Vài kỷ niệm đời làm báo, viết báo tờ Văn Hóa Magazine & Văn Hóa Online

23 Tháng Mười 20227:56 SA(Xem: 1437)

VĂN HÓA ONLINE – VAAMA – CHỦ NHẬT DEC 04, 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Vài kỷ niệm đời làm báo, viết báo tờ Văn Hóa Magazine & Văn Hóa Online

image003

Vietnamese American Artists & Media Association, Inc.,

Văn Hóa Online-California – Culture & Media Club

Vietnamese 714. 331.8393 | English 714. 855.0409

http://www.nhatbaovanhoa.com  | Email: lykientrucvh@gmail.com


image005Phóng viên Lý Kiến Trúc bước vào nghề làm báo viết báo đầu năm 1993. Ảnh tài liệu VHO.


*


Tạp chí Văn Hóa Magazine và Văn Hóa Online-California qua những mốc điểm 1/1993 - 12/1996 - 3/2013


LỜI NGỎ: Tôi và gia đình nhỏ của tôi được chính phủ Hoa Kỳ cho tái định cư ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ cuối năm 1991 theo diện H.O.9 (Humanitarian Operation); Gia đình tôi được ông Nguyễn Hậu, Chủ tịch hội Tù nhân Chính trị nam California đón về ở nhà tạm trú của hội trên đường số 5 Santa Ana, nam California.


image007Nhân dịp Tết Nguyên Đán năm Nhâm Thân (ngày 4 tháng 2 năm 1992 Dương lịch), tại nhà tạm trú Hội Tù Nhân Chính Trị đường số 5 Santa Ana, nam California, một nhà báo tờ LA Times đến thăm Hội và gia đình các tù nhân chính trị; từ trái, ông Tony Lam đang trả lời của phóng viên về công việc của Hội Tù nhân Chính trị, bên cạnh là ông Nhân Nguyễn, một thành viên trong Hội; ông Nguyễn Hậu, Chủ tịch hội Tù nhân Chính trị nam California; và cựu sĩ quan tù nhân chính trị Lý Kiến Trúc (đến Mỹ theo diện H.O.9 làm thư ký cho Hội và là tác giả bài “Lịch sử Hội tù nhân chính trị” viết trong đặc san của Hội). Ảnh tài liệu của Văn Hóa Online.


*


Sau một năm học Computer tại Santa Ana College, tôi bất ngờ bước vào làng báo Việt ngữ ở thủ phủ tỵ nạn Little Saigon vì … một bài thơ. Bài thơ ngắn mang tên “Tha Hương”;


Ta đã đứng bên dòng sông khô héo Santa Ana

Thả nỗi buồn giấc mộng lớn: bao la

Mặc gió đông hơi kiếm sĩ đâu là

Bên giòng nước, ai là người nhớ nước.


(Nam California, mùa đông 1992)


Mùa đông 1992, trời Cali rét lắm, đang ở xứ nóng bước qua xứ lạnh, sương mù giăng mịt mờ phố xá, nhớ nhà kinh khủng, nhớ quê hương, nhớ Sài Gòn, nhớ một thời chinh chiến áo trận giầy saut nhuộm màu đất đỏ biên giới cao nguyên. Tức cảnh sinh tình, tôi gởi bài thơ “Tha hương” cho báo Người Việt. Nhà văn Phạm Quốc Bảo phụ trách mục văn học, đọc rồi muốn gặp tác giả. Ông giới thiệu tôi với ông Đỗ Ngọc Yến là chủ nhiệm. Bất ngờ, ông Yến hỏi: – Anh có muốn làm báo không? Tôi suy nghĩ một ngày và hôm sau tôi đến gặp ông Yến – tôi nhận lời. Năm ấy tôi đã 45 tuổi. Đến năm 1994 (Giáp Tuất), nhà tôi sinh thêm cháu gái, tổng cộng gia đình nhỏ chúng tôi có ba gái một trai: Gia Nghĩa, Thiên Lý, Shaun Lý và cô út Corona Lý.


Nhà báo nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, Tổng thư ký báo Người Việt trực tiếp làm việc với tôi. Không tin tức và hình ảnh nào của tôi không lên báo. TTK Hoàng nói với tôi một câu nhớ đời, cậu coi chừng, người ta soi kính hiển vi bài vở của cậu. Với vai trò phóng viên tự do (Freelance / Phtographer & Reporter), tôi chỉ cộng tác trong mục Sinh hoạt Cộng đồng/Tin và Ảnh.


Nhưng thú thật, sau 4 năm cộng tác với báo Người Việt, các khuôn mặt đã gây cho tôi nhiều dấu ấn khó quên như Đỗ Ngọc Yến, Tống Hoằng, Nguyễn Thiện Cơ, Phạm Quốc Bảo, Phan Huy Đạt. Tất nhiên có nhiều vấn đề ‘bên lề’ trong nghề làm báo không tiện viết ra ở đây.


image001Lý Kiến Trúc (áo vest xanh) trong một lần đến thăm chủ nhiệm Đỗ Ngọc Yến (ngồi đeo kính) và thân hữu tòa soạn báo Người Việt. Ảnh tài liệu của VHO

Đối tượng của tôi là tất cả các sinh hoạt của tập thể cộng đồng Việt tị nạn ở Quận Cam nam California, tất nhiên đề tài phóng sự của tôi không giới hạn địa lý. Tôi tự ý đi các nơi săn tin, chụp hình, viết phóng sự, phỏng vấn các nhân vật, hội đoàn, v.v. Tôi cộng tác với báo Người Việt từ tháng 1/1993 đến tháng 12/1996 thì một “biến cố” xẩy ra.


Liên tục suốt bốn năm, tòa soạn báo NV trả chi phí khá khiêm nhường dựa trên tổng kết bài vở hình ảnh trong tháng, vừa đủ tiền săng, tiền ảnh; nói tóm lại tòa soạn trả theo sản phẩm, làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít. Vậy làm sao tôi đủ sống và chi phí? Trong ba đêm cuối tuần, tôi la cà vào các phòng trà ca nhạc, dancing, chụp hình khách đến nghe nhạc, vui chơi, để kiếm thêm chút tiền lẻ, nhờ đồng tiền này tôi mua sắm thêm đồ nghề cần thiết cho một phóng viên như camera, cassete recoder, computer, camcorder, vân vân … Nhân đây, tôi xin gởi lời cám ơn các ông bà chủ phòng trà dancing. Tôi cũng cám ơn những cái camera đã chụp những tấm hình đẹp, do tôi có cái tật sắm đồ nghề khá tốt đắt tiền.


Khá cực nhọc, nhưng từ vị trí của một phóng viên đi đây đi đó, tôi gắn bó thân thiết với cộng đồng và điểm quan trọng, tôi nhìn ra vai trò của phóng viên. Suốt cả chục năm, có lẽ tôi là phóng viên duy nhất ở thủ phủ Little Saigon. Có thể nói phóng viên là chủ thể “ăn khách” của tờ báo, tờ báo bán chạy là do người đọc tìm thấy hình ảnh và tên tuổi mình trên tờ báo. Lợi tức của tờ báo tăng thêm xuyên qua các đề tài do phóng viên tạo mối quan hệ gần gũi trong tập thể cộng đồng; nhưng điểm quan trọng nhất đối với một phóng viên chính trị là thi hành và thực hiện một cộng đồng xã hội dân sự mang màu sắc dân chủ đa nguyên trong một đất nước pháp trị, tự do, dân chủ và công bằng của nước Mỹ, đồng thời, vô hình trung, kết nối một “thực thể chính trị Việt hải ngoại” mạnh.


Trung thành với mục tiêu nêu trên, tôi cật lực làm việc suốt ba mươi năm nay (1993 - …) góp phần nhỏ qua những đề tài đa dạng từ văn hóa, chính trị, xã hội, tôn giáo … tạo ra sự liên kết trong cộng đồng và là chất xúc tác nảy nở thêm các tổ chức, hội đoàn, nhằm xây dựng một tập thể tị nạn cộng sản mạnh mẽ và đoàn kết vừa mới đến định cư ở Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ.


Để có dịp trau dồi thêm nghề nghiệp, tôi cám ơn ông Đỗ Ngọc Yến đã giới thiệu tôi học một khóa báo chí ngắn tại đại học Fulleton (CFU). Sau khóa học này, tôi tận dụng lãnh vực tin ảnh báo chí (Photojournalist), kết hợp bởi ‘photography’ ‘journalism’. Đây là một nghành hết sức mới mẻ đối với làng báo Việt ngữ ở hải ngoại. Muốn lao vào ngành này, trước hết phải là một tay chụp hình khá về báo chí và viết tin căn bản.


Nhưng cũng chính vì lăn lộn hết mình vào nghề báo, tôi đã bị một tai nạn đầu tiên trong nghề nghiệp. Cuối năm 1996, nhân đi tham dự một buồi tiệc tất niên do nhà báo Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi tổ chức tại nhà hàng SeaFood World của ông Bửu Lộc. Do sự hiểu lầm nghề nghiệp, tôi bị một nhóm thanh niên ba thanh niên vây đánh hội đồng, một cây sắt phang vào đầu tôi phun máu, các thân hữu trong buổi tiệc phải gọi xe cứu thương đưa tôi đi cấp cứu ở bệnh viện Fountain Valley Hospital, cả trăm người trong buổi tiệc làm chứng, ký tên vào bản phản đối hành hung ký giả Lý Kiến Trúc. Rất may tôi chỉ bị một cú đánh vào đầu phun máu.


Sau vụ này tôi nhờ luật sự Charlie Mạnh (văn phòng ở Little Saigon) thụ án đưa ra tòa án Santa Ana. Cảnh sát tư pháp gởi giấy truy nã trong vòng một tháng đòi bị can phải ra trình diện; trước tòa, bị can nhân tội, ông tòa hỏi tôi muốn gì, tôi đứng một hồi lâu, nhìn bị can cũng là bạn đồng nghiệp, tôi nghĩ đến cuộc đời làm báo sao nó nặng nghiệp đến thế, tôi động lòng và xin tòa bỏ qua, ông tòa không chịu, sau một vài phút, ông tòa phán lệnh bị can phải rời xa tôi “1000 yards” nếu bắt gặp tôi ở bất cứ nơi nào. Tôi viết ra đây như một kỷ niệm, không hề oán thù, không hề trách móc, chung qui do sự hiểu lầm nghề nghiệp mà thôi, sau đó chúng tôi tiếp tục làm bạn với nhau. Nhưng tôi nghĩ, giá mà tôi “toi” hôm ấy, ai nuôi vợ con tôi?


Về tòa soạn báo Người Việt, tôi tường trình vụ hành hung này cho ông chủ nhiệm, nhưng ông Yến “lờ” đi, nói rằng làm nghề báo phải chịu tai nạn; một thành viên quan trọng xếp tổng quản trị trong công ty NV nói với tôi rằng: “Anh là phóng viên Freelance, hòn đất ném đi hòn chì ném lại”. Tin tức hành hung ký giả được tờ báo Việt ngữ duy nhất ở Quận Cam là tờ Việt Báo của ông bà Trần Dạ Từ-Nhã Ca đăng tin “ký giả Lý Kiến Trúc bị hành hung”.


Ngay tháng sau, tôi viết thư thông báo với tờ NV tôi không còn cộng tác với tờ báo nữa. Tuy nhiên, trong lòng tôi lúc nào cũng cám ơn ông Đỗ Ngọc Yến đã mở con đường cho tôi đi vào khu rừng báo chí chông gai. Tôi viết ra đây như một kỷ niệm ở hải ngoại trong đời làm báo, viết báo. Âu cũng là cái nghiệp.


Little Saigon đầy những kỷ niệm. Bước chân người phóng viên tự do đi đây đi đó suốt bốn năm trời và tiếp tục đi hàng chục năm sau này. Đi và gặp hết nhân vật này đến nhân vật nọ là nghề nghiệp và quyền của một phóng viên. Vấn đề là bản lãnh, sự tự tin, trách nhiệm nghề nghiệp, sự trong sạch và giữ vững niềm tin của một người tị nạn.


Sau vụ hành hung cuối năm 1996, mặc dù có vài tờ báo có ý mời tôi cộng tác nhưng tôi từ chối. Tháng Giêng năm 1997, tôi quyết định xuất bản tờ Văn Hóa Magazine. Tôi tạo ra hướng đi riêng cho tờ báo về hình thức lẫn nội dung, tôi không chịu ảnh hưởng hay rập khuôn theo bất cứ tờ Việt ngữ nào ở hải ngoại.


Mấy năm đầu tòa soạn làm việc trong gara nhà tôi, ngủ nghỉ và sống với tờ báo tại chỗ. Quãng năm 2002, tôi thuê được một căn phòng trong trụ sở mới của báo Người Việt ở cuối đường Moran, Văn Hóa Magazine có văn phòng mới khá khang trang. Tại văn phòng này, tờ báo tiếp xúc nhiều nhân vật Việt, Mỹ từ tôn giáo, chính trị, văn hóa. Năm 2006 tòa soạn Văn Hóa Magazine dời về đường Bolsa, cũng năm này, nhà tôi sang được một buynh đinh khá rộng, khai trương nhà hàng Zen Restaurant bán thức ăn chay (nhà tôi ăn chay trường); bên trong nhà hàng, năm 2008, tôi thiết kế trụ sở “Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí”, là nơi tổ chức các sinh hoạt đa dạng trong cộng đồng. Hàng trăm sự kiện (events) đã tổ chức tại đây.


Một “biến cố” thứ hai trong đời làm báo, viết báo. Tháng Tư năm 2014, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cs Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn chính thức mời tôi đi thăm quần đảo Trường Sa, một cơ hội tốt đối với nghề phóng viên và cũng phù hợp với chủ đề lớn của tờ Văn Hóa Magazine theo đuổi hàng chục năm qua viết về Biển Đông, đặc biệt tình hình Biển Đông đang diễn ra nhiều biến động quốc tế; tôi nhận lời đi quan sát Trường Sa với tư cách cá nhân (không đi hay chung với nhóm nào) của một chuyên viên về Biển Đông với điều kiện: ông Sơn phải để cho tôi tự do tác nghiệp và tôi không nhận bất cứ thù lao nào, ngoài mua vé máy bay cho tôi. Ông Sơn đồng ý, ông Sơn nói thêm, chúng tôi mời anh ra thăm đảo, không cần anh nói hay nói tốt mà chỉ cần anh nói đúng sự thật.


Tôi lên đường bất ngờ và chỉ nói với nhà tôi trước một ngày, với một bộ quần áo trên người, một máy ảnh, một cây bút và một Laptop, tôi đi Biển Đông với tâm trạng háo hức nghề nghiệp, tôi sẽ có dịp mắt thấy tai nghe, tay sờ vào biển-đảo, thay vì bao năm qua chỉ nghiên cứu qua sách vở tài liệu. Khi tôi hoàn tất công việc quan sát 10 đảo Trường Sa và tận mắt thấy thực thể ở Trường Sa bị quân Trung cộng chiếm giữ và đang thi công, tôi trở về Saigon với bộ mặt cháy đen vì sức nóng của mặt trời và muối biển; vô tình mở Laptop ra xem, tôi thấy có hàng trăm người đến phá tiệm Zen Restaurant của nhà tôi, họ đập vỡ bảng hiệu, bắc thanh leo lên giật sập cột cờ Vàng, (có 3 cột cờ trước cửa tiệm, cờ Hoa Kỳ cờ Cali và cờ Vàng), vẽ và trương cao bảng đả đảo tôi đi Việt Nam “hòa giải hòa hợp” với Việt Cộng!!! Các phóng viên truyền hình báo chí ở Little Saigon quay phim chụp hình toàn bộ vụ việc. Tất cả những hình ảnh khủng bố này được quay trực tiếp tại hiện trường và thị hiện trên Laptop của tôi ở Sài Gòn.


Tôi rất ngạc nhiên và nhận diện ra những khuôn mặt đến phá tiệm Zen, tôi biết ngay ai ở sau lưng những người này, họ còn cho người đến ngồi trước của tiệm đe dọa khách hàng, hành động này khiến khách hàng sợ hãi không đến ăn chay nữa.


Tôi tự hỏi, tôi có thế và lực gì để đi “hòa giải hòa hợp với Việt Cộng”, tôi không phải là thành viên của bất cứ tổ chức đảng phái chính trị nào, bản thân tôi chỉ là một phóng viên, một nhà báo. Tôi thầm nghĩ, hay vì tại cái cột cờ treo cờ Vàng ngạo nghễ giữa đại lộ Bolsa thủ phủ Little Saigon? Hay vì một ý đồ chính trị sâu xa nào đó bất đồng với chuyến đi của tôi, có thể họ lo sợ tôi sẽ bị cộng sản gài bẫy và mua chuộc nên ra tay trước? Hay vì Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí là nơi gặp gỡ thường xuyên của các nhân vật Mỹ-Việt, là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị, họp báo, vân vân … Hay vì tên tuổi nổi đình nổi đám của tôi lăn lóc ngày đêm ở hiện trường Hitek chụp ảnh và tường trình vụ lịch sử “54 ngày đêm tranh đấu của cộng đồng VN tỵ nạn” tại Little Saigon năm 1999, đã được hàng chục cơ quan truyền thông báo chí Mỹ loan tải; bộ ảnh tranh đấu được Viện bảo Tàng Okland-California mời triển lãm; các trường đại học Mỹ, Canada, xin làm tài liệu giảng dậy cho sinh viên, vân vân … nên lắm người khó chịu? Tôi nghĩ, hóa ra, làm việc nhiều quá cũng không tốt!!!


Nhân cơ hội đi Trường Sa, tôi cố gắng tìm cách đến thăm và phỏng vấn hơn một tiếng Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đang bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn, thăm Hòa thượng Thích Thanh Từ ở Long Thành, thăm và chụp hình Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, gặp và phỏng vấn các nhân vật tranh đấu cho dân chủ như các ông Hà Sỹ Phu, Mai Thái Lĩnh ở Đà Lạt, ông Đinh Kim Phúc, Lê Hiếu Đằng ở Sài Gòn, vân vân.


Năm 2014-2015, nhà hàng chay Zen Restaurant sau nhiều tháng chịu đựng sự phá hoại, nhà tôi chịu không nổi sự khủng bố trắng trợn, khủng hoảng và thiệt hại tài chánh, cửa tiệm phải đóng cửa và phải khai phá sản (bankcrupcy). Kể như kinh tế gia đình chúng tôi hoàn toàn kiệt quệ, bao nhiêu vốn liếng rút ra từ việc refinance căn nhà nhỏ đầu tư vào tiệm Zen hoàn toàn mất trắng.


Luật sư riêng của tôi khuyên tôi nên tố cáo sự phá hoại, khủng bố nhân thân và thiệt hại cơ sở vật chất kể cả việc chụp mũ cá nhân tôi ra tòa án. Tất cả hồ sơ được thu thập đầy đủ. Gia đình tôi khuyên tôi, thôi, mình không không nên gây oán thù làm gì, vả lại, những kẻ chủ mưu dấu mặt, rồi thời gian người ta cũng tự hiểu sự thật mà thôi. Âu cũng là cái ngiệp.   


**


Tháng Giêng-tháng Hai năm 1997, tôi cho ra mắt số báo Văn Hóa Magazine đầu tiên, bìa màu, trang trong giấy new – chủ đề: “Tết Cộng Đồng Việt Nam tại Quận Cam, Little Saigon nam California.” Báo không biếu, cho, tôi gởi các nơi bán.


image009Bìa Văn Hóa Magazine chủ đề Tết Đinh Sửu 1997.


image011Nhân dịp nhà hàng ZEN Restaurant khai trương lần thứ hai năm 2009 (lần thứ nhất năm 2006) trên đường Bolsa; nhà báo Lý Kiến Trúc đang cầm tay Hòa thượng Thích Tâm Châu và bà Thị trưởng Tp. Westminster Margie L. Rice cắt bánh sinh nhật Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí, đứng bên trái là ông Khanh Nguyễn, Đại sứ thiện chí cộng đồng Santa Ana. Ảnh tài liệu VHO.


image013Nghị sĩ Lou Correa, Dân biểu Jose Solorio và một số nhân vật trong cộng đồng cắt băng khai mạc lễ dựng 3 cột cờ Hoa Kỳ, VNCH và cờ California trong phạm vi vườn trước cửa nhà hàng Zen Restaurant trên đường Bolsa, Tp Westminster nam California. Ảnh tài liệu VHO


image013Phó Thống đốc California Maldonado và Dân biểu Trần Thái Văn đến thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí bên trong nhà hàng Zen Restaurant. Cô Gia Lý, Hội trưởng hội VAAMA đang trao đổi với Phó Thống Đốc Maldonado về công việc của Câu Lạc Bộ. Ảnh tài liệu VHO.


image015Thượng Nghị Sĩ Lou Correa và Cảnh sát trưởng Andrew Hall Tp. Westminster đến thăm nhà hàng Zen Restaurant. Nhà hàng Zen và Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí được vinh danh tại Quốc Hội California do nhiều năm phục vụ cộng đồng.


 image017Giới Truyền thông Báo Chí Việt Mỹ thân hữu ở Quận Cam nam California thường xuyên đến tham dự các sinh hoạt tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí.


image019Giới Truyền thông Báo Chí Việt Mỹ thân hữu ở Quận Cam nam California thường xuyên đến tham dự các sinh hoạt tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí.


image021Một trang quảng cáo nhà hàng Zen Restaurant.

image023
image014Một trong các đề tài đi thực hiện cho tờ Văn Hóa Magazine, phóng viên Lý Kiến Trúc lênh đênh trên biển đảo Palawan năm 1997. Ảnh tài liệu VHO

image011Bức ảnh kỷ niệm năm 1998, phóng viên Lý Kiến Trúc trong dịp đi thăm bà con thuyền nhân tị nạn trên đảo Palawan; tại đây, phóng viên đã đến căn cứ hải quân Palawan-Philippines thăm chiến hạm HQ-207 của hải quân VNCH đã di tản sang Palawan ngày 30/4/1975.


image013Bức ảnh kỷ niệm với nhà báo Đỗ Ngọc Yến (ngồi đeo kính), Lý Kiến Trúc (áo vest xanh) đứng bên cạnh; kế bên là nhà báo Ngọc Hoài Phương, nhà báo Hà Tường Cát, góc phải là nhà báo Đỗ Tăng Bí và chung quanh là các thân hữu trong toà soạn báo Người Việt nhân dịp Tết năm 2002.


*


Phóng sự đầu tiên của phóng viên Lý Kiến Trúc diễn ra tại Thành phố Denver, tiểu bang Colorado mùa Hè năm 1993 – chủ đề: Đức Giáo hoàng Gioan Phao Lồ Đệ nhị (John Paul II) gặp gỡ “Ngày Giới trẻ Thế giới”.


Trung tâm Công giáo Việt Nam tại Quận Cam do Đức Ông Nguyễn Đức Tiến làm Giám đốc đã mời và bảo trợ phóng viên Lý Kiến Trúc đi Denver tham dự “Ngày Giới trẻ Thế giới”; ông Đinh Lưu Nhã hướng dẫn phái đoàn nam Cali đi xe bus từ Little Saigon đến Denver. Cuộc hành trình ngàn dặm trên đất nước Hoa Kỳ tuyệt vời.


Lần đầu tiên, một đại hội giới trẻ Công giáo trong tập thể cộng đồng Việt tỵ nạn được tổ chức tại Denver, Colorado, Hoa Kỳ. Ngoài hàng ngàn đồng bào Công giáo trên khắp thế giới đổ về, hơn 5,000 thanh niên Công giáo Việt Nam từ khắp nơi trên nước Mỹ về tham dự sự kiện có một không hai này. Tuy đạo Tin lành là đạo lớn ở Hoa Kỳ chứ không là đạo Công giáo, nhưng sự kiện Đức Giáo Hoàng John Paul II từ Roma đến Mỹ được xem là cuộc tập họp lớn hiếm có trong lịch sử cộng đồng xã hội tại Denver Colorado.


Các bức ảnh lưu trữ, các cuộc gặp gỡ với các linh mục và giáo xứ công giáo địa phương, các sự kiện văn hóa do cộng đồng Công giáo Denver tổ chức tưng bừng diễn ra hơn 5 ngày. Hình ảnh Đức Giáo hoàng John Paul II, nhà lãnh đạo của Giáo hội Công giáo được phóng viên ghi nhận cẩn thận.


Nhân đây, tôi trân trọng cảm ơn Đức Ông Nguyễn Đức Tiến, Giám đốc Trung tâm Công giáo VN tại Quận Cam đã mở ra nẻo đường xa tít cho tôi trong nghề phóng viên. Luồng gió ngàn dặm cuồn cuộn thổi vào tâm trí tôi như cái cối xay gió cuốn chân tôi đi tới những chỗ chưa biết


Trong suy nghĩ của một cựu chiến binh VNCH, sự kiện Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị đến Denver Colorado là mảnh đất vàng cho tôi “lâm trận” đầu tiên. Tôi trang bị đồ nghề khá tốt, một Canon ống kính 35-100, một Canon body A-1 telé 300. Tôi biết sẽ khó có dịp gặp lại Đức Giáo Hoàng nếu không gặp lần này. Nhưng muốn gặp được ngài không phải dễ. Hồ sơ cá nhân của tôi đã phải gởi cho FBI từ tháng trước. Bây giờ nhìn lại “trận” phóng sự ở Denver, tôi thấy mình non nớt quá, từ hình ảnh cho đến tin tức. Hình như trong cái nghề phóng sự “đụng” với các nhân vật và sự kiện lớn, lúc nào tôi cũng cảm thấy cây bút (computer) tường thuật (reporter), cái máy ảnh (camera) chụp hình phóng sự (photo journalist), khi hành nghề vẫn còn quá nhiều thiếu sót. Sau này mỗi lần đi “chiến dịch”, tôi tăng cường thêm một Cassette recorder và một Sony camcorder. Có lẽ “Tổ nghề” đã đãi ngộ sự may mắn cho tôi nhiều hơn là sự kiên gan để tiếp cận được những đề tài “gay cấn”.


Trong “Ngày Giới trẻ Thế giới”, tại hội trường lớn nhất ở Denver, Đức Giáo Hoàng John Paul II đã nói chuyện với thanh niên về đề tài: “Đừng sợ đi tới chỗ chưa biết”. Tôi ghi khắc câu này vào tâm trí.


Nhân đây, những bức ảnh và tin tức do tôi ghi nhận ở Denver do không được bảo quản tốt nên đã mất mát theo thời gian; cũng như hình ảnh và các bài phỏng vấn Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Đức Giám mục Mai Thanh Lương … sau này được các thân hữu thâu hình trực tiếp, tôi không có bản gốc, nếu quí vị nào còn lưu giữ được hình ảnh, phim và các sự kiện trên, xin vui lòng cho chúng tôi mượn, để sao chụp lại, làm tài liệu đóng góp chung vào gia tài lịch sử cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ. Xin vô cùng cảm tạ. Liên lạc: Tel: 714-331-8393 | Email: lykientrucvh@gmail.com


image015Đức Giáo Hoàng John Paul II ban phước lành cho một thiếu nữ tật nguyền Việt Nam tại hội trường ở Denver Colorado. (Ảnh LKT chụp lại từ bìa tạp chí Văn Hóa Magazine xuất bản tháng Tư năm 2005).


image017Hàng ngàn chiếc áo pull in hình Pop John Paul II phát cho đồng hương trong Đại hội “Ngày Giới trẻ Thế giới” tại Denver 1993. Hai chiếc áo pull trên của ông Đạt Đoàn, một thành viên trong cộng đồng Công giáo Denver tặng kỷ niệm cho phóng viên Lý Kiến Trúc hành nghề ở Denver.


image019Khung ảnh chân dung Đức Giáo Hoàng John Paul II do phóng viên Lý Kiến Trúc chụp được lưu giữ tại phòng đọc sách VAAMA, Tp. Westminster Quận Cam nam California.


*


Bài nói chuyện của Đức Giáo Hoàng John Paul II năm 1993: “Đừng sợ đi tới chỗ chưa biết” tại Denver Colorado đã tạo bệ phóng cho tôi bước tới những chỗ chưa biết. Trong nghề làm báo viết báo có bao nhiêu là đề tài hấp dẫn, gặp các nhân vật kiệt xuất, các lãnh vực khác nhau; nhưng ấn tượng thấu cảm ăn sâu vào tâm hồn tôi là được gần gũi các vị lãnh đạo tinh thần Công giáo như Đức Giáo Hoàng John Paul II, phỏng vấn Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận từ Rome qua Quận Cam; phỏng vấn Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn từ Việt Nam qua Quận Cam; phỏng vấn Đức Giám mục Đaminh Mai Thanh Lương, Giám mục phụ tá giáo phận Orange; các vị tôn đức Phật giáo khắp nơi trên thế giới (Canada, Pháp, Úc, Ấn Độ, Việt Nam …) như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Thích Thanh Từ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ …; phỏng vấn các chính khách hai miền Nam Bắc Việt Nam, các chính khách Hoa Kỳ đến nói chuyện với cộng đồng, họp báo ở Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam (do tôi sáng lập), thăm nhà hàng ZEN Restaurant (do nhà tôi làm chủ), vân vân ...


Tôi cầu nguyện tạ ơn trời đất và ghi khắc trong tim phước duyên của Thánh Thần ban cho nên mới có những cơ hội tốt đẹp trong nghề làm báo viết báo.


image021Thư của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn từ Sài Gòn gởi cho Lý Kiến Trúc năm 2007.


Năm 1997, tôi nghe được lời giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi thuyết giảng của Ngài với cộng đồng Việt tại Long Beach Pyramid, nam California;


Đầu năm 1999, bốn cái máy ảnh đã giúp tôi thực hiện được hết công năng trong lãnh vực nhiếp ảnh báo chí. Trong 54 ngày đêm (1/1999 – 3/1999, tôi chụp gần 3000 bức ảnh trong vụ xuống đường biểu tình chống biểu tượng cộng sản ở Little Saigon;


Cũng trong năm 1999, tôi gặp được Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Long Beach Arena Convention Center; lần này tôi chụp được khá nhiều hình ảnh đẹp về Ngài, trong đó có bức hình Ngài cúi xuống giơ tay ra ban phước lành cho cộng đồng và những phụ nữ Việt Nam tranh nhau nắm lấy tay ngài;


Năm 2009, tôi lại có hạnh duyên gặp được Đức Phật Sống Đạt Lai Lạt Ma tại Long Beach Arena Convention Center; nhân cơ hội này, tôi trao tặng ngài một bức hình phóng sự lớn và ngài đã ký vào bức phó bản cho tôi làm kỷ niệm. Dấu tích lớn trong đời phóng viên là tôi được phỏng vấn Ngài và nghe lời giáo huấn của Ngài nói về đời làm báo, viết báo như sau:


“Sau các câu hỏi của phóng viên quốc tế và phóng viên Hà Giang báo Người Việt, tới lượt Lý Kiến Trúc báo Văn Hóa Magazine, nhà báo thưa với Ngài rằng: “Hồi còn bé ở Việt Nam, con thường được nghe Cha Mẹ nói có Đức Phật Sống ở phương tây, con là một Phật tử Việt Nam, xin được hỏi ngài một câu: “Liệu ngài có dự tính đến thăm Việt Nam và chúc phúc cho 60 triệu tín đồ Phật tử không?” Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời ý nhị: “Không có thư mời!” (“There is no invitations”). Trong phòng họp báo quốc tế bỗng rộ lên nhiều tiếng cười, Ngài vui vẻ giải thích thêm: “Ngay cả tại những quốc gia đang theo chế độ Cộng Sản như Trung Quốc và Việt Nam, nơi mà đời sống tôn giáo bị kềm chế, Tôi tin rằng sâu thẳm trong trái tim những nhà lãnh đạo này, họ vẫn tin vào một đấng Thượng Đế, nhưng họ chỉ chưa thắng được những ham muốn của chính mình, đó là lý do tại sao tôi đi khắp nơi để thuyết giảng!


“Ngài nói thêm: “Báo giới có một thiên chức lớn lao với xã hội; đó là phụng sự công lý và sự thật. Để làm được trọng trách đó, nhà báo không thể tường trình mà còn phải điều tra; Ngài nói vui đùa thêm: do đó, các nhà báo phải có cái mũi dài như vòi con voi, đôi tai có thể nghe được tiếng côn trùng, phải đeo thêm một đôi mắt ở sau lưng, và có một cái đầu luôn luôn thắc mắc.” (trích từ Tin và ảnh Hà Giang / Người Việt 27/9/2009).


image023Ngày 26 tháng 9 năm 2009, nhà báo Lý Kiến Trúc chắp tay đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc họp báo tại Long Beach Arena Convention Center. Đây là lần thứ ba LKT gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma sau 10 năm. Dường như Ngài nhận ra tôi nên tỏ ra mừng rỡ, vẫy gọi tôi lên. (Lần đầu tại Long Beach Pyramid năm 1997, lần hai tại Long Beach Arena Convention Center năm 1999). Ảnh tài liệu của VHO.


image025Đức Đạt Lai Lạt Ma ký tặng vào bức ảnh của Lý Kiến Trúc chụp Ngài với cộng đồng Việt Nam tại Long Beach Arena Convention Center năm 1999. Bức ảnh trên được lưu giữ tại phòng đọc sách VAAMA.


*


Hình như chữ “duyên” nhà Phật tiềm tàng trong máu huyết tôi, người phóng viên Freelancer. Sau hàng chục năm đi làm phóng sự các buổi sinh hoạt Phật giáo và quí chư tôn đức, hàng chục bài tường thuật trên tờ Văn Hóa Magazine chú tâm vào đề tài Phật giáo VN tại hải ngoại;


Ngày 15 tháng 9 năm 2002, tại Làng Nai, Escondido, nam California, nhà báo Lý Kiến Trúc đã đến đảnh lễ Hòa thượng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đang mở một khóa giảng Pháp thị hiện cho hàng trăm người; tại đây nhà báo đã dâng lên ngài tạp chí Văn Hóa Magazien số đặc biệt có đề cập đến ngài và thỉnh ý muốn phỏng vấn ngài về tương lai Phật giáo ở Việt Nam; tuy nhiên, ngài nói vì đang bận giảng pháp nên đề nghị nhà báo phỏng vấn cho sư cô Chân Không, rất tiếc vì không đúng trọng tâm nên nhà báo từ chối cuộc phỏng vấn này.


image027Sư cô Chân Không đang cầm tạp chí Văn Hóa Magazine và thăm hỏi một gia đình đến lễ thiền đường ở Làng Nai, San Diego. Ảnh tài liệu VHO.


image029Nhà báo Lý Kiến Trúc đang dâng lên Hòa thượng Thích Nhất Hạnh tạp chí Văn Hóa Magazine trong dịp Ngài từ Pháp qua làng Nai giảng pháp năm 2002. Ảnh tài liệu VHO.


Năm 2009, từ Canada về thăm Little Saigon, Hòa thượng Thích Tâm Châu đã đến thăm nhà hàng ZEN Restaurant trên đại lộ Bolsa Tp. Westminster. Hòa thượng cứ mỗi lần về Quận Cam đều ghé nhà hàng ZEN và thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam; tại đây Ngài đã nhiều lần nghe nhà báo Lý Kiến Trúc thưa với ngài về tình hình Phật giáo ở nam Cali.


image031Hòa thượng Thích Tâm Châu từ Canada qua thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam năm 2009. Ảnh tài liệu của VHO


image033Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hòa thượng Thích Tâm Châu từ Canada qua thăm nhà hàng ZEN Restaurant. Nội dung cuộc phỏng vấn đã chú tâm vào các biến cố Phật giáo tại Little Saigon, nam California. Ảnh tài liệu của VHO.


image035Nhà báo Lý Kiến Trúc đang cầm tay Hòa thượng Thích Tâm Châu và bà Thị trưởng Tp. Westminster Margie L. Rice cắt bánh khai trương lần hai năm 2009 nhà hàng ZEN Restaurant trên đường Bolsa; đứng bên trái là ông Khanh Nguyễn, Đại sứ thiện chí cộng đồng Santa Ana. Ảnh tài liệu VHO.


image037Hòa thượng Thích Tâm Châu cùng với quí tôn đức, nhân sĩ, học giả, tướng lãnh VNCH ở Little Saigon thăm nhà hàng ZEN Restaurant; đứng ngoài cùng bên phải là Trung tướng Nguyễn Bảo Trị; đứng ngoài cùng bên trái là Gs Lê Xuân Khoa. Hàng dưới là nhà báo Lý Kiến trúc và vợ là Lý Nga chủ nhân nhà hàng ZEN. Ảnh tài liệu năm 2009 của VHO.


Ngày 23 tháng 7 năm 2013, Lý Kiến Trúc lần đầu tiên về Việt Nam thăm gia đình (Mẹ ruột đau nặng đang nằm trong nhà thương và thăm di cốt Mẹ vợ ở chùa Lonh Thành), nhân dịp này phóng viên đã đến tại Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành, vào hậu liêu đảnh lễ Hòa thượng Thích Thanh Từ. Lúc này thầy yếu lắm, đi phải có sư đỡ nhưng khi hỏi chuyện ngài vẫn minh mẫn và gật đầu mỗi khi nhà báo kể lại chuyện phỏng vấn ngài ở ở tu viện Đại Đăng, San Diego trong dịp ngài qua Mỹ lần đầu tiên giảng pháp tu Thiền và khai trương tu viện Đại Đăng. Sau cuộc phỏng vấn, Hòa thượng Thanh Từ đã ban Pháp danh cho Lý Kiến Trúc là Tuệ Tâm.


image039Nhà báo Lý Kiến Trúc đảnh lễ Ht Thích Thanh Từ ở Thiền viện Thường Chiếu-Long Thành ngày 23/7/2013, nhà báo nhắc lại lần phỏng vấn ngài tại Thiền viện Đại Đăng-San Diego, Hoa Kỳ. Ảnh tài liệu của VHO.


Ngày 17 tháng 4 năm 2014, theo lời mời chính thức của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhà báo Lý Kiến Trúc lên đường đi thăm quần đảo Trương Sa với điều kiện (nói với ông Sơn) là được hoàn toàn tự do; Với cái máy ảnh nhỏ khá tốt, tôi đã đi thăm 10 thực thể đảo lớn nhỏ ở vùng biển đang tranh chấp với Trung cộng rộng gần 200 ngàn km2. Cái máy ảnh đã giúp tôi ghi vào con mắt tâm thức thứ ba bức tranh vĩ đại của quần đảo Trường Sa. Gần 800 bức ảnh chụp 10 hòn đảo chiến lược của Tổ Tiên Lạc Long Quân khi chia tay với Mẫu Âu Cơ trên đỉnh Văn Lang đưa 50 con xuống biển. Quần đảo Trường Sa với những dấu tích khắc trên bia đá; gần nhất vào năm 1956, hải quân VNCH đã dựng bia đá cao gần 3 mét xác định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trước nanh vuốt bá quyền của bè lũ phản động Bắc Kinh; liên tục cho đến sau năm 1975, Việt Nam đã làm chủ thêm 21 thực thể quan trọng ở vùng biển Trường Sa rộng khoảng 200 ngàn km2.


image041Vân tải hạm HQ-571 trang bị súng đại bác có thể là loại 12 ly7, đã đưa bước chân phóng viên LKT đi đến quần đảo Trường Sa. Ảnh tài liệu của VHO.


Ngày 17/5/2014, sau mười ngày đêm đi gặp 10 người con trưởng của Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân ở Trường Sa, về Sài Gòn với làn da cháy nắng đen như “ma rốc” chưa phai mùi muối biển, một tháng sau, Trời cho tôi lọt vào được Thanh Minh Thiền Viện, nơi đang quản chế Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhân vật tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ ở Việt Nam.


Phút đầu tiên sau khi tôi cúi đầu lậy Thầy, Hòa thượng Thích Quảng Độ từ tốn hỏỉ: - “Con là ai? Thưa thầy, con là Lý Kiến Trúc đang làm báo ở Mỹ, Cali, con mới về được một tháng nay”.


image043Nhà báo cúi đầu trước Nhà Tu khổng lồ Thích Quảng Độ trên căn gác “quản chế” ở hậu liêu Thanh Minh Thiền Viện năm 2014. Ảnh tài liệu của VHO


image045Phút đầu tiên Thầy hỏi: Con là ai? Ảnh tài liệu của VHO


Ngày 24/5/2019, Đức Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ đã thỉnh cử Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vào vị trí Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống (QĐ số 14-VTT/TT/QĐ). Tại Thị Ngạn Am trên lầu chùa Già Lam-Gò Vấp, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã viết thư kính thỉnh Hòa thượng Thích Nguyên Lý hiệp trợ, đồng nhiếp tâm bảo trì tổ ấn, khâm thừa ủy thác, y giáo phụng hành. Nhà báo Lý Kiến Trúc hiện có mặt vào thời điểm này và đã đến chùa Già Lam tìm cách diện kiến Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ nhưng công an dầy đặc canh phòng quanh Thị Ngạn Am nên không thể gặp ngài được.


image047Gác chuông lầu Già Lam bên cạnh Thị Ngạn Am. Ảnh Lý Kiến Trúc.


image049Trên lối mòn trần gian, dấu chân ai thềm vắng, trên cánh đồng tả tơi, ta cố tìm bóng người. (Lý Kiến Trúc ngồi dưới cội Bồ Đề chùa Già Lam năm 2019). Ảnh tài liệu của VHO


*


Hình ảnh và Chủ đề Văn Hóa Magazine xuất bản từ tháng 1/1997-2011


* Tháng Giêng 1997, Lý Kiến Trúc sáng lập Tạp chí Văn Hóa Magazine, giữ vai trò chủ nhiệm và chủ bút. Văn Hóa Magazine xuất bản đều đặn hàng tháng tại Quận Cam, Little Saigon. Tòa soạn tại số 14772 Moran St., suite 102, Tp. Westminster, CA 92683.


* Ngày 16 tháng 1 năm 1999, một biến cố lớn xảy ra tại một khu thương mại trên đại lộ Bolsa, Little Saigon Tp. Westminster; bên trong tiệm Hitek (cho thuê video phim truyện), chủ nhân là Trần văn Trường và vợ là Nguyễn thị Kim Khánh. Hai ông bà này cho treo trên tường lá cờ đỏ sao vàng và hình Hồ Chí Minh khá lớn.


image051Bức ảnh đầu tiên ngày Chủ nhật 16/1/1999: một người Việt Nam tỵ nạn cầm lá cờ Vàng ba sọc đỏ đến phản đối biểu tượng cộng sản treo trong tiệm Hitek. Ảnh Lý Kiến Trúc


Hình ảnh một người cầm cờ Vàng đứng trước cửa tiệm Hitek trong khu thương mại Bolsa lôi cuốn rất nhanh đông đảo đồng bào đến xem. Mọi người loan truyền vụ treo cờ và ảnh HCM trong tiệm Hitek. Vụ việc đến tai báo chí truyền thông. Ông Phạm Đình Cung (hỗn danh Cung củ đậu), một cựu Thiếu tá Nhảy dù VNCH chạy đến báo ngay cho nhà báo Lý Kiến Trúc đang ngồi uống cà phê ở quán Le Croissant Dore. Với cái máy ảnh lúc nào cũng ở bên vai, bức ảnh đầu tiên tôi chạy đến hiện trường là chụp ngay người đàn ông cầm cờ Vàng dưới ánh nắng chói chang xuyên qua lá cờ.


Kể từ ngày 16/1/1999 trở đi, liên tiếp những ngày sau đó, các cuộc biểu tình của đồng bào nổ ra trước cửa tiệm Hitek kéo dài cho đến ngày 11 tháng 3 1999 thì bảng hiệu Hitek bị tháo dỡ, Ngày 10 tháng 8, 1999, Trần Trường bị Thẩm phán Tòa thượng thẩm Cory Cramin kết tội vi phạm bản quyền video và bị kết án 90 ngày tù. Luật sư của Trần Trường là Ronald Talmo, kháng cáo nhưng không thành công.    


Trong toàn bộ cuộc biểu tình của tập thể cộng đồng Việt tỵ nạn kéo dài liên tục 54 ngày và đêm, cuộc xuống đường vĩ đại diễn ra vào sáng cho đến nửa đêm ngày mùng 5 Tết Việt Nam (tức ngày 20/2/1999), theo truyền thông báo chí Việt và Mỹ, ước tính từ 20 ngàn đến 40 ngàn người tràn ngập xuống đại lộ Bolsa. Hàng trăm cảnh sát trang bị đến tận răng, ngựa chiến và chó săn được nhà chức trách bố trí giữ an ninh trật tự ngày và đêm.


Theo tài liệu của đại học UCI và báo Mỹ, cuộc biểu tình diễn ra từ 17 tháng Giêng 1999 cho đến ngày cuối cùng là ngày 11 tháng Ba năm 1999 tức 54 ngày đêm,


Có thể nói đây là cuộc biểu tình khổng lồ nhất của tập thể đồng bào Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, kể từ sau tháng Tư năm 1975, một sự kiện lịch sử đi vào trang sử cộng đồng tỵ nạn Việt- Mỹ.


Phóng viên Lý Kiến Trúc với 4, 5 cái máy ảnh thường trực (Nikon F3, F100, Canon F1, EOS, Sony với các ống kính 35-80, 35-150, wide angle 2.-35, telephoto lens 100-300), tôi đã chụp khoảng 3000 bức ảnh từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng. Chọn lọc từ 3000 tấm còn lại 500 tấm được in vào album, bộ ảnh mang tên: “Bộ ảnh tranh đấu 54 ngày đêm tại Little Saigon”.


image053Hai nhà báo OC Register và LA Times viết tin và chụp ảnh cuộc biểu tình tại hiện trường Hitek. Hai bên là hai sinh viên Đại học Fullerton Gia Lý và Ailene Lý nói về cuộc triển lãm đầu tiên bộ ảnh tranh đấu.


Ngày 23 tháng 2, 1999, nhà báo Lý Kiến Trúc tặng 98 bức ảnh chọn lọc vụ Hitek Trần Trường cho Thư khố Đông Dương do Giáo sư Ann Frank làm Giám đốc và Quản thủ thư viện đại học UCI.


Southeast Asian Archive Newsletter | Spring 1999


seaa.lib.uci.edu › sites › all › publications › seaanews › 99_spring


Ly Kien Truc: Photographs of the Hi Tek Video & VCR demonstrations; Van Hoa (vol.1:9-3:25, October 1997- May 1999).


image055image057Bà Ann Frank, quản thủ Thư viện Đại học UCI, Giám đốc Thư khố Đông Dương. Ảnh LKT chụp tại thư viện UCI..

image059

Tháng 8 năm 2004, Viện Bảo Tàng Lịch sử California-Oakland 1000 Oak Street Oakland, CA 94607 đã cử một phái đoàn xuống tòa soạn Văn Hóa Magazine trên đường Moran đề nghị nhà báo Lý Kiến Trúc tham dự cuộc triển lãm tại Viện Bảo Tàng. Phóng viên Lý Kiến Trúc đã tặng cho Viện bảo tàng Một bức ảnh dài khoảng 70 inches ghép từ 6 bức ảnh chụp vào chiều tối cảnh hàng chục ngàn người biểu tình trong khu phố trước cửa tiệm Hitek. Ban giám đốc đồng ý triển lãm bức ảnh lịch sử tại Viện Bảo tàng California-Oakland.


image061Cuộc triển lãm của Viện bảo tàng Oakland Museum mang chủ đề What's Going On? California and the Vietnam Era, dịch sang tiếng Việt: “Chuyện Gì Đây? California và thời Chiến Tranh VN, triển lãm nhận xét về ảnh hưởng của cuộc chiến và hậu quả đối với California” khai mạc ngày 28/8/2004 kéo dài cho đến 27 tháng 2 năm 2005 tại thành phố Oakland bắc California. Ảnh tài liệu của VH.


image063Giáo sư Barbara Henry (đứng bên phải), trưởng ban giáo dục Viện bảo tàng Oakland California và Lý Kiến Trúc tác giả bức ảnh dài khoảng 70 inches tặng cho Viện bảo tàng trong ngày khai mạc ngày Thứ Bảy 28 tháng 8 năm 2004. Ảnh tài liệu của VH.


image065Ông Richard Griffoul (đứng bên phải), Giám đốc phụ trách tiếp thị & truyền thông của Viện Bảo tàng đang cầm tạp chí Văn Hóa Magazine.


image067Các nhà báo Mỹ đang xem bức ảnh “54 ngày đêm tranh đấu tại Little Saigon”. Bên cạnh là lời giới thiệu lịch sử bức ảnh. Ảnh tài liệu của VH.


Các trường Đại học Long Beach, UCLA, UCI, Canada University, và một số Giáo sư Sử học Hoa Kỳ gởi điện thư đến Lý Kiến Trúc được sử dụng bộ ảnh trong lãnh vực giáo dục.


Ngày 12/8/2004, đương kim Tổng thống Goerge W. Bush đến nam California vận động gây quỹ tái tranh kỳ nhiệm kỳ 2. Ông Frank Jao, Chủ tịch khu thương mại Phước Lộc Thọ, nguyên cố vấn Hội đồng Giáo dục của Tổng Thống Bush cùng với một phái đoàn được mời tham dự (trong đó có Lý Kiến Trúc) đến dự buổi tiệc. Nhân dịp này, một bức ảnh tranh đấu đã trao tận tay Tổng thống Bush. Một tháng sau, tôi nhận được chân dung chúc mừng của TT Bush từ Bạch Ốc gởi về tòa soạn. 


image069Tổng thống Goerge W. Bush đang chăm chú xem bức ảnh tranh đấu 54 ngày đêm tại Little Saigon, bên cạnh là tài tử Kiếu Chinh đang mô tả lịch sử bức ảnh cho tổng thống nghe; người đứng bên cạnh tổng thống lấy bút ghi chép sự kiện này.


image071Một trong 6 bức ảnh lịch sử diễn ra vào tối mùng 5 Tết 1999 (20/2/1999) do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp từ trên cao. 6 bức ảnh này đã triển lãm tại Viện Bảo Tàng California-Oakland.


Một số đài truyền thông Mỹ phỏng vấn nhà báo Lý Kiến Trúc; đài PBS đã có cuộc phỏng vấn với nhà báo Lý Kiến Trúc nói về sự kiện Hitek 1999.  


image073Nghị quyết Quốc Hội California vinh danh nhà báo Lý Kiến Trúc và Văn Hóa Magazine năm 2004.


image075Chân dung Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush gởi tặng nhà báo Lý Kiến Trúc năm 2004. Ảnh scan từ ảnh gốc.


image077Thống đốc California Arnold Schwarzenegger gởi thư đến Ms Gia Nghĩa Lý, Quản trị Văn Hóa Magazine ngày 24 tháng 8 năm 2006. Ảnh chụp từ bản gốc lưu trữ tại phòng đọc sách VAAMA.


image079Nhân dịp đầu năm 2006, tại tòa soạn Văn Hóa Magazine số 14772 Moran St., suite 102, Tp. Westminster, California 92683, nhà báo Lý Kiến Trúc chúc mừng sức khỏe các quí học giả cộng tác với Ban biên tập. Ảnh chụp lại tờ Nhật báo Người Việt. (Tin và ảnh Nguyễn Ngân)

image081image083image085Logo và License Văn Hóa Magazine.


image087image089Văn phòng báo chí tòa Bạch Ốc cấp thẻ Media cho Văn Hóa Magazine đến LAX tham dự và tháp tùng chuyến đi thăm nam California của Tổng thống Barrack Obama ngày 16/8/2010.


image091image093Thẻ báo chí từ White House gởi cho nhà báo Kiến Trúc Lý đi đón và tham dự chuyến đi thăm của Tổng thống Barrck Obama trong dịp ông đến Los Angeles và Quận Cam. Ảnh chụp lại từ thẻ gốc.


image095Ailene Lý và Gia Nghĩa Lý là hai thư ký trong tòa soạn Văn Hóa Magazine.

* Năm 2006, do một cơ duyên bất ngờ, gia đình chúng tôi sang lại một buynh đinh gồm 3 căn trên đường Bolsa; nhà tôi quyết định mở tiệm bán thức ăn chay. (Ý tưởng này do nhà tôi ăn chay).


image097Lý Kiến Trúc và vợ là Lý Nga chủ nhân tiệm chay Zen Restaurant.

image099

* Năm 2006, nhận thấy địa điểm này khá tốt cho các cuộc gặp gỡ thân hữu và đồng hương, tôi nhờ Luật sư Norman Feirstein lập một tổ chức phi lợi nhuận tên là VAAMA (Vietnamese American Artist and Media Association). Do nhà hàng khá rộng (hơn 3000 sqf), bên trong nhà hàng, chúng tôi trang trí một sân khấu, mua sắm dàn âm thanh và các khí cụ âm nhạc (piano, guitar, drum, ánh sáng …). Suốt từ năm 2006 đến 2015, Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo chí (VAAMA) là nơi sinh hoạt thu hút hầu hết giới truyền thông báo chí thân hữu ở Quận Cam đến tham dự.

image101image103image105

Vài hình ảnh ghi nhớ tại Câu Lạc Bộ và Zen Restaurant


image107
Một trong những sinh hoạt tổ chức ở Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí bên trong nhà hàng Zen. Từ trái: Dân biểu Van Tran; Phó Thống đốc California Abel Maldonado, Ms Gia Lý và nhà báo Lý Kiến Trúc Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí. Ảnh tài liệu của VHO.


image109Dân biểu Liên bang Ed Royce, Chủ tịch đối ngoại Hạ Viện, Chủ tịch chương trình Biển Đông tại Hạ Viện đến thăm và nói chuyện về tình hình Biển Đông tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí ngày 28/9/2011. Ảnh tài liệu của VHO.


image111Thượng Nghị Sĩ Lou Correa và Cảnh sát trưởng thành phố Westminster Andrew Hall đến thăm và ăn chay ở nhà hàng Zen. Ảnh tài liệu của VHO.


* Sau khi làm hai số báo năm 2011, nhà báo Lý Kiến Trúc bị bệnh tổn thương não bộ (stroke liên tiếp hai năm), điều trị tại bệnh viện Fountain Valley Hospital, tòa soạn buộc phải ngưng xuất bản tạp chí văn Hóa Magazine.


* Do sự mất mát bản gốc tờ báo và thay đổi tòa soạn; hiện nay, Văn Hóa Online đang thu thập hình ảnh bài vở trên tạp chí Văn Hóa Magazine và các sinh hoạt của Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí bên trong nhà hàng Zen Restaurant.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


PHẦN 2


Trang bìa chủ đề tạp chí Văn Hóa Magazine


*


VĂN HÓA MAGAZINE 1997 | Số báo đầu tiên – Hình ảnh và Chủ đề: Bìa màu, Tết Cộng đồng Việt Nam ở Quận Cam nam California – Những số báo tiếp theo.


image113image115image117image119XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng 6, 1997


image121XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng 8, 1997


*


VĂN HÓA MAGAZINE 1998 | Hình ảnh và Chủ đề.


image123XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng Giêng, 1998

image125image127image129

*


VĂN HÓA MAGAZINE 1999 | Hình ảnh và Chủ đề.


image131image133XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng 3, 1999


image135image137image139image141XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng 11, 1999


*


VĂN HÓA MAGAZINE 2000 | Hình ảnh và Chủ đề.


image143XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng Giêng, 2000


image145image147image149XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng 5, 2000


image151image153XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng 9, 2000


image155XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng 9, 2000

image157image159

*


VĂN HÓA MAGAZINE 2001 | Hình ảnh và Chủ đề.


image161image163XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng  Giêng 2001


image165XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng Ba 2001


image167image169image171image173image175XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng 9, 2001

image177image179image181

*


VĂN HÓA MAGAZINE 2002 | Hình ảnh và Chủ đề.

image183image185image187image189

Số đặc biệt Tháng 4, 2002 | Phụ để hình ảnh Thác Bản Gốc và Ải Nam Quan do đặc phái viên Văn Hóa Magazine thực hiện.

XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng Tư 2002

image191image193

Các cựu quân nhân VNCH diễn hành Cờ Vàng trước Điện Capital thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Ảnh Lý Kiến Trúc/VH Magazine.

XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng 6, 2002


image195image197image199image201image203XEM THÊM: Phụ bản hình ảnh và bài vở số báo tháng 11, 2002

image205

*


VĂN HÓA MAGAZINE 2003 | Hình ảnh và Chủ đề. Bắt đầu từ số báo Giai phẩm Tết 2003, Văn Hóa Magazine hoàn toàn in trên giấy trắng.


image207image209image211image213image215image217image219image221image223image225image227image229image231Tượng đài Chiến sĩ Việt Nam tại công viên Tụ do Tp. Westminster. Ảnh Lý Kiến Trúc chụp năm 2003 trong dịp Lễ khánh thành Tượng đài Việt Mỹ tại công viên Tự do Tp. Westminster. Nhà báo Lý Kiến Trúc và báo Văn Hóa Magazine đã góp tin tức tài liệu và hình ảnh cho Ban quản trị Tượng đài. Ban tổ chức đã ghi nhận sự đóng góp này trong bia khắc danh sách ủng hộ bằng đồng gắn phía sau lưng tượng đài.


*


VĂN HÓA MAGAZINE 2004 | Hình ảnh và Chủ đề. Bắt đầu từ số báo đầu năm 2004, Văn Hóa Magazine hoàn toàn in trên trắng.

image233image235image237image239image241image243image245image247image249image251image253

*


VĂN HÓA MAGAZINE 2005 | Hình ảnh và Chủ đề. Bắt đầu từ số báo Giai phẩm Tết 2005, Văn Hóa Magazine hoàn toàn in trên trắng.

image255image257image259image261image263image265image267image269image271image273

*


VĂN HÓA MAGAZINE 2006 | Hình ảnh và những Chủ đề trong tháng. Bắt đầu từ số báo Giai phẩm Tết 2006, Văn Hóa Magazine hoàn toàn in màu (full colors) trên giấy láng, bìa cứng, bộ mới, khổ mới lớn hơn.


image003image005image007image007image009image011image013image015image017image019image021Một trong các chủ đề trong năm 2006. Ảnh Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelocy và Tổng Thống Goerge W. Bush.


image025Một trong các chủ đề trong năm 2006, cô Ailene Lý và Dân biểu Lynn Daucher đangcầm tờ Văn Hóa Magazine.


image027Một trong các chủ đề trong năm 2006, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đang ký tên tặng những thanh niên Việt Mỹ tại Quận Cam.


image029Dân biểu Liên bang Ed Royce chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện kiêm chủ tịch Ủy ban Biển Đông. Ảnh LKT.


*


VĂN HÓA MAGAZINE 2007

image031image033image035image037image039image041image043

*


VĂN HÓA MAGAZINE 2008


image045image047image049image051image053image055image057Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng tại Hoa Thịnh Đốn về Biên giới Việt-Trung, Vịnh Bắc Việt, Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh TAX/tài liệu của VHO.


image059Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Canh về Hoàng Sa và Trường Sa tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam. Ảnh tài liệu.


image061Nhà báo Lý Kiến Trúc thuyết trình về Biển Đông tại San Jose do Ủy ban Bảo vệ sự toàn vẹn Lãnh thổ Lãnh hải tổ chức, chủ tịch là Giáo sư Nguyễn Văn Canh. Ảnh tài liệu.


image063Phỏng vấn bà Thanh Hải tại Hoa Thịnh Đốn trong một đại hội về biến đổi khí hậu do Hội Quốc Tế Master Ching Hai tổ chức tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.


image065Dân biểu Jose Solorio, một trong các diễn giả tham dự đại hội về biến đổi khí hậu do Hội Quốc Tế Master Ching Hai tổ chức tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.


image067Dân biểu Jose Solorio.

 

image069Một diễn giả khoa học gia người Mỹ thuyết trình trong đại hội về biến đổi khí hậu do Hội Quốc Tế Master Ching Hai tổ chức tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.


image071Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn bà Thanh Hải trong đại hội về biến đổi khí hậu do Hội Quốc Tế Master Ching Hai tổ chức tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.


*


VĂN HÓA MAGAZINE 2009


image073image075image077image079image081image083image085Phỏng vấn Đại sứ Michael Michalak về Vịnh Bắc Việt và Biển Đông.


image087Luật sư Nguyễn Hoàng Dũng tham dự buổi họp báo của Đại sứ Michael Michalak đã trao tặng tạp chí Văn Hóa Magazine, số đặc biệt chủ đề trang bìa chụp ảnh Dân biểu Liên bang Loretta Sanchez và Đại sứ Michalak. Ảnh tài liệu của VH. 


image089Dân biểu Liên bang Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ kiêm chủ tịch Ủy ban Biển Đông Hạ Viện bên cạnh bức tranh Phật bằng gỗ trong dịp ông đến thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Little Saigon. Ảnh Lý Kiến Trúc.


image091Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Biển Đông Hạ Việt Hoa Kỳ đang nghe nhà báo Lý Kiến Trúc Giám đốc Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí tại Little Saigon thuyết trình về Biển Đông năm 2011 trước đông đảo cử tọa và gới truyền thông báo chí Việt ngữ tham dự tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam ngày 28/9/2011. Ảnh tài liệu VH.


image093Dân biểu Liên bang Ed Royce thuyết trình về Biển Đông năm 2011 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí năm 2011; bên cạnh là nhà báo Lý Kiến Trúc.


image095Dân biểu Ed Royce phát biểu về Biển Đông.


image097Các cơ quan Truyền thống Báo Chí Việt Mỹ tham dự cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí ở Little Saigon, Quận Cam nam California.


image099Các cơ quan Truyền thông Báo Chí Việt Mỹ tham dự cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí ở Little Saigon, Quận Cam nam California.


image101Giới truyền thông báo chí Việt ngữ phỏng vấn Dân biểu Ed Royce.


image103Giới truyền thông báo chí Mỹ phỏng vấn Dân biểu Ed Royce.


image105Dân biểu Liên bang Hoa kỳ Ed Royce từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn xuống Little Saigon nam California thăm văn phòng tạp chí Văn Hóa Magazine đang xem bức ảnh “54 ngày đêm tranh đấu tại Little Saigon” chụp năm 1999.


image107Nhà báo Lý Kiến Trúc và Dân biểu Liên bang Ed Royce tại văn phòng tạp chí Văn Hóa Magazine, Little Saigon Quận Cam năm 2010. Ảnh tài liệu của VH.


image109Nhà báo Lý Kiến Trúc (góc phải) thuyết trình về Biển Đông cho Đại sứ David Shear trong dịp ông đến thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Little Saigon ngày 03/6/2013.


image110Đại sứ David Shear nói chuyện tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Little Saigon ngày 03/6/2013; bên cạnh là Gia Lý, Chủ tịch hội VAAMA và VACOC (Phòng Thương mại Việt Mỹ Quận Cam) ngày 03/6/2013. Ảnh tài liệu.


image112Đại sứ David Shear nói chuyện về Biển Đông và thông tìm thấy một mỏ dầu khí của Hoa Kỳ tại vùng biển Phú Quốc vịnh Thái Lan.


image114Đại sứ david Shear đang nói chuyện về tình hình dầu khí Biển Đông trước tấm bản đồ Biển Đông tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam hôm 3/6/2013. PHOTO CORONA


image116Đại sứ David Shear và nhà báo Lý Kiến Trúc tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Little Saigon ngày 03/6/2013.


*


VĂN HÓA MAGAZINE 2010

image118image120

*


Sau khi ra hai số báo năm 2010, nhà báo Lý Kiến Trúc bị bệnh tổn thương não bộ (stroke) kéo dài hai năm (2010-2011-2012), do đó, tòa soạn buộc phải ngưng xuất bản. Sau khi bình phục, tháng 3 năm 2013, tòa soạn tái xuất bản tạp chí Văn Hóa Magazine nhưng chuyển hẳn qua hệ thống điện tử có tên mới là Văn Hóa Online-California.


image122Từ trái: Bà Janet Nguyễn, Giám Sát viên Orange Couty; Dân biểu liên bang Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ trên bàn chủ tọa cuộc họp báo ngày 21 tháng 3, 2014 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam. Ảnh VH


image124Đại sứ Ted Osius (thứ ba từ trái) họp báo tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Little Saigon ngày 13/7/2015.


image126Đại sứ Ted Osius họp báo nói về thương mại tại Việt Nam tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Little Saigon ngày 13/7/2015, bên cạnh là Gia Lý chủ tịch VACOC (Phòng Thương mại Việt Mỹ).


image128Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Kurt W. Tong và nhà báo Lý Kiến Trúc trong một buổi gặp gỡ tại Little Saigon Quận Cam nam California. Ảnh tài liệu.


image130Đại sứ Ted Osius và các thân hữu tại Quận Cam ngày 11/3/2016. Nữ tài tử Kiều Chinh đứng giữa Đại sứ Ted Osius và thứ trưởng Ngoại giao Kurt W. Tong.


image132Ngày 19/2/2020, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông Daniel J. Kritenbrink đã mở một cuộc họp báo tại giảng đường Đại học Coastline, Tp Garden Grove, nam California, nhân dịp này nhà báo Lý Kiến Trúc đã có vài câu hỏi với ông Đại sứ về tình hình ở bãi Tư Chính, Biển Đông.


image012Ngày 28/1/2021, tại nhà sách Barnes & Noble Hungtington Beach tại Little Saigon, Quận Cam, nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn nguyên Đại sứ Ted Osius nhân dịp ông ra mắt cuốn hồi ký “Không gì là không thể” (Nothing Is Impossible) nổi tiếng đang gây xôn xao tại Việt Nam.


image014Nhà báo Lý Kiến Trúc trao quà kỷ niệm cho Phó Thống Đốc California Maldonado và phái đoàn dân biểu do Luật sư Trần Thái Văn từ Saccramento xuống thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí ngày 24/7/2010. Ảnh tài liệu VH.


image016Thị trưởng Tp. Westminster bà Margie L. Rice và Hòa thượng Thích Tâm Châu từ Canada xuống Little Saigon cắt bánh khai mạc trong dịp hàng Zen Restaurant kỷ niệm năm thứ tư 2010. Đứng bên trái là ông Khanh Nuyễn, điều hợp chương trình. Ảnh tài liệu VH.


image018Lý Kiến Trúc phỏng vấn lần thứ ba cựu Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ tại Little Saigon, nam California ở đài truyền hình Saigon TV ngày 15/5/2013. Ảnh tài liệu của VH


image020Lý Kiến Trúc (trái) phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng (phải) tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội về việc giàn khoan HD-981 của Trung cộng kéo vào vùng biển Lý Sơn Quảng Ngãi ngày 02/5/2014. Ảnh tài liệu của VH. (Xem các bài phỏng vấn tại mục Phỏng vấn)


image022Lý Kiến Trúc phỏng vấn Ts. Trần Công Trục nguyên Trưởng ban biên giới Việt-Trung tại Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tổ chức ở Nha Trang ngày 16/6/2014. Ảnh tài liệu của VH


image024Lý Kiến Trúc phỏng vấn hai nhà hoạt động dân chủ Hà Sỹ Phu và Mai Thái Lĩnh ở Đà Lạt ngày 04/5/2014. Ảnh tài liệu của VH


image026Phỏng vấn nhà hoạt động dân chủ Lê Hiếu Đằng năm 2014 tại Sài Gòn. Ảnh tài liệu VH.


image028Phỏng vấn cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez (trái) trong một Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tổ chức tại Thủ đô Manila-Philippines ngày 23/7/2015. Ảnh tài liệu của VH. (Xem các bài phỏng vấn tại mục Phỏng vấn)


image030Một trong hàng trăm sinh hoạt tổ chức tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa&Báo Chí Quận Cam. Ảnh trên: Các quí vị trong buổi họp báo, từ trái: Ông Trần Quốc Bảo, Gs Nguyễn Thanh Trang, một thành viên trong cuộc họp báo, Kỹ sư Đỗ Như Điện (đứng thứ tư); nhà báo Lý Kiến Trúc điều hành.


image032Phỏng vấn Luật sư Trần Danh tại Little Saigon ngày 15/4/2011 trong buổi kỷ niệm “Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Cùng Khổ từ Saigon ngày 23 tháng 4 năm 1977”. Từ trên xuống: Luật sư Trần Danh San, Lý Kiến Trúc, Ls Triệu Bá Thiệp, Kỹ sư Lê Hòa Phát.


image034Phóng viên Lý Kiến Trúc thực hiện phóng sự “Thuyền nhân trên đảo Palwan 1998” tại Palawan 1998. Ảnh tài liệu VH.


image036Phỏng vấn sơ Pascal Lê Thị Tríu tại Palawan năm 1998. Ảnh tài liệu VH.


image038Đài PBS phỏng vấn Lý Kiến Trúc tại Little Saigon, S. California 30/1/2015. Ảnh tài liệu VH.


image040Nhà hàng Zen Restaurant bán cơm chay, tiệm bán nước trái cây và là nơi đặt trụ sở Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí trên đại lộ Bolsa, Tp Westminster, CA 92683.


image042Ban tổ chức “Đêm Không Ngủ” với sự tham dự của 10, 000 đồng bào tại khu thương mại Bolsa trong cuộc xuống đường vĩ đại năm 1999. Ông Tony Nguyễn (phải) đang nói lời vinh danh phóng viên Lý Kiến Trúc đã làm phóng sự cuộc biểu tình suốt ngày đêm và đã tổ chức cuộc triển lãm bộ ảnh tranh đấu đầu tiên tại hiện trường cho hàng ngàn đồng bào tới xem. Ảnh Tài liệu của VH.


image044Văn nghệ không thể thiếu trong các sinh hoạt của Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí.


*


Tháng 3 năm 2013, Tạp chí Văn Hóa Magazine chính thức chuyển qua hệ thống báo điện tử có tên miền là Văn Hóa Online-California / http//www.nhatbaovanhoa.com

image046
13 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 766)
We had the privilege of joining the prestigious 'World Korean Business Convention' last October 11-14, 2023. This international event served as a vital platform for global business collaboration, innovation, and empowerment. We embraced the opportunity to connect with industry leaders, visionaries, artists, and aspiring business leaders.
30 Tháng Mười 2023(Xem: 499)
LITLE SAIGON – Một tin nhắn gởi đến cho chúng tôi vào giấc trưa Thứ Hai 30/10/2023 cho biết Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Marc Knapper đến thăm Thương xá Phước Lộc Thọ tọa lạc số 9200, Đại lộ Bolsa Thành phố Westminster, Quận Cam Nam California vào lúc 2 giờ trưa ngày 30 tháng 10 năm 2023.
26 Tháng Chín 2023(Xem: 329)
08 Tháng Chín 2023(Xem: 357)
23 Tháng Tám 2023(Xem: 1680)
Vanessa Hồng Vân Đặc phái viên Văn Hóa Online 24/8/2023 - Thư Viện & Viện Bảo Tàng Richard Nixon - 18001 Yorba Linda Blvd, Yorba Linda, CA 92886 - Ban giám đốc gặp gỡ báo chí Việt ngữ - Giới thiệu ‘tour’ thăm viếng các di tích lịch sử - 21 tháng 8 năm 2023
24 Tháng Ba 2023(Xem: 2394)
Những hình ảnh trong ngày lễ khai trương trụ sở chính của công ty Nguyen’s Kitchen tại Tp. Santa Ana trên đường Harbor, gần góc đường Sunflower lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy ngày 18 Tháng Ba năm 2023. Nguyen’s Kitchen được thành lập năm 2015 tại thành Phố Orange và đến nay đã có bảy địa điểm ở Orange County (3), Los Angeles (3) và San Bernardino (1). “Chúng tôi bắt đầu nhận ‘catering’ (đặt tiệc). Ai cần, xin gọi (714) 760-4612 để biết thực đơn và giá đặc biệt,” “Để mở ‘franchise,’ mọi người có thể gọi số (714) 760-4612 hay liên lạc qua website: nguyenskitchen.com”