Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa

26 Tháng Bảy 20219:12 SA(Xem: 7197)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ SÁU 30 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa


26 Tháng Bảy 20219:12 SA (Xem: 116)


Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa

image007

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

25/7/2021

image005

I. Tóm tắt lịch sử về vùng biển South China Sea và Trường Sa:


image010Trang bìa Bạch Thư Sàigon 1975 và một số trang “scan” bên trong nội dung. Tài liệu của Văn Hóa Online.


Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đức và phát xít Nhật thất trận, đầu hàng Đồng Minh trên tất cả các mặt trận lục địa bao gồm biển South China Sea và biển Pacific. Một trật tự mới trên thế giới manh nha hình thành.


Đầu tháng 9 năm 1951, Hội nghị San Francisco khai mạc bàn về việc phân định các lãnh thổ mà phát xít Nhật đã chiếm giữ. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp: Liên hiệp Pháp, Trung cộng, Đài Loan, Philippines và Việt Nam (thời Vua Bảo Đại). Kết quả Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, các quần đảo ở Biển Đông trở nên vô chủ, bỏ ngỏ.


Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Thực dân Pháp bại trận thất thủ căn cứ Điện biên Phủ, quân đội Liên hiệp Pháp phải về mẫu quốc.


Kể từ năm 1945 đến năm 1955, hầu như vùng biển South China Sea bỏ ngỏ vô chủ, nhưng không có nghĩa là không được dòm ngó tới.


Năm 1956, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tiếp nối Liên hiệp Pháp thực hiện việc kiểm soát nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Hoàng Sa Tây); trước đó vài tháng, Trung cộng đã xua quân chiếm giữ nhóm đảo An Vĩnh (Hoàng Sa Đông). Quần đảo Hoàng Sa chia đôi Đông-Tây tính từ kinh tuyến đông1120 kéo thẳng xuống nam.


Pháp trao trả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 cho chính phủ Sàigon Việt Nam Cộng Hòa quản lý (thời Tổng thống Ngô Đình Diệm), và đảo Bạch Long Vỹ (ngoài khơi Hải Phòng) cho chính phủ Hà Nội (VNDCCH).


Ngày 8 tháng 6 năm 1956, thừa cơ hội “đục nước béo cò”, chính phủ Tưởng Giới Thạch (Taiwan) đã điều Thủy quân Lục ra chiếm giữ “thực thể đảo” Itu-Aba (VN gọi là đảo Thái Bình - là đảo có diện tích lớn nhất ở quần đảo Trường Sa.)


Ngày 22 tháng 8 năm 1956, hai tháng sau Taiwan, Hải quân Saigon ra chiếm giữ “thực thể đảo” Song Tử Tây và cắm cờ trên các “thực thể đảo” quan trọng khác.


Bạch Thư Sa2igon 1975 ghi nhận có 9 “thực thể đảo” lớn quan trọng ở khu vực biển-quần đảo Trường Sa:


- 5 “thực thể đảo” hiện do Việt Nam chiếm giữ là: Trường Sa (Spratly Island proper), An Bang (Amboyna Cay), Sinh Tồn (Sin Cowe), Nam Yết (Nam Yit), Song Tử Tây (South West Cay).


- 3 “thực thể đảo” lớn quan trọng hiện do Philippines chiếm giữ là: Song Tử Đông (North West Cay), Loại Ta (Loaita Island) và Thị Tứ (Thi Tu).


- 1 “thực thể đảo” lớn quan trọng hiện do Taiwan chiếm giữ là Thái Bình (Itu-Aba). 


II. Một số vấn đề:


Bạch Thư của Bộ Ngọai giao VNCH năm 1975


1/ Ngày 21 tháng Giêng năm 1974, hai ngày sau khi Hải quân Trung cộng xâm chiếm bằng vũ lực nhóm đảo Hoàng Sa phía Tây (nhóm Nguyệt Thiềm), Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Vương Văn Bắc đã công bố cuốn Bạch Thư (bây giờ gọi là Sách Trắng – 01 cuốn do tòa Đại sứ VNCH tại Tokyo tặng cho Gs Nguyễn Khắc Kham ngày 14/2/1975 và 01 cuốn Bạch Thư bản copy do một thân hữu tặng cho Lý Kiến Trúc), tố cáo trước công luận thế giới và gởi lên Liên Hiệp Quốc, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc chủ quyền tài phán của chính phủ Sàigon Việt Nam Cộng Hòa. Hai quần đảo này do Liên hiệp Pháp đã giao trả cho chính phủ VNCH sau Hiệp định Geneve 1954.

 

image012Trang nhất Bạch Thư Sàigon 1975. (1) (2)


2/ Năm 1956, Đại tá Lê Quang Mỹ, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa thừa lệnh Tổng thống Ngô Đình Diệm đã thực hiện các chiến dịch:


Ngày 22 tháng 8, 1956, điều động chiến hạm Tụy Động HQ -04 và chiến hạm Tây Kết tiến ra quần đảo Trường Sa (Spratly Island) và cho xây dựng bia đá chủ quyền, cắm cờ VNCH trên các “thực thể đảo”. Bia đá đầu tiên còn tồn tại đến ngày nay trên đảo Song Tử Tây (South East Cay) ghi rõ là ngày 22/8/1956. (xem hình)


Chú thích thêm: Để minh xác tài liệu Bạch Thư của Bộ Ngoại giao VNCH-Saigon công bố năm 1975, nhà báo Lý Kiến Trúc vào ngày 18 - 28 tháng Tư năm 2014 đã đi về quần đảo Trường Sa quan sát, tìm hiểu sự thật. Ông đã phát hiện ra bia đá chủ quyền do Hải quân VNCH xây dựng trên đảo Song Tử Tây.


image014Nhà báo Lý Kiến Trúc đứng giơ tay đo chiều cao bia đá ((steles) chủ quyền Việt Nam dựng trên đảo Song Tử Tây ngày 19/4/2014. Ảnh VH


3/ Năm 1961, hải quân VNCH điều động hai chiến hạm Vạn Kiếp và Vân Đồn đổ bộ lên các “thực thể đảo” thuộc quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) cắm cờ VNCH.


4/ Năm 1963:


- Ngày 19 tháng 5,1963, hải quân VNCH cho xây dựng bia đá chủ quyền trên đảo Trường Sa lớn (Spratly big island).


Các “thực thể đảo” lớn và quan trọng ở quần đảo Trường Sa đã được xây dựng bia đá chủ quyền bởi các chiến hạm Hương Giang, Chi Lăng và Kỳ Hòa.


- Ngày 20 tháng 5, 1963, xây dựng bia đá chủ quyền trên đảo An Bang (Amboyna Cay). 


- Ngày 22 tháng 5, 1963, xây dựng bia đá chủ quyền trên đảo Thị Tứ (Thi Tu) và Loại Ta (Loaita Island).


- Ngày 24 tháng 5 1963, xây dựng bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Đông (North East Cay) (xem hình)


image016Bia đá chủ quyền do Việt Nam dựng trên đảo Song Tử Đông hiện quân đội Philippines đang chiếm giữ.


III. TT CSVN Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ở Quốc hội VN: "4 vấn đề về Biển Đông


Trích nguyên văn đoạn: Vấn đề thứ ba, quần đảo Trường Sa, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì Hải Quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản. (25/11/2015).


(Nhận xét: Thái độ chánh trị của nguyên Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng (Ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN) thừa nhận 5 đảo lớn ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Chính phủ Sàigon VNCH quản lý là một quan điểm chánh trị công khai, cấp tiến, tôn trọng sự thật lịch sử. Thiết tưởng người Việt hải ngoại nên lưu tâm và suy nghĩ.)


https://www.nhatbaovanhoa.com/a10081/tt-nguyen-tan-dung-phat-bieu-o-quoc-hoi-vn-4-van-de-ve-bien-dong-


IV. Năm 1970, 1974, vì sao Saigon để mất vào tay Philippines hai đảo lớn quan trọng là Song Tử Đông và Thị Tứ?


Đến năm 1970. Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một sĩ quan Philippines trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng Hòa đóng, Domingo Tucay nói "Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ".


Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. (theo wikipedia)


V. Phán quyết PCA của Tòa thường trực La Haye ngày 12/7/2016


- Phát quyết PCA liên quan đến các “thực thể” (Entity) kết luận rằng tất cả các “thực thể” ở biển South China Sea (trong đó các thực thể ở Biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines, biển nam Malaysia) không phải là Đảo (Island) mà chỉ là các thực thể nguyên trạng (status quo entity).


- Phán quyết PCA bác bỏ hoàn toàn yêu sách chủ quyền lịch sử đường chữ U (lưỡi bò) 9 đoạn do Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) tự vẽ năm 1947, và sau đó là Trung cộng (Mao Trạch Đông 1949, Tập Cận Bình 2013) tự vẽ thêm vào là bất hợp pháp.


- Dựa theo Phán quyết PCA, quần đảo Trường Sa (Spratly Islands), cần phân biệt các “thực thể đảo”. Thế nào gọi là thực thể (entity), thế nào gọi là đảo (island), thế nào gọi là thực thể nguyên trạng (status quo entity).


VI. Biển Đảo Trường Sa là máu thịt không tách rời nước Việt


Hơn một năm sau chuyến đi quan sát Trường Sa, ngày 25 tháng 11, 2015, phát biểu báo cáo về tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Quốc hội Việt Nam, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Vấn đề thứ hai, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền, đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Thưa các đồng chí, các vị đại biểu, Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ Thế kỷ XVII. Chúng ta làm chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình.


“Vấn đề thứ ba, quần đảo Trường Sa, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì Hải Quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản.

“Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân (outpost (1). Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm, 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi mà 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta.

“Trong khi đó ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đã chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philipines chiếm 9 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo, còn Bruney có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không có chiếm giữ đảo nào.

“Nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.

“Đến năm 1974, cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.”


(MỘT HÌNH ẢNH LKT ĐI QUAN SÁT THỰC TẾ Ở TRƯỜNG SA CHỤP NĂM 2014)


image018Vận tải hạm HQ- 571 đưa nhà báo Lý Kiến Trúc đi quan sát quần đảo Trường Sa.


image020Trên boong tàu nhìn xa xa những hòn đảo của tổ quốc Việt Nam


image022Tiến ra đảo tí hon Đá Nam lênh đênh trơ trọi giữa đại dương. Nơi hỏa cứ này chỉ có một tiểu đội lính hải quân trấn thủ đơn độc quanh năm ngày tháng.


image024Nhà báo phát hiện ra bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây do hải quân VNCH xây dựng năm 1956, trong chiến dịch làm chủ Trường Sa do Tư lệnh đầu tiên hải quân VN, Thiếu tá Lê Quang Mỹ chỉ huy dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm


image026Cổng chào trên đảo Sinh Tồn.


image028Viễn kính quan sát trên đảo Len Đao nhìn qua đá Gạc Ma (đảo nhân tạo) hiện do quân Trung cộng chiếm đóng.


image030Đảo Len Đao diện tích chưa tới 1000m2, là hỏa điểm bảo vệ vùng biển phía nam quần đảo Trường Sa. Hòn đảo nhỏ xíu này là nhân chứng trong vụ hải quân Trung cộng tàn sát 64 lính hải quân Việt Nam đi làm công tác cắm cờ chủ quyền.


image032Trên đỉnh đài hải đăng có thể quan sát tứ phía. Phía dưới sát bờ biển hòn đảo là ngôi chùa to lớn được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim từ trong nước mang ra.


image034Tiến ra đảo Trường Sa đông dưới ánh nắng trên 40 độ C. Chỉ sau 3 ngày ở Trường Sa da mặt trở nên không phải là màu nắng hay là màu mắt em mà là màu cháy xạm xịt.


image036Bia đá hiện nay trên đảo Trường Sa đông.


image038Một góc căn cứ trên đảo Trường Sa đông.


image040Bia đá hiện nay trên đảo Trường Sa lớn.


image042Phi trường quân sự trên đảo Trường Sa lớn được xây dựng trước năm 1975 nay được bồi đắp kéo dài ra thêm.


image044Cổng một ngôi chùa uy nghi trên đảo Trường Sa lớn.


image046Cẩn thận leo từng bậc thang sắt lên tầng trên cùng nhà Giàn DK1 ở vùng bãi cạn thềm lục địa VN.


image048Nhà Giàn DK1 ở vùng bãi cạn thềm lục địa Việt Nam. Tới mùa biển động, sóng cấp 12 – 14 nhà Giàn này có thể kéo theo một tiểu đội lính trấn thủ xuống thăm Long Vương.


image050Súng cao xạ trên đỉnh nhà giàn DK1.


image052Hầm địa đạo chi chít quanh hòn đảo thông ra lô cốt chiến đấu ngoài biển.


image054Lính trẻ xấp xỉ tuổi hai mươi thề quyết tử bảo vệ từng tấc đất, mét biển Trường Sa.


image056Giường chiếu và trại lính trên các đảo ở Trường Sa thường xuyên có nhiệt độ nóng như thiêu.


image058Rau muống trồng trong các chậu nhựa là nguồn thực phẩm tươi vô cùng quý giá đối với những người lính trấn thủ lưu đồn canh giữ biển cả quê hương.


VI. Tạm kết:


- Thực tế hiện nay, đường lưỡi bò 9 do Trung cộng tự vẽ đã bị Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế xem là bất hợp pháp và quốc tế gọi là VÙNG BIỂN QUỐC TẾ.


- Vùng biển Quốc tế hầu như đã xóa sổ diện tích đường chữ U 9 đoạn.


- Trên vùng biển Quốc tế, bất cứ quốc gia nào cũng có quyền qua lại (ngoại trừ lãnh hải nội thủy), tự do hàng hải - tự do hàng không, tuân thủ theo luật pháp hàng hải quốc tế, trong đó bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law of the Sea (UNCLOS) đã được Trung cộng và 167 nước ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982 tại Montego Bay, Jamaica.


- Chính Hoa Kỳ đã thúc đẩy việc hình thành UNCLOS 1982 (hai học giả Gs Mỹ là …………..…..). Tuy Quốc Hội Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS 1982 nhưng khẳng định luật pháp hàng hải quốc tế bao gồm cả UNCLOS 1982. Sở dĩ Mỹ trở lại Biển Đông và đặc biệt lưu ý tới những hành vi hung hăng của Trung cộng đã thừa cơ tận dụng quyền lực võ lực xâm lược nhóm đảo Hoàng Sa tây, một số đá, bãi cạn san hô thuộc chủ quyền liên tục của Việt Nam ở Trường Sa như Gạc Ma, Su Bi, Chữ Thập, Ga Ven, Tư Nghĩa, v.v… Tuy nhiên Hoa Kỳ không tham dự vào các vụ việc tranh chấp giữa các quốc gia ven biển như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.


- Một trong các điều khoản của UNCLOS 1982 quy định từ bờ duyên hải các quốc gia ven biển ra ngoài khơi xa, vùng lãnh hải đặc quyền khai thác tài nguyên là 200 hải lý (khoảng 370 km).


- Có hai tác phẩm của các học giả - nhà nghiên cứu Biển, một của Bill Hayton, THE SOUTH CHINA SEA: The Struggle for Power in Asia, Yale University Press, 2012, 298 trang, và hai của Marwyn S. Samuels, CONTEST FOR THE SOUTH CHINA SEA, Methuen (New York and London), 203 trang, viết rất rõ về lịch sử, yếu tố luật pháp ở biển South China Sea. Cuốn của Bill Hayton được các báo lớn ở Mỹ và Anh, điểm báo và khen náo nức. Cả hai cuốn sách đều nói cặn kẻ về vấn đề lịch sử và luật pháp trong việc tranh chấp. (3)


- Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình nắm được các kẽ hở trong luật pháp quốc tế nên đã gia công bồi đắp xây dựng 7 đảo nhân tạo có chu vi diện tích rất lớn, có phi trường, hải cảng, các trọng điểm quân sự, vũ khí, tổng kho, v, v… nhưng các đảo nhân tạo vẫn không chứa người sinh sống như một cộng đồng dân cư tự nhiên.


- Gần như hầu hết các “thực thể đảo” trên vùng Biển Quốc Tế đều không có nguồn nước ngọt và thực phẩm nuôi sống thường xuyên con người.


- Vị trí và khu vực vùng biển đảo Trường Sa (sau vị trí và khu vực biển đảo Vịnh Bắc Việt, khu vực biển đảo Hoàng Sa), đứng về mặt kinh tế giao thông thương mại qua lại con đường hàng hải huyết mạch thông qua eo Malacca và eo Ba Sĩ, hàng năm, tuỳ năm, từ 40 đến 55% tất cả các chuyên chở hàng hoá trên biển của thế giới qua vùng nầy. Riêng trị giá xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ năm ngoái cũng đã hơn 30 tỷ Mỹ kim. Do đó trị giá thương mại trên biển qua vùng nầy có năm lên đến 6 ngàn tỷ đô. Tuy nhiên, đó chỉ là lợi ích về lưu thông hàng hải, còn lợi ích về khai thác dầu khí và các tài nguyên khác ở vùng biển sâu (vùng biển Trường Sa có độ sâu từ 3 đến 4000 mét) chưa có thống kê nào công bố (hạn chế của tác giả).


- Về phương diện Chính trị và Quân sự, Văn Hóa Online ghi nhận ba sự kiện quan trọng liên quan tới mối quan hệ Chiến lược toàn diện Mỹ-Việt thời Tổng thống Donald Trump: a- Nhân dự hội nghị Quốc tế APEC 2017, TT Trump tuyên bố Chiến lược INDO-PACFIC ở diễn đàn Đà Nẵng; b- Trực diện (có thể nói là hành quân) khảo sát tình hình Biển Đông (đặc biệt là Hoàng Sa) của Hàng không Mẫu hạm nguyên tử Mỹ USS Carl Vinson neo đậu vịnh Đà Nẵng ngày 5/3/2018; c- Hai năm sau USS Vinson, Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt neo đậu và thăm Đà Nẵng ngày 7/3/2020.


Vị trí Đà Nẵng nhìn thẳng ra quần đảo Hoàng Sa cách khoảng 170 hải lý - 370km.

image060

- Ngày 30 tháng Tư năm 1975, chánh quyền VNCH tuân thủ lời kêu gọi buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh bàn giao chính phủ Saigon cho lực lượng MTDTGPMN, tất cả các đơn vị quân đội VNCH trấn giữ trên các “thực thể đảo” ở quần đảo Trường Sa đều giao lại cho Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp thu nguyên vẹn; không có cuộc nổ súng nào gây thiệt hại nhân mạng và tài sản.


- Thực tế đang diễn ra cuộc tranh chấp ngầm căng thẳng giữa Hà Nội và Manila. Tuy Việt Nam vẫn chưa đòi lại được các “thực thể đảo” lớn là Song Tử Đông (North West Cay), Loại Ta (Loaita Island) và Thị Tứ (Thi Tu) đã bị quân đội và chánh quyền Philippines chiếm giữ năm 1970, 1974. Thời gian gần đây, Philippines lại cho cải tạo khá quy mô (bất hợp pháp) đảo Thị Tứ (Thi Tu reef), Thị Tứ là một “thực thể đảo” lớn đứng sau đảo Itu-Aba (Thái Bình) cách đảo Palawan Philippines 263 hải lý (487km), rất gần Song Tử Tây, Song Tử Đông, Đá Nam, bãi cạn Subi (Su Bi reef), có tọa độ lưu thông chiến lược mạn biển bắc Trường Sa, Thị Tứ là một thực thể đảo thuộc lãnh thổ lãnh hải từ thời Vương Quốc Việt.


- Bạch Thư Sàigon 1975 hùng hồn cho thấy chủ quyền lịch sử và quyền tài phán của Việt Nam trải dài liên tục từ thời Liên hiệp Pháp năm 1933 đến năm 1941, tuy có gián đoạn mấy năm do phát xít Nhật chiếm đóng, nhưng từ năm 1956 đến nay, Việt Nam vẫn giữ nguyên trạng chủ quyền liên tục.


- Với lòng yêu nước hun đúc từ bài thơ bất tử “Nam Quốc Sơn Hà”, nước Việt tuyên ngôn độc lập toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải, chúng ta tin tưởng, vì lợi ích chung của các quốc gia và quốc tế liên quan tới Biển Đông - Các hải đảo ở Trường Sa - Vùng Biển Quốc Tế, dân tộc Việt Nam sẽ không lùi bước trước âm mưu đen tối nào phá hoại hay xâm lược.


- Hoàng Sa và Trường Sa là máu thịt không thể tách rời nước Việt.


- Biển Đông muôn năm.


- Trường Sa muôn năm.


Lý Kiến Trúc

Nam California 25/7/2021


Chú thích:

1/ Bìa Bạch Thư Saigon 1975 đóng con dấu tòa Đại sứ VNCH ở Tokyo do ông Vũ Viết Đắc, Đệ nhị Tham vụ ký tặng Giáo sư Nguyễn Khắc Kham ngày 14/2/1975. Gs Kham nguyên là Giáo sư, Chánh sự vụ xử lý Giám đốc Viện Khảo cổ Sàigon 1956, sau này là các Gs Trương Bửu Lâm, Gs Nghiêm Thẩm, Giám đốc Viện Khảo Cổ.

2/ Bìa Bạch Thư Sàigon1975 bản copy do quý thân hữu MTL ký tặng LKT.

3/ Theo ý kiến của Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia quốc tế về Biển, Khoa trưởng khoa Bang giao Quốc Tế Đại học Maine. Gs Long là người tổ chức buổi hội thảo đầu tiên về Biển Đông tại Mỹ (Đại học Yale). 

XEM THÊM:


Đại tá Cổ Tấn Tinh Châu TQLC/VNCH từng bắt sống quân Tầu Ô ở Hoàng Sa năm 1959 / Thượng sĩ Lê Văn Bẩy HQ4: “Hoàng Sa đáng ra không mất”


https://www.nhatbaovanhoa.com/a830/co-tan-tinh-chau-tqlc-vnch-tung-bat-song-quan-tau-o-o-hoang-sa-nam-1959-thuong-si-le-van-bay-hq4-hoang-sa-dang-ra-khong-mat

image062

Trong buổi Lễ tưởng niệm Gs Nguyễn Ngọc Huy và hội thảo về Biển Đông tại Hội trường Tp. Westminster 8200 Westminster Ave, CA 92683 chiều Chủ Nhật 25/7/2021; bài viết trên của nhà báo Lý Kiến Trúc được ông phát biểu rút gọn 10 phút, góp ý về đảng tân Đại Việt từ thời đảng trưởng Trương Tử Anh với chủ thuyết “Dân Tộc Sinh Tồn” đến thời Chủ tịch đảng Nguyễn Ngọc Huy khai sáng đảng Tân Đại Việt ngày 26/10/1964 tại Sàigon miền nam Việt Nam Cộng Hòa. Sách lược của Chủ tịch Nguyễn Ngọc Huy áp dụng cho miền nam VN chứ không cho miền Bắc VN hay cả nước, cho đến nay dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch đảng Lê Minh Nguyên, đảng Tân Đại Việt đang bước vào giai đoạn thời hậu cộng sản, khai sáng thêm tư tưởng của cố đảng trưởng Trương Tử Anh qua 5 mục tiêu: Dân bản, Tự do, Độc lập, Hòa bình và Trung lập; đồng thời nhà báo Lý Kiến Trúc cũng đề cập đến cuốn Bạch Thư Sàigon 1975 do Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa công bố, xác lập 9 đảo lớn quan trọng ở quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam có tính liên tục từ năm 1956 cho đến hiện nay.


Dựa vào nguồn tài liệu Bạch Thư Saigon 1975, năm 2014, nhà báo Lý Kiến Trúc đã về Trường Sa khảo sát, ông đã phát hiện ra các bia đá dựng trên đảo Song Tử Tây và các đảo khác. Hơn một năm sau, ngày 25/11/2015, nguyên Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã công khai thừa nhận trước diễn đàn Quốc Hội Việt Nam là “5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản”. Ảnh trích từ video.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a10081/tt-nguyen-tan-dung-phat-bieu-o-quoc-hoi-vn-4-van-de-ve-bien-dong-

14 Tháng Bảy 2015(Xem: 16940)
- "Hôm thứ Hai 13/7, Đại sứ Ted Osius đã dành 2 tiếng buổi sáng đến nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ - Quận Cam (VACOC), và ăn chay ở nhà hàng ZEN; tại đây, ông đã thông báo nhiều thông tin "nảy lửa" về tình hình Việt Nam, mối bang giao Việt Mỹ, chỉ sau vài ngày (6 - 10/7/2015) TBt đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ hội kiến với TT Barack Obama ở tòa Bạch Ốc, Phó Tổng thống Joe Biden ở Bộ Ngoại giao, ký kết Bản Thông cáo chung "Tầm Nhìn Việt Mỹ 2015." (lkt) XEM THÊM: "Thông cáo chung Việt - Mỹ"
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 17886)
Westminster (VH) - Bốn văn phòng Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Dana Rohrabacher, Ed Royce và Loretta Sanchez kết hợp với sự bảo trợ của ban giám đốc Trung tâm Le-Jao Coastline College, đã tổ chức tại hội trường Community Town Hall tọa lạc trong thành phố Westminster, một buổi họp mặt đặc biệt dành cho Đại sứ Ted Osius đến từ Hà Nội-Việt Nam, có dịp trao đổi với tập thể dân chúng trong cộng đồng Việt Mỹ vào lúc 1 giờ 30 trưa Chủ nhật 12/7/2015.
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 27209)
Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 16018)
Báo Orange County Register cho biết ông Ted Osius sẽ phát biểu trong một buổi hỏi đáp trực tiếp do những dân biểu quốc hội ở địa phương tổ chức tại thành phố Westminster.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 18427)
"Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương. Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 16531)
VH - "Theo Reuters, chính quyền Nhật thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 750 tỉ yen trong vòng ba năm tới sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lãnh đạo các quốc gia vùng Mekong tại thủ đô Tokyo, trong đó có TT Nguyễn Tấn Dũng." - "Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, người đang được dư luận đánh giá sẽ là "Thủ lãnh tương lai Asean" sau cuộc hội đàm - ký thỏa ước với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản tại Tokyo 4/7/15, đã phát biểu quan điểm của VN - báo cáo tình hình biển Đông trước cử tọa đại cường Nhật Bản; quan điểm này tương tự như cuộc trả lời phỏng vấn bằng văn bản cho AP hôm 3/7 của ông Nguyễn Phú Trọng."
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26240)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16695)
Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ. Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ... Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16258)
Nguồn tin khả tín của thân hữu báo Văn Hóa từ Bộ ngoại giao cho biết (nếu không có gì thay đổi vào giờ chót), lịch trình làm việc của Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ sẽ từ ngày 05 tháng 7 đến 09/7/2015. (Xem chi tiết trang trong)
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 23279)
Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 17703)
Tầu khựa bắn đạn thật chỉ thiên, Phi - Nhật dàn trận thám thính, Ấn lượn chiến hạm loanh quanh - "Ngày 24.6, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố cuộc diễn tập bắn đạn thật do quân đội Trung Quốc tổ chức gần đây trên Biển Đông là một hành động thể hiện kế hoạch của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa những khu vực mà họ chiếm đóng bất hợp pháp." - "Cùng ngày 24.06, Nhật Bản và Philippines đã cho hai máy bay dọ thám xâm nhập vùng đảo Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) tiếp theo một hành động tập trận tương tự ngày hôm trước." - "Các chiến hạm thuộc Hạm đội Viễn Đông Ấn Độ đã chia nhau ghé cảng Sihanoukville của Cam Bốt, Sattahip của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia, cũng như cảng Freemantle tại Úc. Chiến dịch này nằm trong chính sách gọi là « Act East (Hành động hướng Đông) » đang được New Delhi xúc tiến.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 20777)
- " Hải quân Việt Nam sẽ đổ bộ lên các hòn đảo và rạn san hô hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Các tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi không quân, tàu phóng ngư lôi và tàu hộ tống." - “Biển Đông là một khu vực lý tưởng để người Trung Quốc có thể che giấu các tàu ngầm”. Khu vực Biển Đông với độ sâu hàng nghìn mét và có những hẻm núi sâu dưới nước là nơi mà các tàu ngầm có thể tránh bị phát hiện." - "Reuters dẫn lời một quan chức quân sự Philippines cho biết, các cuộc tập trận sẽ diễn ra trên đảo Palavan nằm cách quần đảo Trường Sa 160 km với sự tham gia của hai máy bay trinh sát hàng hải P3C-Orion của Mỹ và Nhật Bản."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 16264)
Đại sứ Ted Osius trả lời báo Tuổi Trẻ: "Tôi không phải là người phù hợp để thông báo về thời gian chuyến thăm. Cơ quan chức năng hai nước sẽ công bố ngày giờ chính thức. Tuy nhiên, những gì tôi có thể tiết lộ là Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vài tuần tới."
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 16538)
" Nhiều khả năng đây là chiến hạm đổ bộ lớp Yuzhao Type 071, có tên Jinggang Shan, là một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Tàu này có thể chở 500-800 binh sĩ, 15-20 xe đổ bộ và một xe tăng. Tàu này cũng có một bãi đáp trực thăng và dài khoảng 210m, có độ giãn nước 18.500 tấn. Tàu hiện đang neo đậu tại bãi đá Vành Khăn, là một trong 7 căn cứ hỏa lực TQ đã ra sức tân tạo thành đảo nhân tạo trong gần 2 năm qua."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 15775)
"Trong 30 năm qua, các quan chức Mỹ đã từ chối ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc, cũng một phần bởi chiến lược “bành trướng cường độ thấp”, hay tằm ăn dâu, gặm nhấm từ từ của Trung Quốc. Chưa phải là quá muộn để Washington trung hòa tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông." Ảnh: Đô đốc James A. Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Google
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 16158)
- "Ông Carter kêu gọi Trung Quốc và tất cả các bên tranh chấp ngưng hoạt động cải tạo đất và ngưng quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ tranh chấp ..." - "Ông Phạm đã nói với ông Carter rằng Trung Quốc có quyền xây dựng trên lãnh thổ của mình và triển khai lực lượng tới đó ..." Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington - REUTERS /Gary Cameron
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 17933)
- Nhà sử học Carlos Quirino đánh giá: "Bản đồ Murillo Velarde của Philipines là một tài liệu tham khảo quan trọng miêu tả rõ ràng các đảo và là bản đồ mang tính khoa học đầu tiên của Philippines. Bản đồ có 12 hình ở hai bên lề phải và trái, bao gồm 8 hình vẽ người có y phục bản địa, một hình bản đồ Guam và ba bản đồ nhỏ thành phố hoặc cảng trong đó có Manila". - Trên bản đồ cổ, khu vực có bãi đá ngầm Scarborough lúc đó mang tên « Panacot » hoặc nguời Philippines gọi là « Panatag », ở ngoài khơi Luzon.