Biển Đông trước các thách thức trong năm 2020

31 Tháng Mười Hai 20198:47 SA(Xem: 7999)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ TƯ 01 JAN 2020


Biển Đông trước các thách thức trong năm 2020


Ngô Minh Trí


31/12/2019 Thanh Niên


Sau những gì xảy ra trong năm 2019, trả lời phỏng vấn Thanh Niên mới đây, các chuyên gia quốc tế dự báo Biển Đông sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức trong năm sau.


image024

Tàu dân quân Trung Quốc bảo vệ vòng trong cho Hải Dương Địa chất 8 thực hiện khảo sát trái phép ở bãi Tư Chính - Phúc Tần của VN, tháng 10.2019 . Ảnh: Ngư dân cung cấp


Điểm lại tình hình 2019, ông James Kraska (giáo sư (GS) về luật hàng hải quốc tế - Đại học Hải chiến Mỹ), chỉ ra và dự báo: Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Có lẽ, sang năm sau thì các hành vi này sẽ tiếp diễn.


Trung Quốc đang sử dụng lực lượng dân quân biển để hình thành “vùng xám” nhằm lấn át để đẩy các bên ra khỏi khu vực. Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược này trong năm 2020


Ông Gregory B.Poling, Giám đốc AMTI


Bên cạnh đó, song hành cùng việc tiến hành các hành vi trên, GS Kraska nhận định: “Lâu nay, Bắc Kinh vẫn luôn theo đuổi chính sách “chia rẽ và chinh phục”. Bên cạnh đó, còn có chính sách kiểu “cây gậy và củ cà rốt” để áp đặt các nước khác và sẵn sàng trừng phạt bằng nhiều chiêu bài thông qua ngoại giao, quân sự và kinh tế”. Đây sẽ chính là những biện pháp mà Bắc Kinh theo đuổi nhằm đạt được mục tiêu.


Ảnh hưởng của Biển Đông với Indo-Pacific


Tình hình Biển Đông trong năm 2019 đã thúc đẩy các nước ưu tiên chính sách đối ngoại đối với khu vực liên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Điều đó thể hiện qua việc Nhật Bản có “Tầm nhìn Indo-Pacific tự do và rộng mở”, ASEAN có “Triển vọng Indo-Pacific”, Mỹ có “Chiến lược Indo-Pacific”, Úc cũng đưa ra khái niệm định hình Indo-Pacific.


Đó là vì hầu hết các nước đều lo ngại về hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông và dự đoán cách chiêu trò “lý lẽ của kẻ mạnh” sẽ được Bắc Kinh áp dụng như một lề lối mới cho trật tự khu vực, bất chấp luật pháp quốc tế. Bằng chứng là Trung Quốc đã không ngần ngại xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai khí tài quân sự ở các thực thể, bãi đá ngầm trên Biển Đông.


Bên cạnh đó, nhiều nước cũng lo ngại Trung Quốc sẽ thực thi các chính sách “mềm” nhằm phá vỡ quy tắc toàn cầu cũng như tại khu vực. Những chính sách “mềm” này có thể bao gồm cả việc tìm cách can thiệp để phá vỡ sự đồng thuận trong khối ASEAN, hoặc viện trợ tài chính gây ảnh hưởng nhằm vào một số nước liên quan tranh chấp.


Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung về cấu trúc an ninh ở Indo-Pacific, mà tâm điểm là Biển Đông, đang gây nhiều ảnh hưởng, các nước trong khu vực sẽ muốn mở rộng liên kết hơn với nhiều nước như Nhật, Úc, Ấn Độ...  PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada)


Tương tự, một đồng nghiệp của ông Kraska là GS James Holmes (thuộc Đại học Hải chiến Mỹ) cũng dự báo: năm 2020, Trung Quốc sẽ tiếp tục các hành vi xâm phạm chủ quyền như năm qua. Mục tiêu của Bắc Kinh làm nhằm “đặt sự đã rồi” để thiết lập chủ quyền phi pháp mà không cần dùng đến chiến tranh.


Theo GS Holmes, Trung Quốc có thể triển khai lực lượng vũ trang dưới nhiều hình thức hòng đạt thế độc quyền kiểm soát trong khu vực. Bởi thực tế các nước trong khu vực chưa có sự phối hợp đủ hiệu quả để ngăn cản hành vi của Trung Quốc.


Trung Quốc thúc đẩy COC theo hướng có lợi cho nước này


Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phù hợp với lợi ích của nước này, một bộ quy tắc mà không có tính ràng buộc pháp lý và loại trừ hoạt động quân sự của các nước bên ngoài khu vực, như Mỹ và Nhật Bản.


Tuy nhiên, ASEAN sẽ phản đối và tôi không nghĩ ASEAN sẽ chấp nhận phiên bản COC của phía Trung Quốc là nhằm giữ các nước bên ngoài tránh xa Biển Đông. Phía Trung Quốc sẽ thảo luận về tình hữu nghị và quan hệ đảng với Việt Nam vì họ muốn thuyết phục ASEAN chấp nhận phiên bản COC của họ. GS Leszek Buszynski (Đại học Quốc gia Úc)


Ngoài ra, phân tích thêm về những gì đã diễn ra, ông Gregory B.Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), nhận xét: “Năm 2019 đã cho chúng ta thấy các đảo nhân tạo của Trung Quốc được sử dụng nhằm mục đích gì trong chiến lược của nước này đối với Biển Đông. Cụ thể, những đảo nhân tạo này là “căn cứ” hỗ trợ để Bắc Kinh tiến hành những đợt triển khai lực lượng dân quân biển ở quy mô chưa từng có nhằm gây áp lực với các bên trong khu vực Biển Đông, đặc biệt ở những khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa. Đây cũng chính là lực lượng gây rối các tàu dân sự của Việt Nam”.


Bắc Kinh tiếp tục gây sức ép


 Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tuần tra “khẳng định chủ quyền” trong vùng biển mà các yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò - NV) chồng lấn với Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước ven bờ. Trong năm 2020, chúng ta có thể chứng kiến Trung Quốc tiếp tục ý đồ gây sức ép lên các nước ven Biển Đông dừng các hoạt động của những tàu thăm dò dầu khí nước ngoài.


Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng tốc hoàn thành COC vì các nước thành viên ASEAN còn ít thời gian đàm phán với Trung Quốc về những vấn đề tranh cãi như phạm vi địa lý, liệu COC sẽ có tính ràng buộc pháp lý hay không, các tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào và các thỏa thuận giải quyết tranh chấp sẽ được thực thị như thế nào và vai trò của bên thứ 3.


GS Carlyle A.Thayer (Học viện Quốc phòng Úc). Văn Khoa (thực hiện)


Trả lời phỏng vấn Thanh Niên khi Trung Quốc triển khai tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 08 xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông hồi giữa năm qua, GS Holmes đã chỉ ra được hậu thuẫn bằng lực lượng hải quân hùng hậu với nhiều cơ sở hạ tầng trên Biển Đông, lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đóng vai trò “tiên phong” quấy rối trong khu vực. Trong khi đó, lực lượng hải quân sẽ mang tính răn đe, sẵn sàng can thiệp hỗ trợ lực lượng dân quân biển.


Dự báo về hành vi của lực lượng này trong thời gian tới, ông Poling nhận định: “Trung Quốc đang sử dụng lực lượng dân quân biển để hình thành “vùng xám” nhằm lấn át để đẩy các bên ra khỏi khu vực. Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược này trong năm 2020”.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13252)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14414)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14061)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15638)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14663)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14539)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15274)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19505)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14260)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 17871)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13373)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13536)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13563)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13321)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)