Trung - Mỹ chạm trán ở Hoàng Sa, gặp thượng đỉnh kết thúc không kèn không trống

02 Tháng Mười Hai 20187:56 CH(Xem: 9034)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ HAI 19 NOV 2018


Trung - Mỹ chạm trán ở Hoàng Sa, gặp thượng đỉnh kết thúc không kèn không trống


Hồng Thủy


02/12/18


(GDVN) - Cuộc gặp giữa Donald Trump và Tập Cận Bình bên lề G-20 kết thúc không kèn không trống, trong khi Mỹ-Nhật-Ấn nhấn mạnh duy trì hàng hải tự do, cởi mở ở châu Á.


South China Morning Post ngày 1/12 đưa tin, thứ Tư tuần này ngày 28/11 chiến hạm USS Chancellorsville Hoa Kỳ đã tiến vào vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam; quần đảo đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp).


Bộ Tư lệnh miền Nam, quân đội Trung Quốc ngày 1/12 ra tuyên bố nói rằng, lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đã theo dõi và cảnh báo tàu USS Chancellorsville, yêu cầu nó phải rời đi.


image026

Chiến hạm USS Chancellorsville, Hoa Kỳ, ảnh: NZ Herald.


Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương, Hoa Kỳ, Nathan Christensen ngày thứ Năm 29/11 cho hay, Mỹ tiến hành các hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa để thách thức yêu sách (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc:


"USS Chancellorsville cơ động gần quần đảo Hoàng Sa để thách thức những tuyên bố hàng hải quá mức (của Trung Quốc), cũng như giữ quyền tiếp cận các tuyến hàng hải được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế", ông nói.


Đây là hoạt động mới nhất của Hoa Kỳ trên Biển Đông, diễn ra chỉ vài tuần sau khi tàu chiến Mỹ và Trung Quốc gần như va chạm nhau ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 30/9/18.


Trong khi đó, ảnh chụp mới nhất từ vệ tinh do Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế công bố, Trung Quốc đã xây dựng một cấu trúc mới (bất hợp pháp) trên đá Bông Bay, Hoàng Sa. [1]


Động thái này diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Trung - Mỹ bên lề hội nghị G-20 tại Argentina vừa kết thúc mà không có cuộc họp báo chung nào được tổ chức.


image027

Lãnh đạo Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Độ gặp nhau bên lề hội nghị G-20 tại Argentina, ảnh: New York Post.


Ngược lại, này 30/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc gặp 3 bên bên lề G-20, nhấn mạnh phải duy trì các tuyến hàng hải ở châu Á tự do và mở cửa.


Cuộc gặp diễn ra khoảng 15 phút, mặc dù nó mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn là trao đổi chiến lược, nhưng điều này thể hiện rõ mối quan tâm, lo ngại chung của 3 nước trước sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.


Chính phủ của Tổng thống Donald Trump ngày càng thường xuyên nhắc đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa vốn là sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. [2]


Nguồn:


[1]https://www.scmp.com/news/china/military/article/2175916/chinese-navy-sent-confront-uss-chancellorsville-latest-south


[2]https://www.rti.org.tw/news/view/id/2003892


Hồng Thủy
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12137)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14478)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13273)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12997)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15740)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12333)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn