Mẫu hạm Trực thăng Nhật tới Biển Đông và Ấn Độ Dương

05 Tháng Bảy 20187:10 CH(Xem: 10427)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ SÁU O6 JULY 2018


Mẫu hạm Trực thăng Nhật tới Biển Đông và Ấn Độ Dương


 image021

Chiếc tàu chở trực thăng Kaga của Nhật đậu tại căn cứ hái quân Sasebo. Ảnh chụp ngày 06/04/2018.REUTERS/Issei Kato/File Photo


Theo lời 2 viên chức Nhật Bản ẩn danh tiết lộ với hãng tin Reuters hôm nay, ngày 04/07/2018, trong năm thứ hai liên tiếp, Tokyo sẽ gởi một tàu chở trực thăng đến Biển Đông và Ấn Độ Dương với mục đích tăng cường hiện diện của Nhật trong khu vực.


Chiến hạm Kaga dài 248 mét, có khả năng vận hành đồng thời nhiều trực thăng, sẽ ghé qua các cảng của những nước Đông Nam Á như Indonesia, cũng như của Ấn Độ, và Sri Lanka. Kaga cũng có thể sẽ tham gia tập trận cùng các chiến hạm khác trong khu vực. Hai viên chức nói trên cho biết cuộc hành trình sẽ bắt đầu vào tháng 9, và sẽ kéo dài trong 2 tháng.


Kaga là chiếc tàu chở trực thăng thứ hai của Nhật trong hai năm liền được giao sứ mệnh này. Năm ngoái, chiếc Izumo cũng đã có cuộc hành trình tương tự đến Biển Đông và Ấn Độ Dương.


Nhật Bản hiện không tham gia chiến dịch tự do hàng hải của Hoa Kỳ tại vùng Biển Đông do lo ngại khiêu khích Trung Quốc, khiến Bắc Kinh gia tăng hiện diện quân sự ở vùng Biển Hoa Đông, nơi mà hai nước tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.


Hoa Kỳ vẫn thường xuyên mở các cuộc tuần tra trên biển và trên không ở Biển Đông, cho rằng họ có quyền bảo đảm tự do hàng hải ở vùng biển này. Vào tháng 5 vừa qua, nhằm thể hiện một chiến lược rộng lớn hơn, Mỹ đã đổi tên Bộ tư lệnh Thái Bình Dương đặt tại Hawai thành Bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương./(theoRFI 04-07-2018)


Sau Mỹ, tàu Nhật tới Biển Đông ‘thách thức’ Trung Quốc


Nhật Bản sẽ triển khai một tàu chở trực thăng loại lớn tới Biển Đông và Ấn Độ Dương năm thứ hai liên tiếp nhằm tăng cường sự hiện diện tại các vùng biển chiến lược này.


“Đây là một phần nỗ lực của Nhật Bản nhằm thúc đẩy một vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, một trong hai nguồn nắm thông tin về kế hoạch tuần tra kéo dài hai tháng nói với Reuters.


Với chiều dài gần 250 mét, tàu Kaga có thể chở đồng thời nhiều máy bay trực thăng.


Trong chuyến hải hành bắt đầu vào tháng Chín, nhiều khả năng sẽ vấp phải chỉ trích của Bắc Kinh, tàu này sẽ cập cảng tại một số quốc gia Đông Nam Á trong đó có Indonesia, hay Ấn Độ và Sri Lanka ở Nam Á.


Chưa rõ tàu có ghé thăm Việt Nam hay không. Reuters dẫn các nguồn tin ẩn danh nói rằng một tàu khác sẽ hộ tống Kaga và các tàu này có thể tham gia các cuộc diễn tập chung với tàu chiến của các nước khác ở khu vực.


Năm ngoái, Nhật đã đưa một tàu tương tự là Izumo tới Biển Đông và Ấn Độ Dương, và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích rằng Tokyo “khuấy động bất ổn ở Biển Đông”.


image022

Hàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt hiện diện ở Biển Đông hôm 10/4/2018.


Trước Nhật, Mỹ từng thực hiện tuần tra cả trên không và trên biển ở Biển Đông để đảm bảo quyền tự do hàng hải. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối điều này.


Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp và Anh tuyên bố sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đông để “thách thức” sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.

Tuyên bố của hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được đưa ra tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, lặp lại tuyên bố trước đó của quan chức Mỹ, theo tờ South China Morning Post.


Bà Florence Parly, người đứng đầu lực lượng vũ trang Pháp, cho biết rằng một nhóm chuyên trách về hàng hải của Pháp cùng với tàu và trực thăng Anh sẽ thăm Singapore vào tuần tới rồi tiến vào “một số khu vực nhất định” thuộc Biển Đông.

Không đề cập cụ thể Trung Quốc, bà Parly gợi ý rằng các tàu chiến sẽ vượt qua “vùng lãnh hải” mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền./ (theo VOA 04/07/2018)
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14338)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13140)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12825)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15570)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12213)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15309)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 12956)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11585)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.