Thái độ của Mỹ sau trận Hoàng Sa 1974
BBC - thứ hai, 3 tháng 10, 2011
Ông Henry Kissinger từng đóng vai trò quyết định trong chính sách của Hoa Kỳ với Đông Nam Á nhiều năm liền
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
Loạt sách Quan hệ Ngoại giao của Hoa Kỳ là hồ sơ chính thức về hoạt động ngoại giao của chính phủ Mỹ bắt đầu từ 1952, tập hợp các văn bản gốc như biên bản cuộc họp, điện tín, thư từ.
Các sử gia của Bộ Ngoại giao Mỹ đã hoàn tất 25 cuốn về chính quyền Kennedy, 34 cuốn về chính quyền Johnson, trong khi ý định làm 54 tập về thời kỳ Nixon và Ford (1969-1976) vẫn còn dở dang.
Biên bản cuộc họp ngày 25/01/1974, một tuần sau trận hải chiến Hoàng Sa (17 - 19 tháng Giêng), tường thuật cuộc họp về Đông Dương do Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger chủ trì.
'Tránh xa'
Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: "Chúng ta đã tránh xa vấn đề."
Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: "Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố
chủ quyền của họ [Nam Việt
Đô đốc Moorer trả lời: "Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."
Ông Kissinger hỏi "Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?"
Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: "Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.
"Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."
Đô đốc Thomas H. Moorer, 25/1/1974
"Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt
"Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui."
Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: "Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?"
William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: "Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào."
Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: "Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực."
Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau:
"Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?
Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.
Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.
Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.
Đô đốc Moorer: Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi
Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và
Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt
Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: "Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực."
Cũng cần nhắc lại, trong một cuộc gặp trước đó, ngày 23/1/1974 với ông Han
Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại
Bảo vệ
Trong một cuộc họp ngày 31/1/1974 của Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Kissinger
khi đó được thông báo: "Không có dấu hiệu Trung Quốc định tiến về Trường
Sa. Dẫu vậy, có sự lo ngại đáng kể từ phía Nhật,
"Đài Loan đã chiếm ít nhất một đảo và Trung Quốc cũng vậy."
Trong bối cảnh này, Philippines đã hỏi Mỹ liệu Hiệp Ước An ninh Mỹ - Philippines có được dùng nếu quân Philippines kéo ra Trường Sa và bị Trung Quốc tấn công.
Các quan chức Mỹ có mặt trong cuộc họp đồng ý rằng không có câu trả lời rõ
rệt và họ muốn để ngỏ sự mơ hồ trong câu trả lời cho
Một người trong cuộc họp, ông Hummel, nói: "Tạp âm xung quanh các tuyên
bố của chúng ta về những hòn đảo này hẳn đã đủ cho người
Ngoại trưởng Kissinger kết luận: "Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ."
Chỉ cho đến gần đây, hồi tháng Bảy 2011, Thượng Nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích công khai về hiệp ước an ninh Mỹ - Philippines trong tranh chấp Biển Đông.
Ông Jim Webb khi đó nói: "Sự minh bạch của chúng ta trong vấn đề này là
vô cùng quan trọng với đồng minh,
CIA theo dõi sát trận Hoàng Sa 1974
Vũ Quí Hạo Nhiên
Viết cho BBC từ Little Saigon, California
BBC - thứ hai, 30 tháng 12, 2013
Bốn mươi năm trước, Trung Quốc tấn công Hoàng Sa, đánh
bật lực lượng hải quân Việt
Trận hải chiến kéo dài chưa tới hai ngày dẫn đến việc Trung Quốc chiếm trọn quyền kiểm soát quần đảo này.
̣Điện tín của CIA cũng theo dõi phản ứng từ Bắc Việt khi đó
Bị ràng buộc bởi Hiệp định Paris, Hạm đội 7 Mỹ nằm ngoài khơi Thái Bình Dương không can thiệp một chút gì vào cuộc chiến này cả, nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ không quan tâm: Hồ sơ bạch hóa của CIA cho thấy họ theo dõi trận chiến và tường trình lên tổng thống Mỹ mỗi ngày.
Không phải tới năm 1973 Mỹ mới theo dõi tình hình Hoàng Sa.
Hầu hết những động thái trước đó của Trung Quốc liên quan đến quần đảo này đều được CIA ghi nhận, kể cả lời tuyên bố đường lưỡi bò 12 hải lý năm 1958.
Những thông tin này được tóm tắt trong bản Central Intelligence Bulletin (“CIB”), một bản tin tình báo hàng ngày của CIA nộp cho Tổng thống và các viên chức cao cấp.
Gia tăng hoạt động
Ngày 16 tháng 6 năm 1971, một bản CIB báo tin Bắc Kinh gia tăng hoạt động trong vùng quần đảo Hoàng Sa:
“Những đoàn công voa hải quân từ Yu-lin (Du Lâm) trên đảo Hải Nam hiện tới Hoàng Sa thường xuyên, nhất là Woody Island (đảo Phú Lâm), một trong những đảo lớn nhất trong nhóm. Bảo vệ đoàn tàu chủ yếu là tàu khu trục, là tàu chiến lớn nhất trong hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.”
Bản CIB này cho biết Trung Quốc “đang xây một bến đậu, vét một con kênh, xây một cây cầu, và dựng nhiều tòa nhà mới trên đảo.”
Chiến hạm Nhật Tảo của VNCH đã tham gia bảo vệ Hoàng Sa
Bản CIB cũng khuyến cáo là trong tình trạng nhiều nước cùng tranh chủ quyền Hoàng Sa, những hoạt động xây cất này củng cố thêm đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Hồ sơ CIA cũng nhận xét rằng Trung Quốc từ nhiều năm đã giữ một đài truyền thông và quan sát trên đảo Phú Lâm và ngư dân Trung Quốc dùng Hoàng Sa làm nơi trú ẩn và lấy tổ yến.
Tới tháng 1/1974, giao tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa.
Bản tin CIB đề ngày 18/1 (giờ
Sài Gòn (ý nói CIA tại Sài Gòn) báo cáo là binh sĩ Nam Việt
Bản tin CIB nhận xét rằng trước trận giao tranh này, vụ đụng độ duy nhất trước đó là năm 1959 khi phía VNCH bắt một số ngư dân Trung Quốc trong nhóm đảo Lưỡi Liềm và vài ngày sau thả họ ra.
Đến hôm sau, bản tin CIB ngày 19/1 báo tin “lực lượng Trung Quốc và Nam
Việt
“Phía Nam Việt Nam báo tin có 3 thủy quân lục chiến bị giết và 2 bị thương, và hiện đã rút lực lượng ra khỏi đảo.”
Bản tin ngày 21/1, tóm tắt trận hải chiến, ghi nhận “quân đội Trung Quốc và
Nam Việt
Bản tin này, đi kèm một trang bản đồ Hoàng Sa, trích lời “phát ngôn viên Nam
Việt
"Một bức
điện tín khác đề ngày 21/1 cho rằng Bắc Việt
“Phía Trung Quốc sau khi không kích vào sáng hôm qua thì tiếp theo với cuộc
đổ bộ vào các đảo Pattle, MOney, và Robert (Hoàng Sa, Quảng Ảnh, Hữu Nhật). Các
lực lượng hải và không quân của Sài Gòn đã được lệnh rút ra khỏi vùng này, và
phía Nam Việt
Một số tài liệu khác cho thấy viên sĩ quan này khi đó đã giải ngũ, và trở thành một nhân viên dân sự của DAO tên là Gerald Kosh, sau đó có viết báo cáo chi tiết về trận chiến nộp cho Bộ binh Hoa Kỳ.
“Cho tới gần đây,” bản tin viết tiếp, “phía Nam Việt
Tới ngày 29/1, bản tin CIB cho biết
Trung Quốc bắt đầu trả tù binh, khởi đầu với Gerald Kosh và năm quân nhân VNCH
bị thương, sẽ được chuyển cho Hồng thập tự tại biên giới
CIA cũng quan tâm đến một chi tiết do một sĩ quan Việt
Bài báo này khiến CIA phải kiểm chứng lại, và trả lời trong một bức điện gửi từ trung tâm điều hành Operation Center của CIA đến phòng Situation Room của Nhà Trắng.
Bức điện tín đề ngày 23/1 bác bỏ chi tiết này và viết, “Không một chiếc tàu chiến Xô-viết nào đến gần quần đảo Hoàng Sa từ sau tháng 11 năm ngoái, dù có một tàu tuần dương, một tàu khu trục, và ba tàu ngầm đi băng qua biển Nam Hải (biển Đông) trên đường đến Ấn Độ Dương.
Liên Xô lo Trung Quốc
Hải quân Xô-viết tỏ ra đặc biệt không quan tâm đến vụ Hoàng Sa: Tàu Xô Viết
neo ở biển Nam Hải để thu thập tình báo vẫn theo dõi căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở
Bản đồ Hoàng Sa của Hoa Kỳ ghi nhận hoạt động xây cất từ phía TQ
Trong khi CIA tường thuật là cả Việt Nam Cộng Hòa lẫn Trung Quốc đều khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa, thì một bức điện tín khác đề ngày 21/1 cho rằng Bắc Việt Nam “lúng túng” trước trận chiến này.
Bức điện tín trích báo chí Pháp cho hay “nguồn tin được phép nói” (authorized sources) của Hà Nội phát biểu rằng giữ gìn chủ quyền lãnh thổ là một “nghĩa vụ thiêng liêng” của mọi quốc gia, nhưng ngược lại cũng cho rằng “những tranh chấp nhiều khi phức tạp đối với lãnh thổ và ranh giới giữa hai nước láng giềng cần được xem xét kỹ lưỡng và thận trọng.”
Liên Xô, ngược lại, không ngại ngần dùng trận chiến này để bêu xấu Trung Quốc.
Bản tin CIB ngày 21/3/1974 cho rằng: “Bộ máy tuyên truyền của Moscow đã dùng sự kiện Hoàng Sa và việc Trung Quốc ủng hộ phiến quân ở Miến Điện để lợi dụng sự nghi ngại truyền thống của Nam và Đông Nam Á đối với Trung Quốc.”
Bản tin này cũng cho rằng “
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên ở California, Hoa Kỳ. BBC sẽ tiếp tục đăng tải các bài về chủ đề hải chiến Trường Sa và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
BBC - Thứ Ba, 24 tháng 3, 2009
Im lặng nhưng không đồng tình
Tiến sĩ Balazs Szalontai
Viết riêng cho BBCVietnamese.com
Hà Nội không nhắc đến lực lượng Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận Hoàng Sa 1974
Tháng Giêng 1974, khi hải quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm Hoàng Sa và buộc quân đội Nam Việt Nam rút khỏi đó, ban lãnh đạo Bắc Việt không hề có phát ngôn công khai, dù là ủng hộ hay phản đối.
Báo chí Bắc Việt không hề đề cập vụ đụng độ giữa Sài Gòn và Bắc Kinh. Phản ứng chính thức duy nhất trước cuộc xâm lăng của Trung Quốc là một tuyên bố ngắn gọn, thận trọng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, kêu gọi có giải pháp thương lượng và hòa bình về mọi tranh cãi lãnh thổ.
Kho lưu trữ Hungary
Kể từ đó, sự im lặng của Hà Nội đã thường bị xem là thể hiện sự đồng tình của ban lãnh đạo trước hành động của Trung Quốc. Theo đó, thái độ thụ động của Bắc Việt hẳn là do sự thừa nhận ngầm về chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh. Quan điểm này được hỗ trợ nhờ thông báo năm 1956 của Ung Văn Khiêm gửi tham tán Trung Quốc về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa - gợi ý rằng "im lặng có nghĩa là đồng thuận". Quan điểm này nói nếu Bắc Việt không tán thành cuộc xâm lăng, thì phải nói ra chứ.
Iim lặng của miền Bắc chủ yếu là do cân nhắc chiến thuật ngắn hạn của Hà Nội.
Balazs Szalontai
Nhưng tài liệu tôi tìm thấy từ Kho Lưu trữ Quốc gia
Sau vụ xâm lấn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nói với đại sứ
Tháng Chín 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn nêu vấn đề Hoàng Sa trong chuyến thăm
Trung Quốc. Phản ứng không khoan nhượng của Bắc Kinh rõ ràng làm lãnh đạo Việt
Dấu hiệu phản đối của Việt
Tham vọng lãnh thổ của Hà Nội không phải xuất phát từ việc làm đồng minh của
Liên Xô mà đó là mục tiêu của Việt
Tính toán
Hà Nội không vui khi Gerald Ford gặp Leonid Brezhnev năm 1974
Nhưng nếu Bắc Việt phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, tại sao họ im lặng
trong trận đánh và cũng đã yêu cầu
Năm 1972 và nửa đầu năm 1973, lãnh đạo Hà Nội rõ ràng bất mãn trước quan hệ
cải thiện của Mỹ và Trung Quốc. Theo họ, Trung Quốc đã hy sinh quyền lợi Việt
Vào cuối năm 1973 và đầu 1974, giới ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội ghi nhận phía Trung Quốc bắt đầu mềm mỏng hơn trong giao dịch với Bắc Việt - có lẽ vì nếu xảy ra đồng thời xung đột với cả Mỹ và Bắc Việt, quyền lợi của Trung Quốc sẽ bị nguy hại.
Lãnh đạo Bắc Việt dĩ nhiên chẳng thích gì phe Mao tuyển đang một lần nữa thắng thế trên chính trường Trung Quốc. Nhưng họ không thích Chu Ân Lai, kiến trúc sư trong hòa giải Mỹ - Trung và nay cũng là đối tượng tấn công của phe Mao tuyển. Có thể họ hy vọng sự hòa giải Mỹ - Trung sẽ phần nào bị đảo ngược và vì thế muốn tránh gây hấn với Bắc Kinh - đặc biệt vì Hiệp định Paris 1973 đã không chấm dứt giao tranh giữa chính quyền Thiệu và quân cách mạng.
Tháng Chín 1973, Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng nói với Fidel Castro rằng nếu miền Nam tiếp tục tấn công "vùng giải phóng", quân cộng sản sẽ đánh lại cho đến khi chính phủ Thiệu sụp đổ. Trong hoàn cảnh đó, rõ ràng Bắc Việt cần có hòa hoãn tạm thời với Trung Quốc.
Thời điểm Trung Quốc lấn chiếm cho thấy Bắc Kinh muốn hành động trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ - tức là trước khi Hà Nội có thể giành lấy các hòn đảo tranh chấp
Balazs Szalontai
Thái độ thận trọng của Bắc Việt với Trung Quốc cũng còn là vì Hà Nội không
tin Liên Xô. Nếu họ đã không thích sự gần gũi Mỹ - Trung thì họ cũng chẳng ưa
gì việc Mỹ - Xô hòa hoãn. Cuộc hội đàm của Nixon ở
Về phần mình, Liên Xô cảm thấy sự hung hăng của đồng minh Bắc Việt có thể
dẫn tới rắc rối to trên trường quốc tế. Tháng 11.1974, chỉ vài tháng trước khi
Hà Nội đánh thắng miền
Lời nói của Shcherbakov để lộ ra là Liên Xô muốn giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bắc Việt hơn là hỗ trợ Hà Nội dùng vũ lực thống nhất đất nước. Cuối năm 1973, phái đoàn của Phạm Văn Đồng, khi đi thăm Đông Đức, đã công khai tuyên bố chính sách hòa hoãn của Moscow chẳng đem lại kết quả tích cực ở châu Âu, và nói cả Liên Xô và Trung Quốc đều có cống hiến lớn cho phong trào cộng sản quốc tế. Tức là trong năm 1973-74, Hà Nội vẫn không chịu theo phe nào giữa Liên Xô và Trung Quốc.
Tóm lại, có lẽ chúng ta không thể dùng nguyên tắc "im lặng là đồng
ý" để giải thích hành vi của Hà Nội trong trận hải chiến Trung Quốc - Nam
Việt
Trong khi đang còn đánh nhau với miền
Thời điểm Trung Quốc lấn chiếm cho thấy Bắc Kinh muốn hành động trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ - tức là trước khi Hà Nội có thể giành lấy các hòn đảo tranh chấp.
Về tác giả: Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học
Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở
Di sản cự̣u Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
BBC - thứ sáu, 23 tháng 9, 2011
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (trái) trao đổi với Tổng thống Hoa Kỳ Johnson.
Cựu bí thư Hoàng Đức Nhã nói về di sản của cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu và "bi kịch" mất Hoàng Sa.
Trả lời Quốc Phương của BBC Việt ngữ nhân 10 năm ngày mất của ông Thiệu 29/9/2001, ông Nhã nói:
"Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người ái quốc, có đường lối lãnh đạo quốc gia rất rõ ràng theo quy định của Hiến pháp mà không phải là người bất chấp Hiến pháp,"
Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nói qua điện thoại từ Hoa Kỳ:
"Cho đến hơi thở cuối cùng, dù không còn làm Tổng thống nữa, ông vẫn muốn tập thể Việt Nam ở hải ngoại hậu thuẫn giúp cho đồng bào ở trong nước vẫn sống trong một chế độ không được dân chủ ở Việt Nam hiện nay."
Ông Nhã cũng thuật lại phản ứng và cho biết quan điểm của ông Thiệu trong lúc xảy ra sự kiện Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Ông Nhã khẳng định ông Thiệu đã ngay lập tức chỉ đạo chính quyền, ngoại giao và quân đội Việt Nam Cộng hòa phản đối hành động "xâm lăng" khi hạm đội của Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.
Trong một công bố với tư cách người làm chứng, ông Hoàng Đức Nhã thuật lại, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Thiệu, ông đã "gọi điện cho đại sứ Hoa Kỳ" và chất vấn vì sao Hoa Kỳ "không thông báo" cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa:
"Sao Hoa Kỳ thấy như vậy với bao nhiêu phương tiện quan sát điện tử, thấy sự di chuyển của hạm đội Trung Quốc lại không cho phía Việt Nam Cộng hòa biết."
Ông Nhã cho biết ông và Tổng thống Thiệu đã "không tin" khi nghe đại sứ Hoa Kỳ lúc đó, ông Graham Martin nói rằng phía Hoa Kỳ "không thể thấy được".
Ông Hoàng Đức Nhã nói ông đã chất vấn Đại sứ Martin rằng chuyện một hạm đội di chuyển mà người Mỹ "không thấy" thì quả là khó tin.
Toàn văn cuộc phỏng vấn về di sản của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nhiều câu hỏi chưa có giải đáp sẽ được BBC Việt ngữ đăng vào tuần tới./
Một số hình ảnh sự kiện trận thủy chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974
Phóng đồ trận thủy chiến. Tài liệu của Trần Đỗ Cẩm
Soái hạm 274 của hải quân Trung cộng.
Chiến hạm Trung cộng áp sát khiêu khích chiến hạm VNCH
Phóng đồ kế hoạch điều quân. Tài liệu của Trần Đỗ Cẩm
Phóng đồ trận thủy chiến. Tài liệu của Trần Đỗ Cẩm
Mít tinh tại Saigon năm 1974 đả đảo Trung cộng xâm lăng Hoàng sa. Tài liệu của Tổng cục CTCT.
Mít tinh tại Saigon đả đảo Trung cộng
xâm lược Hoàng Sa. Tài liệu của Tổng cục CTCT.