu Hawaii sẽ về đến Việt Nam. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.


Về sự hợp tác chặt chẽ của Hoa Kỳ trong khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm quân nhân mất tin, mất tích, rà phá bom mìn, xử lý hậu quả chất độc da cam/dioxin; tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, hỗ trợ Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.


Về việc Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam số lượng lớn vaccine phòng COVID-19;


Sau hết,


Ông Lloyd Austin đề nghị hai bên nghiên cứu, nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược trong tương lai. (theo TTXVN).


III. Tâm lý “chiến” tâm hồn


Khá khen cho các cố vấn chính trị đưa ra những “lời khuyên” thuyết phục lỗ tai những quan chức cao cấp Hoa Kỳ làm việc ở Việt Nam, biết đi tìm hiểu đất nước và con người VN, đặc biệt đối thoại với các giới chức cao cấp trong chính quyền cộng sản, một thời Vietnam War đã làm điêu đứng chính giới và quân đội Hoa Kỳ.


Dù trước đây đã có những trích đoạn tâm lý “chiến” tâm hồn các lão tướng cờ hoa lần đầu đến Việt Nam đối thoại với các “chinh trị gia lão luyện cộng sản”; ấn tượng về một đất nước Việt Nam trong quá khứ đã có những khuôn mặt lịch sử đã huy động được toàn dân trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.


Cho đến ngày nay, trước sức mạnh thế và lực vô biên của một nhà nước chuyên chính qua đại chiến dịch “chống dịch như chống giặc”, Đạo diễn vở tuồng chính trị “đồ mắc dịch” tỏ ra rất xuất sắc. Không phải dễ, những chiến lược gia cường quốc khi đến thăm dò và làm việc với Việt Nam có phần “chao đảo tâm lý trước cựu thù”, “tôn trọng thể chế Việt Nam”, tìm kiếm sự “hợp tác song phương lợi ích bình đẳng”. Thật không phải dễ.


image012Ngày 13/8-16/8/2014, Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đến thăm Hà Nội vào sáng thứ Năm 14/8 tại Trụ sở Bộ Quốc phòng. Tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội VN đón Tướng Dempsey là tướng lĩnh cao cấp nhất của Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam kể từ sau cuộc chiến Vietnam War. Thông tấn xã Việt Nam cho hay "hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa thiên tai, đào tạo; tăng cường chia sẻ thông tin, hợp tác thực thi pháp luật trên biển".


Theo chương trình, ông Dempsey đã đến chào xã giao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh; thăm thành phố Đà Nẵng và Dự án xử lý môi trường ô nhiễm chất dioxin và một số địa điểm khác ở Đà Nẵng.


image009Ngày 01/6/2015, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (L) thời TT Barrack Obama lần đầu tiên đến Việt Nam và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh ký Bản Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung Về Quan Hệ Quốc Phòng trong một buổi lễ tại Bộ Quốc phòng Hà Nội. Đứng sau Carter là Đại sứ David Shear và tân Đại sứ Ted Osius, bên cạnh là tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ông Ashton Carter loan báo Washington sẽ giúp Việt Nam số tiền 18 triệu dollars để cảnh sát biển của Việt Nam mua tầu tuần tra cao tốc. AFP


image013Ngày 6/10/2017, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Đô đốc Scott H. Swift lần đầu đến Việt Nam đã cùng với Đại sứ Mỹ Ted Osius được mời đến thăm di tích cửa sông lịch sử Bạch Đằng Giang; nơi Vua Ngô Quyền đánh thắng thủy quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, sau này Vua Lê Đại Hành năm 981 tái tạo lại địa cọc Ngô Quyền đánh tan thủy quân nhà Tống, sau này, năm 1288, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan thủy quân Đế chế Nguyên Mông xâm lược nước Đại Việt bằng đường thủy.


Ảnh trên: Đại sứ Ted Osius (rất giỏi tiếng Việt) đang diễn tả cho Đô đốc Scott H. Swift về lịch sử bãi cọc nhọn chống đoàn thủy quân của giặc Tầu ô. Đa số cọc được cắm sâu dưới đáy sông nằm chếch theo hướng đông 15°, cm theo hình ch chi (), cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu trên vát nhọn. Đại sứ Osius nói: “Tại cửa sông Bạch Đằng này, các binh sỹ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Vua Ngô Quyền năm 938, Vua Lê Đại Hành năm 981 và Hưng Đạo Đại Vương năm 1288 đã đẩy lùi rất nhiều thủy quân xâm lược phương Bắc. Ảnh: Tùng Đinh.


image014Ngày 25/1/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis lần đầu đến thăm Việt Nam đã cùng với Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink được mời đến thăm di tích lịch sử chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây. Chùa này nguyên là chùa Khai Quốc nghĩa là chùa mở nước, được dựng từ thời nhà Tiền Lý. Ảnh trên: Vị lão tướng Mattis (giữa) thắp hương trước bàn thờ Vua Lý Nam Đế (541-547), Vua Lý Thái Tổ (974-1028). Nguồn ảnh: Zing.vn


image015Ngày 18/8/2019, Tham mưu trưởng không quân Hoa Kỳ Tướng David L. Goldfein và Tư lệnh Các lực lượng Không quân Thái Bình Dương (PACAF) Tướng Charles Q. Brown Jr. cùng 2 phu nhân đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tại đây hai vị tướng được một thiếu nữ Việt “thuyết trình” về các bia tiến sỹ và cách thức học tập, thi cử cửa người Việt xưa.


image016Ngày 25/11/2019, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam tướng Nguyễn Chí Vịnh công bố Sách trắng Quốc phòng VN lần thứ hai từ ba không tăng lên bốn không.


image017Ngày 17/11/2020, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink nhân ngày nhà Giáo VN đã đến thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám để tìm hiểu về hệ thống thi cử nước Việt xưa. Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink cho biết:“Tôi đến thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám để tỏ lòng kính trọng đến các nhà giáo VN, Việt Nam có 1 truyền thống hiếu học lâu đời, tôi được học hỏi rất nhiều thứ về người thầy Chu Văn An. Ông Chu Văn An là một học giả nổi tiếng của VN. Nhân dịp ngày nhà giáo 20/11 tôi chúc tất cả các nhà giáo Việt Nam một ngày vui vẻ. Tôi cám ơn GS.TS Phạm Quang Minh - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Giáo sư Thảo đã dẫn tôi đi thăm quan Văn Miếu sáng nay”.  Ảnh Vietnamnet.


image018Ngày 29/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd James Austin lần đầu đến Việt Nam được mời đến thăm bia đá McCain. Bia ghi dấu ngày chiến đấu cơ do phi công Thiếu tá Hải quân McCain lái tập kích Hà Nội đã bị hỏa tiễn Nga bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch năm 1967. Tấm bia bề ngang rộng khoảng hơn hai mét khắc những hàng chữ bên trái. Nguồn ảnh Reuters.


image019image020Cùng ngày 29/7/2021, Bộ trưởng Austin được mời đến thăm nhà tù khét tiếng Hỏa Lò-Hà Nội, được mệnh danh là HaNoi Hilton. Tại đây ông được nghe một thiếu nữ Việt “thuyết trình” về Vietnam War. Khi chiến cuộc Việt Nam bước vào cao điểm khốc liệt về quân sự và hòa đàm (1965-1969) thì Austin mới có 16 tuổi.  


Trên Twitter, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho biết (1):


"Một trong những điểm dừng chân đầu tiên của tôi ở Việt Nam là Nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội. Đó là một lời nhắc nhở về cái giá phải trả của chiến tranh, và lý do tại sao quan hệ đối tác song phương bền chặt với Việt Nam ngày nay lại bắt nguồn từ sự hy sinh chung của chúng ta."


"Tôi rất vinh dự được gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hôm nay. Chúng tôi đã thảo luận về quan hệ đối tác song phương bền chặt và tôi nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, phồn vinh, độc lập".


"Cảm ơn Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có sự đón tiếp nồng hậu và buổi làm việc hiệu quả. Mối quan hệ đối tác bắt nguồn từ giao lưu nhân dân bền chặt và cam kết tiếp tục của chúng tôi trong việc giải quyết các di sản của chiến tranh một cách có trách nhiệm." (theo BBC 29/7/2021).


Tổng quan kết quả chuyến đi Việt Nam của Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, trong Twitter, ông đề ngh hai bên nghiên cu, nâng cp quan h lên tm Đối tác chiến lược trong tương lai.


Tương lai Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden sẽ ra sao, như thế nào, đề nghị chúng ta hãy “đợi và nhìn”.


image021Ảnh tài liệu: Bia đá McCain chụp tại Hà Nội ngày 10/5/2014. Ảnh Lý Kiến Trúc.


image022
Nhà báo Lý Kiến Trúc đến thắp hương ở chùa Trấn Quốc- Hồ Tây ngày 10/ 5/2014. Ảnh tài liệu của Văn Hóa Online.


IV. Thành phố buồn, nhớ không em cái HẠI


image023Thành phố buồn nhớ không em! Hà Nội hôm 24/7/2021 vắng như chùa Bà Đanh để chống dịch COVID-19. AP


image024image025Hà Nội tăng cường kiểm soát người tham gia giao thông tại nhiều tuyến phố hôm 30/7/2021. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN


image026Một con phố ở Hà Nội.


image027Chợ đầu mối phía Nam ở Hà Nội vắng vẻ đìu hiu.


image028Thành phố buồn nhớ không em! Sàigon 9/7/2021, tấm biển kêu gọi chống dịch như chống giặc trước cửa nhà hát thành phố. Ảnh AFP. Kể từ ngày 26/7/2021, Saigon áp dụng lệnh giới nghiêm từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng.


image029Con đường trước nhà hát thành phố Saigon.


image030Con đường trước Ủy ban Nhân dân Tp. Saigon.


image031Con đường bờ sông Saigon vắng tanh.


image032Saigon 26/07/2021. AP - Huu Khoa


image033image034Thành phố buồn nhớ không em! Covid-19 biến thể Delta đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.

 

image035Dân tình bá tánh hoảng kinh hồn vía vì “đồ mắc dịch” ở thành phố kéo nhau về quê. Nguồn Zing.vn


Lý Kiến Trúc

California 02/8/2021


(1) Tiểu sử ông Lloyd James Austin

Ngày sinh: 8 tháng 8 năm 1953

Nơi sinh: Mobile, Alabama

Tên khai sinh: Lloyd James Austin III

Cha: Lloyd James Austin Jr., nhân viên bưu điện

Mẹ: Aletia Taylor Austin, nội trợ

Quân đội Hoa Kỳ, 1975-2016, Tướng bốn sao

Ông đạt được nhiều thành tựu đầu tiên:

Bộ trưởng Quốc phòng người Mỹ gốc Phi đầu tiên.

Người Mỹ gốc Phi đầu tiên giữ chức vụ phó tham mưu trưởng quân đội.

Người Mỹ gốc Phi đầu tiên lãnh đạo Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ.

Người Mỹ gốc Phi đầu tiên dẫn đầu một quân đoàn trong chiến đấu.

Chỉ huy người Mỹ gốc Phi đầu tiên của một Sư đoàn Hoa Kỳ.

22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 811)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1269)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1192)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông