Căn cứ Tầu ngầm nguyên tử “ngầm” của Trung cộng ở đảo Hải Nam diễn tập vươn ra Biển Đông và Tây Thái Bình Dương

28 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 16882)

QLB - Cuộc chạy đua vũ trang trên Biển Đông đang tiếp diễn, căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam đã phản ánh tham vọng kiểm soát đại dương của Trung Quốc.

Quan Làm Báo Wednesday, October 9, 2013

image019
Tàu ngầm AIP mới của Trung Quốc

Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.

Theo bài viết, năm 2012, tổng chi tiêu quân sự của các nước châu Á lần đầu tiên vượt châu Âu. Vấn đề biển của châu Á đang có biểu hiện hình thái “đưa các nước lớn vào cuộc chạy đua vũ trang”. Tại hội nghị ASEAN sắp được tổ chức ở Brunei, điều này có thể trở thành một vấn đề chủ yếu.

Truyền thông Nhật Bản cho rằng, vào đầu tháng 8 vừa qua, 1 chiếc tàu hộ vệ đã đến vịnh Subic ở đảo Luzon, Philippines. Đây là "vũ khí mới" nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiến hành kiểm soát thực tế Biển Đông, nhưng thực ra là một tàu cũ đã được Mỹ sử dụng tới 46 năm. Đối với vấn đề này, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nhấn mạnh, tuyệt đối không chịu khuất phục kể cả trong điều kiện bất lợi.

Bài báo cho biết, để tiến hành hiện đại hóa hải quân, Chính phủ Aquino có kế hoạch trước năm 2017 đầu tư 1,8 tỷ USD. Nhưng, chi tiêu quân sự của Trung Quốc mỗi năm lên tới khoảng 100 tỷ USD. Mặc dù Philippines cũng yêu cầu Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra, nhưng muốn đối đầu với Trung Quốc là điều không thể.

image021

Tàu ngầm chủ lực của Trung Quốc (nguồn: Thời báo Hoàn Cầu, ngày 6 tháng 10 năm 2013)

Hiện nay, Philippines đang tìm kiếm các biện pháp đối phó với Trung Quốc, đó là tìm kiếm sử dụng hình thức “Hải quân Mỹ điều tàu chiến luân phiên đóng ở Philippines” để "tăng cường quân bị". Tháng 8, Philippines và Mỹ bắt đầu thảo luận về hiệp định quân sự mới, đồng thời có kế hoạch nhanh chóng ký kết văn kiện.

Giống như Philippines, Việt Nam cũng đang tăng cường sức mạnh hải quân để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của mình. Năm 2012, máy bay trinh sát Việt Nam bắt đầu tuần tra Biển Đông.

Trong khi đó, xuất phát từ góc độ tự do hàng hải, Singapore lo ngại Trung Quốc có vai trò ảnh hưởng quá lớn. Bắt đầu từ tháng 4, tàu tuần duyên Mỹ (USS Fredom) đã bắt đầu triển khai luân phiên tại Singapore.

Ngoài ra, là một nước lớn của châu Á, vào giữa tháng 8, Ấn Độ đã hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên của họ, đồng thời đang tiếp tục chế tạo tàu ngầm hạt nhân nội địa để đối phó với Trung Quốc.

image023

Tàu ngầm Trung Quốc tuần tra Biển Đông (nguồn Thời báo Hoàn Cầu ngày 6 tháng 10 năm 2013)

Mặt khác, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng hải quân lấy tàu sân bay làm trung tâm. Ngày 25 tháng 9, trong thời điểm tàu sân bay Liêu Ninh tròn 1 năm đi vào hoạt động, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã sử dụng cụm từ "đơn vị tàu sân bay" trong một chương trình. Truyền thông Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch chế tạo tàu sân bay nội địa, dự định sẽ đưa nó vào sử dụng vào năm 2020.

Theo bài báo, Trung Quốc sở hữu 270 tàu chiến trở lên, trong đó có các tàu chiến mới nhất như tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu Aegis phiên bản Trung Quốc.

Ở đảo Hải Nam, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân "ngầm" không dễ bị vệ tinh phát hiện, đồng thời phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược có thể sử dụng tên lửa tấn công lãnh thổ Mỹ, nhằm bảo đảm năng lực răn đe đối với Mỹ. Tham vọng của Trung Quốc không chỉ ở Biển Đông, mà cả Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

image024

Tàu ngầm Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu ngày 6 tháng 10 năm 2013)

image026
Biên đội tàu ngầm Hải quân Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu ngày 6 tháng 10 năm 2013)

image028
Tàu ngầm Hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận (ảnh tư liệu)

image030

Tàu ngầm Trung Quốc tuần tra Biển Đông (nguồn Thời báo Hoàn Cầu ngày 6 tháng 10 năm 2013 - Theo XL
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15420)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 13073)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11684)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12676)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14236)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13614)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12875)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 17132)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14643)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17895)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14968)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16076)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.