2020: COC sẽ như thế nào và sẽ đi tới đâu? (*)

09 Tháng Hai 20206:57 SA(Xem: 8906)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ  HAI 10 FEB 2020


2020: COC sẽ như thế nào và sẽ đi tới đâu? (*)


Tọa đàm về Biển Đông: Cần có cái nhìn nghiêm túc hơn về xây dựng COC


Ban tổ chức nhấn mạnh tọa đàm nhằm mang lại cái nhìn tổng thể về diễn biến tình hình tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, tầm quan trọng của việc xây dựng Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).


Hoàng Nhương-Hà Ngọc-Mạnh Tuân (TTXVN/Vietnam+) 14/01/2020 7


image013

Đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)


Ngày 13/1, tổ chức World Future TV đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Biển Đông: COC là công cụ để giải quyết xung đột” tại Kula Lumpur.


Ngoài ba diễn giả chính gồm Giáo sư Carly Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia, Nghiên cứu viên cao cấp, Giáo sư Bun Nagara thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Malaysia (ISIS), nhà nghiên cứu cao cấp Ang Chin Hup thuộc Viện Nghiên cứu Biển Malaysia (MIMA), tham dự hội thảo có đại diện Vụ Biển, Bộ Ngoại giao Malaysia, đại diện Văn phòng Thủ tướng, Hải quân Hoàng gia Malaysia, đại diện đại sứ quán các nước ASEAN, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp, Australia, New Zeanland, Liên minh châu Âu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia, nghiên cứu viên một số trường đại học tại Malayia cùng phóng viên nhiều hãng thông tấn, báo chí.


Trong phát biểu khai mạc, ban tổ chức nhấn mạnh tọa đàm nhằm mang lại cái nhìn tổng thể về diễn biến tình hình tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, tầm quan trọng của việc xây dựng Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).


Theo ban tổ chức, phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) trong vụ kiện của Phillipines giúp làm rõ cơ sở pháp lý cho giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, mang lại cho các nước ASEAN động lực trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình.


Trong phần trình bày của mình, giáo sư Carly Thayer, một trong những chuyên gia hàng đầu về Biển Đông, đã cung cấp những kiến thức tổng thể về Biển Đông, tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này và các luật biển quốc tế trong giải quyết tranh chấp, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).


Theo ông, Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược về cả địa chính trị, thương mại cũng như nguồn tài nguyên khổng lồ về dầu khí và nguồn cá. Khi điểm lại những diễn biến chính tại Biển Đông từ năm 1992 tới nay, chuyên gia đến từ đại học Quốc phòng Australia đánh giá cao việc các bên đã xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở BIển Đông (DOC), đồng thời ông cũng phản đối các hành vi gây phức tạp tình hình, leo thang căng thẳng của Trung Quốc, các hoạt động cải tạo, thay đổi hiện trạng tại Biển Đông.


Giáo sư Thayer nhận định Phán quyết PCA là sự diễn giải, áp dụng thực tiễn của UNCLOS 1982 và mang đầy đủ giá trị pháp lý, là một cơ sở quan trọng, giá trị trong giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Với nội dung phán quyết PCA, theo chuyên gia này, tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở lịch sử và pháp lý.


Về COC, chuyên gia đến từ đại học Quốc phòng Australia nhận định ASEAN sẽ là động lực thúc đẩy quá trình đàm phán bộ quy tắc ứng xử này, trong đó ASEAN cần tăng cường đoàn kết nội khối.


Trung Quốc và ASEAN cần tăng cường các biện pháp xây dựng niềm tin, thúc đẩy các biện pháp ngoại giao và xây dựng cơ chế giải quyết xung đột trên cơ sở luật pháp quốc tế cũng như tự kiềm chế, không gia tăng hành vi gây căng thẳng tại Biển Đông.


Việc xây dựng COC cần trên cơ sở luật pháp quốc tế, gồm UNCLOS 1982 và phán quyết PCA, trong đó Giáo sư Carly Thayer nhấn mạnh bản quy tắc ứng xử này cần phải được các quốc gia thông qua theo trình tự pháp lý của nước mình. Cùng với đó, ông khuyến nghị các nước ASEAN và Trung Quốc tiếp tục duy trì hợp tác giữa các cơ quan chấp pháp biển, nhất là duy trì đường dây nóng, thường xuyên trao đổi thông tin.


Giáo sư Bun Nagara, chuyên gia uy tín tại ISIS, cho rằng quá trình đàm phán, ký kết COC sẽ tiếp tục kéo dài, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung diễn biến phức tạp.


Theo chuyên gia này, COC cần chuẩn hóa cách ứng xử cho mọi tình huống, xác định nhận thức chung về tình hình, đưa ra tiêu chuẩn trong quá trình triển khai, giúp phân biệt các hành vi vô ý và các hành vi có chủ đích, đồng thời giúp giảm thiểu tối đa các mối nguy cơ xuất phát từ việc không có sự chia sẻ về nhận thức, quan điểm và hiểu nhau cũng như các biện pháp xây dựng lòng tin và lợi ích chung.


Chuyên gia Ang Chin Hup đã phân tích khía cạnh kinh tế trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Trong bài tham luận của mình tại tọa đàm, chuyên gia cao cấp này nhấn mạnh Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với khu vực mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại toàn cầu. Theo chuyên gia này, COC sẽ giúp thúc đẩy hòa bình, ổn định tại khu vực cũng như thúc đẩy giao thương và tăng trưởng kinh tế.


Trong phần tranh luận, nhiều đại biểu, khách mời cũng cho rằng để đạt được COC thì sự đồng thuận, đoàn kết nội khối trong ASEAN cần phải được tăng cường cũng như đánh giá cao vai trò và uy tín của Việt Nam, nước đang đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN 2020.


Cựu đô đốc Hải quân Hoàng gia Malaysia, Danyal Balagopal Abdullah, đã chia sẻ những hiểu biết và nhận định của mình về Biển Đông và COC. Ông cho rằng COC với tư cách là sự áp dụng về mặt pháp lý UNCLOS và Luật Biển quốc tế, là công cụ quan trọng giúp giảm thiểu căng thẳng, ổn định tình hình khu vực.


Ông nhấn mạnh việc đoàn kết và chia sẻ thông tin giữa các nước Đông Nam Á vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xây dựng COC./.


Hoàng Nhương-Hà Ngọc-Mạnh Tuân (TTXVN/Vietnam+)


image014

Nhà báo Lý Kiến Trúc trong chuyến đi 10 ngày đêm quan sát quần đảo Trường Sa vào tháng Tư năm 2014. Ảnh VH (*) Tựa lớn do VH đặt.


Hội thảo về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ được tổ chức tại Malaysia


Ông Kazi Mahmood, thành viên Ban tổ chức, khẳng định COC có vai trò quan trọng, tạo cơ hội cho ASEAN có tiếng nói trong những vụ việc liên quan đến an ninh tại những vùng biển có tranh chấp.


Hoàng Nhương (TTXVN/Vietnam+) 08/01/2020 19:32 GMT+7

image015

Giáo sư Carl Thayer là một trong ba diễn giả chính tại hội thảo. (Nguồn: Vietnam+)


Hội thảo về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với tiêu đề “Biển Đông: COC là công cụ để giải quyết xung đột” sẽ được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur vào ngày 13/1 tới.


Hãng tin Bernama ngày 8/1 dẫn lời ông Kazi Mahmood, thành viên Ban tổ chức, cho biết hội thảo nhằm cân nhắc, thảo luận về việc COC có thể trở thành công cụ đảm bảo hòa bình và an ninh cho các nước thành viên ASEAN như thế nào.


Theo ông Kazi, Biển Đông là một tuyến hàng hải giàu có về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lợi thủy sản.


Trong khi đó, COC là văn kiện bao hàm tất cả các lĩnh vực như an ninh, quyền sở hữu, khía cạnh luật pháp quốc tế, sự ổn định và việc khai thác kinh tế trong tương lai tại vùng biển này.


Ông khẳng định COC có vai trò quan trọng, tạo cơ hội cho ASEAN có tiếng nói trong những vụ việc liên quan đến an ninh tại những vùng biển có tranh chấp.


Theo Ban tổ chức, 3 diễn giả chính tại hội thảo gồm giáo sư Carl Thayer đến từ Đại học New South Wales (Australia), sẽ trình bày tham luận về COC; chuyên viên cao cấp Bunn Nagara của Viện Nghiên cứu quốc tế chiến lược (ISIS), sẽ phát biểu về chủ đề xung đột tại Biển Đông; và nhà nghiên cứu cấp cao Ang Chin Hup đến từ Viện hàng hải Malaysia với chủ đề tham luận liên quan đến khía cạnh kinh tế./.


Hoàng Nhương (TTXVN/Vietnam+)


Đông Nam Á sẽ chứng kiến nhiều biến động trong năm 2020


ASEAN và các nước thành viên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các cường quốc khác như Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và cả Liên minh châu Âu (EU) để phân tán rủi ro và đa dạng hóa đối tác.


Nguyễn Thúy (TTXVN/Vietnam+) 07/01/2020 13:31 GMT+7

image008

2020 sẽ là một năm nhiều cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)


Năm 2020, Đông Nam Á sẽ tiếp tục chứng kiến những biến động và biến số khó lường, bắt nguồn từ sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cũng như tình hình chính trị nội bộ của những nước này. Đây là nhận định của Tiến sỹ Hoàng Thị Hà, nhà nghiên cứu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore.


Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Singapore, Tiến sỹ Hoàng Thị Hà cho rằng những thay đổi và biến động về địa chính trị nêu trên đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội cho khu vực Đông Nam Á. Ví dụ, xu hướng dịch chuyển dòng thương mại từ Trung Quốc do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã tạo cơ hội cho các nền kinh tế ASEAN nâng cao năng lực sản xuất và thu hút đầu tư, tăng cường xuất khẩu sang cả hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.


Tiến sỹ Hoàng Thị Hà cho rằng trong nội bộ các nước Đông Nam Á, ưu tiên chính vẫn là chính trị nội bộ và tập trung phát triển kinh tế, thúc đẩy thương mại đầu tư, chú trọng bắt nhịp với Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Điều đó đòi hỏi nâng cao nội lực, đặc biệt là chất lượng hạ tầng, khung thể chế, nguồn nhân lực, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.


Về quan hệ đối ngoại, theo Tiến sỹ Hoàng Thị Hà, khu vực ASEAN sẽ cố gắng duy trì lập trường cân bằng với Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra, ASEAN và các nước thành viên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các cường quốc khác như Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và cả Liên minh châu Âu (EU) để phân tán rủi ro và đa dạng hóa đối tác. 


Tiến sỹ nhấn mạnh đến xu thế liên kết kinh tế khu vực trên bình diện rộng vẫn tiếp tục do nhu cầu thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa các nước trong khu vực. Tuy nhiên, xu hướng bảo hộ mậu dịch và cạnh tranh chiến lược vẫn tiếp tục là những nhân tố có thể gây hạn chế. 


Trong khi đó, đánh giá về những có hội và thách thức đối với riêng Việt Nam trong năm 2020 này, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á Choi Shing Kwok cho rằng đây là thời điểm các nước và các khu vực trên thế giới quan tâm đến Đông Nam Á.


Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, đây là lúc Việt Nam thể hiện khả năng của mình trong việc dẫn dắt ASEAN về mặt chính sách, là cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò lãnh đạo chiến lược, song cũng là một thách thức mà đất nước phải đối mặt.


Cụ thể, đề cập đến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ông Cho Shing Kwok nhấn mạnh đây là cơ hội để Việt Nam dẫn dắt ASEAN và cùng các nước thành viên khác nỗ lực thuyết phục Ấn Độ sớm gia nhập RCEP trở lại. Năm 2020, một vấn đề có ý nghĩa then chốt khác là công tác đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy đàm phán về COC. Chuyên gia này một lần nữa khẳng định đây là thách thức, song cũng là cơ hội đối với Việt Nam./.


Nguyễn Thúy (TTXVN/Vietnam+)
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15425)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 13100)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11696)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12691)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14252)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13625)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12892)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 17151)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14657)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17911)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14976)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16094)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14351)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"