G7: “Liên minh chống Trung cộng”; “Đối trọng Con đường Tơ lụa”

12 Tháng Sáu 20218:18 SA(Xem: 6225)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ BẨY 12 JUNE 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

image001

Thượng đỉnh G7: Biden giục phương Tây lập liên minh chống TQ


BBC 12/6/2021


image002Nguồn hình ảnh, PA Media. Chụp lại hình ảnh. Tổng thống Biden gặp các lãnh đạo thế giới ở Cornwall, Anh Quốc


Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc giục các nước phương Tây đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn cảu Trung Quốc trong ngày họp thứ hai của Thượng đỉnh G7, một phụ tá của vị tổng thống nói với BBC.


Tại hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra ở Anh Quốc, Tổng thống Biden được trông đợi sẽ kêu gọi thành lập một liên minh mới để cạnh tranh với các khoản chi của Bắc Kinh cho cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển.


Hoa Kỳ và các nước đồng minh cáo buộc Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức và lạm dụng nhân quyền ở tỉnh Tân Cương.


Các lãnh đạo G7 cũng sẽ cam kết có kế hoạch mới để ngăn ngừa các đại dịch trong tương lai.


Các biện pháp gồm cắt thời gian cần thiết để phát triển vaccine và các cách chữa bệnh cho Covid-19 xuống dưới 100 ngày.


Thủ tướng Anh Boris Johnson là chủ nhà của hội nghị kéo dài ba ngày tại khu resort ở Vịnh Carbis, Cornwall.

image003

Một kế hoạch Mỹ để đối trọng với Trung Quốc


Phân tích của Jon Sopel


Biên tập viên Bắc Mỹ


Người Mỹ coi buổi họp hôm thứ Bảy tại G7 là dịp để thách thức ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc trên thế giới. Sáng kiến Vành đai Con đường của Bắc Kinh, với hàng tỷ đô la đổ vào các nước đang phát triển, cần phải được các nền dân chủ phương Tây đối trọng.


Các quan chức cao cấp của chính quyền Biden muốn chứng tỏ rằng giá trị phương Tây có thể thắng thế. Họ cho rằng đầu tư của Trung Quốc có với giá đắt; và tình trạng cưỡng bức lao động với người thiểu số Uyghur ở Tân Cương là quá đáng về mặt đạo đức, và không chấp nhận được về mặt kinh tế vì nó ngăn cản cạnh tranh công bằng.


Ông Joe Biden sẽ nói rằng các chuỗi cung ứng toàn cầu, phải không có tình trạng lao động cưỡng ép kiểu này. Các quan chức Mỹ nói đây không chỉ là đối đầu với Trung Quốc mà còn là đưa ra các cách làm thay thế khác cho thế giới.


Nhưng chính quyền Biden vẫn còn mơ hồ về việc phương Tây sẽ đóng góp tới mức nào cho kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu này và trong khoảng thời gian bao lâu. Điều đã rõ ở đây là có quyết tâm mới giữa các cường quốc phương Tây rằng họ cần phải hành động tức thì để chống lại một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và ngày càng mạnh hơn.


Các cường quốc phương Tây đã chống Trung Quốc thế nào cho tới nay?


Hồi đầu năm nay, Mỹ, EU, Anh và Canada phối hợp đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc.


Các lệnh trừng phạt, trong đó có lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản, nhắm vào các quan chức cao cấp ở Tân Cương, những người bị cáo buộc có vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người Hồi giáo Uyghur.


Ước tính có hơn một triệu người Uyghur và các nhóm thiểu số khác bị giam giữ trong các trại ở tỉnh Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc.


Chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đã thực hiện triệt sản cưỡng ép đối với phụ nữ Uyghur và chia cách trẻ em khỏi gia đình.


image004Nguồn hình ảnh, Reuters. Chụp lại hình ảnh. Trung Quốc lập hệ thống trại giam cho người thiểu số ở vùng Tân Cương


Một điều tra của BBC được phát hồi tháng Hai bao gồm những lời kể trực tiếp của các nạn nhân về nạn hãm hiếp, lạm dụng tình dục và tra tấn người bị giam một cách có hệ thống.


Trung Quốc đáp lại bằng các lệnh trừng phạt đối với các quan chức châu Âu.


Kế hoạch Covid của G7 là gì?


Các lãnh đạo G7 sẽ đưa ra Tuyên bố Vịnh Carbis hôm thứ Bảy. Mục tiêu của tuyên bố là ngăn ngừa không cho đại dịch Covid lặp lại sự tàn phá về con người và kinh tế.


Tới nay, trên phạm vi toàn cầu đã có hơn 175 triệu người nhiễm Covid và trên 3,7 triệu người chết liên quan đến Covid-19, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins của Mỹ.


image001Tuyên bố G7 sẽ nếu một loạt các bước đi cụ thể, trong đó có:


-Giảm thời gian phát triển và cấp phép vaccine, các liệu pháp chữa bệnh và chuẩn đoán cho các dịch bệnh trong tương lai xuống dưới 100 ngày.


-Củng cố lại hệ thống giám sát và khả năng giải mã bộ gien toàn cầu.


-Ủng hộ cải tổ và củng cố Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)


Tuyên bố này được trông đợi sẽ có cả khuyến nghị từ một báo cáo của nhóm các chuyên gia môi trường từ các ngành công nghiệp, chính phủ và các tổ chức khoa học.


Tổng Thư ký LHQ António Guterres và giám đốc WHO TS Tedros Ghebreyesus cũng sẽ tham gia buổi họp thứ Bảy. TS Tedros nhấn mạnh rằng "thế giới cần một hệ thống giám sát toàn cầu hiệu quả hơn để phát hiện các nguy cơ dịch và đại dịch."


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Kế hoạch của G7 đối trọng với Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc


RFI 12/06/2021


image006Hội nghị của các lãnh đạo G7 tại Anh, ngày 11/06/2021. © Reuteurs/Leon Neal


Thanh Hà


Dự án của G7 đối trọng với « Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 » của Bắc Kinh là một trong những chủ đề chính ngày họp thứ nhì của thượng đỉnh khối 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, hôm nay, 12/06/2021. Dự án chính thức mang tên « Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn ».


Mục tiêu của dự án đối trọng của G7 với « Con Đường Tơ Lụa » của Trung Quốc là nhằm trợ giúp các quốc gia nghèo và đang trỗi dậy nhằm phục hồi sau đại dịch, với trọng tâm là các lĩnh vực khí hậu, y tế, kỹ thuật số và cuộc chiến chống bất bình đẳng, theo thông báo hôm nay của Nhà Trắng về chủ đề này. Trước đó, một quan chức cao cấp Mỹ xin ẩn danh cho hãng tin Anh Reuters biết dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ của G7 « không chỉ nhằm để đối đầu với Trung Quốc », mà còn nhằm xác lập một giải phápmới « phản ánh các giá trị, chuẩn mực và quan niệm về quan hệ kinh tế » của các nền dân chủ.


Tới nay dự án « Con Đường Tơ Lụa mới », được Bắc Kinh khởi động từ 2013, đã được hơn 100 quốc gia trên thế giới hưởng ứng. Chương trình nói trên của liên quan đến hơn 2.600 dự án, với tổng số vốn đầu tư khoảng 3.700 tỷ đô la, tính đến giữa năm 2020. Về dự án của G7, hiện chưa có mức tiền nào được đưa ra. Theo quan chức cao cấp Mỹ, dự án này đòi hỏi khoảng 40.000 tỉ đô la, từ đây đến 2035. 


Hồ sơ thứ nhì cũng liên quan đến Trung Quốc, được thảo luận tại thượng đỉnh G7 trong ngày, liên quan đến vấn đề Bắc Kinh cưỡng bức lao động tại Tân Cương. Vẫn nguồn tin xin được giấu tên từ phía chính quyền Mỹ tiết lộ với Reuters, có thể là trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh Cornwall, các bên sẽ trực tiếp chỉ trích Trung Quốc cưỡng bức lao động nhắm vào cộng đồng người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Tuy nhiên một số nhà phân tích cho rằng, không chắc Mỹ dễ dàng thuyết phục được các đối tác châu Âu trong nhóm G7 về điểm này và Trung Quốc chỉ là một trong số những chủ đề mà hai bên Âu, Mỹ không hoàn toàn ăn ý với nhau.


Các hồ sơ gai góc khác của ngày làm việc thứ hai


Sau buổi lễ khai mạc tại thành phố biển Falmouth, Cornwall, miền nam nước Anh, chiều Thứ Sáu 11/06/2021 dưới sự chủ tọa của nữ hoàng Elizabeth II, ngay từ sáng sớm hôm nay 12/06/2021, lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới họp lại với nhiều chủ đề.


Publicité


Đặc phái viên đài RFI Cléa Broadhurst có mặt tại chỗ ghi nhận hôm nay mới là ngày các lãnh đạo G7 thực sự bắt tay vào việc với một số hồ sơ gai góc khác, ngoài các hồ sơ liên quan đến Trung Quốc : 


« Trước hết là trên vấn đề vac-xin ở quy mô toàn cầu. Các bên cam kết viện trợ thuốc tiêm ngừa cho các nước đang phát triển. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gueterres đã hoan nghênh tuyên bố này và hôm nay ông sẽ có mặt tại các cuộc họp của nhóm G7. Lãnh đạo 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới muốn tìm mọi cách tránh để tái diễn khủng hoảng y tế như vừa qua. Do vậy các bên sẽ đưa ra bản tuyên bố Carbis Bay.


Anh Quốc trong cương vị chủ nhà đánh giá đây là một văn bản mang tính lịch sử. Tuyên bố này dự trù rút ngắn thời gian, từ các khâu bào chế vac-xin đến trị liệu và chẩn bệnh ; tăng cường các phương tiện giám sát về mặt y tế, cải tổ Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Tuy nhiên, tranh cãi liên quan đến vấn đề bảo vệ bằng sáng chế vac-xin. Mỹ và Pháp chủ trương từ bỏ bản quyền sáng chế vac-xin, thế nhưng Berlin phản đối biện pháp này.


Ngoài ra, các lãnh đạo G7 hôm nay tập trung nhiều vào vế ngoại giao, mà điển hình là hàng loạt các cuộc họp song phương diễn ra trong ngày. Sáng nay chẳng hạn tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã có một buổi làm việc với thủ tướng Anh Boris Johnson và đến chiều nguyên thủ Pháp sẽ họp với đồng nhiệm Mỹ Joe Biden. Bang giao quốc tế là trọng tâm của các cuộc hội thảo bàn tròn, với Nga và Trung Quốc là hai thách thức. Khối G7 muốn khẳng định những giá trị dân chủ tự do. Ngay từ hôm qua, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt qua việc tố cáo Washington « kéo bè, kết đảng ».


Sau cùng là dự án đánh thuế toàn cầu với các doanh nghiệp đa quốc gia. Cuối tuần trước, chúng ta đã đề cập nhiều đến hồ sơ này nhân cuộc họp cấp bộ trưởng Tài Chính G7. Khuya hôm qua, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng thông báo trên Twitter rằng G7 sẽ thông qua đề xuất của Mỹ đòi các doanh nghiệp đa quốc gia đóng thuế tối thiểu là 15 % ».

31 Tháng Ba 2016(Xem: 14801)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13492)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20402)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16578)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 12979)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13476)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14004)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14560)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15183)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16951)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14475)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15348)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14328)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20433)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16639)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18598)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16518)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16084)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc