Nữ hoàng Elizabeth II đón tiếp TT Joe Biden tại Windsor, đề cập Putin và Tập Cận Bình

14 Tháng Sáu 20216:45 SA(Xem: 6090)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 14 JUNE 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nữ hoàng Elizabeth II đón tiếp TT Joe Biden tại Windsor, đề cập Putin và Tập Cận Bình


image003Trong lúc Nữ hoàng Anh Quốc Elzabeth đứng chờ đón T Joe Biden trên khán đài. Nguồn hình ảnh, Reuters.


image005TT Joe Biden duyệt hàng Vệ binh Ngự lâm Quân danh dự tại Lâu đài Windsor chiều 13/6/2021. Reuters


image007image008TT Joe Biden, Đệ nhất phu nhân Jill Biden và Nữ hoàng Anh quốc Elizabeth Đệ nhị cử hành Quốc ca Hoa Kỳ. Reuters


image010TT Joe Biden, Đệ nhất phu nhân Jill Biden và Nữ hoàng Anh quốc Elizabeth Đệ nhị. AP Photo/Matt Dunham, Pool)


image012Trong ánh nắng chói chang, Tổng thống Biden phải đeo kính râm đứng bên cạnh Nữ hoàng Elizabeth. Gặp Nữ hoàng Anh, TT Biden nhớ đến Mẹ ông. AFP/Getty


image014Lâu đài Windsor vào chiều Chủ Nhật, 13/6/2021 sau khi hội nghị G7 kết thúc.


Nữ hoàng Elizabeth tiếp đón Tổng thống Joe Biden được mở đầu bằng nghi lễ của Vệ binh Danh dự tại Lâu đài Windsor. Buổi tiếp kiến diễn ra vào cuối hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, nơi các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn nhất thế giới thảo luận về nhiều vấn đề.


Ông bà Bidens đến lâu đài Windsor từ Newquay, Cornwall, trên Không lực Một đến Sân bay Heathrow của London trước khi đáp trực thăng Marine One một đoạn ngắn đến Windsor.


Họ được Nữ hoàng chào đón tại vườn hoa trong khu tứ giác của lâu đài.


Gia đình Bidens cũng được đội Vệ binh Danh dự từ Tiểu đoàn 1 trong Đại đội cận vệ của Nữ hoàng xếp thành hàng ngũ đón chào, trong khi quốc ca Hoa Kỳ vang lên.


Ông Biden đi cùng với Sĩ quan chỉ huy Đội cận vệ danh dự, Thiếu tướng James Taylor và Thiếu tướng Christopher Ghika để kiểm tra Đội cận vệ danh dự, trước khi trở lại bục để xem cuộc diễu hành ngắn.


Vai trò hộ tống nguyên thủ quốc gia nước bạn đi thị sát quân đội thường do Công tước xứ Edinburgh đảm nhiệm, trước khi ông nghỉ hưu vào năm 2017. Hoàng tế Philip qua đời hồi tháng 4, hưởng thọ 99 tuổi.


Ông bà Bidens sau đó được giới thiệu với phụ tá thân cận của Nữ hoàng, Dame Annabel Whitehead, trước khi thưởng thức trà trong Phòng Gỗ Sồi của lâu đài.


Cung điện cho biết gia đình Bidens rời đi chỉ khoảng sau 6 giờ tối, nghĩa là họ dành khoảng 40 phút bên trong lâu đài.


Toàn bộ chuyến thăm chỉ kéo dài hơn một giờ đồng hồ và được cho là đã vượt quá thời hạn 10 phút.


Phát biểu sau đó, TT Biden cho biết họ đã nói chuyện về Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


"Chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện khá lâu," TT Bidens nói. "Nữ hoàng rất hào phóng. Tôi không nghĩ rằng bà sẽ bị xúc phạm khi tôi nói bà khiến tôi nhớ đến mẹ tôi. Xét về vẻ ngoài và sự hào phóng của bà. Bà rất lịch lãm."


Ông nói thêm: "Nữ hoàng hỏi, 'Nó như thế nào ở Bạch cung?' Tôi nói, "Thật tuyệt vời nhưng ở đó rất nhiều người".


TT Biden đã ngỏ lời mời Nữ hoàng Elizabeth đến thăm Bạch Cung-Hoa Thịnh Đốn. (theo BBC 14/6/2021)


TT Joe Biden, 79 tuổi, Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị, 95 tuổi.


image016Nguồn:Elizabeth becomes queen”, History.com, (truy cập ngày 05/02/2016)


Vào ngày 06 tháng Hai năm 1952, sau một cơn bệnh dài, Vua George VI của Vương quốc Anh và Bắc Ireland, đã qua đời khi đang ngủ tại dinh thự hoàng gia ở Sandringham. Công chúa Elizabeth, con gái lớn trong số hai cô con gái của nhà vua và là người kế vị ông, đang ở Kenya tại thời điểm xảy ra cái chết của cha mình. Bà đã trở về Anh quốc đăng quang trở thành Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 2 tháng 6 năm 1953, ở tuổi 27.


Nữ hoàng Elizabeth, sinh ngày 21 tháng 4 năm 1926, được mọi người trong gia đình gọi là Lilibet, đã được chuẩn bị chu đáo để làm người kế vị cha mình. Bà kết hôn với một người họ hàng xa, Philip Mountbatten, vào ngày 20 tháng 11 năm 1947, tại Tu viện Westminster ở London. Con trai đầu trong số 4 đứa con của Nữ hoàng, Hoàng tử Charles, ra đời vào năm 1948. (theo Nguyễn Ngọc Tường Ngân/NCQT).


++++++++++++++++++++++++++++++


Thượng đỉnh NATO mở ra với Trung Quốc trong tầm nhắm


14/06/2021


image017Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo (G) đón tổng thống Mỹ Joe Biden (P) tại sân bay quân sự Bruxelles, Melsbroek, Bỉ, ngày 13/06/2021. REUTERS - POOL


Trọng Nghĩa


Lãnh đạo của 30 quốc gia thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO vào hôm nay, 14/06/2021, đã tham gia thượng đỉnh của khối này tại Bruxelles, Bỉ, với sự hiện diện lần đầu tiên của tổng thống Mỹ Joe Biden. Thượng đỉnh NATO lần này được cho là đánh dấu sự “hòa hợp” trở lại giữa Mỹ và các đồng minh còn lại trong khối, và đặt nền móng cho việc mở rộng khái niệm chiến lược của Liên Minh nhằm đối phó với những thách thách mới trong đó có Trung Quốc.


Đến Bruxelles từ tối hôm qua sau khi tham dự thượng đỉnh nhóm G7 tại Anh Quốc, theo chương trình dự kiến, tổng thống Mỹ Joe Biden họp trực tiếp với lãnh đạo các thành viên khác trong khoảng ba tiếng đồng hồ, một cuộc họp kết thúc bằng một bản tuyên bố chung được đàm phán giữa các nước trong Liên Minh.


Không khí lần này rất hòa dịu, trái hẳn với 4 năm vừa qua, khi rất nhiều thành viên châu Âu của NATO, nhất là Đức, thường xuyên bị cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc là “ăn bám” vào Mỹ. Hai dấu hiệu cho thấy rõ không khí hòa thuận mới có lại: Khẩu hiệu từ phía ông Biden là “Mỹ đã trở lại”, trong lúc về phía Pháp tuyên bố “NATO bị chết não” từng gây chấn động của Tổng thống Macron đã bị đẩy vào quá khứ.


Về nội dung thảo luận, theo hãng tin Pháp AFP, khối NATO muốn gởi một thông điệp cứng rắn tới Nga trước lúc diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh song phương giữa Joe Biden và Vladimir Putin vào thứ Tư 16/06 tới đây ở Geneve (Thụy Sĩ).


Tổng thư ký NATO: Phái có chính sách cứng rắn với Trung Quốc


Các thành viên cũng khởi động rà soát lại khái niệm chiến lược của NATO để giúp Liên Minh đối phó tốt hơn với các mối đe dọa mới trong không gian và không gian mạng, cũng như với sự vươn lên của Trung Quốc.


Publicité


Trên vấn đề Trung Quốc, vào hôm qua, 13/06, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO Jens Stoltenberg cho rằng các nước thành viên phải có chính sách mạnh mẽ hơn trước sự bành trướng của Trung Quốc.


Trả lời phỏng vấn của kênh truyền thông CBC của Canada, lãnh đạo NATO nhấn mạnh rằng Trung Quốc hiện có ngân sách quốc phòng lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ), một lực lượng Hải Quân lớn nhất thế giới và đang đầu tư mạnh vào quân sự.


Đối với ông Stolttenberg, tất cả các yếu tố đó có thể ảnh hưởng tới an ninh của khối NATO. Theo ông: “Trung Quốc không có chung nguyên tắc với chúng ta. Đó là điều được thấy qua việc họ - tức là Trung Quốc - đàn áp các cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông, qua cách họ áp bức các nhóm thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ” ở Tân Cương, cũng như cách họ sử dụng công nghệ tối tân để giám sát người dân của họ theo một kiểu cách chưa từng thấy trước đây”.


Tổng thư ký NATO kết luận: “Vì tất cả những điều đó, việc quan trọng mà NATO phải thực hiện là xây dựng một chính sách, là củng cố chính sách của chúng ta, trong trường hợp của Trung Quốc".


Bên cạnh vấn đề Trung Quốc, các hồ sơ như rút quân ra khỏi Afghanistan, và các hành động can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, Libya và vùng Kavkaz cũng sẽ được thảo luận. Riêng hai tổng thống Pháp và Mỹ sẽ có có cuộc nói chuyện với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bên lề hội nghị.


Sau Thượng đỉnh NATO hôm nay, vào ngày mai, 15/06, tổng thống Mỹ sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh Liên Âu-Hoa Kỳ cùng với chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen. Qua thứ Tư 16/06 sẽ là cuộc tiếp xúc với tổng thống Nga Putin tại Genève, Thụy Sĩ, nước trung lập.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Nhật hoan nghênh cam kết của Đức, Pháp đối với khu vực INDO-PACIFIC


HÒA ĐẶNG


13/6/2021


(PLO)- Trong các cuộc hội đàm bên lề hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga đã hoan nghênh cam kết của Đức, Pháp đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.


Theo hãng thông tấn Kyodo News, Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga ngày 12-6 đã hoan nghênh cam kết của Đức, Pháp đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.


Động thái trên được đưa ra sau khi nguyên thủ Nhật có các cuộc hội đàm song phương riêng biệt với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) hôm 12-6-2021.


image019Nhật hoan nghênh cam kết của Đức, Pháp đối với khu vực AĐD-TBD. Ảnh: KYODO NEWS


Trao đổi với ông Suga, Thủ tướng Merkel cho biết bà coi Ấn độ-Thái bình dương là khu vực quan trọng đối với Berlin và muốn tăng cường phối hợp song phương trong lĩnh vực an ninh và các lĩnh vực khác, theo Bộ Ngoại giao Nhật.


Đức đang có kế hoạch cử một tàu hải quân đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào mùa hè này.


Hai nguyên thủ cũng khẳng định sự hợp tác trong giải quyết đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và các vấn đề khác.


Theo Bộ Ngoại giao Nhật, ông Suga đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Đức trong việc chấm dứt các hạn chế nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm thực phẩm của Nhật, đặc biệt trong bối cảnh năm nay sẽ đánh dấu 10 năm thảm họa động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân xảy ra ở đông bắc Nhật.


Trong cuộc hội đàm, hai nhà nguyên thủ cũng trao đổi về tình hình khu vực Đông Á và Nga, trong bối cảnh Nhật tìm cách tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ và các quốc gia cùng chí hướng khác, trong đó có Đức, trước sự tăng cường quân sự và yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và Biển Đông, vốn dấy lên lo ngại về sự ổn định của khu vực.


Những mối lo ngại như trên càng trở nên mạnh mẽ hơn sau khi Bắc Kinh hồi tháng 2 ban hành luật hải cảnh mới, theo đó cho phép các tàu hải cảnh tấn công tàu nước ngoài trong vùng biển mà Bắc Kinh ngang nhiên yêu sách chủ quyền.


Hồi tháng 9-2020, Đức đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, động thái báo hiệu nước này đang hướng tới khu vực châu Á, trong đó tập trung nhiều vào Trung Quốc.


Kế hoạch gửi một tàu khu trục đến khu vực này là một phần của chiến lược này.


Liên quan hợp tác quốc phòng song phương, Tokyo và Berlin hồi tháng 3 đã ký kết một thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo về tình hình an ninh giữa hai bên.


Trong hội nghị an ninh “2+2” đầu tiên giữa Nhật và Đức được tổ chức trực tuyến hồi tháng 4, ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng hai nước đã cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, đồng thời nhấn mạnh cam kết đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.


Theo Kyodo News, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Macron, ông Suga cũng đã ca ngợi sự hiện diện ngày càng tăng của Pháp ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, điển hình là việc triển khai các tàu hải quân đến khu vực này. 


Hai bên đã nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong khu vực, Bộ Ngoại giao Nhật thông báo.


Về phía ông Pháp, ông Macron hôm 12-6 đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Thế vận hội Tokyo, dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 7, nói thêm rằng ông rất mong được tham dự lễ khai mạc dự kiến diễn ra vào ngày 23-7-2021.


++++++++++++++++++++++++++++++++


Nhật Bản hoan nghênh Đức và Pháp quyết tâm can dự vào Ấn Độ-Thái Bình Dương


13/06/2021


image021Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga và phu nhân Mariko dự một buổi tiếp tân tại G7 ở Cornwall, Anh Quốc ngày 11/06/2021. AP - Jack Hill


Trọng Nghĩa


Bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Anh Quốc, thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga vào hôm qua 12/06/2021 đã tranh thủ cuộc họp song phương với đồng nhiệm Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Emmanuel Macron để hoan nghênh chủ trương của Berlin và Paris dấn thân mạnh mẽ hơn vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Theo hãng tin nhật bản Kyodo, trong cuộc tiếp xúc trực tiếp với ông Suga, thủ tướng Đức Merkel đã xác nhận rằng Ấn Độ-Thái Bình Dương là một khu vực quan trọng đối với Berlin và nước Đức muốn tăng cường hợp tác song phương với Nhật trong lĩnh vực an ninh và các lĩnh vực khác. Đức đang có kế hoạch cử một tàu hải quân đến khu vực vào mùa hè này.


Theo Kyodo, Nhật Bản hiện đang tìm cách tăng cường quan hệ an ninh với Hoa Kỳ và các quốc gia cùng chí hướng khác, trong đó có Đức, vào thời điểm mà Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự và đẩy mạnh yêu sách lãnh thổ ở vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông.


Thái độ lo ngại về Trung Quốc càng gia tăng sau vụ Bắc Kinh ban hành luật an ninh hàng hải mới vào tháng 2 vừa qua, cho phép tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu nước ngoài trong vùng biển mà Bắc Kinh coi là lãnh hải của họ.


Tháng Ba vừa qua Tokyo và Berlin đã ký một thỏa thuận cung cấp cho nhau thông tin tình báo bí mật liên quan đến an ninh. Và qua tháng Tư, trong cuộc đối thoại an ninh Đức-Nhật 2+2 đầu tiên, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của hai nước đã cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng song phương và nhấn mạnh quyết tâm của họ về một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.


Publicité


Trong cuộc hội đàm với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Nhật Bản Suga cũng đánh giá cao sự dấn thân ngày càng mạnh hơn của Pháp ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, chẳng hạn như thông qua việc phái chiến hạm đến tuần tra và hoạt động trong khu vực.


Theo bộ Ngoại Giao Nhật Bản, nhân cuộc tiếp xúc bên lề thượng đỉnh G7, lãnh đạo hai nước đã nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong khu vùng Ấn Độ Thái Bình Dương.


Về phần mình, tổng thống Pháp Macron đã tuyên bố ủng hộ Thế Vận Hội Tokyo dự kiến bắt đầu vào tháng tới trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra. Tổng thống Pháp cho biết ông rất mong được đến Tokyo tham dự lễ khai mạc hế vận hội ngày 23 tháng 7 sắp tới.


++++++++++++++++++++++++++++++++


Tuyên bố chung của nguyên thủ G7 có gì nóng?


Vi Trân


13/06/2021


Các nguyên thủ G7 được cho là sẽ bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông và lần đầu tiên nhắc đến vấn đề Đài Loan trong tuyên bố chung.


image023Các nguyên thủ G7 họp ngày 13.6.2021. Reuters


Reuters ngày 13.6.2021 trích bản thảo gần hoàn chỉnh tuyên bố chung của các nguyên thủ G7 bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông.


“Chúng tôi vẫn quan ngại nghiêm trọng về tình hình tại biển Hoa Đông và Biển Đông, và phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng”, bản thảo tuyên bố chung nêu.


Các nguyên thủ G7 (Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý) đang có mặt tại Cornwall, miền tây nam nước Anh để dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên từ năm 2019. Tuyên bố chung dự kiến được công bố trong ngày họp cuối cùng hôm nay 13.6.2021.


Ngoài lo ngại nêu trên, các nguyên thủ còn được cho là lần đầu tiên nhắc đến vấn đề Đài Loan khi kêu gọi hòa bình và ổn định xuyên eo biển Đài Loan, theo Kyodo News.


Bên cạnh đó, các nguyên thủ G7 được cho là đồng ý khởi động dự án cơ sở hạ tầng mới nhằm cung cấp nguồn vốn cho các nước đang phát triển.


Về vấn đề đại dịch, G7 cam kết cung cấp 840 triệu liều vắc xin cho các nước nghèo trong năm tới, thấp hơn con số được đồn đoán trước đó là 1 tỉ liều, theo biên tập viên mảng ngoại giao Dominic Waghorn của Sky News, người có được bản thảo tuyên bố chung.


Các nguyên thủ được cho là sẽ kêu gọi điều tra minh bạch, dựa trên khoa học về nguồn gốc đại dịch Covid-19. (theo TNO).
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17171)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23080)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15429)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17200)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15882)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17817)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 19986)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20280)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71099)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23210)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17429)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16094)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 18525)
- Diễn tập răn đe dưới đất không có súng phòng không. - Quả đấm thép tung ra giờ thứ 25 làm nhức đầu 1500 đại biểu đảng. - Lần trước HD 981, lần này 46 lần bay ra đảo sân bay Chữ Thập Tàu khựa cướp của VN. - Sinh mệnh Việt Nam treo trong Đại hội XII. - TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại 2 năm nữa mới đủ. - Tứ trụ triều đình tạm thời "vũ như cẩn" hai năm. - Đục nước béo cò, ngư ông thủ lợi!
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 15080)
"Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 14939)
"Theo kế hoạch, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 14 sẽ khai mạc vào đầu tuần; với nội dung chính: Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và biểu quyết thông qua để xác định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho Đại hội Đảng CSVN khóa 12. Đây là phần việc mà Hội nghị Trung ương 13 đã phải gác lại..."
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 26569)
- "Theo tin của BBC và VOA, Hà Nội hôm 5/1/16 đã bố trí một cuộc "hành quân giả định" gọi là "diễn tập công tác bảo vệ đại hội Đảng 12" tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, với 5.200 bộ đội, công an, lực lượng vũ trang, 125 xe đặc chủng và khoảng 100 xe chở quân đặc nhiệm". - Giới quan sát chính trị nghi ngờ sắp có một cuộc đảo chánh trước Đại hội XII? Tuy nhiên, một giới chức cao trong nước cho báo Văn Hóa biết, Hà Nội vẫn yên tĩnh, Ba Đình không thấy xe tăng xuất hiện".
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 16308)
"Cho đến ngày hôm nay, Bộ chính trị đang CSVN vẫn còn đang rối như tơ vò trong việc đề cử một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN (Tứ trụ triều đình), hay là một nhân vật nào khác, dẫn đầu đảng qua phó hội Obama tại điền trang Sunnylands ở California. Phó hội theo chương trình sẽ diễn ra ngày 15/1/2016. 1. Ô. Nguyễn Phú Trọng? 2. Ô.Trần Đại Quang? 3. Ô. Trương Tấn Sang? 4. Ô.Nguyễn Sinh Hùng? 5. Ô.Nguyễn Tấn Dũng?
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17929)
"05/8/2015: HT Quảng Độ nói với ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski: "Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản". (Tin&Ảnh PhòngTTPGQT) "Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản..." "GHPGVNTN là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng; Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này". Ht Huyền Quang: "Vả lại, từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam cũng chưa hề có một văn bản pháp lý nào qui định tội trạng, và cũng chưa có văn kiện chính thức nào “khai tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất..." (trích Tâm thư HT Huyền Quang -xem trên Văn Hóa).
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15568)
- Vì sao Chùa 850,000 đô ở Santa Ana rộng 22,000Sq ft mà lại đi mua Chùa 1 triệu 3 đô ở Huntington Beach rộng 11, 000Sq ft? - HT Trí Lãng: Con xin thưa lên quý Ngài hãy cho con rút lui vì 4 lý do...; còn lý do Tt Giác Đẳng nêu lên là: Ht Trí Lãng muốn Đạo Tràng Pháp Hoa đứng tên chùa Phật Quang có đúng không? - Vì sao từ Ht Viên Lý cho đến Tt Giác Đẳng lọt được vào "mắt xanh" của Ht Đệ ngũ Tăng Thống Quảng Độ mà không là Ht Trí Lãng? - Vì sao Ht Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp & chùa Điều Ngự bị cách chức Chủ tịch VPII có y như lời buộc tội của Giáo Chỉ ký ngày 9/12/2013? - Vì sao ông Võ Văn Ái ngăn cản "ý" của Ht Quảng Độ ý muốn "di dời" VP II VHĐ ra hải ngoại? - Bao nhiêu tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ có trả về cho GHPGVNTN không? - Những ai liên quan đến các buổi ra mắt gây quỹ Thơ Tù? Để làm sáng tỏ những câu hỏi bấy lâu nay đồng bào Phật tử thắc mắc nêu trên, tòa soạn báo Văn Hóa kính gởi đến quý Thầy, quý thân hữu, quý huynh trưởng Gia đình Phật tử, có th