Chiến hạm Anh áp sát Hoàng Sa

06 Tháng Chín 201810:30 CH(Xem: 10496)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG - THỨ SÁU 07 SEP 2018


Mặt trận Đông Hải liệt quốc


Chiến hạm Anh áp sát Hoàng Sa

20

Bảo Vinh


06/09/2018 Thanh Niên Online


Chiến hạm Trung Quốc bị tố cáo ngang nhiên thách thức một tàu quân sự Anh đang di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.


19

Tàu đổ bộ tấn công HMS Albion của Anh. Ảnh chụp màn hình Independent. Reuters


Ngày 6.9.2018, dẫn nguồn giấu tên cho biết tàu đổ bộ tấn công HMS Albion chở theo lực lượng thủy quân lục chiến của Anh gần đây đã thực thi quyền tự do hàng hải và “thách thức những tuyên bố chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc tại khu vực khi di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp.


Trung Quốc khi đó đã ngang nhiên điều một tàu hộ tống và 2 trực thăng ra thách thức nhưng không có sự cố nào xảy ra. Hoạt động này diễn ra trước khi tàu Albion cập cảng TP.HCM vào ngày 3.9.2018. 


Tàu đổ bộ này được cho là không đi vào khu vực 12 hải lý của bất cứ thực thể nào thuộc quần đảo Hoàng Sa. Một số nguồn ngoại giao tiết lộ trước đây, hải quân Anh cũng từng có những hoạt động tương tự tại quần đảo Trường Sa.


Reuters dẫn lời một người phát ngôn hải quân hoàng gia Anh tuyên bố tàu HMS Albion đã thực hiện quyền tự do hàng hải và hoàn toàn tuân thủ quy tắc và luật pháp quốc tế.


Hồi tháng 10.2017, tàu khu trục USS Chafee của Mỹ, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, đã thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo đảm “tự do hàng hải” (FONOP) gần Hoàng Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khi đó đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam về việc này.


Với tư cách là quốc gia có chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển, Việt Nam nhiều lần khẳng định lập trường nhất quán. Theo đó, mọi quốc gia đều có quyền được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật Biển 1982”, bà Lê Thị Thu Hằng nói rõ.


Người phát ngôn khẳng định, Việt Nam tiếp tục đề nghị các quốc gia có đóng góp xây dựng tích cực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông./

27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12071)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 10841)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 10860)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?
28 Tháng Năm 2017(Xem: 9946)
Chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát Thám thính cơ Mỹ trên Biển Đông