Trung Quốc xây cảng ở Campuchia nhằm độc chiếm Biển Đông?

21 Tháng Chín 201612:29 SA(Xem: 15287)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  21 SEP 2016


image060

Trung Quốc xây cảng ở Campuchia nhằm độc chiếm Biển Đông?


21/09/2016


(Biển Đảo) - Báo Anh nhận định, Trung Quốc đang tăng cường viện trợ quân sự đồng thời xây dựng cảng nước sâu ở Campuchia nhằm phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông.


image062

Tàu khu trục tên lửa Type 052D Hợp Phì (số hiệu 174) của Trung Quốc


Trung Quốc tăng cường viện trợ vũ khí cho Campuchia


Theo tờ “Thời báo Tài chính” (Financial Times), Campuchia đang trở thành đồng minh cả trên phương diện ngoại giao lẫn quân sự của Trung quốc ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc muốn dựa vào Campuchia nhằm tạo thế cân bằng lực lượng với các đối thủ trong khu vực có tranh chấp tại Biển Đông.


Nguồn tin cho biết, điểm nổi bật thể hiện sự tăng cường hợp tác giữa Campuchia và Trung quốc chính là “Hiệp định viện trợ quân sự song phương” được hai bên ký kết vào tháng 11 năm ngoái.


Sau khi ký hiệp định tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tuyên bố, Trung Quốc sẽ cung cấp cho Campuchia tên lửa phòng không vác vai, nước này cũng hy vọng sẽ nhận được các hệ thống vũ khí phòng không tầm xa có thể tiêu diệt các máy bay tốc độ cao.


Ngoài ra, Campuchia dùng khoản cho vay giữa hai bên là 200 triệu USD để mua máy bay trực thăng đa năng hạng nhẹ Z-9 của Trung quốc. Bắc Kinh còn tặng xe vận tải quân sự cùng một số lượng lớn quân phục và đầu tư xây dựng cơ bản cho quân đội nước này.


image063

Trực thăng đa năng hạng nhẹ Z-9 của Campuchia do Trung Quốc cấp tiền mua


Trong một thông báo khác, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia còn nói rằng, Trung Quốc sẽ cử chuyên gia huấn luyện và cung cấp vũ khí cỡ nhỏ cho một trường quân sự mới được thành lập của quân đội nước này.


Financial Times còn đưa tin, quốc kỳ Trung Quốc bay phấp phới tại một quân y viện lớn ở gần Tháp Sơn Tự ở thủ đô Phnom Penh, bên sườn của phần lớn các xe đỗ trong bệnh viện có ghi những dòng chữ thể hiện rằng, các xe này được mua bằng tiền từ nguồn viện trợ của Trung Quốc.


Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia dự tính hàng năm sẽ cử 100 quân nhân sang Trung Quốc học tập, huấn luyện; nhưng ông cũng khẳng định Phnom Penh giữ vững quan điểm “trung lập” và “mở rộng quan hệ với tất cả các nước”.


Theo chuyên gia Viện nghiên cứu chiến lược Campuchia, khu vực sông Mê kông có vị trí trọng yếu trong chiến lược của Trung Quốc. Do đó, hiện Bắc Kinh đang nỗ lực lôi kéo đồng minh nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình tại khu vực này.


Việc Trung Quốc thiết lập mối quan hệ sâu sắc với Thủ tướng Hun Sen – người nắm giữ chính quyền trong 31 năm qua, có thể làm cho Mỹ và các nước ASEAN cảm thấy lo ngại. Đặc biệt là việc Trung Quốc đạt được thỏa thuận xây dựng cảng nước sâu ở đây có tác động rất lớn đến an ninh trên Biển Đông.


Trung Quốc xây cảng nước sâu ở Campuchia nhằm độc chiếm Biển Đông?


Cảng nước sâu (khoảng trên 11 m) do Tập đoàn ở Thiên Tân là Tianjin Union Development Group (UDG) Trung Quốc xây dựng sắp hoàn thành tại tỉnh Koh Kong của Campuchia chính là một trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa giấc mơ trở thành cường quốc biển.


Dự án cải tạo cảng này này có tên là Dara Sakor, bao gồm kế hoạch xây một sân bay quốc tế, các bệnh viện, trường quốc tế, khách sạn và khu nghỉ dưỡng 5 sao, đã được lãnh đạo quân sự của hai nước thông qua vào năm 2008, với thời hạn sử dụng là 99 năm.


Công trình được cấp nguồn vốn 3,8 tỉ USD, do UDG – một công ty được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn là nhà đầu tư. Bắc Kinh đã ký với Phnom Penh hợp đồng thuê cảng này với diện tích 360 km2, chiều dài lên tới 90 km, chiếm 20% đường bờ biển của Campuchia.


Hiện Bắc Kinh chưa có ý kiến liệu họ có kế hoạch sử dụng hải cảng mới tại bờ biển Tây Campuchia vào mục đích quân sự hay không, nhưng chuyên gia về các vấn đề châu Á của Đại học Quốc gia Australia (ANU) là ông Geoff Wade cho biết, cảng mới tại Campuchia có thể giữ vai trò quan trọng trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.


Cảng nước sâu ở Vịnh Thái Lan này cách Biển Đông vẻn vẹn vài trăm km, tại đây có thể lưu trú các tàu thuyền có lượng giãn nước đến hàng vạn tấn, các tuần dương hạm và tàu sân bay Trung Quốc có thể ghé vào cảng này trong chuyến tuần tra khu vực phía nam Biển Đông.


Cảng này có thể là nơi lưu trú đại bộ phận các tàu khu trục và tàu hộ vệ của lực lượng Hải quân Trung Quốc, trở thành một căn cứ rất quan trọng phía Nam Biển Đông, hợp cùng các căn cứ ven bờ biển Trung Quốc và trên các đảo nhân tạo khống chế Biển Đông.


Ông cho rằng đây chỉ là một phần trong kế hoạch đầu tư xây dựng cảng của Trung Quốc tại các quốc gia như: Cảng Hambantota ở Sri Lanka, Gwadar ở Pakistan, Kyaukpyu ở Myanmar và Chittagong ở Bangladesh, cũng như các cảng khác ở Thailand và Indonesia.


Việc đầu tư xây dựng các hải cảng ở nước ngoài là một phần trong chiến lược xây dựng “Chuỗi ngọc trai trên biển” của Trung Quốc. Đây là kế hoạch xây dựng vành đai căn cứ quân sự chạy từ Trung Quốc qua Đông Nam Á, sang Ấn Độ Dương và tới tận bờ biển châu Phi.


Hiện nay, điểm cuối của “Chuỗi ngọc trai” Trung Quốc được xác định là một căn cứ quân sự nước này mới đạt được thỏa thuận ở quốc gia châu Phi Djiboti, cách căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ trên lục địa này 13 km. Đây cũng là căn cứ đầu tiên ở ngoài biên giới quốc gia của Trung Quốc.


Tại đây sẽ xây dựng kho vũ khí và các cơ sở dịch vụ cho các hoạt động của Hải quân và Không quân, cũng có thể sẽ là nơi đóng quân của cả lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc.


Theo các quan chức nước ngoài và các chuyên gia theo dõi vấn đề này, căn cứ này sẽ được xây dựng theo mô hình Mỹ, sẽ là nơi đặt kho vũ khí và nhiên liệu, các cơ sở bảo dưỡng tàu, máy bay, đồng thời có thể là nơi đóng quân của Hải quân Trung Quốc hoặc Lực lượng Đặc nhiệm.


(Theo Đất Việt)

01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15418)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 13068)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11681)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12670)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14234)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13610)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12872)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 17127)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14641)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17893)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14966)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16073)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14344)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"