G7: “Liên minh chống Trung cộng”; “Đối trọng Con đường Tơ lụa”

12 Tháng Sáu 20218:18 SA(Xem: 6231)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ BẨY 12 JUNE 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

image001

Thượng đỉnh G7: Biden giục phương Tây lập liên minh chống TQ


BBC 12/6/2021


image002Nguồn hình ảnh, PA Media. Chụp lại hình ảnh. Tổng thống Biden gặp các lãnh đạo thế giới ở Cornwall, Anh Quốc


Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc giục các nước phương Tây đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn cảu Trung Quốc trong ngày họp thứ hai của Thượng đỉnh G7, một phụ tá của vị tổng thống nói với BBC.


Tại hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra ở Anh Quốc, Tổng thống Biden được trông đợi sẽ kêu gọi thành lập một liên minh mới để cạnh tranh với các khoản chi của Bắc Kinh cho cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển.


Hoa Kỳ và các nước đồng minh cáo buộc Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức và lạm dụng nhân quyền ở tỉnh Tân Cương.


Các lãnh đạo G7 cũng sẽ cam kết có kế hoạch mới để ngăn ngừa các đại dịch trong tương lai.


Các biện pháp gồm cắt thời gian cần thiết để phát triển vaccine và các cách chữa bệnh cho Covid-19 xuống dưới 100 ngày.


Thủ tướng Anh Boris Johnson là chủ nhà của hội nghị kéo dài ba ngày tại khu resort ở Vịnh Carbis, Cornwall.

image003

Một kế hoạch Mỹ để đối trọng với Trung Quốc


Phân tích của Jon Sopel


Biên tập viên Bắc Mỹ


Người Mỹ coi buổi họp hôm thứ Bảy tại G7 là dịp để thách thức ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc trên thế giới. Sáng kiến Vành đai Con đường của Bắc Kinh, với hàng tỷ đô la đổ vào các nước đang phát triển, cần phải được các nền dân chủ phương Tây đối trọng.


Các quan chức cao cấp của chính quyền Biden muốn chứng tỏ rằng giá trị phương Tây có thể thắng thế. Họ cho rằng đầu tư của Trung Quốc có với giá đắt; và tình trạng cưỡng bức lao động với người thiểu số Uyghur ở Tân Cương là quá đáng về mặt đạo đức, và không chấp nhận được về mặt kinh tế vì nó ngăn cản cạnh tranh công bằng.


Ông Joe Biden sẽ nói rằng các chuỗi cung ứng toàn cầu, phải không có tình trạng lao động cưỡng ép kiểu này. Các quan chức Mỹ nói đây không chỉ là đối đầu với Trung Quốc mà còn là đưa ra các cách làm thay thế khác cho thế giới.


Nhưng chính quyền Biden vẫn còn mơ hồ về việc phương Tây sẽ đóng góp tới mức nào cho kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu này và trong khoảng thời gian bao lâu. Điều đã rõ ở đây là có quyết tâm mới giữa các cường quốc phương Tây rằng họ cần phải hành động tức thì để chống lại một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và ngày càng mạnh hơn.


Các cường quốc phương Tây đã chống Trung Quốc thế nào cho tới nay?


Hồi đầu năm nay, Mỹ, EU, Anh và Canada phối hợp đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc.


Các lệnh trừng phạt, trong đó có lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản, nhắm vào các quan chức cao cấp ở Tân Cương, những người bị cáo buộc có vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người Hồi giáo Uyghur.


Ước tính có hơn một triệu người Uyghur và các nhóm thiểu số khác bị giam giữ trong các trại ở tỉnh Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc.


Chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đã thực hiện triệt sản cưỡng ép đối với phụ nữ Uyghur và chia cách trẻ em khỏi gia đình.


image004Nguồn hình ảnh, Reuters. Chụp lại hình ảnh. Trung Quốc lập hệ thống trại giam cho người thiểu số ở vùng Tân Cương


Một điều tra của BBC được phát hồi tháng Hai bao gồm những lời kể trực tiếp của các nạn nhân về nạn hãm hiếp, lạm dụng tình dục và tra tấn người bị giam một cách có hệ thống.


Trung Quốc đáp lại bằng các lệnh trừng phạt đối với các quan chức châu Âu.


Kế hoạch Covid của G7 là gì?


Các lãnh đạo G7 sẽ đưa ra Tuyên bố Vịnh Carbis hôm thứ Bảy. Mục tiêu của tuyên bố là ngăn ngừa không cho đại dịch Covid lặp lại sự tàn phá về con người và kinh tế.


Tới nay, trên phạm vi toàn cầu đã có hơn 175 triệu người nhiễm Covid và trên 3,7 triệu người chết liên quan đến Covid-19, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins của Mỹ.


image001Tuyên bố G7 sẽ nếu một loạt các bước đi cụ thể, trong đó có:


-Giảm thời gian phát triển và cấp phép vaccine, các liệu pháp chữa bệnh và chuẩn đoán cho các dịch bệnh trong tương lai xuống dưới 100 ngày.


-Củng cố lại hệ thống giám sát và khả năng giải mã bộ gien toàn cầu.


-Ủng hộ cải tổ và củng cố Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)


Tuyên bố này được trông đợi sẽ có cả khuyến nghị từ một báo cáo của nhóm các chuyên gia môi trường từ các ngành công nghiệp, chính phủ và các tổ chức khoa học.


Tổng Thư ký LHQ António Guterres và giám đốc WHO TS Tedros Ghebreyesus cũng sẽ tham gia buổi họp thứ Bảy. TS Tedros nhấn mạnh rằng "thế giới cần một hệ thống giám sát toàn cầu hiệu quả hơn để phát hiện các nguy cơ dịch và đại dịch."


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Kế hoạch của G7 đối trọng với Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc


RFI 12/06/2021


image006Hội nghị của các lãnh đạo G7 tại Anh, ngày 11/06/2021. © Reuteurs/Leon Neal


Thanh Hà


Dự án của G7 đối trọng với « Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 » của Bắc Kinh là một trong những chủ đề chính ngày họp thứ nhì của thượng đỉnh khối 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, hôm nay, 12/06/2021. Dự án chính thức mang tên « Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn ».


Mục tiêu của dự án đối trọng của G7 với « Con Đường Tơ Lụa » của Trung Quốc là nhằm trợ giúp các quốc gia nghèo và đang trỗi dậy nhằm phục hồi sau đại dịch, với trọng tâm là các lĩnh vực khí hậu, y tế, kỹ thuật số và cuộc chiến chống bất bình đẳng, theo thông báo hôm nay của Nhà Trắng về chủ đề này. Trước đó, một quan chức cao cấp Mỹ xin ẩn danh cho hãng tin Anh Reuters biết dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ của G7 « không chỉ nhằm để đối đầu với Trung Quốc », mà còn nhằm xác lập một giải phápmới « phản ánh các giá trị, chuẩn mực và quan niệm về quan hệ kinh tế » của các nền dân chủ.


Tới nay dự án « Con Đường Tơ Lụa mới », được Bắc Kinh khởi động từ 2013, đã được hơn 100 quốc gia trên thế giới hưởng ứng. Chương trình nói trên của liên quan đến hơn 2.600 dự án, với tổng số vốn đầu tư khoảng 3.700 tỷ đô la, tính đến giữa năm 2020. Về dự án của G7, hiện chưa có mức tiền nào được đưa ra. Theo quan chức cao cấp Mỹ, dự án này đòi hỏi khoảng 40.000 tỉ đô la, từ đây đến 2035. 


Hồ sơ thứ nhì cũng liên quan đến Trung Quốc, được thảo luận tại thượng đỉnh G7 trong ngày, liên quan đến vấn đề Bắc Kinh cưỡng bức lao động tại Tân Cương. Vẫn nguồn tin xin được giấu tên từ phía chính quyền Mỹ tiết lộ với Reuters, có thể là trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh Cornwall, các bên sẽ trực tiếp chỉ trích Trung Quốc cưỡng bức lao động nhắm vào cộng đồng người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Tuy nhiên một số nhà phân tích cho rằng, không chắc Mỹ dễ dàng thuyết phục được các đối tác châu Âu trong nhóm G7 về điểm này và Trung Quốc chỉ là một trong số những chủ đề mà hai bên Âu, Mỹ không hoàn toàn ăn ý với nhau.


Các hồ sơ gai góc khác của ngày làm việc thứ hai


Sau buổi lễ khai mạc tại thành phố biển Falmouth, Cornwall, miền nam nước Anh, chiều Thứ Sáu 11/06/2021 dưới sự chủ tọa của nữ hoàng Elizabeth II, ngay từ sáng sớm hôm nay 12/06/2021, lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới họp lại với nhiều chủ đề.


Publicité


Đặc phái viên đài RFI Cléa Broadhurst có mặt tại chỗ ghi nhận hôm nay mới là ngày các lãnh đạo G7 thực sự bắt tay vào việc với một số hồ sơ gai góc khác, ngoài các hồ sơ liên quan đến Trung Quốc : 


« Trước hết là trên vấn đề vac-xin ở quy mô toàn cầu. Các bên cam kết viện trợ thuốc tiêm ngừa cho các nước đang phát triển. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gueterres đã hoan nghênh tuyên bố này và hôm nay ông sẽ có mặt tại các cuộc họp của nhóm G7. Lãnh đạo 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới muốn tìm mọi cách tránh để tái diễn khủng hoảng y tế như vừa qua. Do vậy các bên sẽ đưa ra bản tuyên bố Carbis Bay.


Anh Quốc trong cương vị chủ nhà đánh giá đây là một văn bản mang tính lịch sử. Tuyên bố này dự trù rút ngắn thời gian, từ các khâu bào chế vac-xin đến trị liệu và chẩn bệnh ; tăng cường các phương tiện giám sát về mặt y tế, cải tổ Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Tuy nhiên, tranh cãi liên quan đến vấn đề bảo vệ bằng sáng chế vac-xin. Mỹ và Pháp chủ trương từ bỏ bản quyền sáng chế vac-xin, thế nhưng Berlin phản đối biện pháp này.


Ngoài ra, các lãnh đạo G7 hôm nay tập trung nhiều vào vế ngoại giao, mà điển hình là hàng loạt các cuộc họp song phương diễn ra trong ngày. Sáng nay chẳng hạn tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã có một buổi làm việc với thủ tướng Anh Boris Johnson và đến chiều nguyên thủ Pháp sẽ họp với đồng nhiệm Mỹ Joe Biden. Bang giao quốc tế là trọng tâm của các cuộc hội thảo bàn tròn, với Nga và Trung Quốc là hai thách thức. Khối G7 muốn khẳng định những giá trị dân chủ tự do. Ngay từ hôm qua, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt qua việc tố cáo Washington « kéo bè, kết đảng ».


Sau cùng là dự án đánh thuế toàn cầu với các doanh nghiệp đa quốc gia. Cuối tuần trước, chúng ta đã đề cập nhiều đến hồ sơ này nhân cuộc họp cấp bộ trưởng Tài Chính G7. Khuya hôm qua, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng thông báo trên Twitter rằng G7 sẽ thông qua đề xuất của Mỹ đòi các doanh nghiệp đa quốc gia đóng thuế tối thiểu là 15 % ».

24 Tháng Năm 2016(Xem: 14030)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 12821)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 14776)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17015)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16457)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14862)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13001)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15608)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15815)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14809)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"