Những hình ảnh gây phẫn nộ ở Gạc Ma

17 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 22270)

Những hình ảnh gây phẫn nộ ở Gạc Ma của Việt Nam

Thứ sáu, 14/03/2014, 17:08 (GMT+7)

(Hải chiến Trường Sa 1988) - Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà

Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đang sử dụng những hình ảnh này để tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử về Biển Đông, đầu độc nhận thức của người dân Trung Quốc và công luận quốc tế.

image020

Không ảnh của NASA chụp cụm Sinh Tồn, trong đó có đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam (khoanh đỏ).

image022

Ảnh vệ tinh của Google chụp đảo Gạc Ma và Cô Lin.

image023
Một thời gian ngắn sau khi tấn công chiếm đóng Gạc Ma vào tháng 3/1988, Trung Quốc đã đưa người và vật liệu xây dựng lên đảo nhằm thực hiện những bước đi đầu tiên trong kế hoạch thôn tính lâu dài. Bức ảnh đen trắng chụp đầu những năm 1990 này cho thấy một công trình quân sự của Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên hòn đảo còn thấm đẫm máu những người lính Việt Nam.

image024

Nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma năm 1992

image025

Bãi cọc của Trung Quốc tại đảo Gạc Ma.

image026

Tàu Trung Quốc cập bến nhà nổi phi pháp ở Gạc Ma.

image027

Quân đội Trung Quốc đóng quân trái phép trên đảo Gạc Ma.

image028

Hỏa lực phòng không của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma

image029

Kể từ năm 1992 trở đi, Trung Quốc đã có nhà nổi kiên cố trên đảo Gạc Ma.

image030

Đây không chỉ là nơi ở mà còn là nơi lính Trung Quốc lập trạm quan sát vùng biển xung quanh.

image031

Nhà nổi kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại đây là một phần trong âm mưu độc chiếm biển Đông.

image032

Một góc nhà nổi do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma.

image033

Một ảnh chụp gần đây cho thấy nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma vẫn tiếp tục được gia cố.

image034

Quân Trung Quốc tập bắn trên Đá Gạc Ma

image036

Lính Trung Quốc gác trước cửa nhà nổi trên Đá Gạc Ma, 3 tháng Trung Quốc đảo quân một lần

image037

Quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Đá Gạc Ma

image038

Lính Trung Quốc trên Đá Gạc Ma

image040

Toàn cảnh nhà nổi kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, một phần máu thịt thiêng liêng của đất mẹ Việt Nam đang tạm thời bị chia cách.

Đá Gạc Ma là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Đá này đánh dầu đầu mút phía tây nam của cụm, nằm cách đá Cô Lin hơn 3 km về phía đông nam thuộc chủ quyền Việt Nam, nằm trong huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa./

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

 

* Huy Đức: Nối Tiếp Những Nhịp Cầu

+++++++++++++++++++++

Huy Đức: Nối Tiếp Những Nhịp Cầu
Trước khi khởi động chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa, tôi liên hệ với bạn bè đang làm báo, đề nghị họ nên có chương trình tri ân gia đình những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh ở Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Hai tuần sau, các đồng nghiệp của tôi báo lại là Ban biên tập của họ không đồng ý. Lúc đấy, chúng tôi mới xúc tiến công tác chuẩn bị và ngày 7-1-2014, công bố Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa.
Chúng tôi hoan nghênh chương trình "Nghĩa Tình Hoàng Sa, Trường Sa" của Tổng Liên doàn Lao động Việt Nam (13-3-2014). Tháng 2-2014, sau khi cùng cựu binh Lê Hữu Thảo đi khảo sát hoàn cảnh của hơn hai mươi gia đình liệt sỹ Gạc Ma và cựu binh Gạc Ma, chúng tôi biết rằng, không một chương trình đơn lẻ nào có thể chia sẻ hết những mất mát của gia đình những người lính này. Hy vọng, Tổng Liên đoàn Lao động, với ảnh hưởng chính trị của mình có thể có được những khoản đóng góp lớn từ các doanh nghiệp lớn.
Chỉ mong, khi mà những người mẹ, người vợ Hoàng Sa, Gạc Ma còn phải ở trong những căn nhà nhỏ hẹp, thiếu thốn mọi bề, tiền bạc nên được ưu tiên dùng để chăm sóc những "tượng đài sống" này, thay vì xây dựng các tượng đài bằng đá.
Nhiều người băn khoăn khi ngôi đền mà Chương trình Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa định xây dựng chỉ để thờ vong linh 64 liệt sỹ Gạc Ma. Tôi biết Tổng Liên đoàn Lao động cũng đối diện với không ít khó khăn. Nhưng nên đình việc xây đền cho đến khi người Việt có thể thờ chung những vong hồn giữ biển. Nếu các gia đình liệt sỹ Hoàng Sa chỉ nhận được "những phần quà" trong khi tên tuổi các liệt sỹ Gạc Ma được đặt ở trong đền, chắc hẳn Chương trình sẽ làm chạnh lòng những đứa con côi và các bà quả phụ.
Thật buồn khi chiến tranh kết thúc đã 39 năm nhiều người vẫn phải "nhìn trước ngó sau" khi nhắc tới những gì liên quan tới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Nhưng chính vì điều đó mà chúng tôi khởi động chương trình này. Bởi, nếu hai bên lúc nào cũng có thể vui vầy, chúng ta không còn phải bắc "nhịp cầu" nào nữa.
Trong quá trình vận động, nhiều người đề nghị chúng tôi thêm vào tên của Chương trình hai chữ "Trường Sa" để tiện hơn cho họ trong việc tham gia. Nhưng chúng tôi vẫn giữ nguyên. Hoàng Sa là nơi duy nhất trước ngày 30-4-1975 người Việt đã không bắn vào nhau. Hoàng Sa là nơi người Việt đã chĩa súng đúng vào quân xâm lược. Hoàng Sa, với chúng tôi, không phải là một điểm đến mà là một điểm nối.
Chúng tôi không gọi chương trình của mình là nghĩa tình. Những ngôi nhà mà chúng tôi đang xây sẽ không đặt biển bảng nào. Chúng tôi quan niệm, đây là cơ hội để chúng ta tri ân những người lính đã hy sinh bảo vệ đất nước mình. Những người vợ ấy, những bà mẹ ấy không phải gánh trên vai "nợ tình"ai hết.
Từ cách đây 5 tuần, chúng tôi bắt đầu làm thủ tục để mua một căn hộ theo nguyện vọng của bà quả phụ Ngụy Văn Thà. Chúng tôi đang tiếp tục vận động để giúp bà quả phụ thiếu tá Nguyễn Thành Trí cải thiện chỗ ở. Người con trai mà bà Trí còn mang thai khi chồng ngã xuống ở Hoàng Sa sắp bước sang tuổi 40, dự định tháng 7 này sẽ lập gia đình. Căn hộ 40 mét vuông mà ba mẹ con bà đang sống sẽ càng trở nên chật chội. Chúng tôi cũng đang bắt đầu khởi động một nhịp cầu mới: Giúp cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo mua đất cất nhà.
Khi chúng tôi làm Chương trình này, việc tri ân những gia đình Hoàng Sa còn chưa được truyền thông nhà nước nói đến. Rất vui khi Tổng Liên đoàn Lao động, một "mắt xích" lớn trong hệ thống chính trị, đã đưa sự chú ý của báo chí chính thống tới những gia đình Việt Nam Cộng hòa.
Chắc chắn, Chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, TrườngSa" sẽ "phủ sóng" rộng hơn Chương trình của chúng tôi. Nhưng vấn đề không chỉ là vật chất. Lịch sử hơn nửa thế kỷ qua đã để lại trong lòng đất nước này muôn vàn góc khuất. Người Việt với nhau đang cần nối tiếp vô số những "nhịp cầu"./

03 Tháng Năm 2015(Xem: 13092)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14701)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18447)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17924)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 14963)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16984)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15585)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18019)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14743)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14368)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14738)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21625)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16347)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16520)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.