'F*ck you' trên hộ chiếu lưỡi bò

28 Tháng Bảy 20167:44 CH(Xem: 11894)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 29  JULY 2016


Hộ chiếu 'lưỡi bò' bị 'bôi bẩn'?


image038

Image copyright Peoples Daily Image caption Hai trang số 8 và 24 trong cuốn hộ chiếu có dòng chữ 'F*ck you' viết tay


Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM vừa yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật người đã 'bôi bẩn' hộ chiếu của du khách Trung Quốc.


Theo tờ Nhân dân Nhật báo, một phụ nữ có họ là Chung từ Quảng Đông, Trung Quốc, nhập cảnh Việt Nam theo đường sân bay Tân Sơn Nhất vào hôm 23/7.


Khi làm thủ tục nhập cảnh, bà Chung giao hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh và sau đó phát hiện ra người này đã viết dòng chữ thô tục trên hộ chiếu của bà.


Nhân dân Nhật báo dẫn lời bà Chung nói: "Người nhân viên cửa khẩu giữ hộ chiếu của tôi khoảng ba phút và khi tôi cầm lại thì tôi thấy chữ 'F*ck you' (từ thô tục bằng tiếng Anh) trên hai trang hộ chiếu có in đường chín đoạn (đường lưỡi bò)".


Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho hay bà này rất bức xúc vì cách hành xử của nhân viên Việt Nam.


Tất cả các hộ chiếu Trung Quốc phát hành sau năm 2012 đều có in hình đường lưỡi bò yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông trên các trang 8, 24 và 46.


Việc Trung Quốc đăng hình đường chín đoạn, mà tòa trọng tài quốc tế PCA mới đây phán quyết là không có cơ sở lịch sử, lên hộ chiếu đã gây tranh cãi.


Để không bị hiểu nhầm là công nhận chủ quyền của Trung Quốc, nhân viên xuất nhập cảnh một số quốc gia đã đóng dấu lên tờ rời thay vì vào trong hộ chiếu của công dân Trung Quốc.


Bức hình chụp hộ chiếu của bà Chung cho thấy chữ viết nằm trên hai trang 8 và 24.


Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì.


Dưới bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo, nhiều người đọc Trung Quốc phản ứng tức giận.


Một người tên là seethru viết: "Việt Nam luôn luôn gây phiền toái cho Trung Quốc kể từ thời xa xưa".


Người khác ký là Ku Ping Kim thì yêu cầu kỷ luật nặng người nào đã "bôi nhọ uy tín của Chính phủ Việt Nam" vì "Không thể đối xử như vậy với du khách Trung Quốc, những người trả lương một cách gián tiếp [cho nhân viên chính quyền Việt Nam thông qua đóng góp vào ngân sách du lịch]". (BBC 27 tháng 7 2016)

26 Tháng Chín 2017(Xem: 10868)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12246)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10643)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12254)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 10956)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11006)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?