TQ tài trợ cuộc nghiên cứu quốc tế thăm dò dầu khí tại Biển Đông

29 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 14973)

Thứ hai, 27/01/2014
TQ tài trợ cuộc nghiên cứu quốc tế thăm dò dầu khí tại Biển Đông
bien-dong-1_2014-01-31-content
Tàu khoan thăm dò JOIDES Resolution

VOA 27.01.2014

Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.

Tàu khoan thăm dò đại dương Joides Resolution của Mỹ cùng toán khoa học gia sẽ thực hiện các mũi khoan tại 3 địa điểm trong cuộc nghiên cứu quốc tế kéo dài 62 ngày.

Các khoa học gia nói những mẫu thăm dò thu được sẽ cho thấy quy trình tiến hóa địa chất của Biển Đông và giúp lần ra các mỏ dầu khí tại đây. 

Chuyến hải hành do các khoa học gia Trung Quốc đề xướng từ năm 2008. Chuyến đi đánh dấu lần ra khơi đầu tiên của Chương trình Khám phá Đại dương Quốc tế IODP 2013-2023.

26 nước thành viên IODP đệ nộp hàng chục đề nghị cho Chương trình.

Đề nghị khoan thăm dò Biển Đông không đạt được số phiếu cao nhất nhưng việc nhà nước Trung Quốc chịu bỏ khoản tiền 6 triệu đô la, tức 70% chi phí dự án, là yếu tố quyết định để thực hiện chuyến hải trình thăm dò này.

Chuyến đi có sự tham gia của 31 khoa học gia đến từ 10 nước và khu vực, trong đó có 13 người Trung Quốc, 9 nhà khoa học Mỹ, và 1 từ Đài Loan.

Chiếc tàu sẽ đi ngang qua và khoan thăm dò các khu vực mà Trung Quốc, Philippines, và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Vận hành bởi Hội Khoa khọc Quốc gia NSF của Mỹ, con tàu đã nhận được sự đồng ý từ Manila và Bắc Kinh nhưng đang đợi hồi âm từ Hà Nội để tiến hành khoan thăm dò tại một địa điểm ở vùng Tây Nam Biển Đông.

Philippines đã gửi 1 nhà khoa học tham gia hành trình này với tư cách quan sát viên.

Kết quả khảo sát và các dữ kiện sẽ được chia sẻ toàn cầu kể cả với giới khoa học gia từ các nước không phải thành viên của IODP.

Năm ngoái, Trung Quốc cũng đã đệ nạp đề nghị thăm dò khu vực phía Bắc Biển Đông, nơi được xem là có trữ lượng dầu khí dồi dào nhất.

Nguồn: SCMP/ The Standard

RFI Chủ nhật 26 Tháng Giêng 2014

Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đi tuần tra tại Biển Đông

bien-dong-3_2014-01-31-content
+++++++++++++
bien-dong-4_2014-01-31
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
© AFP/ Park Yeong-Dae
Trọng Nghĩa

Theo nguồn tin báo chí Trung Quốc, một đội gồm ba tàu chiến cỡ lớn của Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc vừa hoàn tất một tuần lễ đi tuần tra tại hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm được truyền thông Trung Quốc nêu bật là đích thân Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đã đi theo chỉ huy cuộc tuần tra, và đã lên thị sát từng hòn đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông từ Hoàng Sa cho đến Trường Sa.

Đội tàu Trung Quốc bao gồm ba chiến hạm thuộc loại quan trọng của hải quân nước này : Tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaishan) và hai khu trục hạm Vũ Hán và Hải Khẩu. Trường Bạch Sơn là tàu đổ bộ lớn nhất hiện nay của Trung Quốc, được trang bị một hệ thống vũ khí tối tân. Tàu này chở theo một đại đội Thủy quân lục chiến và hai phi cơ trực thăng. Còn Vũ Hán và Hải Khẩu là hai khu trục hạm nhiều kinh nghiệm hải hành, từng được Bắc Kinh phái qua hoạt động chống hải tặc ở Vịnh Aden.

Xuất phát từ một quân cảng ở đảo Hải Nam hồi đầu tuần, tiểu hạm đội nói trên của Trung Quốc đã bắt đầu hai ngày tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa - mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974 - nối tiếp bằng ba ngày hoạt động ở vùng quần đảo Trường Sa.

Đáng chú ý là cuộc tuần tra này lại do chính Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt chỉ huy. Tại vùng Hoàng Sa, ngoài việc tuần tra, đội tàu này đã thực hiện một bài tập đổ bộ chiếm đảo.

Sau Hoàng Sa, tiểu hạm đội này đã xuống Trường Sa, vào theo báo chí Trung Quốc, ông Tưởng Vĩ Liệt đã lên từng hòn đảo hay bãi đá hiện do lực lượng Trung Quốc chiếm đóng để xem xét « tình hình sẵn sàng chiến đấu của đơn vị đồn trú ». Báo chí Trung Quốc đã loan tin rộng rãi về chuyến tuần tra và thị sát này. Tân Hoa Xã đặc biệt trích dẫn một chỉ huy đơn vị đồn trú trên một bãi đá nói về cuộc sống của họ.

Điều có thể được xem là nhức nhối đối với người Việt Nam là sự kiện bãi đá đó - tên quốc tế là Johnson South Reef hay Chigua Reef - mà Trung Quốc gọi là Xích Qua, chính là Đá Gạc Ma mà họ đã chiếm đóng sau khi đánh bật lực lượng Việt Nam vào năm 1988 trong một trận hải chiến khốc liệt./
 
RFI Thứ hai 27 Tháng Giêng 2014

Ngô Vĩnh Long: Việt Nam cần một chính sách Biển Đông minh bạch và dứt khoát
bien-dong-5_2014-01-31
Biểu tình tại Hà Nội ngày 19/01/2014 nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. Biểu ngữ nêu ba sự kiện : 19/01/1974 - Chiếm Hoàng Sa; 17/02/1979 - Tấn công biên giới phía bắc; 14/03/1988 - Chiếm một số đảo ở Trường Sa.
REUTERS/Kham

Trọng Nghĩa
Bước leo thang mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông là quyết định buộc tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào Biển Đông. "Vùng cấm tàu cá" là bước tiếp theo trong chiến lược thôn tính Biển Đông mà Bắc Kinh khởi sự từ năm 1974 khi xua quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam. Theo giới phân tích, muốn chặn mưu đồ của Trung Quốc, Việt Nam phải có một chính sách Biển Đông rõ ràng, công khai và dứt khoát để được hậu thuẫn của khu vực và quốc tế.

Ngay từ cuối năm 2013, giới chuyên gia quốc tế đã nhận định rằng Biển Đông đang dậy sóng trở lại vì các hành động hung hăng áp đặt chủ quyền của Trung Quốc. Thực tế đầu năm 2014 này đã xác minh nhận các nhận xét đó, với một loạt động thái quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông, bất chấp phản ứng của các láng giềng như Việt Nam hay Philippines, cũng như của Mỹ và Nhật.

Đối với các nhà quan sát, bước leo thang quan trọng mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông là quyết định - được trình bày là của tỉnh Hải Nam, nhưng thực ra là của ê kíp Tập Cận Bình – thông qua vào cuối năm 2013, nhưng bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 01/2014.

Theo các quy định này, thì kể từ nay, tàu bè nước ngoài, nếu muốn vào hoạt động đánh cá hay nghiên cứu thủy sản trong vùng Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ, đều phải xin phép trước, bằng không sẽ bị chặn bắt, công cụ bị tịch thu, chủ tàu bị phạt nặng.

Trung Quốc tung tàu tuần duyên và tàu hải quân xuống tuần tra và tập trận ở Biển Đông

Về hình thức thì luật lệ mới này không có gì đáng nói, nhưng vấn đề then chốt là vùng biển mà Trung Quốc cho là của họ lại bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông, nằm bên trong đường lưỡi bò mơ hồ mà họ đơn phương vẽ ra để đòi quyền kiểm soát, bất chấp các tuyên bố chủ quyền ngược lại của các láng giềng.

Và để cho thấy là họ thực sự là chủ nhân vùng Biển Đông, chính quyền Trung Quốc liên tiếp cho tàu lớn nhỏ xuống tuần tra tại vùng Biển Đông, cả tàu tuần duyên lẫn tàu quân sự, không chỉ ở vùng quần đảo Hoàng Sa gần Hải Nam mà cả tại khu vực Trường Sa. Hải quân Trung Quốc cũng liên tục tập trận thị uy trong vùng

Ví dụ mới nhất là chuyến tuần tra – và tập trận – tại Biển Đông từ ngày 20/01 đến ngày 25/01/2014 của một đội tàu bao gồm ba chiến hạm hiện đại của Hải quân Trung Quốc, do Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đích thân chỉ huy.

Các hành động quyết đoán trên đây của Trung Quốc dĩ nhiên đã bị nhiều nước phản đối, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, hai quốc gia thường xuyên bị Bắc Kinh đánh giá là « kỳ đà cản mũi » đối với chiến lược bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tuy nhiên nếu Philippines đã có những phản ứng dứt khoát, tức thời trước các động thái của Bắc Kinh, thì cách phản đối của Việt Nam lại chậm và thận trọng hơn. Phải hai ngày sau khi có thông tin về quy định của tỉnh Hải Nam liên quan đến tàu cá nước ngoài, Việt Nam mới có phản ứng.

Ngày 10/01/2014, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho rằng hành động của Trung Quốc « bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông ». Phía Việt Nam do đó đã yêu cầu Trung Quốc « hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên ».

Hé mở cánh cửa cho kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng

Ngoài phản ứng ngoại giao nhắm thẳng vào Trung Quốc kể trên, giới quan sát đặc biệt ghi nhận sự kiện chính quyền Việt Nam hé mở cánh cửa cho việc kỷ niệm 40 năm trận đánh Hoàng Sa vào năm 1974, khi Trung Quốc xua quân chiếm nốt phần quần đảo do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vào lúc ấy kiểm soát.

Gọi là hé mở vì các sinh hoạt kỷ niệm đã bị hạn chế, thậm chí lễ kỷ niệm dự trù tại Đà Nẵng, nơi có huyện đảo Hoàng Sa, đã bị hủy vào giờ chót vì lý do « kỹ thuật ». Bên cạnh đó, có tin là một số bài phân tích về sự kiện này cũng bị từ chối đăng, cho dù báo chí đã được quyền công khai đề cập đến sự kiện này.

Đối với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một quan sát viên kỳ cựu về Trung Quốc và Biển Đông thuộc Đại học Maine Hoa Kỳ, phản ứng của Việt Nam trước các động thái mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông quá thận trọng, nếu không muốn nói là yếu ớt so với tầm mức nghiêm trọng của tình hình.

Trong một bài phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ RFI vào cuối năm ngoái, Giáo sư Long đã từng tỏ ý quan ngại về sự kiện Biển Đông bắt đầu dậy sóng trở lại sau một thời gian ngắn yên tĩnh, đặc biệt là đối với Việt Nam.

Phải chứng tỏ rằng Việt Nam là nước tôn trọng luật quốc tế chứ không như Trung Quốc


Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, hành động leo thang tranh chấp mà Bắc Kinh vừa thể hiện qua quyết định nhắm vào tàu cá nước ngoài đi vào Biển Đông nằm trong một chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm thôn tính cả vùng biển rộng lớn này, mà nước bị thiệt hại nhiều nhất chính là Việt Nam.

Để đối phó với âm mưu ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, các phương thức đấu tranh thận trọng hiện hữu sẽ không mang lại hiệu quả, mà Việt Nam cần phải dứt khoát hơn, minh bạch hóa và công khai hóa chính sách Biển Đông của mình, chứng tỏ rõ ràng với thế giới rằng Việt Nam là một quốc gia tôn trọng luật lệ quốc tế, trái với các hành vi phi pháp của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Long đã lấy làm tiếc rằng phía Việt Nam đã không khéo tranh thủ dịp kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc dùng võ lực chiếm Hoàng Sa để tố cáo trước quốc tế ý đồ của Bắc Kinh sử dụng vùng lãnh thổ bị họ cưỡng chiếm làm địa bàn khai triển chiến lược khống chế toàn khu vực, nêu rõ là Hoàng Sa không đơn thuần là là một vấn đề song phương Việt Nam Trung Quốc, mà liên quan đến an ninh toàn khu vực và thế giới.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17170)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên án một phúc trình của Mỹ về các tuyên bố nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), cho rằng nó đi ngược lại với cam kết không đứng về phía nào của Washington trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16815)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17443)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16988)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17595)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17360)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17273)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16718)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19193)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23618)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19170)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 17944)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24623)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18717)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18299)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 24919)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18233)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18936)
Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Philippines hôm qua đã tiến hành một cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc chiếm Scarborough từ năm 2012.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19741)
VH - Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 600 km. Đảo này xếp thứ hai về diện tích sau đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hoà (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5). Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. (theo Wikipedia)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20278)
Sau sự kiện Thiên An Môn, Hồng Kông xuất hiện Joshua Wong. Người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn, Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe. Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hồng Kông truyền tới lục địa Trung cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội, và sẽ như ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp…