Đáp ứng Bộ quy tắc ứng xử biển Đông: Trung Quốc cử Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh tiến vào biển Đông

28 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 14844)


image028

Biển Đông và lưỡi bò từng đoạn của Trung Quốc tự vẽ ra từ năm 1949. Đừơng vạch đỏ là đường đi giả thuyết của Mẫu hạm Liêu Ninh từ quân cảng Đại Liên Thanh Đảo vượt qua eo biển Cao Hùng-Luzon tiến vào biển Đông. Chấm đỏ trên hải đồ là bãi cạn Scarborough vùng tranh chấp giữa VN+Phi+Tầu, nay đã bị Tầu chiếm giữ từ năm 2012. MINH HỌA PHỤ CHÚ CỦA VĂN HÓA MAGAZINE.

 

+++++++++++++++++++

 

Tàu Liêu Ninh lần đầu xuống Biển Đông

BBC - thứ ba, 26 tháng 11, 2013

 

image007

Lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh sẽ đến vùng Biển Đông

Trung Quốc tuyên bố đã cử hàng không mẫu hạm Liêu Ninh xuống vùng Biển Đông để 'nghiên cứu và diễn tập quân sự' trong lúc căng thẳng quốc tế ở Biển Hoa Đông vì chế độ 'vùng phòng không' Bắc Kinh lập ra vẫn cao.

Các hãng thông tấn trích nguồn tin từ Bắc Kinh nói rằng chiếc tàu vốn của Ukraina mà Trung Quốc mua và cải tiến, lắp đặt lại cho mục tiêu huấn luyện quân sự đã thực hiện hơn 100 cuộc diễn tập, thí nghiệm.

Nhưng đây là lần đầu tiên Hải quân Quân Giải phóng Trung Quốc cử tàu này đến "vùng Biển Nam Trung Hoa hôm thứ Ba giữa lúc tranh chấp biển đảo với các láng giềng", theo Reuters.

Hãng tin này cũng viết hôm 26/11 rằng đây cũng là thời gian "có căng thẳng về kế hoạch của Trung Quốc nhằm lập ra vùng phòng không tại vùng biển tranh chấp với Nhật Bản".

Tham vọng đại dương

Dù được trang bị công nghệ thua kém Hoa Kỳ hàng chục năm, tàu Liêu Ninh thể hiện "tham vọng đại dương của Hải quân Trung Quốc và là tâm điểm của chiến dịch thổi dậy lòng ái quốc", theo Reuters.

Trang web Hải quân Quân Giải phóng Trung Quốc cho hay tàu Liêu Ninh đã rời cảng ở Thanh Đảo cùng hai khu trục hạm và hai tàu hộ vệ.

Trang này cũng cho hay tàu Liêu Ninh sẽ "thực hiện các nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và cả diễn tập quân sự".

Trước đó, hàng không mẫu hạm duy nhất này của Trung Quốc mới chỉ ra vùng Hoàng Hải.

image008

"Trung Quốc cũng tuyên bố có 'lợi ích mở rộng' tại các vùng xa bờ và đại dương nên cần phát triển hải quân tương ứng"

Theo BBC Tiếng Trung tại London, hiện chưa rõ hải trình của tàu Liêu Ninh sẽ qua các khu vực nào trên đường từ Thanh Đảo xuống vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Báo Trung Quốc nói cùng tàu sân bay Liêu Ninh còn có bốn tàu lập thành cụm chiến hạm gồm tàu khu trục Thẩm Dương, Thạch Gia Trang và hai tàu hộ vệ Yên Đài, Duy Phường.

Trên tuyến đường từ Bắc xuống Nam này chính là khu vực có tranh chấp Trung - Nhật về Điếu Ngư/Senkaku.

Cũng chưa rõ khi nào tàu Liêu Ninh sẽ tới Biển Đông, nơi tranh chấp với Việt Nam, Philippines và một số nước khác vẫn tiếp tục.

Trang web của Hải quân Trung Quốc khẳng định chuyến đi xuống vùng biển Đông Nam Á "chỉ là sứ vụ bình thường" và tàu Liêu Ninh "vẫn trong giai đoạn chạy thử".

Trong chiến lược thực hiện tham vọng đại dương, tàu Liên Ninh được Trung Quốc hạ thủy tháng 9/2012 nhằm đưa Hải quân Quân Giải Phóng Trung Quốc vươn ra các vùng biển xa.

Theo đánh giá của Philip Walker trên trang Foreign Policy, chiến lược ‘nước xanh’ của Trung Quốc là một bước bứt phá khỏi hoạt động hải quân truyền thống vốn tập trung vào bảo vệ bờ biển.

Trung Quốc cũng tuyên bố có “lợi ích mở rộng” tại các vùng xa bờ và đại dương nên cần phát triển hải quân tương ứng.

Hiện các nhà quan sát ghi nhận Trung Quốc coi vùng Biển Đông, biển Hoa Đông là các nơi thuộc “lợi ích cốt lõi” cần bảo vệ.

Những năm qua Hải quân Trung Quốc đã có các chuyến hải hành sang cả vùng Vịnh Aden ở châu Phi và bắt đầu tuần tra vùng biển ở Tây Thái Bình Dương vốn là nơi Hạm đội 7 của Hoa Kỳ tuần tra, theo ông Philip Walker./

 

Tàu Liêu Ninh vào Biển Đông, nỗi nghi kị của người Việt

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-11-27

 

image029

Tàu sân bay của Trung Quốc Liêu Ninh neo tại một cảng ở thành phố Đại Liên, đông bắc Trung Quốc ngày 07 tháng 10 năm 2012.

AFP

Những động thái có liên quan đến quân sự của Trung quốc gây nên phản ứng của nhiều quốc gia láng giềng, không loại trừ Việt Nam, nước có quá khứ đầy gai góc với phương Bắc.

Răn đe Đông Nam Á?

Ngày 26/11 hàng không mẫu hạm mang tên Liêu Ninh của Trung quốc rời cảng Thanh Đảo, căn cứ hải quân ở vùng Đông Bắc Trung quốc để cùng bốn chiến hạm khác xuống phương Nam, tiến vào vùng biển Đông, và theo các quan chức hải quân Trung quốc thì việc này là hoạt động thường kỳ, và kèm theo sẽ tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, diễn tập quân sự.

Nhưng đây là lần đầu tiên chiếc tàu, vốn được tân trang lại từ một hàng không mẩu hạm của Ukraine, tiến vào vùng biển có nhiều tranh chấp lãnh hải, và là vùng biển có hoạt động hàng hải sôi nổi nhất thế giới. Một vài tờ báo của các quốc gia trong vùng như Philippines, Thái Lan, Nhật Bản, và xa hơn một chút là Ấn Độ đều đưa tin này trích nguồn từ các hãng thông tấn nhưng không bình luận gì thêm.

Tại Việt Nam, một số báo như Thanh Niên, VNexpress cũng đưa tin này, kèm thêm nhiều chi tiết kỹ thuật về các con tàu.

Có hai chuyện, chuyện thứ nhất là diễu võ dương oai, là cái chuyện mà từ trước tới nay họ vẫn làm, cái thứ hai là bây giờ họ chẳng nắn gân nữa, mà họ làm cho Việt Nam khiếp sợ, xem như là họ đi vào biển Đông cho thế giới thấy là như đi vào biển nhà của họ, mà Việt Nam chẳng phản ứng gì

Ông Phạm Đình Trọng

Lời bình luận duy nhất trong tất cả các cột báo trên có lẽ là của ông Rommel Banlaoi, Giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề Hòa bình, bạo lực và Khủng bố của Philippines, Ông cho rằng còn lâu để chiếc tàu Liêu Ninh này trở thành một đe dọa thật sự, rằng ông không thể quan ngại nhiều về chuyện liên quan đến một chiếc tàu cũ chạy bằng dầu như thế.

Chúng tôi hỏi chuyện các nhân sĩ trí thức trong nước quan tâm về chính trị của Việt Nam về động thái này của Trung quốc, ông Phạm Đình Trọng, cựu Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam nói,

“Có hai chuyện, chuyện thứ nhất là diễu võ dương oai, là cái chuyện mà từ trước tới nay họ vẫn làm, cái thứ hai là bây giờ họ chẳng nắn gân nữa, mà họ làm cho Việt Nam khiếp sợ, xem như là họ đi vào biển Đông cho thế giới thấy là như đi vào biển nhà của họ, mà Việt Nam chẳng phản ứng gì.”

 

image030

Tàu Liêu Ninh được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau. Tàu có thể mang được 26 chiến đấu cơ J-15, 18 trực thăng ASW/SAR Helo (Ka-27) và 4 trực thăng AEW Helo

 

Khi được đề cập đến nhận định của ông Rommel Banlaoi rằng Liêu Ninh thực sự không phải là một đe dọa, Đại tá Phạm Đình Trọng nói tiếp,

“Họ không mạnh như Mỹ, so với các quốc gia có tiềm lực quân sự, nhưng so với các nước trong khu vực biển Đông thì họ vẫn phải làm các nước ấy dè chừng. Tất nhiên là cái hàng không mẫu hạm của Trung quốc không có tính năng thực sự của một hàng không mẫu hạm như của Mỹ, nhưng họ cũng mang ra để răn đe, diễu võ dương oai, thách thức các nước nhỏ bé ở biển Đông và Đông Nam Á.”

Tất nhiên là cái hàng không mẫu hạm của TQ không có tính năng thực sự của một hàng không mẫu hạm như của Mỹ, nhưng họ cũng mang ra để răn đe, diễu võ dương oai, thách thức các nước nhỏ bé ở biển Đông và ĐNÁ

Ông Phạm Đình Trọng

Động thái tàu sân bay này của Trung quốc xảy ra chỉ sau mấy ngày của cái gọi là Vùng phòng không của Trung quốc làm cho các quốc gia bị Vùng phòng không ấy va chạm vào như Hàn quốc và Nhật Bản lên tiếng mạnh mẽ. Ngay lúc chúng tôi đang viết những dòng này thì nước Úc xa xôi cũng đã triệu tập Đại sứ Trung quốc về hình thức xác định chủ quyền trên trời ấy.

Ai cũng biết rằng tàu Liêu Ninh được đầu tư để khởi đầu một tham vọng Đại dương của Trung quốc nhằm thống lĩnh mặt biển của địa cầu, chứ nó không chỉ đơn giản là nhằm vào một khu vực địa phương, dù là quan trọng, như biển Đông. Nhưng đối với người Việt Nam thì dường như tất cả các động thái của Trung quốc trong khu vực đều là nhằm vào chính Việt Nam. Ông Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến hiện đang cư ngụ ở Đà Lạt, nói với chúng tôi,

“Cái chuyện xâm lược của Trung quốc thì họ cứ làm như sự đã rồi, hai bên cứ cãi nhau lằng nhằng, nhưng họ cứ như tằm ăn dâu thôi.

Tôi nghĩ rằng họ dọa Việt Nam mình là chính thôi, chứ đối với các nước khác thì hành động đó không có ý nghĩa. Chứ tôi không nghĩ rằng nó dằn mặt với Mỹ nào cả.”

Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm

Chiếc tàu Liêu Ninh này của Trung quốc lại đến vùng biển nóng Đông Nam Á chỉ vài ngày sau khi chiếc hàng không mẫu hạm George Washington của Hoa kỳ cũng đến vùng này trong một sứ mạng nhân đạo là cứu giúp nước Philippines sau sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão Hải Yến. Nhiều người cũng cho rằng, chiến dịch cứu trợ nhân đạo này càng củng cố tư thế của Hoa kỳ trong chính sách chuyển trục sang châu Á của họ đã bắt đầu mấy năm nay. Khi được hỏi là phải chăng sự kiện Liêu Ninh có nhằm vào sự hiện diện của Mỹ trong chiến dịch nhân đạo ở Đông Nam Á hay không, Đại tá Phạm Đình Trọng nói,

“Tôi cho rằng việc đó là kế hoạch xuyên suốt của Trung quốc chứ không phải chỉ vì cơn bão Hải Yến kéo theo sự hiện diện của Hoa Kỳ. Chương trình thôn tính biển Đông, răn đe các nước Đông nam Á vẫn là cái chương trình xuyên suốt của họ.”

Tôi nghĩ rằng trong cái sự cân bằng ở Á Đông này thì Ấn độ có vai trò, và họ cũng đề kháng với Trung quốc, thế cho nên quan hệ của mình mà tốt với Ấn độ thì tôi cho rằng là một điều rất tốt

Ông Hà Sĩ Phu

Đối với những người quan tâm đến thế sự của Việt Nam thì sự việc Liêu Ninh lại xảy ra sau khi người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng sang thăm Ấn Độ và lên tiếng mời gọi nước này vào khai thác dầu khí tại biển Đông, điều mà Trung quốc không hề ưa thích. Nhưng nó lại được các nhân sĩ trí thức Việt Nam ưa thích. Ông Hà Sĩ Phu, dù là một nhà bất đồng chính kiến với chính phủ hiện tại ở Việt nam cũng lên tiếng ủng hộ chuyến đi của ông Trọng,

“Tôi nghĩ rằng trong cái sự cân bằng ở Á Đông này thì Ấn độ có vai trò, và họ cũng đề kháng với Trung quốc, thế cho nên quan hệ của mình mà tốt với Ấn độ thì tôi cho rằng là một điều rất tốt.”

Thậm chí Đại tá Pham Đình Trọng còn cho rằng động thái Liêu Ninh của Trung quốc có liên quan đến cuộc gặp gỡ Việt Ấn,

“Ông Nguyễn Phú Trọng đi Ấn độ thì có hai chuyện, thứ nhất là mời gọi Ấn độ vào khai thác dầu khí ở biển Đông, còn thứ hai là huấn luyện quân sự, thế nên Trung quốc họ đi trước một bước, họ thách thức, coi biển Đông như cái ao nhà của họ.”

Sau cơn bão Thiên niên kỷ Hải Yến, rõ ràng là chiến lược sức mạnh mềm của trung quốc bị thách thức nặng nề. Nay có vẻ Trung quốc lại tự tin hơn vào sức mạnh cứng của mình, bởi hai động thái liên tục là Vùng phòng không và tàu Liêu Ninh.

Nhiều người Việt nam biết rằng cách đây mấy thế kỷ Đô đốc Trịnh Hòa đã cùng hạm thuyền của mình hạ Nam dương, mang lại quyền uy cho triều đại nhà Minh. Mà triều Minh lại gắn liền với một trang lịch sử bi thương của người Việt nam.

Vài trăm năm sau, Trung quốc lại là nạn nhân của chính sách ngoại giao pháo hạm của các cường quốc hải dương phương tây, mà cho đến bây giờ chưa chắc vết thương của cuộc chiến nha phiến năm xưa đã lành. Nay không biết việc Liêu Ninh hạ phương Nam có lấy nguồn cảm hứng từ đô đốc Trịnh Hòa hay chăng, nhưng chắc một điều là sự nghi kỵ ở quốc gia láng giềng ngay sát biên giới phía Nam của Trung quốc chỉ có tăng lên mà thôi./

06 Tháng Tám 2015(Xem: 13254)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14415)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14066)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15644)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14665)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14547)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15277)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19508)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14263)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 17876)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13379)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13540)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13569)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.