5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa (Kỳ 2, 3, 4)

23 Tháng Sáu 20198:00 CH(Xem: 10406)
VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 24 JUNE 2019

5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa

Kỳ 2, 3, 4

Kỳ 2: Bãi đá Ga Ven

Mai Thanh Hải

11/06/2019  Thanh Niên

Bãi đá Ga Ven bị phía Trung Quốc chiếm giữ bằng vũ lực từ tháng 2.1988. Ngay sau khi chiếm giữ, phía Trung Quốc đã dựng 2 chốt gác cao chân bằng thép cho binh lính đồn trú.
 
Tòa nhà bê tông Trung Quốc xây dựng trên điểm cao nhất của bãi Ga Ven khi nước thủy triều xuống. Ảnh: Mai Thanh Hải
Tòa nhà bê tông Trung Quốc xây dựng trên điểm cao nhất của bãi Ga Ven khi nước thủy triều xuống. Ảnh: Mai Thanh Hải

Đá Ga Ven là bãi san hô nằm trong cụm Nam Yết (thuộc H.Trường Sa, Khánh Hòa), cách đảo Nam Yết khoảng 9 hải lý về phía tây - tây bắc, bị phía Trung Quốc chiếm giữ bằng vũ lực từ tháng 2.1988. Ngay sau khi chiếm giữ, phía Trung Quốc đã dựng 2 chốt gác cao chân bằng thép cho binh lính đồn trú.

Đầu những năm 1990, Trung Quốc huy động công binh xây dựng tòa nhà bê tông 2 tầng với nhiều trang thiết bị thông tin liên lạc hiện đại ở điểm cao nhất bãi đá, về phía Đông Bắc bãi đá. Biên chế quân nhân đồn trú trên bãi, khoảng 1 trung đội (36 người).

Từ cuối năm 2013, phía Trung Quốc huy động các tàu công trình chở người, xe máy, vật liệu xây dựng ra xây dựng trái phép, biến Ga Ven thành đảo nhân tạo có diện tích khoảng 15 ha với luồng tàu vào dài khoảng 450 m, rộng khoảng 180 m.

Theo ghi nhận của chúng tôi, công trình của Trung Quốc trên bãi Ga Ven gồm 1 tòa nhà kiên cố 8 tầng, cao gần 30 m. Tại 4 góc nhà của mỗi tầng đều bố trí các lỗ châu mai.

Trên nóc tòa nhà được bố trí 2 radar hàng hải và 2 anten parabol, thiết bị có quả cầu che và một số thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị quan sát.
 
Từ đầu năm 2014, các tàu vận tải Trung Quốc chở vật liệu xây dựng, phương tiện xe máy ra tập trung xây dựng trái phép trên bãi Ga Ven
Từ đầu năm 2014, các tàu vận tải Trung Quốc chở vật liệu xây dựng, phương tiện xe máy ra tập trung xây dựng trái phép trên bãi Ga Ven

Trên tầng 6 của tòa nhà trung tâm có lắp radar điều khiển bắn, kính ngắm quang học. Tầng 5 lắp 4 bệ pháo 30 mm (7 nòng). Tầng 1 lắp 4 bệ pháo 76 mm. Ngoài ra, trên bãi còn có 2 vị trí hỏa lực ở cầu cảng và sát nhà cũ, được lắp đặt pháo 76 mm.

Nhìn từ đảo Nam Yết, chúng tôi còn thấy trên bãi có tháp ra đa đối không, tháp viễn thông (thu phát sóng 4G) cao khoảng 50 m, các cột điện gió và hệ thống pin năng lượng mặt trời.

Đặc biệt, trên bãi còn có sân bay trực thăng ở phía Đông Nam, rộng 33 x 33 m. Cầu cảng hướng tây bắc - đông nam dài khoảng 100 m, đầu phía tây bắc có bến nghiêng rộng khoảng 10 + 15 m và 2 cột chập tiêu ở tây bắc cầu cảng.
 
Cần cẩu đưa các loại vật liệu xây dựng lên tập trung trên bãi
Cần cẩu đưa các loại vật liệu xây dựng lên tập trung trên bãi

 
Sau khi kè bê tông, phía Trung Quốc tập trung xây dựng tòa nhà trung tâm.
Sau khi kè bê tông, phía Trung Quốc tập trung xây dựng tòa nhà trung tâm.


Cũng giống như các bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép, Ga Ven hiện đang được che phủ bằng nhiều cây phi lao mang ra từ đất liền.

Một số hình ảnh bãi đá Ga Ven, từ cuối năm 2013 cho đến nay.
 
Hiện trạng xây dựng đá Ga Ven, cuối năm 2014
Hiện trạng xây dựng đá Ga Ven, cuối năm 2014

 
Tòa nhà trung tâm đã thành hình
Tòa nhà trung tâm đã thành hình

 
Tháng 4.2015, tòa nhà trung tâm đã gần hoàn tất với màu sơn trắng
Tháng 4.2015, tòa nhà trung tâm đã gần hoàn tất với màu sơn trắng

 
Hệ thống điện gió xây dựng trên bãi Ga Ven tháng 1.2016
Hệ thống điện gió xây dựng trên bãi Ga Ven tháng 1.2016

 
Toàn cảnh xây dựng tháng 4.2016
Toàn cảnh xây dựng tháng 4.2016

 
Tòa nhà trung tâm của Trung Quốc trên bãi Ga Ven, đầu 2019
Tòa nhà trung tâm của Trung Quốc trên bãi Ga Ven, đầu 2019

 
Toàn cảnh bãi Ga Ven đầu năm 2019, nhìn từ đảo Nam Yết
Toàn cảnh bãi Ga Ven đầu năm 2019, nhìn từ đảo Nam Yết


Kỳ 3: Đá Gạc Ma

Đến cuối 2018 đầu 2019, phía Trung Quốc đã hoàn tất và đưa vào sử dụng 1 bãi đáp trực thăng ở phía đông nam, cầu cảng ở phía tây bắc của bãi đá Gạc Ma.
 
Hệ thống rada đối hải (màu xanh rằn ri) trên bãi Gạc Ma, hình chụp giữa 2019 . Ảnh: Mai Thanh Hải
Hệ thống rada đối hải (màu xanh rằn ri) trên bãi Gạc Ma, hình chụp giữa 2019 . Ảnh: Mai Thanh Hải


Đá Gạc Ma là một bãi san hô thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa (H.Trường Sa, Khánh Hòa). Gạc Ma bị Trung Quốc cưỡng chiếm vào ngày 14.3.1988.
 
Các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma . Ảnh: Mai Thanh Hải
Các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma . Ảnh: Mai Thanh Hải


Bãi đá Gạc Ma gồm 1 rạn đá ngầm màu nâu được bao quanh bởi vành đai san hô trắng và chủ yếu ngập chìm dưới nước. Đá này nằm gần sát 2 đảo hiện đang được lực lượng của lữ đoàn 146, Bộ tư lệnh Vùng 4 hải quân đóng giữ là Cô Lin (cách 4 hải lý) và Len Đao (7 hải lý).

Gạc Ma cũng cách xã đảo Sinh Tồn (H.Trường Sa) khoảng 11 hải lý.
 
Khu đồn trú của binh sĩ Trung Quốc trên bãi Gạc Ma, cuối năm 2013 . Ảnh: Mai Thanh Hải
Khu đồn trú của binh sĩ Trung Quốc trên bãi Gạc Ma, cuối năm 2013 . Ảnh: Mai Thanh Hải

Ngày 14.3.1988, phía Trung Quốc bất ngờ nổ súng bắn cháy, chìm 3 tàu vận tải quân sự, giết hại 64 cán bộ chiến sĩ hải quân Việt Nam đang xây dựng trên đảo Gạc Ma.

Ngay sau khi chiếm được Gạc Ma, phía Trung Quốc dựng vài kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ làm doanh trại cho binh lính đồn trú.

Đến năm 1989, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ là nhà bê tông 2 tầng cùng với các thiết bị thông tin liên lạc, vũ khí phòng ngự.

Từ đầu 2014, phía Trung Quốc ào ạt huy động nhân lực, phương tiện bơm hút cát, mang vật liệu, thiết bị để xây dựng thành đảo nhân tạo với nhiều công trình quan trọng.
 
Từ đầu 2014, các tàu vận tải lớn của Trung Quốc tập nập kéo ra Gạc Ma  Ảnh: Mai Thanh Hải
Từ đầu 2014, các tàu vận tải lớn của Trung Quốc tập nập kéo ra Gạc Ma Ảnh: Mai Thanh Hải

Hiện tại, phía Trung Quốc đã tôn tạo, xây dựng trên diện tích 13,2 ha ở bãi đá Gạc Ma. Bên cạnh đó, họ còn nạo vét luồng theo hướng bắc - nam với chiều dài 900 - 1.000 m, rộng khoảng 250 - 400 m, đủ cho các tàu trọng tải 4.000 tấn ra vào âu tàu phía trong bãi và cập cảng phía bắc.

Các công trình đã đưa vào sử dụng, gồm: Tòa nhà kiên cố cao 26 - 27m gồm 8 tầng, tại 4 góc nhà đều bố trí các lỗ châu mai - lỗ bắn. Trên nóc nhà bố trí 2 ra đa hàng hải, 2 ăng ten parabol và 1 thiết bị đảm bảo bay có quả cầu che…
 
Chiếc tàu vận tải này hạ tấm chắn trước mũi thành cầu cảng cho xe lên xuống chở vật liệu xây dựng  Ảnh: Mai Thanh Hải
Chiếc tàu vận tải này hạ tấm chắn trước mũi thành cầu cảng cho xe lên xuống chở vật liệu xây dựng Ảnh: Mai Thanh Hải

Trên tòa nhà, phía Trung Quốc lắp ra đa điều khiển hỏa lực, hệ thống kính ngắm quang học hiện đại. Tầng 5 của tòa nhà được lắp 2 bệ pháo 30 mm (7 nòng) và tầng 1 lắp 2 bệ pháo 76 mm.

Ngoài hệ thống súng pháo trên nhà 8 tầng, còn có 1 vị trí hỏa lực lắp đặt pháo 76 mm, pháo 30 mm quay hướng đông bắc luôn có quân nhân trực canh 24/24 trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và họ chỉ chui ra khỏi bệ pháo khi đổi ca trực.
 
Trạm trộn bê tông tươi và đổ cốt nền xây dựng  Ảnh: Mai Thanh Hải
Trạm trộn bê tông tươi và đổ cốt nền xây dựng Ảnh: Mai Thanh Hải

Ngoài ra, trên đá Gạc Ma còn có 2 tháp ra đa đối không - đảm bảo bay cho máy bay, 1 tháp viễn thông thu phát sóng 4G cao khoảng 50 m, 2 cột điện gió cùng hệ thống pin năng lượng mặt trời, 1 ngọn hải đăng cao 50 m, bán kính chiếu xa khoảng 40 km...
 
Hệ thống máy xúc và đóng cọc  Ảnh: Mai Thanh Hải
Hệ thống máy xúc và đóng cọc Ảnh: Mai Thanh Hải

Đến cuối 2018 đầu 2019, phía Trung Quốc đã hoàn tất và đưa vào sử dụng 1 bãi đáp trực thăng ở phía đông nam, cầu cảng ở phía tây bắc của bãi với chiều dài khoảng 100 m; xây dựng 1 bến nghiêng rộng 20 - 30 mcác loại xe vận tải, xe bánh xích, xe bánh lốp dễ dàng cơ động lên đảo từ những tàu vận tải đổ bộ, chở quân... Bên cạnh đó, hệ thống ra đa đối hải - chống ngầm đã được Trung Quốc triển khai ở Gạc Ma.

Một số hình ảnh bãi Gạc Ma, từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng, tôn tạo trái phép thành đảo nhân tạo:
 
Làm cầu cảng rất nhanh chóng  Ảnh: Mai Thanh Hải
Làm cầu cảng rất nhanh chóng Ảnh: Mai Thanh Hải

 
2 tàu vận tải đổ bộ túc trực bảo vệ việc xây dựng  Ảnh: Mai Thanh Hải
2 tàu vận tải đổ bộ túc trực bảo vệ việc xây dựng Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Các công nhân xây dựng chơi bóng cùng binh sĩ đồn trú . Ảnh: Mai Thanh Hải
Các công nhân xây dựng chơi bóng cùng binh sĩ đồn trú . Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Khu nhà trung tâm nhanh chóng mọc lên, giữa năm 2015  Ảnh: Mai Thanh Hải
Khu nhà trung tâm nhanh chóng mọc lên, giữa năm 2015 Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Các hệ thống máy cẩu được huy động làm việc ngày đêm  Ảnh: Mai Thanh Hải
Các hệ thống máy cẩu được huy động làm việc ngày đêm Ảnh: Mai Thanh Hải


 
Giữa năm 2016, đảo nhân tạo trái phép đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục công trình lớn
Giữa năm 2016, đảo nhân tạo trái phép đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục công trình lớn Ảnh: Mai Thanh Hải


Binh sĩ Trung Quốc thao tác kỹ thuật bên hệ thống pháo phòng ngự  Ảnh: Mai Thanh Hải
Binh sĩ Trung Quốc thao tác kỹ thuật bên hệ thống pháo phòng ngự Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Đến đầu năm 2019, các cây xanh phía Trung Quốc mang ra trồng đã phát triển và dần che khuất các công trình trên đảo nhân tạo  Ảnh: Mai Thanh Hải
Đến đầu năm 2019, các cây xanh phía Trung Quốc mang ra trồng đã phát triển và dần che khuất các công trình trên đảo nhân tạo Ảnh: Mai Thanh Hải


Kỳ 4: Đá Chữ Thập

Tại đá Chữ Thập, phía Trung Quốc xây dựng hệ thống công trình ngầm rất lớn và 9 cầu tàu đảm bảo đón nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn...
 
Toàn cảnh căn cứ đồn trú của binh lính Trung Quốc trên bãi Chữ Thập, cuối 2012 Ảnh: Mai Thanh Hải
Toàn cảnh căn cứ đồn trú của binh lính Trung Quốc trên bãi Chữ Thập, cuối 2012 Ảnh: Mai Thanh Hải

Đá Chữ Thập là 1 rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa (H.Trường Sa, Khánh Hòa), nằm cách biệt về phía tây nam của cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ đầu năm 1988 cho đến nay.
 
Tàu kéo Nam Đà - 174 của hạm đội Nam Hải trực bảo vệ căn cứ trên bãi Chữ Thập. Tàu này sẵn sàng ngăn cản, xua đuổi các tàu không phải của Trung Quốc đi gần bãi đá  Ảnh: Mai Thanh Hải
Tàu kéo Nam Đà - 174 của hạm đội Nam Hải trực bảo vệ căn cứ trên bãi Chữ Thập. Tàu này sẵn sàng ngăn cản, xua đuổi các tàu không phải của Trung Quốc đi gần bãi đá Ảnh: Mai Thanh Hải

Đại tá Phạm Công Phán, nguyên lữ đoàn trưởng 146 thuộc Bộ tư lệnh vùng 4 hải quân, đang nghỉ hưu tại H.Đông Hưng (Thái Bình) kể: Ngày 27.1.1988, tàu HQ-611 và HQ-712 do đại tá Phạm Công Phán làm biên đội trưởng (trung tá Nguyễn Văn Dân, phó tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân làm biên đội phó), chỉ huy 1 đại đội công binh và 2 lực lượng 2 khung bảo vệ đảo của lữ đoàn 146 đi làm nhiệm vụ đóng giữ các đảo Đá Lớn, Đá Lát, Châu Viên, Chữ Thập. Đến đảo Trường Sa Đông thì tàu HQ-611 bị sự cố hỏng máy, phải dừng lại để khắc phục.

Đêm 30.1.1988, biên đội tiếp tục hành trình đến đóng giữ đảo Chữ Thập. Sáng 31.1.1988, khi cả 2 tàu cách Chữ Thập khoảng 5 hải lý thì 4 tàu chiến của hải quân Trung Quốc (trong đó có 2 tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 502, 503) lao ra cắt mũi, không cho tàu HQ-611 và HQ-702 tiếp cận đảo, buộc ta phải trở lại Trường Sa Đông.
 
Căn cứ Chữ Thập gồm nhiều khối nhà bê tông, được xây tường chống người nhái rất vững chãi. Mặc dù diện tích chật hẹp, nhưng binh lính Trung Quốc vẫn trồng nhiều cây xanh phía trong  Ảnh: Mai Thanh Hải
Căn cứ Chữ Thập gồm nhiều khối nhà bê tông, được xây tường chống người nhái rất vững chãi. Mặc dù diện tích chật hẹp, nhưng binh lính Trung Quốc vẫn trồng nhiều cây xanh phía trong Ảnh: Mai Thanh Hải

Trung Quốc lúc đó đã huy động lực lượng lớn tàu hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu dầu, tàu đổ bộ… chiếm Chữ Thập từ ngày 22.1.1988 và rải 4 phía cả chục tàu chiến canh giữ, khống chế.

Một cựu binh lữ đoàn 83 công binh hải quân đã từng lên khảo sát Chữ Thập năm 1987 cho biết: Bãi có chiều dài tính theo trục đông bắc - tây nam là 14 hải lý, chiều rộng khoảng 4 hải lý với tổng diện tích khoảng 110 km². Trừ tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thủy triều lên.

Sau khi chiếm đóng trái phép đá Chữ Thập, từ cuối tháng 2.1988, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ tại đây và hoàn tất việc tạo lập căn cứ vào tháng 7.1988.

Tại căn cứ này, Trung Quốc đã xây dựng 1 tòa nhà bê tông dài hơn 60m. Trên đó có nhiều ăng-ten, gồm ăng-ten radar thu phát sóng cao tần và giữa 2010, Trung Quốc phủ sóng mạng điện thoại tại đây…
 
Rất nhiều thiết bị thông tin liên lạc được lắp đặt trong căn cứ  Ảnh: Mai Thanh Hải
Rất nhiều thiết bị thông tin liên lạc được lắp đặt trong căn cứ Ảnh: Mai Thanh Hải

Từ cuối 2013 đầu 2014, phía Trung Quốc tập trung tối đa người, phương tiện để cải tạo mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa.

Tính đến tháng 5.2015, đảo nhân tạo đã có diện tích khoảng 280,3 ha với chiều dài khoảng 3.700 m (rộng nhất 1.100 m, hẹp nhất 60 m) và hồ nhân tạo ở phía đông bắc diện tích khoảng 52 ha với luồng dẫn vào dài khoảng 700 m, rộng 270 + 300 m.

Đến nay, căn cứ Chữ Thập đã hoàn tất với cụm 7 nhà lớn ở khu vực trung tâm (cao 5-6 tầng) và 30 công trình nhà trung bình, nhỏ khác; 1 đường băng sân bay dài hơn 3.000 m, rộng 50 m phục vụ các loại máy bay vận tải dân dụng, quân sự, du lịch loại nhỏ cất hạ cánh; các đài chỉ huy không lưu, tháp ra đa không lưu và khoảng 30 nhà chứa máy bay dọc đường băng…

Ngoài ra, căn cứ này còn có các công trình hiện đại như: tháp hải đăng, tháp điều độ cảng, tháp viễn thông (thu phát sóng 4G), tháp ra đa đối không - đối hải, hệ thống liên lạc vệ tinh, sân vận động trung tâm, trạm quan trắc hải dương, trạm lọc nước biển, bệnh viện tiêu chuẩn cấp 2.

Đặc biệt, tại đá Chữ Thập, phía Trung Quốc xây dựng hệ thống công trình ngầm rất lớn và 9 cầu tàu đảm bảo đón nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn...

Do là căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất ở Trường Sa nên phía Trung Quốc triển khai nhiều hệ thống, phương tiện bảo vệ. Các tàu thuyền nào vào gần đá Chữ Thập 12 hải lý đều bị xua đuổi, ngăn cản quyết liệt.

Một số hình ảnh đá Chữ Thập từ trước khi Trung Quốc xây dựng trái phép thành đảo nhân tạo và hiện trạng hiện nay, ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam):
 
Hệ thống hỏa lực của Trung Quốc đã mở bạt pháo, nhằm vào tàu đi gần  Ảnh: Mai Thanh Hải
Hệ thống hỏa lực của Trung Quốc đã mở bạt pháo, nhằm vào tàu đi gần Ảnh: Mai Thanh Hải


Đá Chữ Thập được phía Trung Quốc bồi lấp, mở rộng và khẩn trương xây dựng trái phép giữa năm 2015  Ảnh: Mai Thanh Hải
Đá Chữ Thập được phía Trung Quốc bồi lấp, mở rộng và khẩn trương xây dựng trái phép giữa năm 2015 Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Các công trình trên bãi Chữ Thập được hoàn tất vào giữa năm 2016  Ảnh: Mai Thanh Hải
Các công trình trên bãi Chữ Thập được hoàn tất vào giữa năm 2016 Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Ngọn hải đăng và đài chỉ huy không lưu, tháp rada không lưu trên bãi, đầu 2018  Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngọn hải đăng và đài chỉ huy không lưu, tháp rada không lưu trên bãi, đầu 2018 Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Biên đội tàu hải tuần của Trung Quốc tuần tra quanh bãi Chữ Thập, chặn các tàu không phải của Trung Quốc  Ảnh: Mai Thanh Hải
Biên đội tàu hải tuần của Trung Quốc tuần tra quanh bãi Chữ Thập, chặn các tàu không phải của Trung Quốc Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Tàu trinh sát điện tử 855 của hải quân Trung Quốc làm nhiệm vụ bảo vệ bãi Chữ Thập Ảnh: Mai Thanh Hải
Tàu trinh sát điện tử 855 của hải quân Trung Quốc làm nhiệm vụ bảo vệ bãi Chữ Thập Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Chiến hạm hộ vệ tên lửa 525 của hải quân Trung Quốc lao ra ngăn cản tàu không phải của Trung Quốc lại gần bãi Chữ Thập. Ảnh: Mai Thanh Hải
Chiến hạm hộ vệ tên lửa 525 của hải quân Trung Quốc lao ra ngăn cản tàu không phải của Trung Quốc lại gần bãi Chữ Thập. Ảnh: Mai Thanh Hải

 
Binh lính Trung Quốc ở sân trực thăng tàu 525  Ảnh: Mai Thanh Hải
Binh lính Trung Quốc ở sân trực thăng tàu 525 Ảnh: Mai Thanh Hải


11 Tháng Mười 2015(Xem: 12577)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14127)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13503)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12759)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 16983)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14507)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17740)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14821)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 15953)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14198)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13688)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)