'Trump có thể thua, nhưng chủ nghĩa Trump chỉ mới bắt đầu'

11 Tháng Mười Một 20206:51 SA(Xem: 6724)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 11 NOV 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image001Cổ động viên Donald Trump 2020.


image002Cổ động viên Donald Trump 2020: Keep America Great.


image003Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Thượng viện McConnell. Getty Image


'Trump có thể thua, nhưng chủ nghĩa Trump chỉ mới bắt đầu'


11/11/2020


"Ngay cả khi Donald Trump thua, chủ nghĩa Trump sẽ tồn tại."


Ý tưởng này đã xuất hiện trong một số bài bình luận hình dung ra chiến thắng của ứng cử viên Joe Biden của Đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 3/11, theo SCMP.


Với việc Biden được xác nhận làm tổng thống thứ 46 của Mỹ - do đó đưa Trump vào vị trí tổng thống một nhiệm kỳ - ý nghĩa đầy đủ của "Chủ nghĩa Trump sẽ tồn tại" chỉ mới bắt đầu được cảm nhận.


Biden đã sẵn sàng tiếp quản Nhà Trắng khi giành được nhiều phiếu bầu nhất từng có cho một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ; nhưng kết quả cũng cho thấy Trump đã mở rộng sự ủng hộ ở các khu vực nông thôn và có khả năng cứu được đa số thượng viện của đảng ông trong quá trình này.


Chủ nghĩa Trump, một học thuyết bao gồm sự pha trộn mạnh mẽ của sự thô lỗ, chủ nghĩa dân tộc kinh tế, chủ nghĩa chuyên chế - và theo nhiều nhà phê bình, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và ve vãn chủ nghĩa độc tài - tiếp tục được nhiều người ngưỡng mộ, theo bài báo của SCMP.


Kết quả mới nhất cho thấy Trump giành được hơn 70 triệu phiếu, tương đương 48% tổng số phiếu bầu - bất chấp một số dự đoán có "làn sóng xanh" do cách xử lý tồi tệ của chính quyền Trump đối với đại dịch Covid-19.


Như nhà bình luận chính trị Edward Luce của Financial Times viết trong một bài báo trước cuộc bầu cử, các thành phần dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa Trump ở Hoa Kỳ sẽ không sớm biến mất: tính đảng phái cuồng nhiệt trong nước, sự tuyệt vọng của tầng lớp lao động, sự trỗi dậy của Trung Quốc ("mối đe dọa Trung Quốc"), và sự bất an của tầng lớp trung lưu.


Ảnh hưởng của chủ nghĩa Trump có nhiều khả năng sẽ hiện ra trong hành động của các cuộc họp kín tại quốc hội và thượng viện do đảng Cộng hòa nắm giữ.


Daniel Sneider, một học giả về chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á tại Đại học Stanford, nói: "sức mạnh hiện nay của phong trào Chủ nghĩa Trump chủ yếu sẽ được cảm nhận trong chính Đảng Cộng hòa, nơi các nhà lập pháp sẽ miễn cưỡng phản đối Trump vì khả năng thống trị được khối cử tri ủng hộ then chốt của ông.''


Các nhà phân tích trên khắp thế giới cũng hoàn toàn nhận thức được thực tế chính trị này.


Thitinan Pongsudhirak, một học giả về khoa học chính trị từ Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, nói rằng nếu Biden tha thiết muốn hàn gắn những rạn nứt giữa hai đảng phái với mục tiêu thúc đẩy cơ hội cho đảng của mình trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022, "ông sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giữ lại một số sáng kiến và chương trình của Trump ".


TPP? Hãy cứ mơ tiếp đi


Vậy ảnh hưởng kéo dài của chủ nghĩa Trump sẽ có tác động gì đối với châu Á trong kỷ nguyên của một tổng thống Biden?


Các cuộc phỏng vấn với giới phân tích chính trị Hoa Kỳ, học giả và nhà ngoại giao về châu Á cho thấy dấu hiệu rõ ràng nhất về ảnh hưởng Trump sau ngày 20/1 (ngày nhiệm kỳ của Trump kết thúc) sẽ được nhìn thấy trong chính sách thương mại.


Các nền kinh tế thương mại của châu Á như Nhật Bản và Singapore - và những người ủng hộ thương mại tự do của Mỹ - nuôi hy vọng rằng nếu Biden chiến thắng, ông sẽ nhanh chóng đưa Mỹ trở lại bàn đàm phán để hồi sinh hiệp ước thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Trump đã bãi bỏ trong vòng vài tuần sau khi nhậm chức.


Frank Lavin, đại sứ Hoa Kỳ tại Singapore từ năm 2001 đến năm 2005, nói với This Week in Asia trong đêm bầu cử rằng "dấu hỏi lớn nhất và duy nhất" đối với chính sách thương mại của Biden là lập trường của ông về TPP, đứa con tinh thần của cựu tổng thống Barack Obama - ông sếp cũ của Biden.


Deborah Elms, giám đốc điều hành công ty tư vấn Asian Trade Centre, đưa ra ba lý do tại sao các lực lượng 'Trump học' sẽ ngăn cản Biden thậm chí khỏi tơ tưởng đến tham gia vào hiệp ước đa phương.


Elms nói rằng ngay từ đầu, Biden sẽ gặp khó khăn để thượng viện phê chuẩn các quan chức bộ thương mại, và có khả năng bị đồng minh của Trump là Mitch McConnell kiểm soát.


Ông cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn với Thẩm quyền Quảng bá Thương mại (TPA) - một cơ chế cho phép chính quyền đương nhiệm gửi các thỏa thuận thương mại tới Quốc hội để lấy phiếu trực tiếp mà không cần sửa đổi - sẽ cần gia hạn vào cuối tháng 6.


Nếu Biden muốn có một thỏa thuận thương mại đa phương trong chương trình nghị sự của mình, ông ấy phải trình bày với Quốc hội sớm nhất là vào quý 2 năm 2021.


Thượng viện do McConnell lãnh đạo có khả năng không chấp thuận điều này cho Biden. Thật vậy, thượng viện có thể sẽ trao cho chính quyền mới rất ít không gian lập pháp.


Elms dự đoán sẽ thượng viện sẽ thông qua tất cả trừ TPP và TPA vào năm 2021 trước khi trở nên ngày càng 'khó khăn hơn'.


"Không gian cho Biden xoay sở sau Trump sẽ luôn bị hạn chế," chuyên gia thương mại kỳ cựu này nhận định.


''Thêm vào đó những trở ngại mà nhóm sắp mãn nhiệm của Trump đưa ra, cộng với những hỗn loạn về thương mại cho cả hai bên, thời hạn hành động gấp gáp, các chính sách kế thừa khó thoái lui, bạn sẽ có công thức của một chính phủ Mỹ có khả năng tập trung vào nhiều thứ, nhưng có lẽ không nhiều về thương mại.''


Chính sách đối ngoại 'Trump học'


Di sản của Trump có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến Biden trong các khía cạnh khác của chính sách đối ngoại, đặc biệt là khi nói đến Trung Quốc.


Trung Quốc là một tâm điểm trong các cuộc tranh luận tổng thống trước cuộc bầu cử, với việc Trump cáo buộc rằng Biden sẽ giảm bớt áp lực lên Bắc Kinh về thương mại và an ninh.


Vài ngày trước cuộc bầu cử 3/11, các cố vấn của Biden nói với Reuters rằng về cuộc chiến thương mại - do Trump khởi xướng - đảng Dân chủ "sẽ không đưa ra quan điểm sớm nào trước khi thấy chính xác những gì chúng ta đang thừa hưởng", nhưng sẽ tham khảo ý kiến các đồng minh.


Michael Vatikiotis, giám đốc khu vực châu Á của Trung tâm Đối thoại Chủ nghĩa Nhân đạo, nói: "Điều sẽ thay đổi là cách tiếp cận của Washington, sẽ mang tính ngoại giao hơn và ít khó đoán hơn. Một mức độ nhất quán và tập trung thực sự có thể làm cho các chính sách này hiệu quả và có tác động hơn, điều mà nhiều nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ sẽ hoan nghênh."


Nhiều người cho rằng Biden sẽ giữ được sự cứng rắn của Trump với Bắc Kinh nhưng tránh cách tiếp cận hiếu chiến.


Tuy nhiên, Sneider cảnh báo các phe cánh của đảng Cộng hòa ủng hộ Trump có khả năng tấn công "bất kỳ bằng chứng nào họ thấy hoặc tạo ra, về việc Biden mềm mỏng với Trung Quốc", do đó có thể buộc tổng thống mới phải thận trọng về việc thay đổi đường lối.


"Tôi vẫn nghĩ rằng ông ấy sẽ muốn thiết lập lại quan hệ với Bắc Kinh, mặc dù không rút lại một số chính sách như xử lý Huawei và cạnh tranh công nghệ," Sneider nói. "Tất nhiên, nếu lãnh đạo Trung Quốc quyết định thách thức chính quyền Biden về Đài Loan, Biển Đông hoặc ở các khu vực khác, thì điều đó sẽ buộc Mỹ phải có một phản ứng cứng rắn."


Tuy nhiên, nhìn chung, ngay khi có một thượng viện do Đảng Cộng hòa nắm giữ, chính sách của Biden ở châu Á vẫn có thể "mạch lạc và nhất quán", Lee Morgenbesser, một học giả về quan hệ quốc tế tại Đại học Griffith của Úc, nói.


Một số học giả khác cho rằng chống lại Chủ nghĩa Trump yêu cầu cần phải có cái nhìn vượt xa ra khỏi cá nhân Trump.


"Mối nguy thực sự đối với nền dân chủ ở Hoa Kỳ là một ứng cử viên dân túy có sự hấp dẫn của Trump, nhưng không có tất cả các góc cạnh thô ráp của ông ấy. Một nhà lãnh đạo như vậy được dự đoán là sẽ xuất hiện từ [Đảng Cộng hòa]," Morgenbesser nói. (BBC)

20 Tháng Mười 2023(Xem: 1570)
VỪA TRỞ VỀ TỪ DO THÁI
23 Tháng Chín 2023(Xem: 1840)
Reuters: “Việt Nam sắp sửa mua vũ khí sát thương của Mỹ”