Việt Nam có nên đòi lại đảo Song Tử Đông?

11 Tháng Tư 20178:04 CH(Xem: 15784)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  12  APRIL  2017


Vit Nam có nên đòi lại đảo Song Tử Đông?


VIỆT NAM CỘNG HÒA NHƯỜNG ĐẢO SONG TỬ ĐÔNG CHO PHILIPPINES?


Thứ Ba, ngày 10 tháng 6 năm 2014


image041

Bia chủ quyền do Việt Nam CH xây ở đảo Song Tử Đông.


image042image043


Lời dẫn: Hôm nay, hầu hết các báo lớn ở VN, kể cả báo điện tử Đảng Cộng sản, Cổng thông tin Bộ Quốc phòng, báo Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông...đều đưa tin về cuộc Giao lưu giữa Hải Quân Việt Nam và Hải quân Philippines. Không biết vì vô tình hay hữu ý mà các báo trên đều thận trọng ghi rõ: Đảo Sông Tử Đông thuộc Philippines? Không biết các nhà báo và Ban Biên tập của họ có biết Đảo Song Tử Đông là của Việt Nam nhưng bị Philippines chiếm đóng trái phép vào năm 1970?

 

Hải quân VN giao lưu với Philippines ở Trường Sa


image044image045image046


Ai để Philippines chiếm giữ một số đảo ở Trường Sa?


Thiềm Thừ


23 Tháng 12 2012


Nhiều người Việt ở nước ngoài hay nói bọn cộng sản yếu hèn, dâng nhiều đảo ở Trường Sa cho ngoại bang. Họ nói vậy, có lẽ vì họ ghét cộng sản, vì họ không có thông tin, hoặc vì cả hai. Nhưng mới rồi có nhà báo trong nước ra vẻ hiểu biết, nói Việt Nam Cộng hòa đã giữ nhiều đảo ở Trường Sa, chả để mất đảo nào, nay mình dở quá, để mất vào tay Trung Quốc bao nhiêu đảo.


Nói với bạn ý, Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ở Trường Sa, nhưng chưa hề chiếm được đảo nào bộ đội đã đóng giữ. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm ngày 14-3-1988, khi công binh mới lên cắm cờ trên đảo vài giờ.


Nhân tiện cũng nói luôn, lâu nay mọi người thường chỉ nói đến việc Trường Sa bị Trung Quốc chiếm. Nhưng sự thực, Philippines còn chiếm đóng nhiều đảo ở Trường Sa hơn cả Trung Quốc. Có một bác ở hải ngoại nhắc đến việc nhiều đảo ở Trường Sa bị Phi chiếm, đổ tội cho “bọn cầm quyền cộng sản” chả biết giữ mấy đảo đó. Bác này nói đại ý, trên mấy đảo Phi đang chiếm giữ có cả bia chủ quyền lập từ thời Việt Nam Cộng hòa, chứng tỏ cộng sản đã làm mất về tay Phi các đảo, trước kia Việt Nam Cộng hòa giữ. Lập luận đến hay!


Một số đảo ở Trường Sa bị Philippines chiếm giữ từ bao giờ, như thế nào?   


Năm 1956, sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức thị sát, dựng bia chủ quyền ở một số đảo.


Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa.


Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo:


1. ngày 19-5-1963, ở đảo Trường Sa;


2. ngày 20-5-1963, ở đảo An Bang;


3. ngày 22-5-1963, ở đảo Thị Tứ và


4. Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo


5. Song Tử Đông,


6. và đảo Song Tử Tây.


 image041

Bia chủ quyền Việt Nam CH xây ở đảo Song Tử Đông.


Nhưng năm 1970. Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. Tucay nói.


Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.

Theo như bài báo đăng lời Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết.

Câu chuyện quân đội Philipines bí mật chiếm 7 đảo ở quần đảo Trường Sa:


+ http://www.abs-cbnnews.com/global-filipino/07/11/11/secret-mission-1970-put-ph-troops-spratlys

 

+ http://www.manilamaildc.net/navy-officer-tells-how-the-philippines-claimed-spratly-islets.html


Nguồn: 


Thiềm Thừ


Song Tử Đông


(tên tiếng Anh: Northeast Cay, tiếng Filipino: Parola, giản thể: 北子岛; bính âm: Běizi dǎo, Hán-Việt: Bắc Tử đảo) là đảo san hô diện tích lớn thứ năm trong quần đảo Trường Sa, có [cần dẫn nguồn]. Các quốc gia gồm Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam đều đòi hỏi chủ quyền đối với đảo Song Tử Đông. Hiện nó đang nằm dưới sự kiểm soát của Philippines.


Đảo nằm ở vị trí 11°28' vĩ Bắc, 114°21' kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây do Việt Nam kiểm soát chỉ 2,82 km, cách đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát 45 km về phía tây bắc.[cần dẫn nguồn] Trên đảo có nhiều cây cỏ.


Năm 1933, nhà cầm quyền Pháp sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc của chúng trong quần đảo Trường Sa - bao gồm cả các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây - vào địa phận tỉnh Bà Rịa của Nam Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp.


Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa ra đời và cử tàu đi thị sát quần đảo Trường Sa, trong đó có Song Tử Đông. Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa.


Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963, ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963, ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.


Đến năm 1970. Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. "Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ".


Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.


Theo như bài báo đăng lời Tucay, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết. Như vậy, Philippines đã chiếm nhiều đảo lớn của Việt Nam bao gồm Song Tử Đông mà không gặp kháng cự nào đồng thời không được công bố ra, cho thấy sự che giấu thông tin từ các bên có liên quan mà trực tiếp là chính quyền VNCH đang quản lý và đóng quân trên quần đảo này vào thời điểm đó.


Có giai thoại kể rằng vào năm 1974, sau khi Hải quân Trung Quốc giao tranh với Hải quân Việt Nam Cộng hòa và giành thắng lợi ở quần đảo Hoàng Sa thì nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa cho tiến hành chiến dịch mang tên Trần Hưng Đạo 48, bất ngờ đổ quân.Tuy nhiên, giai thoại này không có nguồn cụ thể và thiếu chính xác, theo ABS news, hải quân Philippines đã bỏ qua không chiếm Song Tử Tây.


Đến năm 1975, sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, đảo Song Tử Tây vẫn nằm dưới sự quản lý của Việt Nam còn đảo Song Tử Đông gần đó tiếp tục do Philippines quản lý. (theo Wikipedia)

10 Tháng Tám 2014(Xem: 18135)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20078)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 18025)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17869)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17359)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16320)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16474)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15300)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17861)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15167)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22599)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17322)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15561)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15108)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16758)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16324)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17573)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16678)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19643)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17466)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.