Đại sứ Mỹ tại VN ‘kịch liệt’ phản đối và lên án Trung Quốc

30 Tháng Tư 20208:49 SA(Xem: 7967)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG HOA ĐÔNG - THỨ NĂM 30 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image004

Đại sứ Daniel J. Kritenbrink tại Hà Nội trong một lần về tiếp xúc với cộng đồng Việt Mỹ ở Nam California ngày 19/2/2020. Ảnh Lý Kiến Trúc


 


Đại sứ Mỹ tại VN ‘kịch liệt’ phản đối và lên án Trung Quốc


Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: “Thật không may Trung Quốc đang có quan điểm khác”.


BBC 29/4/2020

image007

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, ảnh năm 2018


Trong một động thái đáng chú ý, hôm 28/4/2020, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink đã công khai nói với truyền thông Việt Nam rằng Mỹ phản đối kịch liệt và lên án các hành vi 'phi pháp, khiêu khích' của Trung Quốc trên Biển Đông khi lợi dụng thế giới và khu vực mắc bận đối phó với đại dịch Covid-19.


"Chúng tôi kịch liệt phản đối và lên án Trung Quốc lợi dụng việc các nước trong khu vực đang tập trung chống dịch để thúc đẩy những hành vi phi pháp và mang tính khiêu khích ở Biển Đông," ông Krintenbrink nói hôm thứ Ba, khi trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).


"Thay vì cùng tham gia tập trung chống dịch Covid-19 với các nước khác, Trung Quốc trong vài tháng qua đã tiến hành nhiều hành vi khiêu khích gây bất ổn trong khu vực như đâm chìm tàu cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, điều các tàu ra dọa dẫm tàu các nước khác cũng như tuyên bố thành lập các khu hành chính mới ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cũng đã thiết lập "các trạm nghiên cứu đại đương" trên đá Subi và đá Chữ thập.


"Đây không phải là những hành vi thể hiện thiện chí đối tác cũng như có thể giúp Trung Quốc nhận được sự tin cậy trong khu vực. Tôi muốn nhắc lại quan điểm đã nêu ở trên, Mỹ kịch liệt lên án và phản đối những hành vi khiêu khích của Trung Quốc khi lợi dụng tình hình dịch bệnh để thúc đẩy những hành vi phi pháp và hiếu chiến hòng đạt được những yêu sách phi lý."


Quan chức ngoại giao Hoa Kỳ nhân dịp này nhấn quan điểm của Mỹ qua các động thái của hai cơ quan là Bộ Ngoại giao và cả Bộ Quốc phòng Mỹ, trong đó kêu gọi các quốc gia trong khu vực 'lên tiếng phản đối hành vi Trung Quốc' và tái khẳng định các nguyên tắc, quan điểm của Mỹ về an ninh khu vực:


"Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều đã ra tuyên bố lên án hành vi lợi dụng việc các nước tập trung chống dịch để thúc đẩy những yêu sách phi pháp của Trung Quốc.


"Chúng tôi cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là mọi quốc gia trong khu vực cần lên tiếng phản đối hành vi này của Trung Quốc. Trong hai tuyên bố được nêu ở trên, tôi muốn nhấn mạnh tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo trong đó nêu bật 2 yếu tố quan trọng:


"Thứ nhất là tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và mối quan hệ đối tác với Việt Nam.


Thứ hai, tôi cho rằng, tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng nhấn mạnh đến sức mạnh của mối quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ…".


Đại sứ Mỹ tại Hà Nội kêu gọi các quốc gia tin tưởng vào những "nguyên tắc và giá trị" mà Mỹ chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu chung vào thời điểm hiện nay ở Biển Đông và khu vực:


"… Chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia tin tưởng vào những nguyên tắc và giá trị nêu trên cần lên tiếng mạnh mẽ. Đó chính là lý do Mỹ đang khuyến khích các quốc gia cùng phản đối các hành vi sai trái của Trung Quốc và rất nhiều đối tác và bạn bè của chúng tôi đã làm như vậy.


"Tôi được biết, Việt Nam đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về những hành vi khiêu khích của Trung Quốc. Philippines cùng rất nhiều đối tác khác trong khu vực như Australia và Nhật Bản cũng đã làm như vậy. Mục tiêu của chúng ta là nhấn mạnh điều quan trọng nhất trong thời điểm này chính là cần có các biện pháp thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực trong khi tập trung ứng phó với Covid-19 chứ không phải những bước đi có thể làm mất ổn định trong khu vực."


image009

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, ảnh năm 2018


image010

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng


'Tiếp cận Hoàng Sa và tập trận'


Trong một diễn biến liên quan ở khu vực, hôm 28/4/2020, kênh truyền hình quốc tế Trung Quốc CGTN nói các lực lượng của Trung Quốc ở khu vực đang "theo dõi một tàu chiến của Mỹ áp sát Hoàng Sa" mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.


Các nguồn tin theo dõi thời sự trên Biển Đông từ phía Mỹ trong dịp này cũng được trích thuật cho hay ngày 28/4 Hoa Kỳ đã thông báo một tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52) của nước này đã "tiến vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa".


Tuần trước, đài VOA của Hoa Kỳ xác nhận và đưa tin các lực lượng hải quân Mỹ và Úc đã triển khai một cuộc tập trận chung trên Biển Đông với sự tham gia của tuần dương hạm USS Bunker Hill, tàu đổ bộ tấn công USS America và tàu hộ vệ HMAS Parramatta hôm 18/4/2020.


image011

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng


Các động thái diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày trên đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước thông tin về "những hành động khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc nhắm đến hoạt động phát triển dầu và khí đốt xa bờ", đồng thời với việc Trung Quốc điều một nhóm tàu, trong đó có tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 (HD-8), hiện diện ở khu vực nam Biển Đông, tiếp cận gần tới cả Malaysia.


Về phần mình, Trung Quốc nhiều lần phát biểu cho hay nước này thực hiện các hoạt động 'nghiên cứu khoa học' bên cạnh các hoạt động khác theo đúng luật pháp quốc tế và kế hoạch.


Hôm 17/4, Trung Quốc cũng gửi lên LHQ một công hàm cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và chiếm đóng trái phép biển, đảo của Trung Quốc ở khu vực.


Bắc Kinh gửi kèm lên LHQ các bằng chứng ủng hộ chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa, trong đó có bản công hàm từ năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phạm Văn Đồng, gửi người đồng cấp Chu Ân Lai, Thủ tướng Quốc vụ Viện CHND Trung Hoa như một viện dẫn.

23 Tháng Hai 2014(Xem: 19546)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16664)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 14834)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15154)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14230)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 14969)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 14975)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17444)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14780)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 14863)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16207)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15672)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14302)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15320)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 15859)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15536)
Trung Quốc đã hành động một cách « vô trách nhiệm » trong một vụ đối đầu với một chiếc tàu Hải quân Mỹ trong tháng này tại vùng Biển Đông. Trên đây là lời tố cáo đích danh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 19/12/2013. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Washington về sự cố Mỹ - Trung mới trên Biển Đông từng được nhiều giới chức quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ trong những ngày qua, và mới chỉ được Bắc Kinh xác nhận ngày 18/12.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15133)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ Ba ngày 17/12 đã cảnh báo Trung Quốc không nên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông trong khi ông đang ở Manila, hãng tin Pháp AFP cho hay.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15055)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vắng mặt do phải tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14698)
Nam Triều Tiên tuyên bố một vùng phòng không được nới rộng chồng lấn với khu phòng không mà Trung Quốc mới loan báo. Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên hôm nay nói rằng khu phòng không mới của Nam Triều Tiên, sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12, bao gồm không phận trên Ieodo, một bãi đá ngầm trong các vùng biển ngoài khơi bờ biển miền Nam của Triều Tiên, mà Trung Quốc gọi là Suyan.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15173)
Một học giả Việt Nam chuyên theo dõi tình hình Biển Đông dự đoán Trung Quốc có khả năng áp đặt một vùng phòng không lên vùng biển mà họ hiện có tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á ‘nếu như họ thành công trên Biển Hoa Đông’.