5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa (Kỳ 2, 3, 4)

23 Tháng Sáu 20198:00 CH(Xem: 10546)
VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 24 JUNE 2019

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa

Kỳ 2, 3, 4

Kỳ 2: Bãi đá Ga Ven

Mai Thanh Hải

11/06/2019  Thanh Niên

Bãi đá Ga Ven bị phía Trung Quốc chiếm giữ bằng vũ lực từ tháng 2.1988. Ngay sau khi chiếm giữ, phía Trung Quốc đã dựng 2 chốt gác cao chân bằng thép cho binh lính đồn trú.
 
Tòa nhà bê tông Trung Quốc xây dựng trên điểm cao nhất của bãi Ga Ven khi nước thủy triều xuống. Ảnh: Mai Thanh Hải
Tòa nhà bê tông Trung Quốc xây dựng trên điểm cao nhất của bãi Ga Ven khi nước thủy triều xuống. Ảnh: Mai Thanh Hải

Đá Ga Ven là bãi san hô nằm trong cụm Nam Yết (thuộc H.Trường Sa, Khánh Hòa), cách đảo Nam Yết khoảng 9 hải lý về phía tây - tây bắc, bị phía Trung Quốc chiếm giữ bằng vũ lực từ tháng 2.1988. Ngay sau khi chiếm giữ, phía Trung Quốc đã dựng 2 chốt gác cao chân bằng thép cho binh lính đồn trú.

Đầu những năm 1990, Trung Quốc huy động công binh xây dựng tòa nhà bê tông 2 tầng với nhiều trang thiết bị thông tin liên lạc hiện đại ở điểm cao nhất bãi đá, về phía Đông Bắc bãi đá. Biên chế quân nhân đồn trú trên bãi, khoảng 1 trung đội (36 người).

Từ cuối năm 2013, phía Trung Quốc huy động các tàu công trình chở người, xe máy, vật liệu xây dựng ra xây dựng trái phép, biến Ga Ven thành đảo nhân tạo có diện tích khoảng 15 ha với luồng tàu vào dài khoảng 450 m, rộng khoảng 180 m.

Theo ghi nhận của chúng tôi, công trình của Trung Quốc trên bãi Ga Ven gồm 1 tòa nhà kiên cố 8 tầng, cao gần 30 m. Tại 4 góc nhà của mỗi tầng đều bố trí các lỗ châu mai.

Trên nóc tòa nhà được bố trí 2 radar hàng hải và 2 anten parabol, thiết bị có quả cầu che và một số thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị quan sát.
 
Từ đầu năm 2014, các tàu vận tải Trung Quốc chở vật liệu xây dựng, phương tiện xe máy ra tập trung xây dựng trái phép trên bãi Ga Ven
Từ đầu năm 2014, các tàu vận tải Trung Quốc chở vật liệu xây dựng, phương tiện xe máy ra tập trung xây dựng trái phép trên bãi Ga Ven

Trên tầng 6 của tòa nhà trung tâm có lắp radar điều khiển bắn, kính ngắm quang học. Tầng 5 lắp 4 bệ pháo 30 mm (7 nòng). Tầng 1 lắp 4 bệ pháo 76 mm. Ngoài ra, trên bãi còn có 2 vị trí hỏa lực ở cầu cảng và sát nhà cũ, được lắp đặt pháo 76 mm.

Nhìn từ đảo Nam Yết, chúng tôi còn thấy trên bãi có tháp ra đa đối không, tháp viễn thông (thu phát sóng 4G) cao khoảng 50 m, các cột điện gió và hệ thống pin năng lượng mặt trời.

Đặc biệt, trên bãi còn có sân bay trực thăng ở phía Đông Nam, rộng 33 x 33 m. Cầu cảng hướng tây bắc - đông nam dài khoảng 100 m, đầu phía tây bắc có bến nghiêng rộng khoảng 10 + 15 m và 2 cột chập tiêu ở tây bắc cầu cảng.
 
Cần cẩu đưa các loại vật liệu xây dựng lên tập trung trên bãi
Cần cẩu đưa các loại vật liệu xây dựng lên tập trung trên bãi

 
Sau khi kè bê tông, phía Trung Quốc tập trung xây dựng tòa nhà trung tâm.
Sau khi kè bê tông, phía Trung Quốc tập trung xây dựng tòa nhà trung tâm.


Cũng giống như các bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép, Ga Ven hiện đang được che phủ bằng nhiều cây phi lao mang ra từ đất liền.

Một số hình ảnh bãi đá Ga Ven, từ cuối năm 2013 cho đến nay.
 
Hiện trạng xây dựng đá Ga Ven, cuối năm 2014
Hiện trạng xây dựng đá Ga Ven, cuối năm 2014

 
Tòa nhà trung tâm đã thành hình
Tòa nhà trung tâm đã thành hình

 
Tháng 4.2015, tòa nhà trung tâm đã gần hoàn tất với màu sơn trắng
Tháng 4.2015, tòa nhà trung tâm đã gần hoàn tất với màu sơn trắng

 
Hệ thống điện gió xây dựng trên bãi Ga Ven tháng 1.2016
Hệ thống điện gió xây dựng trên bãi Ga Ven tháng 1.2016

 
Toàn cảnh xây dựng tháng 4.2016
Toàn cảnh xây dựng tháng 4.2016

 
Tòa nhà trung tâm của Trung Quốc trên bãi Ga Ven, đầu 2019
Tòa nhà trung tâm của Trung Quốc trên bãi Ga Ven, đầu 2019

 
Toàn cảnh bãi Ga Ven đầu năm 2019, nhìn từ đảo Nam Yết
Toàn cảnh bãi Ga Ven đầu năm 2019, nhìn từ đảo Nam Yết


Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Đến cuối 2018 đầu 2019, phía Trung Quốc đã hoàn tất và đưa vào sử dụng 1 bãi đáp trực thăng ở phía đông nam, cầu cảng ở phía tây bắc của bãi đá Gạc Ma.
 
Hệ thống rada đối hải (màu xanh rằn ri) trên bãi Gạc Ma, hình chụp giữa 2019 . Ảnh: Mai Thanh Hải
Hệ thống rada đối hải (màu xanh rằn ri) trên bãi Gạc Ma, hình chụp giữa 2019 . Ảnh: Mai Thanh Hải


Đá Gạc Ma là một bãi san hô thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa (H.Trường Sa, Khánh Hòa). Gạc Ma bị Trung Quốc cưỡng chiếm vào ngày 14.3.1988.
 
Các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma . Ảnh: Mai Thanh Hải
Các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma . Ảnh: Mai Thanh Hải


Bãi đá Gạc Ma gồm 1 rạn đá ngầm màu nâu được bao quanh bởi vành đai san hô trắng và chủ yếu ngập chìm dưới nước. Đá này nằm gần sát 2 đảo hiện đang được lực lượng của lữ đoàn 146, Bộ tư lệnh Vùng 4 hải quân đóng giữ là Cô Lin (cách 4 hải lý) và Len Đao (7 hải lý).

Gạc Ma cũng cách xã đảo Sinh Tồn (H.Trường Sa) khoảng 11 hải lý.
 
Khu đồn trú của binh sĩ Trung Quốc trên bãi Gạc Ma, cuối năm 2013 . Ảnh: Mai Thanh Hải
Khu đồn trú của binh sĩ Trung Quốc trên bãi Gạc Ma, cuối năm 2013 . Ảnh: Mai Thanh Hải

Ngày 14.3.1988, phía Trung Quốc bất ngờ nổ súng bắn cháy, chìm 3 tàu vận tải quân sự, giết hại 64 cán bộ chiến sĩ hải quân Việt Nam đang xây dựng trên đảo Gạc Ma.

Ngay sau khi chiếm được Gạc Ma, phía Trung Quốc dựng vài kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ làm doanh trại cho binh lính đồn trú.

Đến năm 1989, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ là nhà bê tông 2 tầng cùng với các thiết bị thông tin liên lạc, vũ khí phòng ngự.

Từ đầu 2014, phía Trung Quốc ào ạt huy động nhân lực, phương tiện bơm hút cát, mang vật liệu, thiết bị để xây dựng thành đảo nhân tạo với nhiều công trình quan trọng.
 
Từ đầu 2014, các tàu vận tải lớn của Trung Quốc tập nập kéo ra Gạc Ma  Ảnh: Mai Thanh Hải
Từ đầu 2014, các tàu vận tải lớn của Trung Quốc tập nập kéo ra Gạc Ma Ảnh: Mai Thanh Hải

Hiện tại, phía Trung Quốc đã tôn tạo, xây dựng trên diện tích 13,2 ha ở bãi đá Gạc Ma. Bên cạnh đó, họ còn nạo vét luồng theo hướng bắc - nam với chiều dài 900 - 1.000 m, rộng khoảng 250 - 400 m, đủ cho các tàu trọng tải 4.000 tấn ra vào âu tàu phía trong bãi và cập cảng phía bắc.

Các công trình đã đưa vào sử dụng, gồm: Tòa nhà kiên cố cao 26 - 27m gồm 8 tầng, tại 4 góc nhà đều bố trí các lỗ châu mai - lỗ bắn. Trên nóc nhà bố trí 2 ra đa hàng hải, 2 ăng ten parabol và 1 thiết bị đảm bảo bay có quả cầu che…
 
Chiếc tàu vận tải này hạ tấm chắn trước mũi thành cầu cảng cho xe lên xuống chở vật liệu xây dựng  Ảnh: Mai Thanh Hải
Chiếc tàu vận tải này hạ tấm chắn trước mũi thành cầu cảng cho xe lên xuống chở vật liệu xây dựng Ảnh: Mai Thanh Hải

Trên tòa nhà, phía Trung Quốc lắp ra đa điều khiển hỏa lực, hệ thống kính ngắm quang học hiện đại. Tầng 5 của tòa nhà được lắp 2 bệ pháo 30 mm (7 nòng) và tầng 1 lắp 2 bệ pháo 76 mm.

Ngoài hệ thống súng pháo trên nhà 8 tầng, còn có 1 vị trí hỏa lực lắp đặt pháo 76 mm, pháo 30 mm quay hướng đông bắc luôn có quân nhân trực canh 24/24 trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và họ chỉ chui ra khỏi bệ pháo khi đổi ca trực.
 
Trạm trộn bê tông tươi và đổ cốt nền xây dựng  Ảnh: Mai Thanh Hải
Trạm trộn bê tông tươi và đổ cốt nền xây dựng Ảnh: Mai Thanh Hải

Ngoài ra, trên đá Gạc Ma còn có 2 tháp ra đa đối không - đảm bảo bay cho máy bay, 1 tháp viễn thông thu phát sóng 4G cao khoảng 50 m, 2 cột điện gió cùng hệ thống pin năng lượng mặt trời, 1 ngọn hải đăng cao 50 m, bán kính chiếu xa khoảng 40 km...
 
Hệ thống máy xúc và đóng cọc  Ảnh: Mai Thanh Hải
Hệ thống máy xúc và đóng cọc Ảnh: Mai Thanh Hải

Đến cuối 2018 đầu 2019, phía Trung Quốc đã hoàn tất và đưa vào sử dụng 1 bãi đáp trực thăng ở phía đông nam, cầu cảng ở phía tây bắc của bãi với chiều dài khoảng 100 m; xây dựng 1 bến nghiêng rộng 20 - 30 mcác loại xe vận tải, xe bánh xích, xe bánh lốp dễ dàng cơ động lên đảo từ những tàu vận tải đổ bộ, chở quân... Bên cạnh đó, hệ thống ra đa đối hải - chống ngầm đã được Trung Quốc triển khai ở Gạc Ma.

Một số hình ảnh bãi Gạc Ma, từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng, tôn tạo trái phép thành đảo nhân tạo:
 
Làm cầu cảng rất nhanh chóng  Ảnh: Mai Thanh Hải
Làm cầu cảng rất nhanh chóng Ảnh: Mai Thanh Hải

 
2 tàu vận tải đổ bộ túc trực bảo vệ việc xây dựng  Ảnh: Mai Thanh Hải
2 tàu vận tải đổ bộ túc trực bảo vệ việc xây dựng Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Các công nhân xây dựng chơi bóng cùng binh sĩ đồn trú . Ảnh: Mai Thanh Hải
Các công nhân xây dựng chơi bóng cùng binh sĩ đồn trú . Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Khu nhà trung tâm nhanh chóng mọc lên, giữa năm 2015  Ảnh: Mai Thanh Hải
Khu nhà trung tâm nhanh chóng mọc lên, giữa năm 2015 Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Các hệ thống máy cẩu được huy động làm việc ngày đêm  Ảnh: Mai Thanh Hải
Các hệ thống máy cẩu được huy động làm việc ngày đêm Ảnh: Mai Thanh Hải


 
Giữa năm 2016, đảo nhân tạo trái phép đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục công trình lớn
Giữa năm 2016, đảo nhân tạo trái phép đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục công trình lớn Ảnh: Mai Thanh Hải


Binh sĩ Trung Quốc thao tác kỹ thuật bên hệ thống pháo phòng ngự  Ảnh: Mai Thanh Hải
Binh sĩ Trung Quốc thao tác kỹ thuật bên hệ thống pháo phòng ngự Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Đến đầu năm 2019, các cây xanh phía Trung Quốc mang ra trồng đã phát triển và dần che khuất các công trình trên đảo nhân tạo  Ảnh: Mai Thanh Hải
Đến đầu năm 2019, các cây xanh phía Trung Quốc mang ra trồng đã phát triển và dần che khuất các công trình trên đảo nhân tạo Ảnh: Mai Thanh Hải


Kỳ 4: Đá Chữ Thập

Tại đá Chữ Thập, phía Trung Quốc xây dựng hệ thống công trình ngầm rất lớn và 9 cầu tàu đảm bảo đón nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn...
 
Toàn cảnh căn cứ đồn trú của binh lính Trung Quốc trên bãi Chữ Thập, cuối 2012 Ảnh: Mai Thanh Hải
Toàn cảnh căn cứ đồn trú của binh lính Trung Quốc trên bãi Chữ Thập, cuối 2012 Ảnh: Mai Thanh Hải

Đá Chữ Thập là 1 rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa (H.Trường Sa, Khánh Hòa), nằm cách biệt về phía tây nam của cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ đầu năm 1988 cho đến nay.
 
Tàu kéo Nam Đà - 174 của hạm đội Nam Hải trực bảo vệ căn cứ trên bãi Chữ Thập. Tàu này sẵn sàng ngăn cản, xua đuổi các tàu không phải của Trung Quốc đi gần bãi đá  Ảnh: Mai Thanh Hải
Tàu kéo Nam Đà - 174 của hạm đội Nam Hải trực bảo vệ căn cứ trên bãi Chữ Thập. Tàu này sẵn sàng ngăn cản, xua đuổi các tàu không phải của Trung Quốc đi gần bãi đá Ảnh: Mai Thanh Hải

Đại tá Phạm Công Phán, nguyên lữ đoàn trưởng 146 thuộc Bộ tư lệnh vùng 4 hải quân, đang nghỉ hưu tại H.Đông Hưng (Thái Bình) kể: Ngày 27.1.1988, tàu HQ-611 và HQ-712 do đại tá Phạm Công Phán làm biên đội trưởng (trung tá Nguyễn Văn Dân, phó tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân làm biên đội phó), chỉ huy 1 đại đội công binh và 2 lực lượng 2 khung bảo vệ đảo của lữ đoàn 146 đi làm nhiệm vụ đóng giữ các đảo Đá Lớn, Đá Lát, Châu Viên, Chữ Thập. Đến đảo Trường Sa Đông thì tàu HQ-611 bị sự cố hỏng máy, phải dừng lại để khắc phục.

Đêm 30.1.1988, biên đội tiếp tục hành trình đến đóng giữ đảo Chữ Thập. Sáng 31.1.1988, khi cả 2 tàu cách Chữ Thập khoảng 5 hải lý thì 4 tàu chiến của hải quân Trung Quốc (trong đó có 2 tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 502, 503) lao ra cắt mũi, không cho tàu HQ-611 và HQ-702 tiếp cận đảo, buộc ta phải trở lại Trường Sa Đông.
 
Căn cứ Chữ Thập gồm nhiều khối nhà bê tông, được xây tường chống người nhái rất vững chãi. Mặc dù diện tích chật hẹp, nhưng binh lính Trung Quốc vẫn trồng nhiều cây xanh phía trong  Ảnh: Mai Thanh Hải
Căn cứ Chữ Thập gồm nhiều khối nhà bê tông, được xây tường chống người nhái rất vững chãi. Mặc dù diện tích chật hẹp, nhưng binh lính Trung Quốc vẫn trồng nhiều cây xanh phía trong Ảnh: Mai Thanh Hải

Trung Quốc lúc đó đã huy động lực lượng lớn tàu hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu dầu, tàu đổ bộ… chiếm Chữ Thập từ ngày 22.1.1988 và rải 4 phía cả chục tàu chiến canh giữ, khống chế.

Một cựu binh lữ đoàn 83 công binh hải quân đã từng lên khảo sát Chữ Thập năm 1987 cho biết: Bãi có chiều dài tính theo trục đông bắc - tây nam là 14 hải lý, chiều rộng khoảng 4 hải lý với tổng diện tích khoảng 110 km². Trừ tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thủy triều lên.

Sau khi chiếm đóng trái phép đá Chữ Thập, từ cuối tháng 2.1988, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ tại đây và hoàn tất việc tạo lập căn cứ vào tháng 7.1988.

Tại căn cứ này, Trung Quốc đã xây dựng 1 tòa nhà bê tông dài hơn 60m. Trên đó có nhiều ăng-ten, gồm ăng-ten radar thu phát sóng cao tần và giữa 2010, Trung Quốc phủ sóng mạng điện thoại tại đây…
 
Rất nhiều thiết bị thông tin liên lạc được lắp đặt trong căn cứ  Ảnh: Mai Thanh Hải
Rất nhiều thiết bị thông tin liên lạc được lắp đặt trong căn cứ Ảnh: Mai Thanh Hải

Từ cuối 2013 đầu 2014, phía Trung Quốc tập trung tối đa người, phương tiện để cải tạo mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa.

Tính đến tháng 5.2015, đảo nhân tạo đã có diện tích khoảng 280,3 ha với chiều dài khoảng 3.700 m (rộng nhất 1.100 m, hẹp nhất 60 m) và hồ nhân tạo ở phía đông bắc diện tích khoảng 52 ha với luồng dẫn vào dài khoảng 700 m, rộng 270 + 300 m.

Đến nay, căn cứ Chữ Thập đã hoàn tất với cụm 7 nhà lớn ở khu vực trung tâm (cao 5-6 tầng) và 30 công trình nhà trung bình, nhỏ khác; 1 đường băng sân bay dài hơn 3.000 m, rộng 50 m phục vụ các loại máy bay vận tải dân dụng, quân sự, du lịch loại nhỏ cất hạ cánh; các đài chỉ huy không lưu, tháp ra đa không lưu và khoảng 30 nhà chứa máy bay dọc đường băng…

Ngoài ra, căn cứ này còn có các công trình hiện đại như: tháp hải đăng, tháp điều độ cảng, tháp viễn thông (thu phát sóng 4G), tháp ra đa đối không - đối hải, hệ thống liên lạc vệ tinh, sân vận động trung tâm, trạm quan trắc hải dương, trạm lọc nước biển, bệnh viện tiêu chuẩn cấp 2.

Đặc biệt, tại đá Chữ Thập, phía Trung Quốc xây dựng hệ thống công trình ngầm rất lớn và 9 cầu tàu đảm bảo đón nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn...

Do là căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất ở Trường Sa nên phía Trung Quốc triển khai nhiều hệ thống, phương tiện bảo vệ. Các tàu thuyền nào vào gần đá Chữ Thập 12 hải lý đều bị xua đuổi, ngăn cản quyết liệt.

Một số hình ảnh đá Chữ Thập từ trước khi Trung Quốc xây dựng trái phép thành đảo nhân tạo và hiện trạng hiện nay, ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam):
 
Hệ thống hỏa lực của Trung Quốc đã mở bạt pháo, nhằm vào tàu đi gần  Ảnh: Mai Thanh Hải
Hệ thống hỏa lực của Trung Quốc đã mở bạt pháo, nhằm vào tàu đi gần Ảnh: Mai Thanh Hải


Đá Chữ Thập được phía Trung Quốc bồi lấp, mở rộng và khẩn trương xây dựng trái phép giữa năm 2015  Ảnh: Mai Thanh Hải
Đá Chữ Thập được phía Trung Quốc bồi lấp, mở rộng và khẩn trương xây dựng trái phép giữa năm 2015 Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Các công trình trên bãi Chữ Thập được hoàn tất vào giữa năm 2016  Ảnh: Mai Thanh Hải
Các công trình trên bãi Chữ Thập được hoàn tất vào giữa năm 2016 Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Ngọn hải đăng và đài chỉ huy không lưu, tháp rada không lưu trên bãi, đầu 2018  Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngọn hải đăng và đài chỉ huy không lưu, tháp rada không lưu trên bãi, đầu 2018 Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Biên đội tàu hải tuần của Trung Quốc tuần tra quanh bãi Chữ Thập, chặn các tàu không phải của Trung Quốc  Ảnh: Mai Thanh Hải
Biên đội tàu hải tuần của Trung Quốc tuần tra quanh bãi Chữ Thập, chặn các tàu không phải của Trung Quốc Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Tàu trinh sát điện tử 855 của hải quân Trung Quốc làm nhiệm vụ bảo vệ bãi Chữ Thập Ảnh: Mai Thanh Hải
Tàu trinh sát điện tử 855 của hải quân Trung Quốc làm nhiệm vụ bảo vệ bãi Chữ Thập Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Chiến hạm hộ vệ tên lửa 525 của hải quân Trung Quốc lao ra ngăn cản tàu không phải của Trung Quốc lại gần bãi Chữ Thập. Ảnh: Mai Thanh Hải
Chiến hạm hộ vệ tên lửa 525 của hải quân Trung Quốc lao ra ngăn cản tàu không phải của Trung Quốc lại gần bãi Chữ Thập. Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Binh lính Trung Quốc ở sân trực thăng tàu 525  Ảnh: Mai Thanh Hải
Binh lính Trung Quốc ở sân trực thăng tàu 525 Ảnh: Mai Thanh Hải


07 Tháng Mười 2014(Xem: 19089)
Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Philippines hôm qua đã tiến hành một cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc chiếm Scarborough từ năm 2012.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19886)
VH - Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 600 km. Đảo này xếp thứ hai về diện tích sau đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hoà (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5). Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. (theo Wikipedia)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20455)
Sau sự kiện Thiên An Môn, Hồng Kông xuất hiện Joshua Wong. Người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn, Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe. Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hồng Kông truyền tới lục địa Trung cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội, và sẽ như ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 18219)
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».
29 Tháng Chín 2014(Xem: 17588)
Vào ngày mai, 29/09/2014, cuộc tập trận mang tên Phiblex 2014 huy động gần 5.000 binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ chính thức khai mạc, cho dù đã bắt đầu trong thực tế từ hai ngày qua. Phiblex là một cuộc tập trận đổ bộ thường niên giữa quân đội Philippines và lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ. Cuộc tập trận được mở ra trong bối cảnh Manila đang tăng cường các cuộc tập trận chung với Mỹ, cũng như đang thắt chặt thêm quan hệ quốc phòng với các nước khác, nhằm chống lại sức ép từ Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 20828)
Trong bài phỏng vấn được đăng tải bởi hãng tin Đức Deutsche Welle vào ngày 19/9 vừa qua, nhà phân tích Gregory Poling của trung tâm CSIS cho rằng các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa khiến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc “trở nên khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể” giải quyết được.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 20018)
Trả lời báo chí vào hôm nay, 18/09/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác định rằng cuộc họp thượng đỉnh hôm nay giữa Thủ tướng Ấn với Chủ tịch Trung Quốc tại New Delhi không loại trừ bất kỳ hồ sơ tế nhị nào, « kể cả những vấn đề mới nhất ».
21 Tháng Chín 2014(Xem: 20143)
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các bãi cạn thuộc Quần đảo Trường Sa là ‘hành động, âm mưu cực kỳ nguy hiểm’.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 22590)
Việt Nam là đối tác trụ cột trong chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ và mục tiêu của New Delhi là muốn giúp Việt Nam xây dựng tiềm lực để trở thành một quốc gia mạnh trên Biển Đông, một chuyên gia về chính sách quân sự của Ấn Độ nhận định với BBC.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 19032)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
09 Tháng Chín 2014(Xem: 19261)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
07 Tháng Chín 2014(Xem: 19610)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
04 Tháng Chín 2014(Xem: 17680)
HQ-571 gọi là “tàu khách” nhưng kích thước và vóc dáng được thiết kế như một tàu hải quân vận tải. Tàu có chiều dài 71 mét; chiều rộng 13,2 mét; tầm hoạt động 25.000 hải lý với thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, có khả năng bảo dưỡng cho gần 200 khách với chế độ ăn uống ngày 3 bữa khá thịnh soạn, giường ngủ thoải mái, sạch sẽ, máy lạnh thoáng mát.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 16585)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ. Hai hệ thống truyền thông hàng đầu của hai nước đều đưa tin về sự kiện tối quan trọng, quyết định về vận mệnh của Biển Đông trong những ngày sắp tới, tuy có khác nhau về đôi chữ. Dù mới chỉ mang tính “nguyên tắc”, nhưng thái độ của “Sứ thần” Lê Hồng Anh tạo ra cảm giác ông chỉ có việc “Tán thành” và “Thừa nhận”! (chữ trong Công hàm PVĐ 1958).
31 Tháng Tám 2014(Xem: 16690)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 17041)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 18435)
Chiếc máy bay chiến đấu J-11 lần này là của đơn vị không quân Trung Quốc đóng ở Hải Nam. Đây cũng là chiếc đã có những cuộc tiếp cận khá gần với máy bay Mỹ trong đợt tháng 3 đến tháng 5-2014.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17957)
(Dân trí) - Trang mạng của Cục hải sự Trung Quốc (msa.gov.cn) ngày 20/8 đưa tin Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật trong thời gian 2 tuần tại Vịnh Bắc Bộ, từ 20/8-3/9.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15677)
Ảnh phải góc trên: Đại tướng Martin Dempsey Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói về tự do hàng hải và tự do theo ai của VN. Ảnh phải: Súng phòng không trên nóc nhà giàn DK1 cắm mốc trên thềm lục địa VN bảo vệ quyền chủ quyền . Ảnh trái: Biển, đảo và tài nguyên đáy biển Trường Sa do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 17353)
Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.