Thái Lan và vai trò hòa giải Biển Đông

23 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 19431)

image016

Thái Lan hợp tác nhiều với Trung Quốc về kinh tế.

Là nước đóng vai trò điều phối quan hệ Asean-Trung Quốc trong giai đoạn 2012-15 và cũng là quốc gia không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Thái Lan đang được xem là bên đóng vai trò môi giới cho nỗ lực hòa giải.

Đó là nhận định của giáo sư Thitinan Pongsudhirak từ Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan trong Bấm bài viết trên Bangkok Post.

Các bài liên quan

 “Nếu một Bộ Qui tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) chi tiết không được thống nhất vào năm 2015, triển vọng để có giải pháp hòa bình sẽ xấu đi sau đó”, tác giả nhận định.

Thái Lan, theo tác giả, có thể được xem là bên môi giới và hòa giải khả dĩ đối với các quốc gia tại Asean có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như như Brunei, Malaysia và Philippines.

Trong khi Singapore và Indonesia là các quốc gia nằm trong khối Asean, hai nước này cũng như ba nước Campuchia, Lào và Myanmar đều có nhưng hạn chế trong nỗ lực đóng vai trò môi giới.

“Không có quốc gia nào tại Asean ngoài Thái Lan có bề dày quan hệ lâu và sâu rộng với Bắc Kinh bằng Bangkok.

“Là một trong những nước thành viên sáng lập Asean, Thái Lan là nước đóng vai trò môi giới để giải quyết mâu thuẫn giữa Malaysia và Indonesia để rồi năm quốc gia thành viên đầu tiên của khối đi tới đồng thuận chung.

Tuy nhiên, một trong những khó khăn của Thái Lan trong chính sách đối ngoại những năm qua được xem là có nguyên nhân từ bất ổn chính trị nội địa.

Với tranh chấp chính trị trong nước được xem là có phần bớt các thẳng, tác giả cho rằng nay là lúc Thái Lan cần theo đuổi nghị trình đối ngoại mà một thời họ đã đóng vai trò then chốt trong vùng.

'Đường lưỡi bò'

image017

Việt Nam cân nhắc chọn Thái Lan làm đối tác chiến lược.

“Trong khi Trung Quốc tỏ ra linh hoạt hơn trong nỗ lực thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới việc hình thành COC, vấn đề lớn nhất, là liệu Bắc Kinh có đơn phương bỏ bản đồ với đường chín đoạn (lưỡi bò) mà họ tuyên bố chủ quyền tại toàn vùng Biển Đông hay không”, giáo sư từ Viện nghiên cứu Các chủ đề Quốc tế và An ninh thuộc Đại học Chulalongkorn nhận định.

Bình luận của tác giả được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera mới thảo luận về chủ đề an ninh với Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra tại Bangkok vào tuần qua.

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan được hãng thông tấn Bấm Kyodo dẫn lời nói hai phía bày tỏ hy vọng đạt được tiến bộ cụ thể về việc thực hiện DOC để tiến tới hội đàm nhằm đạt được COC.

Người phát ngôn cũng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khen ngợi vai trò của Thái Lan trong các cuộc đối thoại giữa Asean và Trung Quốc.

"Vấn đề lớn nhất là liệu Bắc Kinh có đơn phương bỏ bản đồ với đường chín đoạn mà họ tuyên bố chủ quyền tại toàn vùng Biển Đông hay không"

GS Thitinan Pongsudhirak, Đại học Chulalongkorn

Hội nghị hẹp ngoại trưởng Asean họp tại Thái Lan vào trung tuần tháng Tám năm nay đã nhất trí lập trường về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Ông Surapong Tovichakchaikul, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của nước chủ nhà Thái Lan, người chủ trì cuộc họp nói "Asean sẽ đồng lòng và đoàn kết. Điều này không có nghĩa là chúng tôi cùng chống lại ai đó.

“Bộ Quy tắc ứng xử sẽ nhằm để thúc đẩy lòng tin giữa Asean và Trung Quốc... và ngăn chặn bất kỳ sự cố đáng tiếc nào xảy ra trên Biển Đông.”

Thái Lan tiếp quản vai trò điều phối quan hệ của Asean với Trung Quốc từ tháng 8/2012.

Ngoại trưởng Thái Lan hồi cuối tháng 7/2012 tuyên bố nước này sẽ giúp Trung Quốc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.

Ông Surapong Tovichakchaikul lúc đó nói với người đồng nhiệm Dương Khiết Trì rằng "Thái Lan, trong vai trò điều phối Asean - Trung Quốc, muốn Trung Quốc có niềm tin rằng trong nhiệm kỳ ba năm của chúng tôi, vương quốc chúng tôi sẽ đóng vai trò giúp Trung Quốc hài lòng".

30 Tháng Chín 2014(Xem: 18090)
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».
29 Tháng Chín 2014(Xem: 17432)
Vào ngày mai, 29/09/2014, cuộc tập trận mang tên Phiblex 2014 huy động gần 5.000 binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ chính thức khai mạc, cho dù đã bắt đầu trong thực tế từ hai ngày qua. Phiblex là một cuộc tập trận đổ bộ thường niên giữa quân đội Philippines và lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ. Cuộc tập trận được mở ra trong bối cảnh Manila đang tăng cường các cuộc tập trận chung với Mỹ, cũng như đang thắt chặt thêm quan hệ quốc phòng với các nước khác, nhằm chống lại sức ép từ Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 20681)
Trong bài phỏng vấn được đăng tải bởi hãng tin Đức Deutsche Welle vào ngày 19/9 vừa qua, nhà phân tích Gregory Poling của trung tâm CSIS cho rằng các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa khiến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc “trở nên khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể” giải quyết được.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 19893)
Trả lời báo chí vào hôm nay, 18/09/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác định rằng cuộc họp thượng đỉnh hôm nay giữa Thủ tướng Ấn với Chủ tịch Trung Quốc tại New Delhi không loại trừ bất kỳ hồ sơ tế nhị nào, « kể cả những vấn đề mới nhất ».
21 Tháng Chín 2014(Xem: 20001)
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các bãi cạn thuộc Quần đảo Trường Sa là ‘hành động, âm mưu cực kỳ nguy hiểm’.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 22445)
Việt Nam là đối tác trụ cột trong chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ và mục tiêu của New Delhi là muốn giúp Việt Nam xây dựng tiềm lực để trở thành một quốc gia mạnh trên Biển Đông, một chuyên gia về chính sách quân sự của Ấn Độ nhận định với BBC.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 18880)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
09 Tháng Chín 2014(Xem: 19101)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
07 Tháng Chín 2014(Xem: 19505)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
04 Tháng Chín 2014(Xem: 17514)
HQ-571 gọi là “tàu khách” nhưng kích thước và vóc dáng được thiết kế như một tàu hải quân vận tải. Tàu có chiều dài 71 mét; chiều rộng 13,2 mét; tầm hoạt động 25.000 hải lý với thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, có khả năng bảo dưỡng cho gần 200 khách với chế độ ăn uống ngày 3 bữa khá thịnh soạn, giường ngủ thoải mái, sạch sẽ, máy lạnh thoáng mát.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 16427)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ. Hai hệ thống truyền thông hàng đầu của hai nước đều đưa tin về sự kiện tối quan trọng, quyết định về vận mệnh của Biển Đông trong những ngày sắp tới, tuy có khác nhau về đôi chữ. Dù mới chỉ mang tính “nguyên tắc”, nhưng thái độ của “Sứ thần” Lê Hồng Anh tạo ra cảm giác ông chỉ có việc “Tán thành” và “Thừa nhận”! (chữ trong Công hàm PVĐ 1958).
31 Tháng Tám 2014(Xem: 16535)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 16894)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 18292)
Chiếc máy bay chiến đấu J-11 lần này là của đơn vị không quân Trung Quốc đóng ở Hải Nam. Đây cũng là chiếc đã có những cuộc tiếp cận khá gần với máy bay Mỹ trong đợt tháng 3 đến tháng 5-2014.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17819)
(Dân trí) - Trang mạng của Cục hải sự Trung Quốc (msa.gov.cn) ngày 20/8 đưa tin Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật trong thời gian 2 tuần tại Vịnh Bắc Bộ, từ 20/8-3/9.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15604)
Ảnh phải góc trên: Đại tướng Martin Dempsey Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói về tự do hàng hải và tự do theo ai của VN. Ảnh phải: Súng phòng không trên nóc nhà giàn DK1 cắm mốc trên thềm lục địa VN bảo vệ quyền chủ quyền . Ảnh trái: Biển, đảo và tài nguyên đáy biển Trường Sa do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 17163)
Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 17968)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19893)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 17827)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.