Nếu xác nhận cá lạ trên sông Cổ Chiên là cá nược Minh Hải, sẽ chấn động

16 Tháng Năm 20197:27 CH(Xem: 9628)

VĂN HÓA ONLINE - KHOA HỌC - THỨ SÁU 17 MAY 2019


Nếu xác nhận cá lạ trên sông Cổ Chiên là cá nược Minh Hải, sẽ chấn động


Kim Lan


Xuân Phúc


15/05/2019


Thạc sĩ Vũ Long, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp, khẳng định nếu xác nhận được cá lạ trên sông Cổ Chiên là cá nược Minh Hải thì đó sẽ là thông tin chấn động.


image016

Con cá lạ nghi là cá nược Minh Hải quý hiếm. Ảnh: Xuân Phúc


Tối 15.5, trao đổi với Thanh Niên, thạc sĩ Vũ Long, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp (CBES) cho biết ông đang cùng một cộng sự trên đường xuống Bến Tre để trực tiếp tìm hiểu, xác nhận về cá lạ 150 kg mà ngư dân vừa bắt được trên sông Cổ Chiên (Bến Tre).


Thạc sĩ Vũ Long khẳng định, nếu xác nhận được cá lạ trên sông Cổ Chiên là cá nược Minh Hải thì đó sẽ là thông tin chấn động.


Theo thạc sĩ Vũ Long, qua hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, gần như chắc chắn đây là cá heo sông, tên khoa học là Orcaella brevirostris, hay cá nược Minh Hải. Loài này được cho là đã tuyệt chủng ở Việt Nam.


Việc bắt gặp loài này ở Cổ Chiên thực sự là tin sốc đối với giới khoa học. Mới đây phía Campuchia công bố tài liệu cho thấy loài này đang phục hồi rất tốt về số lượng. Tuy nhiên ở Việt Nam được cho là không còn con nào.


Thạc sĩ Vũ Long khẳng định thông tin này đang rất được các nhà khoa học theo dõi về cá heo Việt Nam quan tâm. Ông Long tin rằng sẽ phải có cuộc điều tra, đánh giá về khả năng sinh sống của loài cá này ở khu vực sông Cổ Chiên.


Thạc sĩ Vũ Long nói: "Cá heo chuột ở Việt Nam, loài Neophocaena phocaenoides không có vây lưng. Nhìn vây lưng của con cá mà ngư dân vừa bắt được, chúng tôi tin đó là cá nược Minh Hải - Orcaella brevirostris". Tuy nhiên, theo thạc sĩ Vũ Long, để chắc chắn, ông và đồng sự đã quyết định trực tiếp tìm đến nhà ngư dân trong tối 15.5.


Ông Long cũng rất lo lắng trước thông tin ngư dân có ý định xẻ cá ra bán.


Phóng viên Thanh Niên đã kết nối thạc sĩ Vũ Long với chính quyền xã Phú Phụng (H.Chợ Lách) để cùng trực tiếp đến nhà ngư dân, thuyết phục ngư dân không hủy, xẻ bán, hoặc chôn cá lạ trước khi các nhà khoa học, cơ quan chức năng nghiên cứu, tìm hiểu rõ.


Cá nược (Orcaella brevirostris) là một loài động vật có vú thuộc họ Cá heo biển Delphinidae, sống ven bờ biển và cửa sông trong khu vực Đông Nam Á, được tìm thấy trên sông Irrawaddy tại Myanma, sông Mahakam ở Indonesia, và sông Mekong tại Campuchia cũng như Việt Nam. Một số tài liệu gọi theo tên dịch từ tiếng Anh là cá heo Irrawaddy. Tuy nhiên loài này có mặt ở Việt Nam và được định danh là cá nược hoặc cá nược Minh Hải. Hiện loài cá heo này đang ở mức đe doạ bị tuyệt chủng.


Như Thanh Niên đã thông tin, khoảng 2 giờ ngày 15.5, vợ chồng ngư dân Phan Văn Thái (49 tuổi, ngụ ấp Phụng Đức A, xã Phú Phụng, H.Chợ Lách, Bến Tre) bắt được một con cá lạ trong lúc thả lưới trên sông Cổ Chiên, đoạn gần cầu Cổ Chiên (thuộc xã Thành Thới A, H.Mỏ Cày Nam, Bến Tre).


Do cá quá nặng không đem lên ghe được nên ông cùng vợ cột lưới lại kéo về nhà.( Thanh Niên Online)
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12583)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14134)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13507)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12764)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 16988)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14513)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17753)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14827)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 15958)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14202)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13692)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)