Dầu khí Biển Đông: Malaysia cũng bị Trung Quốc 'ngăn trở'

21 Tháng Bảy 20196:58 CH(Xem: 9964)
VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 22 JULY 2019

Dầu khí Biển Đông: Malaysia cũng bị Trung Quốc 'ngăn trở'

BBC 21/7/2019

Bản quyền hình ảnh VCG/VCG VIA GETTY IMAGES Image caption Hải quân Trung Quốc tại Biển Đông hồi tháng 4/2018
Bản quyền hình ảnh VCG/VCG VIA GETTY IMAGES Image caption Hải quân Trung Quốc tại Biển Đông hồi tháng 4/2018

Malaysia bị Trung Quốc đe dọa ở thềm lục địa trong dự án dầu khí trong lúc có tin Malaysia tịch thu 240 triệu đô la của công ty đường ống dầu khí Trung Quốc.

Tờ South China Morning Post của Hong Kong hôm 17/7 cho hay, chiếc tàu Haijing 35111 trực thuộc Cảnh sát biển Trung Quốc, đã tuần tra xung quanh cụm bãi cạn Luconia phía nam quần đảo Trường Sa từ ngày 10 đến 27/5, gồm một lô dầu khí được cấp phép cho công ty Sarawak Shell.

Khi Malaysia điều hai tàu tiếp tế đến khu vực này, tàu hải cảnh Trung Quốc chạy quanh khiêu khích, "tiếp cận trong phạm vi 80 mét", Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) cho biết.

Trong khi đó, Reuters tường thuật, Malaysia tịch thu 243,25 triệu đô la trong tài khoản ngân hàng của công ty đường ống dầu khí quốc doanh Trung Quốc (CPP).

Vụ tịch thu diễn ra gần một năm sau khi Malaysia đình chỉ hai dự án đường ống, trị giá 2,3 tỷ đô la, trong đó CPP là nhà thầu chính.

Chính phủ Malaysia trong tháng 7/2019 đã yêu cầu ngân hàng HSBC chuyển khoản tiền bị phong tỏa trong tài khoản của công ty Trung Quốc sang tài khoản của Suria Strategic Energy Resources, thuộc sở hữu của Bộ Tài chính Malaysia.

CPP bối rối khi tiền từ tài khoản của họ đơn phương bị chuyển đi mà không cần thông báo.

Giới chức của Bộ Tài chính Malaysia, văn phòng thủ tướng và văn phòng công ty đường ống Malaysia không bình luận về tin này.
 
Bản quyền hình ảnh Royal Malaysian Navy Image caption Tàu hộ tống lớp KD Kasturi bắn tên lửa Exocet MM40 Block II
Bản quyền hình ảnh Royal Malaysian Navy Image caption Tàu hộ tống lớp KD Kasturi bắn tên lửa Exocet MM40 Block II

Chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc được ghi nhận trở lại cảng ở tỉnh Hải Nam vào cuối tháng 5/2019, nhưng từ thời điểm đó tiến hành tuần tra một khu vực cách bờ biển phía đông nam Việt Nam khoảng 190 hải lý, nhắm vào lô 06-01, ở phía tây bắc bãi Tư Chính (tên tiếng Anh là Vanguard Bank).

Đáng lưu ý, chiếc tàu hải cảnh 35111 gây sự với tàu Malaysia cũng là một trong những chiếc tham gia trong vụ đụng độ với tàu cảnh sát biển Việt Nam tại bãi Tư Chính.

Theo trang chuyên về quốc phòng Jane's Defence, Hải quân Hoàng gia Malaysia phô diễn năng lực tên lửa của họ gần khu vực hàng hải đang tranh chấp vào ngày 15/7 trong khuôn khổ các cuộc tập trận Kerismas và Taming Sari.

Các tên lửa được bắn từ tàu hộ tống lớp KD Kasturi và trực thăng hải quân Super Lynx. Kasturi bắn tên lửa Exocet MM40 Block II, trong khi Super Lynx phóng một cặp tên lửa chống hạm Sea Skua.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12577)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14127)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13503)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12759)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 16983)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14507)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17740)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14821)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 15953)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14198)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13688)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)