Ông Trọng đến Mỹ; Nếu Washington và Hanoi "OK tin lẫn nhau", chiến hạm và giàn khoan Mỹ sẽ kéo vào Tư Chính?

01 Tháng Mười 20197:08 SA(Xem: 16727)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ BA 01 OCT 2019


image001


Kỳ 1. Bãi Tư Chính: Nghĩ gì?


Ông Trọng đến Mỹ; Nếu Washington và Hanoi "OK tin lẫn nhau", chiến hạm và giàn khoan Mỹ sẽ kéo vào Tư Chính?


image002


Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA Online

01/10/2019


Kỳ 1


Bãi Tư Chính: Nghĩ gì?


Theo Wikipedia: Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông, cách đất liền Việt Nam 220 hải lý về phía đông nam và cách bãi Phúc Nguyên 30 hải lý về phía nam tây nam. Bãi này nằm gần lộ trình hàng hải quốc tế, cách lộ trình Hồng Kông - Singapore 60 hải lý về hướng đông nam. Bãi dài 63 km, rộng 11 km. Phần mặt bằng rạn quan sát được có diện tích 33,88 km². Nơi nông nhất nằm đầu mút phía bắc, có độ sâu 16 m.


Tọa độ: 7°31′45″B 109°44′40″Đ


WGS 84 7° 31′ 45″ N, 109° 44′ 40″ E
Geo URI 7.529167, 109.744444
Diện tích: Mặt bằng rạn quan sát được: 33,88 km²
Dài: 63 km (39,1 mi)
Rộng: 11 km (6,8 mi)
Đỉnh cao nhất: 16 m


1. Về phương diện Pháp lý và Chính trị


Ngay từ lời giáo đầu của bản Công ước, đã có những lời lẽ khó hiểu như sau: (nguyên văn) "Nhận thấy rằng, những sự kiện mới nảy sinh kể từ các Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển được nhóm họp tại Giơnevơ năm 1958 và năm 1960, đã làm tăng thêm sự cần thiết phải có một Công ước mới về luật biển có thể được mọi người chấp nhận;


Mong muốn phát triển bằng Công ước, các nguyên tắc trong Nghị quyết 2749 (XXV) ngày 17 tháng 12 năm 1970, trong đó Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đặc biệt trịnh trọng tuyên bố rằng khu vực đáy biển và đại dương, cũng như lòng đất dưới đáy các khu vực nằm ngoài giới hạn chung của loài người và việc thăm dò, khai thác khu vực này sẽ được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia;".


(Bản dịch tiếng Việt của Bộ Ngoại giao. Bản đánh máy do các cộng tác viên của Quỹ nghiên cứu Biển Đông (www.seasfoundation.org)


Mới đây, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đưa ra lời kêu gọi nằm trong tài liệu “khung hướng dẫn” mới cho chính sách ngoại giao của Malaysia, được ông Mohamad công bố hôm 18.9.2019, theo tờ South China Morning Post. “Về cơ bản, biển South China Sea nên là vùng biển của sự hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không có sự đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần về Vùng Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) (theo TN Online 19/9/2019).


1.1/ Giả sử CHIA LÀM HAI bãi Tư Chính có chiều dài 63km, rộng 11km, một nửa phía Đông-Bắc nằm trong vùng biển South Chian Sea, (báo Văn Hóa Online gọi là Vùng biển Quốc Tế Đông Nam Á); một nửa phía Tây-Nam nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam dựa theo Công Ước Liên Hiệp Quốc 1982 (UNCLOS).


(Xin nhắc lại, theo Văn Hóa Online Hoa Kỳ không tham gia và ký vào Công ước UNCLOS 1982 vì cho rằng hiệp ước này không có lợi cho Mỹ, một cách rõ ràng Hoa Kỳ không ký vào Công ước không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn các điều khoản, nhưng cũng có nghĩa công nhận một số điều khoản quy định về Biển của UNCLOS 1982. 


Năm 2002 ASEAN + China ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông gọi tắt là DOC, trong đó cam kết tuân thủ các nguyên tắc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982). Năm 2013, ASEAN + China khởi động đàm phán COC và thông qua thỏa thuận khung vào tháng 8/2017. Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) ở Singapore đầu tháng 8/2018, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được dự thảo mà Vương Nghị gọi là văn bản duy nhất và cuối cùng về COC.


Điều đó cho thấy con đường của UNCLOS 1982 dẫn đến DOC và COC, đều có lợi cho Trung Quốc. Có thể nói DOC lẫn COC đều là "cái đuôi bổ sung cho sự thiếu sót" của UNCLOS 1982.  Bắc Kinh quyết tâm đẻ ra để "bắt nạt" các nước nhỏ ven biển chạy theo ý muốn của họ, nhằm độc quyền chiếm hữu, xác lập chủ quyền lịch sử vùng biển South China Sea trong lúc thế giới phản đối, đặc biệt là Hoa Kỳ, quốc gia đã hiện diện ở vùng biển này trên 70 năm.


Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 ở The Hague, Hà Lan tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý cũng như Trung Quốc không có “quyền lịch sử” với các vùng biểnSouth China Sea.


Tuy nhiên, trong các điều khoản của UNCLOS 1982 có điều khoản công nhận vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia ven biển tính từ đường cơ sở ra ngoài khơi xa có chiều rộng lãnh hải là 200 hải lý (370km), và Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý (648km).


2.1/  Trả lời phỏng vấn của Phóng viên Tina Hà Giang BBC 18/7/2019, Gs Carl Thayer nói: "những gì đã thực sự diễn ra ở Biển Đông kể từ ngày 3/7/2019 khi một tàu khảo sát của Trung Quốc bắt đầu hoạt động và làm rõ liệu hoạt động này có diễn ra trong Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) hay không.  Theo UNCLOS, Trung Quốc không thể thực hiện các khảo sát thủy văn tại EEZ Việt Nam mà không có sự cho phép trước của nước này.


Để duy trì các quyền của mình theo UNCLOS. Ngày 19/7/2019 (tức là sau 16 ngày, sau khi HD8 kéo đến khảo sát thực địa ở bãi Tư Chính); trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 08 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực”.


Điểm chú ý là Việt Nam không nêu rõ đích danh địa điểm, khu vực, tọa độ nào mà tàu Hải Dương Địa chất 8 (HD8) đã dừng chân khảo sát. Trong lúc đó:


3.1/  Trung Quốc đã chỉ trích Việt Nam “vi phạm nghiêm trọng” các quyền và lợi ích của Trung Quốc với việc khoan thăm dò dầu khí trong vùng biển quanh Bãi Vạn An (Việt Nam gọi là bãi Tư Chính ( tiếng Anh: Vanguard Bank) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, và kêu gọi Việt Nam “ngừng ngay” các hoạt động này. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng nói “Các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc ở Nam Hải là hợp pháp, đứng đắn và không thể bị khiển trách" (!). Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng yêu cầu Việt Nam phải “ngay lập tức chấm dứt” các hoạt động thăm dò dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính. (VOA 21, 25/9/19 Viễn Đông).


Hai câu trả lời báo chí của hai phát ngôn viên nói về vị trí hoạt động của HD8 khác nhau: Bà Lê Thu Hằng nói: "nhóm tàu khảo sát Hải Dương 08 đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông "; Ông Cảnh Sảng nói "yêu cầu Việt Nam phải “ngay lập tức chấm dứt” các hoạt động thăm dò dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính".


Khu vực phía Nam Biển Đông là diện rộng, tại Bãi Tư Chính là điểm nhấn.


4.1/  Theo Văn Hóa Online, trên thực tế, Hải Dương Địa chất 8 đã hoàn thành 3 lần việc thăm dò tầng địa chất giữa lòng biển và truy tầm mỏ dầu khí dưới lòng biển ở mỏm phía Bắc bãi Tư Chính, đó vùng biển nằm trong Vùng tiếp giáp rộng 24 hải lý theo UNCLOS 1982 Điều 33. Lập luận của Cảnh Sảng nói rằng Bắc Kinh đang hoạt động "hợp pháp", "đứng đắn" và hoạt động này nói theo phát biểu của Gs Carl Thayer: "Theo UNCLOS, Trung Quốc không thể thực hiện các khảo sát thủy văn tại EEZ Việt Nam mà không có sự cho phép trước của nước này".


5.1/  Tuy nhiên, cũng theo UNCLOS quyền đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam đối với tọa độ và diện tích bãi Tư Chính (°31′45″B 109°44′40″Đ / 63 mét ngang, 11 mét rộng), vùng tiếp giáp 24 hải lý ở bãi Tư Chính vẫn còn thuộc quyền tài phán của Việt Nam.


Và đây chính là mấu chốt của vấn đề bãi Tư Chính.


Và đây cũng là cốt lõi của yếu tố Pháp lý và Chính trị trong bàn cờ lớn Tư Chính.


Người ta nghi ngờ ván cờ lớn này do bộ sậu Bắc Kinh - Hà Nội dàn dựng. Đối tượng chính là nước lớn đã chen chân vào vì quyền lợi của cộng đồng quốc tế.


Nước cờ táo bạo này cũng xác định một lần nữa sự hiện hữu của lưỡi bò 9 đoạn gẫy khúc "đối đáp" lại phán quyết của Tòa trọng tài thường trực PCA La Hayer ngày 12/7/2016.


6.1/ Xin nhắc lại, sự vụ bãi Tư Chính (kín như bưng) nếu không nổ ra từ một thông tin đăng tải trên Twitter của ông Ryan Martison thuộc Đại học Quân sự Hải quân Hoa Kỳ - US Naval War College. Nổ ra có nghĩa là phát giác, ai phát giác: Mỹ.


 - thứ nhất, từ ngày 18/6/19 Ryan Martinson đã phát hiện ra tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nặng ký hiệu 35111 của Trung Quốc neo đậu cách Bãi Tư Chính 40 dặm về phía tây. Ngày12/7/2019, tàu này có di chuyển đến Bãi Chữ Thập và đã quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính;


- thứ hai, từ ngày 03/7/2019 đến 17/7/2019, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 thuộc quyền quản lý và sử dụng của chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần với khu vực Bãi Tư Chính - Vũng Mây;


- thứ ba, ngày 18/7/2019, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói hành động thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc ở Biển Đông "gửi một thông điệp đe dọa tới Hoa Kỳ".


- thứ tư, ngày 19/7/2019, các thông tin trên sau đó đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thu Hằng khẳng định hôm 19/7/2019. (Phạm Ngọc Minh Trang/BBC 22/7/2019)


- thứ năm, ngày 23/7/2019, trả lời trong cuộc họp báo qua điện thoại ngày 23/7/2019, Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ (USCG), Đô đốc Karl L. Schultz từ chối bình luận về khả năng lực lượng tuần duyên Mỹ có hành động trong tương lai nhằm đối phó hiểu hành xử ngang ngược này (HD 8 ở bãi Tư Chính). Ông cho biết vấn đề này thuộc phạm vi trả lời của Hạm đội 7 và Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vốn chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của USCG tại khu vực. (Zing 23/7/2019).


7.1/  Có nhiều lập luận tư vấn cho Việt Nam rằng VN có thể kiện Trung Quốc ra tòa thường trực PCA La Hay về đường lưỡi bò và sự xâm phạm thô bạo thẩm quyền tài phán ở thềm lục địa Việt Nam. Các lập luận này quên mất yếu tố Vùng tiếp giáp 24 hải lý ở bãi Tư Chính, vùng tiếp giáp này "giáp" với đường lưỡi bò gẫy khúc,  tọa độ các tàu hải cảnh  của Trung Quốc neo đậu cách Bãi Tư Chính 40 dặm về phía tây, và tình hình thực tế ở vùng biển Tây năm 2016, Philippines đã kiện lưỡi bò Trung Quốc liếm hẳn vào lãnh thổ của họ, liếm rất sâu vào bãi cạn nổi Scarborough cách đảo lớn Luzon 135 hải lý và bãi đá ngầm Vành Khăn (Mischief Reef) cách đảo Palawan 1345 hải lý.


8.1/  Lại có lập luận "Đồng chí" Việt Nam không thể kiện "đồng chí" Trung Quốc vì đã "giao thiệp" với Bắc Kinh rồi, vì nếu khởi kiện, Việt Nam đã chấp nhận sự hiện hữu của đường lưỡi bò 9 đoạn, trong lúc:


La Hay, 12 tháng 7 năm 2016


Toà Trọng tài ban hành phán quyết


Quyền lịch sử và Đường 9 đoạn: Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước.


Vì vậy, Tòa kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.


9.1/  Truyền thông trong nước loan tin chiến hạm tối tân nhất của Việt Nam là HQ-016 là một trong 4 tàu hộ vệ mang tên lửa thuộc lớp Gepard 3.9 đã đến "đối đầu", hoặc VN đã âm thầm "đối đầu cả tuần" trước khi nổ ra vụ Tư Chính, hoặc Việt Nam đã “quân sự hóa” vụ đối đầu với Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, sau hơn một tháng các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư nhỏ hơn của Việt Nam phải đối phó với đội tàu hải cảnh hiện đại của Trung Quốc, thế nhưng không có viên đạn nào bắn ra từ pháo hạm hai bên!


Từ ngữ "đối đầu" trong vụ bãi Tư Chính khiến người ta liên tưởng tới "đối tác chiến lược" với Bắc Kinh, ngược với chủ trương "đối tác toàn diện" với Hoa Kỳ, "đối trọng" lại âm mưu quốc tế hóa South China Sea, phá tung đường lưỡi bò 9 đoạn và nhóm COC.


10.1/Trong các số báo trước, bổn báo Văn Hóa Online đã từng vẽ hải đồ (báo động) Trung Quốc sẽ xây dựng một hỏa điểm ở phía cực nam của quần đảo Trường Sa nằm ở đầu lưỡi đường chữ U 9 đoạn; thế nhưng rút kinh nghiệm bồi đắp lộ liễu ở 7 đảo nhân tạo (đã bị lung lay bởi sức mạnh FONOPs), âm mưu xâm lược của Trung Quốc không dùng chiến dịch bồi đắp đảo nhân tạo mà bằng kế hoạch kinh tế chính trị gác tranh chấp cùng khai thác, tiêu điểm đầu tiên là khu vực dầu mỏ ở bãi Tư Chính. Kế hoạch này vừa xác định tọa độ phía Nam vành đai lửa chữ U, vừa có lợi nhuận, vừa có tầm nhìn quân sự về phương Nam. 


11.1/ Việt Nam có thể đảo ngược thế cờ ở bãi Tư Chính được không? Câu trả lời là được, một khi ông Chủ tịch nước Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ "tạo được niềm tin giữa Washington-Hanoi", Chiến hạm và giàn khoan Mỹ sẽ kéo vào bãi Tư Chính.


image003

Đường lưỡi bò 9 đoạn gẫy khúc sẽ không nối liền các đoạn vào nhau mà thay vào đó là "vòng tròn uyển chuyển thò ra thụt vào tùy thời tùy thế mà liếm". VĂN HÓA MAP minh họa dựa theo Reference Beckman 2011. CIL-NUS.


2/ Về phương diện kinh tế


Hoạt động khai thác của Mỹ, Nga và Nhật ở các mỏ dầu khí trong vùng EEZ/VN


Theo Điều 60 UNCLOS 1982 bãi ngầm Tư Chính (tiếng TQ Vạn An than, tiếng Anh Vanguard Bank) không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, do Vạn An than cách đảo Hải Nam 650 hải lý, và dù Tư Chính thuộc lãnh thổ VN nhưng chỉ là một bãi đá ngầm chìm dưới nước không hưởng được lãnh hải 12 hải lý lẫn đặc quyền kinh tế.


Vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia ven biển khu vực Đông Nam Á như Trung Quốc (đảo Hải Nam), Việt Nam (đảo Côn Sơn), Philippines (đảo Palawan), Indonesia (đảo Natuna tên đầy đủ là Natuna Besar, Đài Loan (bản thân là đảo), Malaysia, Brunei (không có đảo nào hiện diện nhưng thể hiện bãi Vũng Mây trong bản đồ về thềm lục địa mở rộng của họ).


Gần như chung quanh khu vực biển bãi Tư Chính ngầm chứa trữ lượng dầu khí lớn, có độ sâu từ 1000m - 3000m. Độ sâu này không khó khăn đối với các giàn khoan hiện đại của Nga và Tàu lẫn Mỹ và Nhật. Hiện đã có các công ty Nga và Nhật đang khai thác quanh khu vực này. Nguồn dự trữ năng lượng ở viền ngoài thềm lục địa Việt Nam (mép rìa lục địa vùng Biển Quốc Tế Đông Nam Á) còn trong tình trạng nguyên sơ, nó là tham vọng kinh tế to lớn của nhiều quốc gia đang có quyền lợi qua lại vùng biển chung này như lời tuyến bố của Thủ tướng Ấn Độ Modi: South China Sea là vùng biển chung không của riêng ai;


image004

9 lô dầu khí của Việt Nam sát rìa đường lưỡi bò 9 đoạn gẫy khúc.


- Văn Hóa Online ngày 17/01/2017, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ( PVN ) đã cùng với Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã ký với tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil hai văn bản : thỏa thuận khung phát triển dự án khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh và thỏa thuận khung hợp đồng bán khí của mỏ này.


Mỏ khí Cá Voi Xanh là dự án khí lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay ký với tập đoàn công ty ExxonMobil. Mỏ này nằm cách bờ biển tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam, khoảng 80 km, với trữ lượng được ước tính khoảng 150 tỷ mét khối khí. Mục tiêu mà dự án đề ra là sẽ đạt dòng khí đầu tiên vào năm 2023 để cung cấp cho miền Trung Việt Nam. Thỏa thuận nói trên được ký kết đúng vào lúc ông John Kerry đang viếng thăm Việt Nam lần cuối trong cương vị ngoại trưởng Mỹ.


image005

Mỏ khí Cá Voi Xanh thuộc hải giới tỉnh Quảng Nam nằm trong thềm lục địa VN thuộc quyền đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý. VĂN HÓA MAP


image006


- Theo Trọng Nghĩa RFI 17/5/2018, Rosneft Nga khai thác dầu khí.  Không đầy hai hôm sau khi loan báo việc bắt đầu khoan dầu khí tại một khu vực ở Biển Đông, ngoài khơi miền Nam Việt Nam, tập đoàn dầu khí Nga Rosneft hôm 17/05/2018 đã lên tiếng khẳng định rằng nơi họ được phép khai thác hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam.


Ngày 15/05/18, tập đoàn dầu khí Rosneft Nga loan báo là chi nhánh của họ tại Việt Nam đã bắt đầu việc khoan dò ở mỏ Lan Đỏ, thuộc lô 6.1 trên Biển Đông, ngoài khơi Vũng Tàu, cách bờ biển 230 hải lý. Giàn khoan Hakyryu-5 của Rosneft đã đến khu vực khoan hôm từ ngày 06/05/18 và cho đến hôm qua 16/05, vẫn ở trong lô khai thác.


Hãng Reuters tiết lộ rằng Rosneft Nga đang lo ngại là hoạt động của họ ở Biển Đông sẽ chọc giận Trung Quốc. Điều khiến Rosneft lo ngại, theo Reuters, là việc công ty tư vấn và nghiên cứu năng lương Wood Mackenzie cho rằng lô dầu khí này nằm bên trong đường 9 đoạn mà Trung Quốc dùng để đòi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông. Bản đồ khu vực cho thấy là nơi khai thác nằm sâu 53 hải lý (85km) bên trong vùng tranh chấp.


Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bản thông cáo công bố tại Mátxcơva, tập đoàn dầu khí Nga Rosneft, mà chi nhánh tại Việt Nam vừa bắt đầu công việc khoan dầu ở Biển Đông, đã nói rõ: “Khu vực thuộc Biển Đông mà Rosneft được giấy phép khai thác nằm bên trong vùng lãnh hải của Việt Nam…"


Tập đoàn Nga khẳng định là chỉ tiến hành các hoạt động “trên thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp hoàn toàn với nghĩa vụ quy định trong giấy phép hoạt động và trên tinh thần tôn trọng luật lệ của Việt Nam.”


- Theo BBC 25/8/2018, Vị trí hoạt động mới nhất của Rosneft (tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga) là trong Lô 06.01, thuộc dự án mỏ khí Lan Đỏ và nằm trong Bể Nam Côn Sơn.


Theo bản đồ khai thác dầu khí chính thức của PetroVietnam, thì Lô 06.1 nằm gần với bờ biển Việt Nam hơn so với các lô 07.03 và 136.03, những nơi đối tác khác của PetroVietnam đã phải dừng hoạt động thăm dò, khai thác hồi tháng 3/2018 và 7/2017 do sức ép từ phía Bắc Kinh.


Khu vực khai thác dầu khí trên có vai trò rất quan trọng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.


PetroVietnam đóng góp 20% tổng GDP của Việt Nam, và 30% tổng ngân sách cả nước trong thời gian từ 1986 đến 2009, Reuters nói.


Trong vòng 30 năm, từ 1987 đến 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 355 triệu tấn dầu thô, thu về 145 tỷ đô la Mỹ, trang tin VietnamNet dẫn nguồn báo cáo của PetroVietnam.


image007


-  Theo Nguyễn Quang Dy, Theo nguồn tin dầu khí, Việt Nam đã hợp tác với Sumitomo và Idemitsu (Nhật Bản) để khai thác dầu khí tại Mỏ Sao Vàng-Đại Nguyệt (lô 05-1b và 05-1c) tại bể Nam Côn Sơn của Việt Nam.


- Theo BBC 3 tháng 8 2018, Nhật Bản khai thác khí ở Biển Đông. Công ty dầu khí quốc gia Việt Nam PetroVietnam cho biết vừa ký một thỏa thuận với hai công ty bán khí đốt của Nhật Bản để khai thác dầu khí ở hai lô Lô 05-1b và 05-1c nằm ngoài đường 9 đoạn. Phiên bản mới hơn sẽ có thấy hai lô 05-1b và 05-1c nằm trong vùng 9 đoạn. Mỏ khí Sao Vàng-Đại Nguyệt nằm ở Lô 05-1b và 05-1c cách 300km về phía Đông Nam bờ biển của Việt Nam.


 image008

 Bản quyền hình ảnh Bill Hayton Twitter/PVN Image caption Bản đồ phân lô dầu khí của PVN.


-  Theo chuyên gia Nguyễn Lê Minh: Theo bản đồ khai thác dầu khí chính thức của PetroVietnam, thì Lô 06.1 nằm gần với bờ biển Việt Nam hơn so với các lô 07.03 và 136.03, những nơi đối tác khác của PetroVietnam đã phải dừng hoạt động thăm dò, khai thác hồi tháng 3/2018 và 7/2017 do sức ép từ phía Bắc Kinh.


Hồi tháng Ba, PetroVietnam yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng dự án Cá Rồng Đỏ nằm trong Lô 07.03, khiến Repsol và các đối tác thiệt hại ước tính khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án.


Lô 07.03 nằm ngay cạnh Lô 136.03, nơi mà cũng Repsol bị chính phủ Việt Nam yêu cầu ngưng hoạt động khoan thăm dò hồi tháng Bảy năm ngoái.


Lô 136.03 là nơi PetroVietnam cho Talisman-Việt Nam, công ty con của Repsol thuê.


Trước đó, vào cuối 2017, đầu 2018, Việt Nam đã phải cho tạm dừng dự án khai thác dầu của Công ty Repsol, Tây Ban Nha ở khu vực Cá Ròng Đỏ và mới đây vừa chấm dứt hẳn, dưới sức ép của Trung Quốc.


"Mỏ Cá Rồng Đỏ nằm ở khu vực Nam Côn Sơn xa bờ, thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Trong khi Cá Voi Xanh chỉ cách bờ 90km, nằm sâu trong EEZ, và nằm rất xa Đường Chín Đoạn do Trung Quốc tự nghĩ ra." . "Ít ra thì thời điểm hiện tại việc này không phải do vấn đề sức ép. Còn về sau nếu ExxonMobil rút đi và chính phủ Việt Nam muốn thay thế vào đó bằng Rosneft của Nga thì vấn đề lại khác, do Nga và Trung Quốc có nhiều ràng buộc về kinh tế và chính trị. Rosneft hiện là tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga, trong khi Trung Quốc có 9% cổ phần trong tập đoàn Rosneft nên chắc chắn có tiềm lực kinh tế ở đó". (BBC)


image009

Bản đồ dầu khí VN 12/2016. Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017.


- Theo chuyên gia Hoàng Tuấn Minh: Năm 1992, Trung Quốc đã ra giấy phép cho phép thăm dò dầu khí ở  bãi Vạn An quốc tế gọi là Vanguard Bank (tức là Bãi Tư Chính) thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tranh giành tài nguyên ở một vùng biển cách bờ biển của họ xa như vậy. Dù nó nằm cách bờ biển Trung Quốc hơn 650 hải lý (khoảng 1200 km) và chỉ cách Việt Nam 200 hải lý. Khi tàu Trung Quốc tìm cách khảo sát khu vực hồi năm 1994, Việt Nam đã đưa tàu hải quân ra ngăn chặn. Rồi khi Việt Nam đưa giàn khoan ra nơi này, đến lượt Trung Quốc tìm cách ngăn trở. Cả hai bên đều chưa khai thác gì được ở đây.



Hồi năm 1996, công ty Benton Oil and Gas, tiền thân của Harvest Natural Resources của Mỹ, đã mua lại quyền thăm dò lô “Vạn An” với giá 15 triệu USD. Harvest không bao giờ có thể triển khai khai thác lô này. Do thuộc chủ quyền của mình nên Việt Nam cũng đặt mục tiêu thăm dò khai thác của lô này và trao quyền cho công ty Talisman của Canada và ExxonMobil của Mỹ.


Tháng 5/2011 Trung Quốc đã cho một đội tàu cá ra ngăn trở và cắt cáp một tàu thăm dò địa chất của Talisman đang hoạt động trong khu vực. Tuy nhiên, Talisman - ExxonMobil vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp bị quấy nhiễu và hiện đang khoan ở lô 136/03.


Tháng 7/2014 Brightoil, một công ty niêm yết tại Hồng Kông có nhiều quan hệ với giới lãnh dạo chính trị cao cấp ở lục địa, mua quyền khai thác đối 2,5 triệu hecta đáy biển từ công ty Harvest Natural Resources với giá chỉ 3 triệu USD.


Cuối tháng 10/2014, tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc được bốn tàu khác hộ tống đã thám sát địa chất ở lô này trong vòng hai tuần lễ.


Sau nhiều năm trời Talisman – Exxon Mobil vẫn kiên trì khảo sát địa hình, khoan thăm dò dầu khí và cuối cùng đã phát hiện có dầu ở phía nam Lô 136/03 thuộc khu vực Tư Chính Vũng Mây.


 image010


Lô 136/03 trên bản đồ phân lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN. Theo bản đồ này, lưỡi bò 9 đoạn đã liếm phần phía Bắc của bãi Tư Chính chứ không liếm hoàn toàn.


3/ Về phương diện quân sự


A.


Bãi Tư Chính là cái mũi ngửi về phương Nam của hệ thống hỏa lực liên hoàn 7 đảo nhân tạo/căn cứ quân sự do Tập Cận Bình xây dựng từ năm 2013, bãi Tư Chính rất gần với căn cứ lớn Chữ Thập hiện nay đã có sân bay dài 3km, có quân cảng sâu cho tầu ngầm và chiến hạm, có hậu cứ tiếp vận dồi dào và các khí tài rada bảo vệ không gian, v,v ...


Nếu nhìn bãi chìm Tư Chính từ đảo Trường Sa hay Đá Lát nó nằm ở phía tây-nam, nhưng nếu nhìn từ Côn Đảo, nó nằm ở phía đông-bắc, theo truyền thông phổ biến nó cách Côn Đảo 160 hải lý. Theo Văn Hóa Online, Tư Chính cách Côn Đảo 160 hải lý nếu tính từ mỏm Nam của nó, cách 194 hải lý nếu tính từ mỏm Bắc của nó.


Vũng Tàu và Sàigon nằm trong cự ly đường kính tầm bắn của tên lửa; quan trọng hơn cả, Tư Chính tuy là bãi chìm nhưng vị trí của nó khá gần căn cứ hải quân Changi Singapore, nơi "thường trú" của HKMH Mỹ, là con đường của HKMH ngang qua đi vào Trường Sa, nơi các nhà giàn DK của VN dựng chân vững chắc quan sát. Nếu bãi đá chìm Tư Chính trở thành một cứ điểm nhân tạo nổi có khả năng trở thành một căn cứ quân sự, tọa độ này là tiền đồn canh gác Changi Singapore, bảo vệ hậu cứ Chữ Thập.


image011

Vị trí chiến lược của bãi Tư Chính nằm về phía cực Nam quần đảo Trường Sa (Spratly Islands). Bãi Tư Chính là một cấu trúc riêng biệt không thuộc vào địa lý quần đảo Trường Sa. Tư Chính khá gần căn cứ hải quân Changi Singapore.


image012

Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) tọa độ cực kỳ quan trọng nằm giữa tuyến đường từ Singapore đi qua Trường Sa (Spratly Islands), nơi các chiến hạm và HKMH Hoa Kỳ phát xuất từ Changi Singapore qua lại tuần tra. 


image001

Vị trí bãi Tư Chính (Vanguard Bank) tọa độ: 7°3145B 109°4440Đ


image013

Vị trí chiến lược của bãi san hô Tư Chính so với Côn Sơn, Vũng Tàu, Sàigon. VĂN HÓA MAP.

 

Theo UNCLOS 1982 Điều 33:Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.


Nếu đường cơ sở tính từ đảo Côn Sơn ra tới mỏm Bắc của bãi Tư Chính, Việt Nam có chiều rộng lãnh hải là 194 hải lý (EEZ/VN); như vậy Vùng tiếp giáp phải được tính từ mỏm Bắc ra ngoài xa thêm 24 hải lý, Vùng tiếp giáp này tạm cho là "giáp" với đường lưỡi bò chữ U; tuy nhiên, chưa thể biết nó rơi vào đoạn thứ mấy trong 9 đọan hay rơi vào vùng "thò thụt" không có đoạn gạch nào.


Về mặt quân sự, bãi Tư Chính hiện trạng là một dải san hô ngầm dưới mặt biển, đỉnh nông nhất của nó khoảng 16 mét và cách 200 hải lý rất gần với Côn Sơn, Vũng Tàu, không như 7 đảo nhân tạo cách đất liền Việt Nam từ 500 - 600 hải lý. Trung Quốc muốn điều tàu công binh phun cát nạo vét bồi đắp bãi Vạn An thanh thành đảo nhân tạo họ phải tập trung lực lượng công binh ở đảo Chữ Thập khoảng cách rất gần Tư Chính. Việc này đối với nước ỷ là lớn, quen thói ngang ngược không có gì gọi là khó. Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp 7 đảo nhân tạo trung tâm quần đảo Trường Sa, ai cản?


image014

7 đảo nhân tạo do Trung cộng ngang nhiên bồi đắp ở trung tâm quần đảo Trường Sa ( màu đỏ).


image015


Từ trái: Sự thiếu sót hay sai lầm của bản đồ 1 (CIA) vẽ lưỡi bò liền lạc chiếm 85% diện tích Biển Quốc Tế Đông Nam Á; bản đồ 2 (CIA) vẽ lưỡi bò 9 đoạn đứt quãng; bản đồ 3 do Văn Hóa Online vẽ dựa theo Reference Beckman 2011. CIL-NUS không những lưỡi bò liếm 85% diện tích mà còn thò ra thụt vào những khu vực biển-đảo-đá-bãi cần thiết, biến động theo thời cuộc. Bãi Tư Chính có nằm trong trường hợp này không và nó rơi vào vòng tròn thò thụt nào?

image016

Vị trí của bãi Tư Chính/Nam Côn Sơn so với các đảo trên Biển Đông. (Nguồn: thanhnien.vn). Theo như đồ họa trên, bãi Tư Chính đã nằm lọt thỏm hoàn toàn trong lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc. Nguồn ảnh trích trong Tạp Chí của Ban tuyên giáo Trung ương / bài viết của Ts Trần Công Trục số ra ngày 14/8/2019.


image017


Bản đồ của UNCLOS và CIA cho thấy đường lưỡi bò chiếm 85% diện tích biển South China Sea. Phía bên trên biển Tây Philippines,lưỡi bò liếm toàn thể bãi cạn cấu trúc nổi Scarborough, Bắc Kinh chiếm năm 2012 cách Luzon 135 hải lý (230km). Phía dưới biển Tây Philippines, Bắc Kinh chiếm hoàn toàn bãi đá Vành Khăn là cấu trúc chìm dưới mặt biển năm 2012, cách đảo Palawan 135 hải lý. Hai bãi cạn bãi đá này nằm trong quyền đặc quyền kinh tế EEZ của Philippines. Hoa Kỳ đã phản ứng kịch liệt việc TQ chiếm bãi cạn Scarborough vì vị trí trọng yếu, áp lực quan sát của nó khống chế tuyến hàng hải quốc tế đi qua eo biển Cao Hùng Đài Loan.


B.


Về vùng biển EEZ, vùng biển South Chiana Sea và vùng Biển Quốc Tế Đông Nam Á:


a/ Thâm ý của Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch và Trung cộng Mao Trạch Đông gọi vùng biển phía Nam nước họ là biển Nam Trung Hoa (South China Sea), rồi sau này từ những năm 1948, 1949, 1953 họ tự vẽ ra cái gọi là đường chủ quyền lịch sử chữ U, từ 11 đoạn bỏ bớt đi 2 đoạn ở Vịnh Bắc Việt còn lại 9 đoạn gẫy khúc. Cần lưu ý theo như truyền thông quốc tế phổ biến, lưỡi bò 9 đoạn gẫy khúc chiếm khoảng 85% diện tích biển; ít ai để ý đến vì sao Trung cộng vẽ 9 đoạn gẫy khúc để hở 8 khúc. (Tác giả đã trình bày ở trên).


b/ Như vậy, 15% còn lại là các vùng biển EEZ của các nước ven biển. 


c/ Trải qua nhiều vụ tranh chấp và hơn 70 năm Hoa Kỳ hiện diện ở vùng biển nam Trung Hoa, gần đây, các tướng lĩnh hải quân và các nhà chính trị ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng gọi vùng biển South China Sea là Vùng Biển Quốc Tế. Cho phù hợp khu vực địa lý biển cả nam châu Á Thái bình dương, báo Văn Hóa Online đề xuất gọi là vùng Vùng Biển Quốc Tế Đông Nam Á.


d/ Tất cả các cuộc thảo luận đưa ra các giải pháp về Vùng Biển Quốc Tế Đông Nam Á cần có sự hiện diện của Quốc tế và khối ASEAN. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng biển South China Sea là biển chung không của riêng ai, đề xuất của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad gọi vùng biển South China Sea là Vùng Hòa bình, Tự do và Trung lập không phải là không có ý nghĩa trong thời điểm gay cấn này.


Nếu tầng địa chất ở bãi đá Tư Chính và bãi Vũng Mây cứng chắc và có độ sâu có thể bồi đắp thành đảo nhân tạo (như 7 đảo ở trung tâm quần đảo Trường Sa), rất có khả năng Bắc Kinh sẽ huy động công binh bồi đắp (độ sâu ở bãi Tư Chính có chỗ chỉ cách mặt biển 16-20m). Tiền đồn hải cứ Vạn An sẽ là con mắt tiền phương ở cực nam Trường Sa nhòm ngó trực tiếp vùng biển lãnh thổ biển - đảo của Indonesia, Malaysia và Brunei, là cứ điểm yết hầu quan sát con đường hàng hải quốc tế từ Singapore đi đến Cao Hùng vượt ra nam Thái Bình Dương.


C.


Trung Quốc đã không chọn bãi Cảnh Dương, bãi Phúc Tần, bãi Huyền Trân, bãi Quế Đường, bãi Vũng Mây làm cứ điểm quân sự do vị trí bất lợi và chưa phát hiện ra trữ lượng dầu khí dồi dào, vả lại, các bãi này nằm sâu trong đường lưỡi bò 9 đoạn. Bãi Tư Chính là vị trí chiến lược thuận lợi về nhiều mặt, nó lại rơi vào vùng tiếp giáp giữa mỏm Bắc bãi Tư Chính với đường lưỡi bò,  quanh đó có các tập đoàn dầu khí Nga, Nhật đang khai thác, đặc biệt các mỏ dầu khí trữ lượng lớn tích tụ nơi này. (Tin mới nhất cho biết giàn khoan nước sâu khổng lồ Thạch Du của Trung Quốc đang tiến vào trung tâm South China Sea).


Bắc Kinh sẽ sử dụng chiến thuật gác tranh chấp cùng khai thác (đòn phép kinh tế lợi hại) ở điểm nhấn Tư Chính để mở đường cho ý đồ chiếm hữu vùng biển phía Nam.


Có khi nào tham vọng của Bắc Kinh lộ ra câu "sấm" "sinh Bắc Hoàng Sa, tử Nam Tư Chính". Câu trả lời có lẽ nhường cho ông Trọng sắp đến tòa Bạch Ốc./


image011

Vị trí căn cứ đảo nhân tạo Chữ Thập và bãi đá ngầm Tư Chính (Vanguard Bank), (Trung cộng gọi là bãi Vạn An). Ngày 03/7/2019, tàu khảo sát Địa chất Hải dương Địa chất 8 của Trung cộng đã tiến vào vùng biển bãi đá Tư Chính để "thực hiện một cuộc khảo sát"; ngày 22/9/2019, Hải Dương 8 và 4 tàu hộ tống đã trở về căn cứ Chữ Thập để "tiếp liệu và báo cáo cho bộ tư lệnh tiền phương phía Nam" của Trung cộng. Ông tướng Tàu nào chỉ huy bộ tư lệnh tiền phương này?


 image018

Đảo nhân tạo Chữ Thập/Căn cứ quân sự /Bộ tư lệnh tiền phương phía Nam của TQ. Nguồn CSIS.


 


Lý Kiến Trúc


Xem tiếp Kỳ 2: Bãi Tư Chính: Làm gì?