Mỹ, Nga, Ấn Độ vẫn khoan, Repsol "đóng băng" tạm khoan lô 136/03 sẽ khoan lỗ khác

04 Tháng Tám 20171:39 SA(Xem: 14751)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG  - THỨ  SÁU  04  AUGUST  2017


Mỹ, Nga, Ấn Độ vẫn khoan, Repsol "đóng băng" tạm khoan lô 136/03 sẽ khoan lỗ khác


image009


Chuyện tạm ngừng khoan thăm dò này không liên quan gì tới phía Trung Quốc và đã được Tổng giám đốc điều hành Repsol – Tây Ban Nha xác nhận.


- Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam và ExxonMobill Mỹ vẫn đang tiến hành khai thác hợp tác khoan thăm dò tại mỏ Cá Voi Xanh - lô 118 (nằm trong khu vực mà phía Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý trên bản đồ 9 đoạn với việc kiểm soát tới 80% biển Đông).


- Tập đoàn dầu khí Rosneft Nga thăm dò địa chất và khai thác tại các lô 112 và 129-132 trên thềm lục địa Việt Nam.


- Gia tăng giấy phép cho tập đoàn ONGC Videsh-Ấn Độ thăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam sau khi gia hạn vào đầu tháng 07 vừa qua.


- Theo nhận định của ông Greg Poling, giám đốc tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (Asia Maritime Transparency Initiative) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies), việc đình chỉ thăm dò và khai thác dầu ở đây không có nghĩa Repsol phải từ bỏ khai thác tại Biển Đông. Ông nói thêm: "Hà nội có thể bật đèn xanh để tập đoàn Repsol khai thác một giếng dầu khác, nhưng quả thực như vậy cũng sẽ rất tốn kém." (RFI)


Dưới đây là bản tin của BBC và RFI


Repsol tạm ngừng khoan dầu ở VN


BBC 03/8/17


image010Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra gần giếng khoan dầu của Trung Quốc năm 2014


Công ty khai thác dầu Repsol của Tây Ban Nha xác nhận chính thức đã ngừng việc khoan dầu ở một khu vực ngoài khơi Việt Nam.


Giám đốc tài chính của Repsol, Miguel Martinez, cho biết hoạt động khai thác tại Việt Nam đã tạm ngừng, theo nguyên bản cuộc họp báo với các nhà phân tích vào hôm 27/7.


"Chúng tôi đang làm việc với PetroVietnam và với các nhà chức trách Việt Nam và bình luận duy nhất là ngay bây giờ, các hoạt động đã tạm ngừng," ông Martinez nói.


"Chúng tôi sẽ phải xem đầu ra là gì, nhưng như đã đề cập, 27 triệu đôla là những gì chúng tôi đã chi tiêu cho đến bây giờ cho giếng khoan này."


image011

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Đến nay, Repsol đã chi 27 triệu cho giếng khoan tại Khu 136/3 của Việt Nam


Hôm 2/8 một viên chức của Repsol xác nhận việc đình chỉ, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết.


'Việt Nam không muốn gây gổ với Trung Quốc'


Việc khoan đầu vào giữa tháng 6 tại Lô 136/3 của Việt Nam, được cấp phép cho công ty dầu quốc doanh của Việt Nam, Repsol của Tây Ban Nha và Công ty Phát triển Mubadala của United Arab Emirates.


Khu này nằm bên trong đường "chín đoạn" hình chữ U, đánh dấu vùng biển rộng lớn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Bển Đông.


Trung Quốc đã kêu gọi ngừng hoạt động thăm dò và một nguồn ngoại giao có thông tin trực tiếp về tình hình nói rằng quyết định đình chỉ đã được thực hiện sau khi một phái đoàn Việt Nam tới thăm Bắc Kinh.


image012

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Việt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp


"Việt Nam quyết định không muốn gây gổ với Trung Quốc về vấn đề này", nguồn tin cho Reuters hay.


Ngày 3/8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết dự án dầu hợp tác giữa Việt Nam và tập đoàn REPSOL có phải đang bị ngừng lại hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:


"Hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam với đối tác Tây Ban Nha là hoạt động kinh tế bình thường. Lộ trình, tiến độ triển khai dự án là quyết định của doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan".


image013

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption PetroVietnam hồi 2012 đã công bố bản đồ các lô khai thác dầu khí ở Biển Đông.


Dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy tàu khoan Deepsea Metro I vẫn ở cùng vị trí vào hôm 30/7 kể từ hoạt động khoan bắt đầu từ giữa tháng Sáu.


Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói việc đình chỉ khoan không có nghĩa là hợp đồng đã bị hủy bỏ.


Ông Hà nói: "Hà Nội có thể bật đèn xanh Repsol khoan một giếng khoan ở gần đó, nhưng chắc chắn là một sự chậm trễ đắt tiền."


image008Dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy tàu khoan Deepsea Metro I vẫn ở cùng vị trí vào hôm 30/7 kể từ hoạt động khoan bắt đầu từ giữa tháng Sáu.


Repsol xác nhận đã ngừng thăm dò dầu khí tại Biển Đông


Gia Hưng RFI 03-08-2017


image014Cờ của của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol trước trụ sở hội nghị thường niên các cổ đông tại Madrid. Ảnh ngày 19/05/2017Reuters


Reuters đưa tin tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol hôm qua, 02/08/2017, xác nhận việc ngưng hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Biển Đông.


Theo nội dung cuộc nói chuyện qua điện thoại với giới phân tích, vào tuần trước, giám đốc tài chính tập đoàn Repsol Miguel Martinez cho biết: "Chúng tôi đang làm việc với tập đoàn PetroVietnam và chính quyền Việt Nam, nhưng hiện tại tôi chỉ có thể nói: hoạt động thăm dò dầu khí tại Biển Đông đã bị hoãn lại." Ông cho biết thêm: "Tuy chưa biết hiệu suất tại đây, nhưng chúng tôi đã đầu tư 27 triệu đôla vào dự án này."
Hôm qua, một quan chức của Repsol xác nhận thông tin này nhưng không cho biết thêm chi tiết.


Vào hồi giữa tháng 6, công ty Repsol, với sự đồng ý của Hà Nội, đã bắt đầu hoạt động thăm dò dầu khí tại lô 136/03 ở Biển Đông. Điều này đã gây trở ngại cho mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng lô dầu này thuộc chủ quyền Trung Quốc, gọi vùng này là Vạn An Bắc 21 (Wan-an Bei) và cũng cấp phép cho một công ty thăm dò.


Theo thông tin từ tạp chí Foreign Policy, Trung Quốc đã gây sức ép lên Việt Nam, bắt ngưng dự án dầu và nếu Hà Nội không chấp thuận, Bắc Kinh sẽ dùng biện pháp quân sự để đáp trả.


Việt Nam không khẳng định thông tin về việc ngừng thăm dò, nhưng tuần trước, Hà Nội nhấn mạnh là có quyền thăm dò khai thác dầu khí trong khu vực này.


Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear cho rằng thất bại của Việt Nam trên mặt trận này có phần do sự thờ ơ từ chính quyền tân tổng thống Mỹ Donald Trump.


Theo nhận định của ông Greg Poling, giám đốc tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (Asia Maritime Transparency Initiative) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies), việc đình chỉ thăm dò và khai thác dầu ở đây không có nghĩa Repsol phải từ bỏ khai thác tại Biển Đông. Ông nói thêm: "Hà nội có thể bật đèn xanh để tập đoàn Repsol khai thác một giếng dầu khác, nhưng quả thực như vậy cũng sẽ rất tốn kém."
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14642)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18382)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17862)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 14922)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16931)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15526)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 17980)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14701)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14300)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14666)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21592)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16283)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16441)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 19218)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.