Phỏng vấn Đại sứ Daniel J. Kritenbrink tại California về South China Sea

24 Tháng Hai 20207:26 SA(Xem: 8644)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 24 FEB 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về VănHóa Online-California - vaamacali@gmail.com


Phỏng vấn Đại sứ Daniel J. Kritenbrink tại California về South China Sea


* Họp báo ở lầu 2 Đại học Coastline College, Tp Garden Grove, nam California.


image035

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA

24/2/2020


Lời tòa soạn: Sau cuộc tiếp xúc với tập thể cộng đồng Việt Mỹ tại Hội trường Đại học Coastline Community College, ban tổ chức đã bố trí một cuộc họp báo cho Đại sứ Daniel Kritenbrink và giới báo chí vào lúc 1:00pm Thứ Tư 19/2/2020.


Do thời lượng cuộc họp báo có hạn, Đại sứ Daniel Kritenbrink trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên; dưới đây là bài viết tổng quan của nhà báo Lý Kiến Trúc về cuộc gặp gỡ lần đầu của ông Đại sứ với cộng đồng, và các câu hỏi của Văn Hóa Online-California được in ra tờ "letter head" trao tận tay Đại sứ Kritenbrink.


image037

Nụ cười của Đại sứ Daniel J. Kritenbrink trong buổi tiếp xúc với tập thể cộng đồng Việt-Mỹ tại nam California, tổ chức tại hội trường đại học Coastline College, Tp Garden Grove hôm 19/2/2020. Photo: Lý Kiến Trúc.

image039

Tập thể cộng đồng Việt - Mỹ ngồi trên bục cao đối diện bàn chủ tọa. Cánh trái tr6en cao là Cờ Vàng, cánh phải là Cờ Mỹ. Photo: Lý Kiến Trúc

image033

Sau bàn chủ tọa không có hai lá cờ. Chủ tọa từ trái: Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal (D), Đại sứ  Daniel J. Kritenbrink (R), Dân biểu Liên bang Lou Correa (D - cựu Thượng Nghị Sĩ), Dân biểu Liên bang Harley Rouda (D) và Dân biểu Liên bang Katie Porter (D). Photo: Lý Kiến Trúc


Đại Sứ Daniel J. Kritenbrink đã có hai buổi tiếp xúc với tập thể cộng đồng Việt - Mỹ và họp báo tại Jan Jose (bắc Calif.,) vào ngày thứ Ba 18/2/2020, và tại Little Saigon (nam Calif.,) vào ngày thứ Tư 19/2/2020, thu hút đông đảo cử tri Việt-Mỹ và giới truyền thông báo chí.


Sự xuất hiện lần đầu tiên của Đại sứ Daniel J. Kritenbrink trước cộng đồng Việt Mỹ tại California được hình thành với sự hiện diện của các nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ như: bà Zoe Lofgren, bà Anna Eshoo (ở bắc California), và ông Alan Lowenthal, ông Lou Correa, ông Harley Rouda, bà Katie Porter (ở nam California).


Về phía chủ thể, những nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ hai miền nam bắc California đã tạo ra sự chủ động trong hai cuộc gặp gỡ với đại sứ Daniel J. Kritenbrink, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, được Tổng thống Donald Trump (đảng Cộng hòa) bổ nhiệm làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam vào ngày 27/7/2017.


Về phía khách thể, Đại Sứ Daniel J. Kritenbrink, trước khi từ Hà Nội qua California, ông thường nói với giới báo chí trong nước "hãy gọi tôi là DAN". Nhưng ở nước Mỹ, dự báo ông sẽ phải đối phó với "cơn bão Dân chủ và Nhân quyền" của các thành viên Lập pháp đảng Dân chủ, và nguyện vọng của tập thể cộng đồng Việt-Mỹ đang sôi sục nhìn vào Việt Nam dưới lăng kính một bức tranh u tối ảm đạm.


Người ta chờ đợi phát biểu của vị Đại Sứ Daniel J. Kritenbrink trên dàn "đàn hặc" được "bày binh bố trận " một cách chu đáo, và sẽ ứng phó ra sao đối với những câu hỏi dồn dập từ phía cộng đồng "chào hàng".


Little Saigon được coi như thủ đô tinh thần của cộng đồng Việt-Mỹ, tập trung giới tinh hoa trong nhiều lãnh vực khác nhau, và là nơi điển hình cho sự thành công của người Việt di dân sau 1975.


Little Saigon được Bộ ngoại giao và các nhà Lập pháp Hoa Kỳ chọn là nơi gặp gỡ cộng đồng và giới báo chí cho các đại sứ khi được bổ nhiệm làm đại sứ thi hành chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Có thể tùy theo nhân cách và quan điểm chính trị của vị đại sứ đối với Việt Nam, họ sẽ được đón tiếp "chào hàng" như thế nào. 


Có một lần, một vị đại sứ Mỹ họp báo ở trường đại học UCI tuyên bố rằng, tôi chỉ nói chuyện với phía bên kia khiến dư luận cộng đồng tỏ ra khó chịu và ít cảm tình.


Lần này, đối với Đại sứ Daniel J. Kritenbrink thuộc đảng Cộng Hòa, tuy được dàn chào kỹ lưỡng nhưng thực tế không đến nỗi trầm trọng. Nhà ngoại giao chuyên nghiệp "DAN" luôn tươi cười, ông nói với khách thân hữu trong bữa tiệc tối: "I'm a diplomat!".


Nụ cười của nhà ngoại giao chuyên nghiệp rất tươi (như bức ảnh trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp), và những câu trả lời nhã nhặn suôn sẻ, dáng dấp cao lớn oai phong của Kritenbrink tỏ ra rất vững chãi trước cuộc "đàn hặc" về Dân chủ và Nhân quyền.


Về lá Cờ Vàng, biểu tương tinh thần của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ; ở San Jose bắc Calif; một chiếc khăn quàng in hình Cờ Vàng và Cở Hoa được đeo vào cổ ông đại sứ. Ở nam Calif; vị trí của lá Cờ Vàng không biết có phải do ban tổ chức dựng một chỗ khéo léo đến nỗi không có một phản ứng nào hay một câu hỏi nào về lá cờ Vàng đối với ông đại sứ.


Tham dự cuộc họp báo ở trên lầu 2 Đại học Coastline Community College, bổn báo Lý Kiến Trúc có lẽ là nhà báo ít ỏi đặt 3 câu hỏi về tình hình vùng biển South China Sea (Biển Đông). Xin nhắc lại, các câu hỏi của Văn Hóa Online được in ra hai thứ tiếng Việt - Anh trao tận tay ông Đại sứ Daniel J. Kritenbrink.


Tòa soạn Văn Hóa hy vọng ông đại sứ sẽ trả lời thêm bằng điện thư gởi cho báo Văn Hóa Online-California.   


TT Donald Trump, người bổ nhiệm Đại sứ Daniel J. Kritenbrink thay thế Đại sứ Ted Osius, từng bị nhiều chỉ trích vì tỏ ra ít để ý tới tình trạng dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, có lần tổng thống từng cầm lá Cờ đỏ phất vui với thiếu nhi Việt trong lần đến thăm ngoại giao Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội hôm 27/2/2019.


Sau đây là các câu hỏi của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại sứ Daniel J. Kritenbrink:


19 Feb 2020


>

Good Afternoon


Sir Alan Lowenthal, Sir Lou Correa, Sir Harley Rouda, Ms. Katie Porter, Sir Daniel J. Kritenbrink who represent the United States including Vietnamese-American community.


My name is Kien Truc, Lý - Editor-in-chief of VanHoa Online-California website: nhatbaovanhoa.com. I have some questions for the Ambassador to Vietnam, Sir Daniel J. Kritenbrink.


1- Sự kiện diễn ra ở khu vực biển bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đầu tháng 7, 2019 cho thấy dường như có sự thiếu sót về  tình báo về sự xâm nhập của tàu HD địa chất 08 của Trung Quốc công khai đến thăm dò; theo Đại sứ, khu vực biển bãi Tư Chính nằm trong lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam  hay nằm ngoài vùng biển quốc tế?


1- What happened at the Vanguard Bank at the beginning of July 2019 proved that there was no communication intelligence concerning Chinese ships openly and defiantly came into the region to look for oil. How do you think about the Vanguard Bank: It is part of Vietnam's 200-nautical mile economic privileges or it belongs to the international waters?


2- Xin ý kiến của ngài Đại Sứ về lý do tại sao Chính phủ Hoa Kỳ không ký vào bản Công ước Liên Hiệp Quốc United Nations Convention on Law of the Sea (UNCLOS) ra đời vào năm 1982? Điều đó có hàm chứa ý nghĩa các hội nghị giữa Trung Quốc và ASEAN tiến tới việc thỏa thuận văn bản COC (Code of Conduct) dựa trên UNCLOS 1982 là vô giá trị?


2- Would you please explain why the US Government did not sign the United Nations Convention on Law of the Sea (UNCLOS) in 1982? Does that mean the agreement among China and ASEAN countries, namely the Code of Conduct (COD) based on UNCLOS, is invalid?


3- Nhận thấy vùng biển "South China Sea" đã bước sang giai đoạn "quốc tế hoá", nên báo Văn Hoá Online-California đề xuất đổi tên "South China Sea"  thành "South East Asia International Sea hoặc International Sea ", xin ý kiến ngài Đại Sứ và cám ơn ngài vui lòng trả lời.


3- Since the "South China Sea" has become internationalized, our website, the VanHoa Online California, proposes the name change to "Southeast Asia International Sea or International Sea ." We would like to ask for your opinion about this.


Many thanks for your response.


4- Sir, when will socialism in Vietnam file for bankruptcy?

 

Many thanks for your response.

 

Sincerely,

 

Kiến Trúc Lý
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14704)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18455)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17929)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 14973)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16990)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15592)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18028)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14751)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14381)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14752)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21627)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16351)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16527)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 19299)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.