Pháp: Mẫu hạm Charles de Gaulle sẽ tuần tra Ấn Độ-TBD

15 Tháng Mười Một 20187:07 CH(Xem: 9950)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ SÁU 16 NOV 2018


Pháp: Mẫu hạm Charles de Gaulle sẽ tuần tra Ấn Độ-TBD


image012


Pháp: Tầu sân bay Charles de Gaulle tuần tra Biển Đông-Ấn Độ Dương năm 2019


RFI Đăng ngày 15-11-2018 Sửa đổi ngày 15-11-2018 16:45

image013

Mẫu hạm Charles de Gaulle, ngoài khơi thành phố Toulon, miền nam Pháp, sau 18 tháng nâng cấp. Ảnh chụp ngày 08/11/2018.REUTERS/Christophe Simon


« Nhà máy chiến đấu », mệnh danh được đặt cho tầu sân bay Pháp Charles de Gaulle, đã sẵn sàng hoạt động trở lại từ ngày 05/11/2018 sau 18 tháng nâng cấp tại cảng Toulon (miền nam Pháp) với tổng kinh phí lên đến 1,3 tỉ euro.


Tuần tra vì tự do hàng hải tại vùng Ấn Độ Dương là nhiệm vụ đầu tiên ngay vào khoảng đầu tháng 02/2019 của tầu sân bay hạt nhân duy nhất tại châu Âu.


« Việc tầu sân bay Charles de Gaulle chuẩn bị ra khơi với khả năng tác chiến toàn vẹn sẽ mang lại sức bật và tầm quan trọng chính trị cho lực lượng không lực Hải Quân Pháp », theo khẳng định với nhật báo La Provence ngày 19/10/2018 của bộ trưởng Quân Lực Pháp.


Bà Florence Parly nhấn mạnh Pháp « luôn trên tuyến đầu để bảo vệ một quyền vĩnh viễn, đó là tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế. Và mỗi lần, nếu nguyên tắc cơ bản này của luật pháp quốc tế bị vi phạm, như trường hợp đang xảy ra hiện nay tại Biển Đông, chúng tôi sẽ thể hiện quyền tự do hành động và lưu thông của mình trong các vùng biển đó ». Đây là lý do giải thích nhiệm vụ đầu tiên của tầu sân bay Charles de Gaulle là đến vùng Ấn Độ Dương, trong đó có Biển Đông.


Nhiệm vụ đầu tiên : Tuần tra vùng biển chiến lược Ấn Độ Dương


Trang Le Parisien (19/10/2018) nhắc lại Biển Đông là một khu vực chiến lược, nơi trung chuyển của 1/3 thương mại hàng hải thế giới. Vùng biển nửa kín này dài khoảng 3.000 km và rộng 1.000 km (?) với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ và bị nhiều nước trong vùng đòi chủ quyền chồng lấn. Riêng Trung Quốc đòi chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông.


Để bảo vệ quyền tự do hàng hải trước những yêu sách của Trung Quốc trong vùng biển này, Hải Quân Hoa Kỳ thường xuyên tuần tra trên không và trên biển. Gần đây, căng thẳng với Trung Quốc tăng thêm một bậc sau khi tầu chiến của Trung Quốc cắt ngang mũi khu trục hạm Mỹ USS Decatur khi tuần tra bên trong vùng 12 hải lý quanh các rạn san hô Ga Ven và Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.


Với Paris, Biển Đông và rộng hơn là Ấn Độ Dương, là khu vực mà Pháp cũng có lợi ích. Từ năm 2014, nhiều chuyến tuần tra đã được Hải Quân Pháp tiến hành tại đây. Năm 2016, ông Jean-Yves Le Drian, bộ trưởng Quốc Phòng lúc đó và hiện là ngoại trưởng Pháp, kêu gọi hải quân châu Âu « có mặt thường xuyên, rõ rệt nhất có thể trong các vùng biển ở châu Á ».


Trong chuyến công du Úc vào tháng 04/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trấn an các đồng minh trong vùng trước sự bành trướng của Trung Quốc với lời khẳng định muốn « xây dựng một trục Ấn Độ-Thái Bình Dương » để « buộc tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không ».


Cuối tháng 05/2018, tầu đổ bộ-chỉ huy-chở trực thăng Dixmude của Pháp đã tham gia một chiến dịch có quy mô lớn trong vùng này cùng với ba chiến đấu cơ Rafales, một máy bay vận tải quân sự A400M, một máy bay Airbus A310 và một máy bay tiếp liệu.


Với việc điều tầu sân bay Charles de Gaulle bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Ấn Độ Dương, Pháp muốn tiến hành chiến lược ngoại giao quân sự tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương để bảo vệ quyền lợi của mình trước những tham vọng của Trung Quốc. Vì Pháp có khoảng 1,5 triệu dân sống trên năm vùng lãnh thổ hải ngoại với vùng đặc quyền kinh tế rộng 9 triệu km vuông tại châu Á-Thái Bình Dương.


Trước khi đưa vào bảo dưỡng và nâng cấp, tầu sân bay Charles de Gaulle được triển khai ba lần, từ tháng 01/2015 đến 09/2016, trong khuôn khổ liên quân quốc tế chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Irak và Syria.


Tầu sân bay Charles de Gaulle : « 42.000 tấn trọng lượng ngoại giao »


Chiều 14/11/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cùng với bộ trưởng Quân Lực Florence Parly, đã lên con tầu 42.000 tấn, nặng gấp 4 lần tháp Eiffel, gặp gỡ các nhân viên Hải Quân Pháp làm việc trên tầu và trải nghiệm ngủ lại một đêm trên « thành phố nổi ».


Charles de Gaulle là tầu sân bay thứ ba của Pháp, sau hai tầu sân bay Clemenceau (1961-1997) và Foch (1963-2000). Theo website của Hải Quân Quốc Gia Pháp, dài 261,5 mét, rộng 64,36 mét, tầu sân bay Charles de Gaulle có thể chứa 40 máy bay, trong đó có 30 chiến đấu cơ Rafales và thủy thủ đoàn khoảng 2.000 người sẵn sàng đối phó với « các tình huống thù nghịch ».


Đi vào hoạt động từ năm 2001, tầu Charles de Gaulle trở thành « một tầu sân bay thế hệ 2.0 » sau 18 tháng nâng cấp tính từ đầu năm 2017, và dự kiến hoạt động đến khoảng năm 2038-2040. Tầu Charles de Gaulle được hiện đại hóa hệ thống điều khiển và chiến đấu, hệ thống cảm biến và radar được điều chỉnh. Hệ thống khai thác thông tin chiến thuật cũng được xem xét lại để « tăng cường khả năng tương tác ».


Quá trình nâng cấp tầu Charles de Gaulle cần đến hơn 4 triệu giờ làm việc, trong đó đã có đến 1,8 triệu giờ chỉ dành riêng cho việc lập đồ án và thiết kế. Trong suốt 18 tháng, hàng ngày có hơn 2.100 người và 160 công ty thầu phụ hoạt động tại công xưởng khổng lồ này.


Trả lời Reuters, thuyền trưởng Christophe Charpentier, chỉ huy lực lượng không quân (Groupe aérien embarqué, Gaé), cho biết đội ngũ nhân viên trên tầu Charles de Gaulle đang « củng cố khả năng tác chiến với các quốc gia khác ». Sau đợt huấn luyện cấp tốc sẽ kết thúc vào cuối tháng 11, tầu sân bay Charles de Gaulle sẽ tiến hành một đợt thử khác với đoàn hộ tống của đội không lực Hải Quân (GAN), trong đó có một chiến hạm phòng không và một chiến hạm chống tầu ngầm. Theo một sĩ quan trên tầu, khi trả lời Reuters, « đây là cơ hội để xem xét lại cách tối ưu hóa lực lượng của chúng tôi đối với các mối đe dọa tương lai, dự đoán các cuộc chiến sau này »,


Ngày 08/11, đô đốc Christophe Prazuck, tham mưu trưởng Hải Quân Quốc Gia Pháp, nhấn mạnh đến thách thức quân sự hóa hàng hải. Vẫn theo vị đô đốc này, đối mặt với « thay đổi sâu sắc về bối cảnh chiến lược hải quân », nhằm nhắc đến những tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, tầu sân bay vẫn là « giá trị chiến lược và chính trị » không thể so sánh được. Vì vậy, vị tham mưu trưởng Hải Quân Quốc Gia Pháp hy vọng Pháp sẽ có thêm « khoảng 6 chiếc tầu sân bay ».


Bộ trưởng Quân Lực Pháp thì khẳng định : « Tầu sân bay này là một công cụ kết hợp về mặt ngoại giao và quân sự và đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh thiết lập dự án phòng thủ chung châu Âu ».


Vì vậy, Pháp đang thực hiện một nghiên cứu kéo dài 18 tháng về kế hoạch đóng một tầu sân bay tương lai, thay thế cho chiếc Charles de Gaulle. Tuy nhiên, công việc này sẽ không bắt đầu trước năm 2021 và ngân sách dự trù sẽ từ 5 đến 7 tỉ euro, theo tổng thống Pháp Emmanuel Macron, khi trả lời kênh truyền hình TFI 1 ngày 14/11/2018 từ tầu sân bay Charles de Gaulle.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18135)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20077)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 18025)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17868)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17359)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16320)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16473)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15298)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17857)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15166)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22599)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17322)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15561)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15107)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16758)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16324)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17573)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16677)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19643)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17466)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.