Trung Quốc vẽ “vùng nhận dạng phòng không” biển Đông có khó không?

01 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 16221)
image019

Biển Đông rộng khoảng 3,5 triệukm2 nằm trong khu vực 5 đoạn gạch đỏ. Hiện đang có dư luận tiên đoán Trung Quốc sẽ phỏng theo mô hình “Nhận dạng Phòng không Hoa Đông” lấn tới việc “Nhận dạng Phòng không biển Đông” (!) gây lo ngại cho các nước đang tranh chấp khu vực này trong đó bao gồm con đường hải lộ quốc tế là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ từ eo Malacca tới eo biển Cao Hùng-Luzon. Minh họa và phụ chú của Văn Hóa Magazine dựa theo hải đồ của Vũ Hữu San.

 

 

RFI Thứ bảy 30 Tháng Mười Một 2013

Lập vùng phòng không tại Biển Đông đối với Trung Quốc không dễ !

 

image020

Creative commons / US Air Force

Trọng Nghĩa

Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.

Dẫu sao thì tuyên bố của Bắc Kinh đã làm dấy lên quan ngại về khả năng Trung Quốc triển khai « mô hình Hoa Đông » tại Biển Đông, nơi họ đòi hởi chủ quyền trên 80% diện tích, trực tiếp tranh chấp với 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Philippines là nước đầu tiên đã công khai bày tỏ thái độ lo âu. Trả lời phỏng vấn trên một đài truyền hình hôm 28/11/2013, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng tuyên bố lập vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông đã gợi lên khả năng nước này có thể làm điều tương tự ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Philippines xác định : « Có nguy cơ là Trung Quốc sẽ kiểm soát không phận (ở Biển Đông) ». Đây là một điều đáng ngại vì theo ông Del Rosario, tại vùng Biển Hoa Đông, với vùng phòng không vừa thành lập, Trung Quốc đang « biến cả một vùng trời thành không phận nội địa của Trung Quốc. Và đó là một hành động lân chiếm, phương hại đến sự an toàn của hàng không dân sự. ».

Một số nhà phân tích tuy nhiên đã thử tìm hiểu về tính khả thi của một vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Đông và đã cho rằng căn cứ vào tình hình hiện nay, đây là một đề án rất khó thực hiện.

Trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Mỹ Bloomberg vào hôm qua, 29/11, chuyên gia về Biển Đông Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã nêu bật một số trở ngại ngăn không cho Bắc Kinh áp đặt một vùng phòng không trên Biển Đông như họ đã làm được đối với Biển Hoa Đông

Câu hỏi trước tiên là kích thước của vùng phòng không đó. Theo ông Thayer, Bắc Kinh có hai lựa chọn : một là thiết lập một khu vực giới hạn chung quanh đảo Hải Nam, và hai là khuếch đại vùng này để bao gồm tất cả các vùng bên trong đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để đòi hỏi chủ quyền.

Đối với giáo sư Thayer, trong giả thuyết mà Bắc Kinh chọn phương án thứ hai, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát vùng phòng không tại Biển Đông vì không có phương tiện kỹ thuật.

Nếu tại vùng Đông Bắc Á, tức là vùng Biển Hoa Đông, phi cơ Trung Quốc có thể nhanh chóng bay từ đất liền ra biển, không cần phải tiếp tế nhiên liệu, có thể đến nơi mau hơn, ở lâu hơn trên không, quay về để lấy nhiên liệu rồi bay tiếp, thì tại Biển Đông, Trung Quốc chưa có được tiềm lực không quân hùng hậu như vậy.

Họ có thể triển khai máy bay, nhưng thời gian trụ lại trên không rất ít oi, và không quân Trung Quốc lại phải hoạt động ở những vùng xa xôi. Nếu gặp khó khăn, họ phải đi lại trên một chặng đường dài chứ không như ở miền Bắc.

Mặt khác, ở Biển Đông, Trung Quốc phải tính đến sự hiện diện của không quân Việt Nam, vốn đã cho phi cơ của mình tuần tra trên vùng đảo Trường Sa. Mặt khác, vùng phòng không đó lại cản trở việc quân đội Mỹ luân phiên trung chuyển qua các căn cứ tại Philippines.

Tóm lại, chỉ riêng về mặt địa chính trị và thuần túy kỹ thuật, vùng phòng không của Trung Quốc tại Biển Đông là một điều khó thực hiện. Đó là chưa kể đến khía cạnh chính trị, khi Trung Quốc đang lại tìm cách chiêu dụ các nước Đông Nam Á.

 

B-52 của Mỹ sẽ trở lại Biển Đông?

Nhà thơ Trần Tiến Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

Cập nhật: 16:28 GMT - thứ năm, 28 tháng 11, 2013

 

image021

Pháo đài bay B-52 của Mỹ tiếp dầu trên không

Những ngày gần đây, báo chí và nhiều trang mạng xã hội ở Việt Nam đều đồng loạt đưa ảnh, viết bài về máy bay B-52 của Mỹ bay vào vùng nhận dạng phòng không( ADIZ) của Trung Quốc áp đặt trên biển Hoa Đông.

Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên những pháo đài bay nổi tiếng này quay lại với đời sống thông tin Việt Nam.

Trong quá khứ, không quốc gia nào trên thế giới rành cái bụng bom của loại oanh tạc cơ khổng lồ này bằng Việt Nam.

Lần này, B-52 không bay trên bầu trời Bấm Việt Nam, không có tiếng bom nổ bảo vệ Nam Việt Nam, không rụng cánh để tạo nên hùng ca cho những người cộng sản; nhưng pháo đài bay của không quân Hoa Kỳ vẫn cứ là tâm điểm được dư luận đặc biệt chú ý.

Từ góc sân tập thể dục sáng ở Sài Gòn, một nhóm đàn ông trung niên không ngớt lời táng tụng sự kiện B-52 bay thẳng vào vùng ADIZ của Trung quốc.

Một ông mặc áo thể thao hiệu Nike nói, "B-52 Mỹ mà xin phép Trung quốc bay ở không phận quốc tế là kể như trở thành thứ tàu bay giấy."

Một ông khác to tiếng hơn:

 

image022

"Bây giờ mình chỉ chờ coi Trung Quốc chữa thẹn bằng vũ khí gì?"

"Ông giỡn chơi hoài, hồi nào tới giờ B52 là biểu tượng của sức mạnh quân đội Mỹ; nó bay vô vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc bỏ xong "trái bom" sĩ diện cho nổ rền trời rồi bay ra. Bây giờ mình chỉ chờ coi Trung Quốc chữa thẹn bằng vũ khí gì."

 

Giữ nguyên trạng

Qua hành động ở biển Hoa Đông, Trung Quốc vừa thách thức vừa thăm dò để tiến nới mở rộng quyền kiểm soát bầu trời và mặt biển.

Mục tiêu là đẩy Mỹ ra khỏi không phận và lãnh hải có các hải đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp với Nhật Bản, Đài Loan... và cả những không - hải phận quốc tế mà Hoa Kỳ thường xuyên hiện diện từ sau Thế Chiến thứ 2.

Không có gì là khiên cưỡng khi dư luận nhìn nhận pháo đài bay B-52 đã bảo chứng tuyên bố mạnh mẽ lời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ:

"Chúng tôi xem động thái mới này như một nỗ lực phá vỡ cân bằng nhằm thay đổi nguyên trạng khu vực. Hành động đơn phương này làm tăng nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai lầm."

Dư luận Việt Nam quan tâm đến sự kiện pháo đài bay B-52 không chỉ vì chuyện ăn miếng trả miếng giữa hai cường quốc Mỹ - Trung, mà hướng về phi vụ B52 này trong tâm thế chờ đợi sự tỉnh táo của Trung Quốc; bởi vì ai cũng biết là họ đã đe dọa áp đặt tiếp vùng ADIZ trên Biển Đông.

Những lời lẽ hiếu chiến của một bộ phận trong giới quân sự Trung Quốc về việc đòi kiểm soát tàu bè, máy bay và đòi bắt giữ, bắn hạ ngay trên không - hải phận quốc tế họ áp đặt hoặc trong vùng tranh chấp đã khiến dư luận Việt Nam và các quốc gia có liên quan càng thêm kỳ vọng ở pháo đài bay B-52.

Nếu trung Quốc tìm cách chữa thẹn bằng cách tức thì áp đặt vùng ADIZ ở biển Đông. Dư luận Việt Nam cùng các nước có tranh chấp lãnh hải cũng như có chung quyền lợi ở vùng biển quốc tế này đặt ra vấn đề với Mỹ:

Liệu pháo đài bay B-52 có trở lại Biển Đông, bay vào vùng phòng không Trung Quốc đơn phương áp đặt để bảo vệ "lợi ích quốc gia" hay không?

 

image023

Đã qua rồi thời B-52 ném bom tại Việt Nam

Không ai ngây thơ tin rằng Trung Quốc để cho phá sản chính sách lấn chiếm lãnh hải và không phận vùng biển của các nước láng giềng và độc quyền kiểm soát các vùng biển quốc tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chỉ vì vài phi vụ không mang vũ khí của pháo đài bay B-52.

Nhưng đã qua rồi thời đại Chiến tranh Lạnh, khi mà lằn ranh giữa chiến tranh và hoà bình luôn bị thử thách bởi vũ khí nguyên tử và các loại vũ khí hủy diệt khác.

Vẫn còn đó bài học về sự kiện vịnh Con Heo ở Cuba năm 1962, với nguy cơ đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh nguyên tử giữa hai siêu cường Mỹ - Xô.

Cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện và đối chọi sức mạnh quân sự Mỹ - Trung sẽ còn gay gắt; nhưng dù sao hai pháo đài bay B-52 không mang vũ khí của Mỹ bay qua Biển Hoa Đông cũng được dư luận ở những quốc gia đang bị nước lớn Trung Quốc bắt nạt - xâm lấn xem là chuyến bay biễu diễn giúp họ hả hê mà hy vọng vào sự toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà thơ, nhà báo tự do Trần Tiến Dũng từ Sài Gòn.

09 Tháng Mười 2014(Xem: 18343)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 19073)
Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Philippines hôm qua đã tiến hành một cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc chiếm Scarborough từ năm 2012.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19866)
VH - Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 600 km. Đảo này xếp thứ hai về diện tích sau đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hoà (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5). Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. (theo Wikipedia)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20436)
Sau sự kiện Thiên An Môn, Hồng Kông xuất hiện Joshua Wong. Người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn, Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe. Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hồng Kông truyền tới lục địa Trung cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội, và sẽ như ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 18205)
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».
29 Tháng Chín 2014(Xem: 17577)
Vào ngày mai, 29/09/2014, cuộc tập trận mang tên Phiblex 2014 huy động gần 5.000 binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ chính thức khai mạc, cho dù đã bắt đầu trong thực tế từ hai ngày qua. Phiblex là một cuộc tập trận đổ bộ thường niên giữa quân đội Philippines và lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ. Cuộc tập trận được mở ra trong bối cảnh Manila đang tăng cường các cuộc tập trận chung với Mỹ, cũng như đang thắt chặt thêm quan hệ quốc phòng với các nước khác, nhằm chống lại sức ép từ Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 20814)
Trong bài phỏng vấn được đăng tải bởi hãng tin Đức Deutsche Welle vào ngày 19/9 vừa qua, nhà phân tích Gregory Poling của trung tâm CSIS cho rằng các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa khiến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc “trở nên khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể” giải quyết được.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 20009)
Trả lời báo chí vào hôm nay, 18/09/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác định rằng cuộc họp thượng đỉnh hôm nay giữa Thủ tướng Ấn với Chủ tịch Trung Quốc tại New Delhi không loại trừ bất kỳ hồ sơ tế nhị nào, « kể cả những vấn đề mới nhất ».
21 Tháng Chín 2014(Xem: 20125)
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các bãi cạn thuộc Quần đảo Trường Sa là ‘hành động, âm mưu cực kỳ nguy hiểm’.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 22568)
Việt Nam là đối tác trụ cột trong chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ và mục tiêu của New Delhi là muốn giúp Việt Nam xây dựng tiềm lực để trở thành một quốc gia mạnh trên Biển Đông, một chuyên gia về chính sách quân sự của Ấn Độ nhận định với BBC.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 19016)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
09 Tháng Chín 2014(Xem: 19247)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
07 Tháng Chín 2014(Xem: 19607)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
04 Tháng Chín 2014(Xem: 17659)
HQ-571 gọi là “tàu khách” nhưng kích thước và vóc dáng được thiết kế như một tàu hải quân vận tải. Tàu có chiều dài 71 mét; chiều rộng 13,2 mét; tầm hoạt động 25.000 hải lý với thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, có khả năng bảo dưỡng cho gần 200 khách với chế độ ăn uống ngày 3 bữa khá thịnh soạn, giường ngủ thoải mái, sạch sẽ, máy lạnh thoáng mát.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 16573)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ. Hai hệ thống truyền thông hàng đầu của hai nước đều đưa tin về sự kiện tối quan trọng, quyết định về vận mệnh của Biển Đông trong những ngày sắp tới, tuy có khác nhau về đôi chữ. Dù mới chỉ mang tính “nguyên tắc”, nhưng thái độ của “Sứ thần” Lê Hồng Anh tạo ra cảm giác ông chỉ có việc “Tán thành” và “Thừa nhận”! (chữ trong Công hàm PVĐ 1958).
31 Tháng Tám 2014(Xem: 16683)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 17029)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 18418)
Chiếc máy bay chiến đấu J-11 lần này là của đơn vị không quân Trung Quốc đóng ở Hải Nam. Đây cũng là chiếc đã có những cuộc tiếp cận khá gần với máy bay Mỹ trong đợt tháng 3 đến tháng 5-2014.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17944)
(Dân trí) - Trang mạng của Cục hải sự Trung Quốc (msa.gov.cn) ngày 20/8 đưa tin Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật trong thời gian 2 tuần tại Vịnh Bắc Bộ, từ 20/8-3/9.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15664)
Ảnh phải góc trên: Đại tướng Martin Dempsey Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói về tự do hàng hải và tự do theo ai của VN. Ảnh phải: Súng phòng không trên nóc nhà giàn DK1 cắm mốc trên thềm lục địa VN bảo vệ quyền chủ quyền . Ảnh trái: Biển, đảo và tài nguyên đáy biển Trường Sa do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp.