Báo Mỹ : Đã đến lúc phải đổi tên quốc tế của Biển Đông

23 Tháng Tám 20169:28 CH(Xem: 12594)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ 24  AUGUST 2016

image035

Báo Mỹ : Đã đến lúc phải đổi tên quốc tế của Biển Đông


image037

Người dân xem chương trình tin tức về Biển Đông bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/07/2016.REUTERS/Thomas Peter


Vùng biển mà Việt Nam gọi là Biển Đông có tên tiếng Anh thường được biết đến và sử dụng trên bình diện quốc tế là South China Sea (Biển Nam Trung Hoa). Trong một bài viết trên trang mạng thông tin Mỹ Quartz, ngày 23/08/2016, nhà báo Steve Mollman ghi nhận một quan điểm ngày càng phổ biến cho rằng sở dĩ tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng rắc rối phức tạp, một phần đó là vì cái tên gọi quốc tế đó.


Indonesia là quốc gia gần đây nhất có đề nghi đặt lại tên. Vào tuần qua, chính phủ nước này thông báo sẽ đưa một đề nghị lên Liên Hiệp Quốc liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế chung quanh quần đảo Natuna : « Nếu không có phản đối… thì đó sẽ chính thức trở thành vùng Biển Natuna (Natuna Sea) », theo lời Ahmad Santosa, người đứng đầu cơ quan đặc trách chống đánh cá trái phép của Indonesia.


Năm 2012, Philippines đã chính thức đặt lại tên một phần của South China Sea trên bản đồ và sử dụng tên đó trong các công văn nhà nước. Manila đã tuyên bố vùng biển bên trong khu đặc quyền kinh tế của họ tên là Biển Tây Philippines. Đây là một bước quan trọng để làm sáng tỏ “vùng tranh chấp nào là của Philippines”, như tổng thống Benigno Aquino đã khẳng định vào thời đó. Và Philippines đã chuyển một công văn hành chính và một bản đồ chính thức lên Liên Hiệp Quốc.


Nhưng để cho cộng đồng quốc tế chấp nhận việc đổi tên là một chuyện khác. Các cơ quan chính phủ Philippines có thể sử dụng tên Biển Tây Philippines (West Philippine Sea) nhưng tên South China Sea vẫn là tên thường gọi. Và dù có đưa lên Liên Hiệp Quốc hay không thì Natuna Sea cũng sẽ bị phớt lờ, ngoài các cơ quan chính quyền Indonesia.


Việt Nam phần mình thì gọi là Biển Đông (East Sea), Malaysia thì vẫn gọi là South China Sea, và sau phán quyết của Tòa án Trọng Tài thì một số người tự hỏi tại sao như thế.


Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển qua đường chín đoạn vạch ra sau Thế Chiến II. Dù tòa án quốc tế đã phán xét đường 9 đoạn này không có cơ sở pháp lý, Trung Quốc vẫn tiếp tục áp đặt yêu sách của mình.


Chiến dịch kêu gọi đổi tên trên mạng A Change.org khởi xướng từ 5 năm qua đề nghị đổi tên thành Southeast Asia Sea (Biển Đông Nam Á) đã đưa ra một số điểm thú vị đáng lưu ý, trong đó có nhận định : Các quốc gia Đông Nam Á bao bọc gần như toàn bộ vùng biển này với các bờ biển cộng lại dài khoảng 130.000 cây số (81.250 dặm), trong khi bờ biển phía nam Trung Quốc chỉ độ 2.800 cây số (1.750 dặm).


Một số đề nghị khác còn nêu lên tên Biển Đông Dương (Indochina Sea) và Biển Asean (Asean Sea). Đề nghị chót này vấp phải sự chống đối của Cam Bốt, một nước không liên can đến tranh chấp nhưng luôn luôn đứng về phe Trung Quốc.


Vùng biển đã từng có một loạt tên gọi trong lịch sử, South China Sea là tên đặt tương đối mới đây, sử dụng trong thập niên 1930, phân biệt với vùng Biển Hoa Đông (East China Sea).


Trung Quốc cũng chơi trò chơi chữ này : Trong tiếng Hoa, vùng biển còn có tên Nam Hải (Nanhai - South Sea). Một số người còn đề nghị là đổi tên tỉnh Hải Nam thành tỉnh Nam Hải, như thể còn thêm sức mạnh cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.


Trong tiếng Anh, đổi tên biển thành Nam Hải (South Sea) có thể được, như phân tích của Ellen Frost, một cố vấn tại Trung Tâm nghiên cứu Đông Tây (East-West Center) tại Hawai.


Theo bà, những người Trung Quốc dân tộc chủ nghĩa sẽ bác bỏ tên Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) nhưng họ gặp khó khăn hơn để lập luận chống lại tên South Sea - cho dù từ “China” bị bỏ đi, vì trong tiếng Hoa tên Nam Hải “Nanhai” đã có từ hàng thế kỷ nay.


Việc thay đổi này theo chuyên gia nói trên, sẽ là dấu hiệu về một đóng góp nhỏ, có tính chất kỹ thuật nhưng đầy ý nghĩa cho hòa bình./


Mai Vân 23-08-2016

27 Tháng Tám 2015(Xem: 13819)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13392)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14569)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14177)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15769)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14785)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14687)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15467)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19713)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14414)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18013)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.