18.000 tàu cá Trung Quốc tràn xuống Biển Đông

05 Tháng Chín 20177:01 CH(Xem: 10156)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG  -  THỨ TƯ  06  SEP  2017


18.000 tàu cá Trung Quốc tràn xuống Biển Đông


04/09/2017


TTO - Khoảng 18.000 tàu cá từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc sẽ tràn xuống Biển Đông sau khi lệnh cấm đánh cá đơn phương của nước này kết thúc hồi giữa tháng 8.


image001

Tàu cá Trung Quốc kết bè chống đối trong một lần bị lực lượng tuần duyên Hàn Quốc xua đuổi - Ảnh: AFP


Theo báo South China Morning Post của Hong Kong, giới quan sát dự báo nguy cơ va chạm giữa tàu cá Trung Quốc, thường hoạt động dưới sự bảo vệ của các tàu hải giám, và tàu của các nước trong khu vực sẽ tăng cao tại một số khu vực đang tranh chấp.


Một ngư dân tên Bao cho biết tàu cá từ cảng Tanmen, tỉnh Hải Nam, đã lập tức ra khơi sau khi lệnh cấm đánh bắt kết thúc ngày 16-8.


Một truyền thống "quấy rối" lâu đời


"Chúng tôi đã đánh bắt ở đó trong nhiều năm, không có lý do gì chúng tôi không nên ra khơi. Không cần phải lo gì hết, chúng tôi có tàu của chính phủ bảo vệ" - ông Bao giải thích với tờ báo của Hong Kong.


Tờ Thời báo Hoàn cầu của chính quyền Trung Quốc dẫn nguồn các quan chức Hải Nam ước tính khoảng 18.000 tàu cá sẽ tràn xuống Biển Đông sau 108 ngày thực hiện lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc.


Việc Bắc Kinh xua tàu cá giành giật ngư trường với các nước trong khu vực không phải mới. Đây là một phần của chiến lược "khẳng định chủ quyền", tiến tới thâu tóm các đảo và bãi cạn của Trung Quốc trên Biển Đông.


Cùng ngày lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc kết thúc, một vụ "chạm mặt" đã xảy ra gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, kết quả là một tàu cá Philippines bị tàu Trung Quốc xua đuổi khỏi khu vực.


Dẫn nguồn tin quân đội, nghị sĩ Philippines Gary Alejano cho biết đoàn tàu cá Trung Quốc được tháp tùng bởi 1 tàu hải giám và 2 tàu hải quân đã hoạt động tại vùng nước đảo Thị Tứ trong nhiều ngày. Ông Alejano nhận xét đây là một điều "đáng báo động" và "mang tính đe dọa".


"Trung Quốc có một lịch sử đi xâm chiếm đảo và quấy rối các ngư dân Philippines" - ông Alejano bổ sung.


Hình ảnh vệ tinh của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ cho thấy có tất cả 9 tàu cá Trung Quốc và 2 tàu bảo vệ của quân đội Trung Quốc hiện diện gần đảo Thị Tứ vào ngày 13-8.


Nhật Bản cũng lo


Đội tàu cá "đông như kiến" của Trung Quốc cũng gây ra lo ngại ở Nhật, nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh trên biển Hoa Đông xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.


Hôm 1-8, hàng trăm tàu cá Trung Quốc từ một cảng thuộc tỉnh Chiết Giang đã tràn ra biển Hoa Đông, cũng ngay sau khi lệnh cấm đánh cá kết thúc, theo truyền thông Trung Quốc.


Ngay lập tức, lực lượng tuần duyên Nhật đã tăng cường tuần tra, theo dõi sát di chuyển của đội tàu cá và hải giám Trung Quốc gần quần đảo Senkaku.


Năm ngoái, khoảng 200-300 tàu cá Trung Quốc, tháp tùng bởi tàu hải giám, đã đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo Nhật đang kiểm soát. Chính quyền Tokyo đã cho triệu tập đại sứ Trung quốc để phản đối hành động này.


Ông Lyle Morris, nhà phân tích chính sách thuộc tổ chức học giả RAND Corporation của Mỹ, nhận định rằng mùa đánh bắt mới của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng ở cả Biển Đông và Hoa Đông.


"Chúng ta đừng quên vụ chạm trán năm ngoái giữa Trung Quốc và Nhật, khi đó tàu cá Trung Quốc tràn ngập khu vực 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku, thách thức khả năng phản ứng của Nhật" - ông Morris nhắc lại.


"Sự hiện diện của Trung Quốc gần đảo Thị Tứ cũng cần phải theo dõi, Trung Quốc có thể xua nhiều tàu cá hơn đến khu vực đó và đuổi người Philippines đi chỗ khác. Việc dỡ lệnh cấm đánh cá và đưa tàu của ngư dân mình ra biển sẽ cho thấy Bắc Kinh hành xử với các nước khác như thế nào ở các khu vực tranh chấp, chẳng hạn như bãi cạn Scarborough" - vị chuyên gia cảnh báo./ (theo MINH TRUNG)

05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12128)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14471)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13269)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12984)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15729)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12322)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn