Trung Quốc có thể khiến thế giới lao vào chiến tranh từ Scarborough ?

21 Tháng Ba 20176:26 CH(Xem: 9898)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  22  MAR  2017


Trung Quốc có thể khiến thế giới lao vào chiến tranh từ Scarborough ?


image011Các tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển ở bãi Scarborough ở cách đảo Luzon của Philippines 124 hải lý, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Ảnh chụp ngày 10/04/2012.REUTERS/Philippine Army Handout


« Chúng tôi không thể ngăn chận được những việc làm của Trung Quốc ». Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phát biểu như thế hôm Chủ nhật 19/03/2017. Vị tổng thống ăn sóng nói gió của Philippines bỗng nhu mì hẳn khi nói về kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một « trạm quan trắc môi trường » trên bãi cạn Panatag của nước mình tại Biển Đông.


Panatag, được biết đến nhiều hơn với tên Scarborough, đơn thuần là một tập hợp những hòn đá chỉ nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Có vẻ như không đáng chú ý, nhưng theo tạp chí Forbes của Mỹ, thực thể này là nơi mà Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế phải vạch ra những giới hạn, để có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực chận đứng sự xâm lăng của Trung Quốc.


Thứ Hai tuần trước, tờ báo chính thức Hải Nam nhật báo đã dẫn lời Tiêu Kiệt (Xiao Jie), bí thư thành ủy Tam Sa (Sansha), nói rằng trong năm nay Trung Quốc có kế hoạch chuẩn bị xây dựng các trạm quan trắc trên sáu thực thể ở Biển Đông, gồm năm trạm ở quần đảo Hoàng Sa và một trên bãi cạn Scarborough.


Bãi cạn này nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 124 hải lý và cách đất liền gần nhất của Trung Quốc là đảo Hải Nam đến 550 hải lý. Trung Quốc xâm lăng Scarborough của Manila vào năm 2012, dùng các tàu lao lên chiếm bãi cạn này và đuổi ngư dân Philippines đi. Nay Bắc Kinh đã cho phép ngư dân Philippines quay lại đánh cá, nhưng duy trì việc kiểm soát khu vực.


Thái độ có vẻ « hào hiệp » này của Bắc Kinh tại Scarborough rõ ràng do phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hôm 12/06/2016. Tòa án chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã tuyên bố Bắc Kinh vi phạm quyền đánh cá truyền thống của Philippines xung quanh Scarborough.


Hơn nữa, tòa án La Haye dù không quyết định về vấn đề chủ quyền, nhưng đã tuyên vô hiệu yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, không chỉ tại Scarborough mà còn hầu như trên toàn Biển Đông. Bản đồ do Trung Quốc tự vẽ với đường lưỡi bò chín đoạn bao trùm lên 85% vùng biển chiến lược này, và Bắc Kinh duy trì đòi hỏi chủ quyền trên mỗi hòn đảo, bãi cạn, đá ngầm và rạn san hô trong đó, kể cả Scarborough.


Phán quyết của Tòa Trọng tài khẳng định vùng biển xung quanh Scarborough không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc (EEZ, là vùng biển cách thểm lục địa của một quốc gia từ 12 đến 200 hải lý, là nơi nước đó có đặc quyền đánh cá và khai thác khoáng sản).


Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa xâm chiếm vĩnh viễn bãi cạn Scarborough với việc đổ cát và xi-măng bồi đắp, như họ đã làm trên nhiều hòn đảo ở Trường Sa.


Việc xây dựng một trạm quan trắc trên bãi cạn Scarborough, dưới cái nhìn của các nhà phân tích quân sự, có thể là khúc dạo đầu cho yêu sách chủ quyền toàn bộ thực thể này.


Tổng thống Mỹ Obama đã từng có ít nhất một cơ hội, hồi tháng Ba năm ngoái, cảnh cáo người đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình là sẽ gặp phải « những hậu quả nghiêm trọng » nếu bồi đắp Scarborough. Trước cảnh báo này, Bắc Kinh đành cho rút đi các tàu cuốc.


Bài báo trên tờ Hải Nam nhật báo tuần trước cho thấy với sự ra đi của ông Barack Obama, Bắc Kinh đang thử dò xét phản ứng của tân tổng thống Donald Trump về vấn đề này.


Hồ sơ Scarborough mang tính chiến lược. Hồi tháng 6/2012, ông Obama đã yêu cầu cả Trung Quốc lẫn Philippines rút các tàu khỏi khu vực bãi cạn này. Nhưng chỉ có Manila nghe theo, khiến Bắc Kinh sau đó kiểm soát được toàn bộ thực thể.


Washington đã quyết định không phản ứng trước việc Trung Quốc chiếm Scarborough, cho rằng vấn đề này không đáng để đối đầu. Đó là một sai lầm, và ít lâu sau đã thấy ngay. Các nhân tố hiếu chiến nhất trong hệ thống chính trị Trung Quốc, sau khi thấy hành động hung hăng có kết quả, càng leo thang thêm.


Trong nhiều tháng sau khi chiếm được Scarborough, Bắc Kinh nhanh chóng gia tăng các vụ xâm nhập quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông, bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền nhưng đang do Nhật Bản quản lý. Đồng thời Bắc Kinh tăng cường áp lực lên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa, đang do Manila kiểm soát.


Nếu Trung Quốc chiếm hẳn Scarborough, họ có thể thống trị Biển Đông. Ông Antonio Carpio, chuyên gia tư pháp Philippines tuần trước khẳng định : « Một trạm radar đặt trên Scarborough sẽ giúp hoàn chỉnh ngay lập tức hệ thống radar Trung Quốc bao trùm lên toàn bộ Biển Đông. Bắc Kinh nhờ đó có thể áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông ».


Và đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Nếu không có nước nào phản ứng trước yêu sách này, Bắc Kinh hầu như chắc chắn gây áp lực được với Nhật Bản phải trả lại đảo Okinawa và phần còn lại của chuỗi đảo Ryukyu (Cửu Châu). Các định chế nhà nước Trung Quốc, được báo chí chính thức hỗ trợ, đã kêu gọi Bắc Kinh lên tiếng đòi hỏi chủ quyền tại các hòn đảo chiến lược này của Nhật Bản.


Tác giả Gordon G. Chang nhận định, đáng buồn thay, tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh càng lúc càng tăng lên. Mức độ bành trướng trên biển của Trung Quốc hiện nay cũng tương đương với quân Nhật hay quân Đức trong thập niên 30. Nói như vậy không có nghĩa là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đế quốc Nhật hay Đệ tam Quốc xã Đức, nhưng cung cách xâm lược ngày nay của Bắc Kinh cũng giống với những sự kiện đã dẫn đến cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trước đây.


Tuy vậy người Mỹ dường như đã quên mất bài học quan trọng. « Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ để cho nước Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột chỉ vì cá và vài hòn đá » - một quan chức quân sự cao cấp của Hoa Kỳ đã nói với tờ Washington Post như thế, vào lúc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough. « Không cho phép các đồng minh mà chúng tôi có ký hiệp ước hỗ tương kéo chúng tôi vào tình thế tranh chấp các đá ngầm, là điều mà tôi nghĩ là khá đồng thuận ».


Hoa Kỳ, như lời bình luận trên cho thấy, không muốn thực hiện hiệp ước hỗ tương với Philippines, nhưng theo tác giả, không thể tránh được một cuộc đối đầu với Trung Quốc. Washington chỉ hoãn cuộc xung đột được một thời gian. Bắc Kinh sẽ không dừng lại cho tới khi nào bị chận đứng.


Forbes kết luận, Trung Quốc sẽ phải bị chận lại ở nơi nào đó. Nơi đấy chính là Scarborough, và bây giờ là lúc phải hành động! (theo Thụy My 20-03-2017)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14647)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18397)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17878)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 14928)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16937)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15541)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 17990)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14713)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14318)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14676)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21607)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16297)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16447)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 19222)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.